• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 21/10/2021 Tiết: 15

HÌNH CHỮ NHẬT

I. Mục tiêu 1. Về kiến thức:

- Hiểu định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.

- Biết vẽ hình chữ nhật biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật, biết vận dụng các kiến thức của hình chữ nhật vào tam giác (tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông và nhận biết tam giác vuông nhờ vào trung tuyến).

- Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và các bài toán thực tế.

2. Về năng lực:

- Giúp học sinh chuyển đổi ngôn ngữ, từ ngôn ngữ thông thường sang đọc (nói), viết, vẽ hình chữ nhật để từ đó hình thành năng lực giao tiếp toán học, sử dụng ngôn ngữ toán.

- Thông qua vẽ hình bằng thước, êke, compa, thước đo góc góp phần hình thành, phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học cho học sinh.

- Khai thác các tình huống thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và các bài toán thực tế.

3. Về phẩm chất:

+ Trách nhiệm: Biết chịu trách nhiệm với thành quả của cá nhân, tập thể; không đổ lỗi cho người khác.

+ Chăm chỉ: Chăm làm, ham học, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các công việc của tập thể, tinh thần vượt khó trong công việc.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ, máy chiếu…

- Học liệu: Sách giáo khoa, sách bài tập…

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

a) Mục tiêu: Học sinh nhận dạng lại các hình đã học b) Nội dung: Nhận dạng các hình vẽ giáo viên đưa ra c) Sản phẩm: Nhận dạng đúng hình vẽ

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ:

1. Các em nêu đúng tên các hình vẽ sau:

2. Hình nào ta đã tìm hiểu định nghĩa , tính chất và dấu hiệu nhận biết rồi?

- Phương án đánh giá: Hỏi trực tiếp học sinh

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Phương thức hoạt động: cá nhân

- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

Các em nêu đúng tên các hình vẽ sau?

(2)

- Báo cáo: cá nhân Hình 1 là hình tứ giác.

Hình 2 là hình thang

Hình 3 là hình thang vuông.

Hình 4 là hình thang cân.

Hình 5 là hình bình hành.

Hình 6 là hình chữ nhật

* KL và nhận định của GV

Hình 1,2,3,4,5 ta đã tìm hiểu định nghĩa , tính chất và dấu hiệu nhận biết rồi. Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hình 6 xem nó có định nghĩa , tính chất và dấu hiệu nhận biết như thế nào ?

1 A

B

C D

2

A B

D C

/ / AB CD

3

A B

D C

/ / AB CD

4

D C

A B

AB CD/ /C Dˆ ˆ

AB//CD AD//BC

5

A B

D C

6

B

D C

A

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) Hoạt động 2.1: Định nghĩa

a) Mục tiêu: Học sinh tự phát biểu được định nghĩa hình chữ nhật.

b) Nội dung: Quan sát hình 5 nêu định nghĩa hình chữ nhật c) Sản phẩm: Định nghĩa hình chữ nhật

(3)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ : – GV giao nhiệm vụ 1:

Em hãy quan sát hình 5 và nêu định nghĩa hình chữ nhật?

Tứ giácABCD là hình chữ nhật ta có được gì?

Tứ giác ABCDA B C Dˆ    ˆ ˆ ˆ 90 ta kết luận được gì?

– GV giao nhiệm vụ 2:

Thực hiện ?1

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Hs thực hiện nhiệm vụ 1: Nêu định nghĩa như SGK Nghiên cứu trả lời các câu hỏi của GV

- Sản phẩm học tập: định nghĩa hình chữ nhật.

- Hs thực hiện nhiệm vụ 2: Thảo luận ?1 - Phương thức hoạt động: Cặp đôi.

- Sản phẩm học tập:

?1

* Hình chữ nhật ABCD là hình bình hành vì có các cạnh đối song song(AB CD AD BC/ / ; / / )

* Hình chữ nhật ABCD là hình thang cân vì ˆ ˆ

/ / ;

AB CD A B )

* Báo cáo, thảo luận: Cá nhân, đại diện cặp đôi

* KL và nhận định của GV: Định nghĩa hình chữ nhật. Nhận xét hình chữ nhật cũng là một hình bình hành, cũng là một hình thang cân

1. Định nghĩa:

C

A B

D

Tứ giác ABCD là hình chữ nhật

A B C Dˆ   ˆ ˆ ˆ  90

Hoạt động 2.2: Tính chất:

a) Mục tiêu: HS tìm được tính chất của hình chữ nhật từ hình thang cân và hình bình hành.

b) Nội dung: Nhắc lại tính chất hình bình hành, hình thang cân từ đó xây dựng tính chất hình chữ nhật.

c) Sản phẩm: Tính chất hình chữ nhật d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ :

Nhắc lại tính chất hình bình hành, hình thang cân.

Từ đó suy ra tính chất hình chữ nhật

* HS thực hiện nhiệm vụ : Nhắc lại các tính chất theo cạnh, góc, đường chéo.

- Phương thức hoạt động: Thảo luận nhóm

2. Tính chất:

(4)

- Sản phẩm học tập:

* Cạnh: Các cạnh đối song song và bằng nhau.

* Các góc bằng nhau và cùng bằng 90.

* Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

* Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm

* KL và nhận định của GV: Chốt lại các tính chất của hình chữ nhật

O

C

A B

D

Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Hoạt động 2.3: Dấu hiệu nhận biết:

a) Mục tiêu: HS biết chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật hay hình bình hành, hình thang cân là hình chữ nhật.

b) Nội dung: Tìm hiểu các cách chứng minh một tứ giác, một hình thang cân, một hình bình hành là hình chữ nhật

c) Sản phẩm: Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ:

1. Muốn chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật ta cần chứng minh điều gì?

2. Hình thang cân có điều kiện gì thì trở thành hình chữ nhật?

3. Hình bình hành cần góc như thế nào để trở thành hình chữ nhật?

4. Hình bình hành cần có đường chéo như thế nào để trở thành hình chữ nhật?

* HS thực hiện nhiệm vụ : Vẽ hình, nghiên cứu các vấn đề giáo viên nêu.

- Phương thức hoạt động: cá nhân, hoạt động nhóm.

- Sản phẩm:

C

A B

D

* Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật. Vì góc còn lại cũng vuông.

3. Dấu hiệu nhận biết:

- Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

(5)

C

A B

D

* Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

C

A B

D

* Hình bình hành có 1 góc vuông là hình chữ nhật.

O

C

A B

D

* Hình bình hành hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

* Báo cáo, thảo luận: Đại diện báo cáo

* GV giao nhiệm vụ:

1. Thảo luận ?2

2. Chứng minh dấu hiệu : Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Phương thức hoạt động: Hoạt động nhóm - Sản phẩm : Bài chứng minh hoàn chỉnh của hs

* Báo cáo, thảo luận: Đại diện báo cáo

* KL và nhận định của GV: Chốt lại các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật

Chứng minh

* Ta có: ABCDlà hình bình hành .

AB CD AD BC/ / ; / /

* Ta có: AB CD AC BD/ / ;

Nên ABCD là hình thang cân.

Suy ra ADC BCD   Ta lại có

  0

ADC BCD 180 

(2 góc trong cùng phía,

/ / AD BC)

Nên ADC BCD 90    0

ABCDlà hình chữ nhật.

Hoạt động 2.4: Áp dụng vào tam giác :

a) Mục tiêu: Nắm được tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông và nhận biết tam giác vuông nhờ vào trung tuyến.

b) Nội dung: Thực hiện ?3; ?4

c) Sản phẩm: Định lí áp dụng vào tam giác.

d) Tổ chức thực hiện:

(6)

Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ: Thực hiện ?3, ?4 từ đó rút ra định lí áp dụng vào tam giác

* HS thực hiện nhiệm vụ : Dãy 1 thảo luận ?3, dãy 2 thảo luận ?4

- Phương thức hoạt động: hoạt động nhóm - Sản phẩm:

Bài tập ?3 / SGK

M

B C

A

D

a) Tứ giác ABCD là hình bình hành vì hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, mà

0

BAC 90 .Do đó ABDC là hình chữ nhật.

b) ABDC là hình chữ nhật nên AD BC

suy ra 1 1

2 2

AM AD BC

c) Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.

* Bài tập ?4 / SGK

B M C

A

D

a) Tứ giác ABDC là hình bình hành vì hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, mà

AD BC .Do đó ABCD là hình chữ nhật.

b) ABCD là hình chữ nhật nên BAC 90  0 Vậy ABC vuông tại A

c) Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền thì tam giác ấy là tam giác vuông.

* Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo

* KL và nhận định của GV: Chốt lại 2 định lí áp dụng vào tam giác vuông

4.Áp dụng vào tam giác:

?3.

?4.

Định lí:

1) Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.

2) Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền thì tam giác ấy là tam giác vuông.

(7)

3. Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút)

a) Mục tiêu: Tính nhanh được các kích thước chưa biết của hình chữ nhật b) Nội dung: Bài 58/sgk-tr99

c) Sản phẩm: Bảng đã được điền đúng d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ: Điền vào ô trống trong bảng sau:

* HS thực hiện nhiệm vụ : Điền bảng - Phương thức hoạt động: Cá nhân - Sản phẩm học tập:

a 5 2 13

b 12 6 6

d 13 10 7

* Báo cáo, thảo luận: Cá nhân

* KL và nhận định của GV: Nhận xét kết quả làm bài của học sinh

Bài 58 trang 99 SGK

a 5 13

b 12 6

d 10 7

4. Hoạt động 4: Vận dụng (4 phút)

a) Mục tiêu: Vận dụng vào tam giác , tìm hình ảnh thực tế hình chữ nhật b) Nội dung: Bài 60/sgk-tr99

c) Sản phẩm: Lời giải và kết quả bài tập d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ:

+ Nêu các định lí áp dụng vào tam giác.

+ Áp dụng : Giải bài tập 60 – SGK

+ Tìm các hình ảnh hình chữ nhật trong thực tế

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Phương thức hoạt động: nhóm.

- Sản phẩm học tập:

- Báo cáo: Đại diện nhóm

* KL và nhận định của GV:

Bài 60 trang 99 SGK

+ Nêu các định lí áp dụng vào tam giác.

+ Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta được :

2 242 72 625

25 BC

BC cm

Vậy : AM 12,5cm

* Hướng dẫn tự học ở nhà:

- Học theo SGK. Nắm chắc các tính chất, dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình chữ nhật . Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học

- Làm các bài tập 59;61 (tr99-SGK)

- Làm bài tập 114; 116; 117; 118 (tr72-SBT)

HD b61: Chứng minhAHCElà hình chữ nhật, có AC HE AI ; IC IH; IE.

*****************************

(8)

Ngày soạn: 21/10/2021 Tiết: 16

HÌNH CHỮ NHẬT (tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Vận dụng các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để chứng minh tứ giác là hình chữ nhật.

- Vận dụng tính chất của hình chữ nhật để chứng minh các yếu tố liên quan.

- Sử dụng định lý về tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông để tính độ dài đoạn thẳng và chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau hoặc chứng minh vuông góc…

2. Năng lực hình thành:

* Năng lực chung:

+ Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tâp; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

+ Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động nhóm: có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

+ Năng lực hợp tác. Học sinh xác định được nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập.

những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống, những vấn đề liên quan đến bộ môn và trong thực tế.

+ Năng lực sáng tạo: Học sinh biết vận dụng tính sáng tạo để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể.

* Năng lực đặc thù:

- Giúp học sinh chuyển đổi ngôn ngữ, từ ngôn ngữ thông thường sang đọc (nói), viết, từ đó hình thành năng lực giao tiếp toán học, sử dụng ngôn ngữ toán.

- Thông qua vẽ hình bằng thước, êke, compa, thước đo góc góp phần hình thành, phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học cho học sinh.

- Học sinh biết dựa vào các dấu hiệu và tính chất của hình chữ nhật, tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền để chứng minh, tính toán các bài toán hình học, giúp phát triển năng lực phân tích, xử lý tình huống bài toán, năng lực tự nghiên cứu.

+ Năng lực đặc thù bài học: Năng lực sử dụng công cụ vẽ, năng lực phân tích dữ kiện bài toán và vận dụng kiến thức đã học, suy luận logic chứng minh hình học.

3. Phẩm chất:

+ Trách nhiệm: Biết chịu trách nhiệm với thành quả của cá nhân, tập thể; không đỗ lỗi cho người khác.

+ Trung thực: Học sinh biết tôn trọng kết quả của bản thân, tôn trọng lẽ phải; thật thà, ngay thăng trong học lập và làm việc, lên án sự gian lận.

+ Chăm chỉ: Chăm làm, ham học, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các công

(9)

việc của tập thể, tinh thần vượt khó trong công việc.

+ Nhân ái: Yêu con người, yêu cái đẹp của toán học, tôn trọng sự khác biệt, ý kiến trái chiều; sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ, máy chiếu…

- Học liệu: Sách giáo khoa, … III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, nêu được tính chất đường trung tuyến trong tam giác, xác định được các tứ giác là hình chữ nhật, b) Nội dung: Quan sát các hình vẽ và dựa vào dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để xác định được các tứ giác là hình chữ nhật

c) Sản phẩm: học sinh xác định đúng các hình chữ nhật d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Nội dung

* Giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi “giải cứu đại dương”

Câu 1: Hãy điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

a) Tứ giác có ………..là hình chữ nhật.

b) Hình thang cân có ……….là hình chữ nhật.

Câu 2: Hình nào sau đây là hình chữ nhật? Vì sao?

Hình b

Hình d Hình c

Hình a

F N

H

F O

A B

D C

H

G

Q K M

G H

E

E

Câu 3: Trong hình e, độ dài đoạn thẳng AM bằng bao nhiêu cm?

A. 10cm; B. 5cm; C. 2,5cm; D. cm.

Hình e 10cm

M A

B C

1a. Ba góc vuông 1b. Một góc vuông

Hình b Giải thích

Hình d Giải thích

B. 5cm

(10)

E D

H C

B

A

Từ kết quả các hoạt động trên, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật và định lí về đường trung tuyến của tam giác vuông.

Từ kết quả của hoạt động, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích và nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Phương thức hoạt động: hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời.

- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

*Báo cáo, thảo luận: Nhóm báo cáo

* Kết luận, nhận định của giáo viên:

Muốn chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật ta phải sử dụng 1 trong 4 dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật xuất phát từ

- Tứ giác ...

- Hình thang cân ...

- Hình bình hành ...

2. Hoạt động 2: Luyện tập (35 phút)

Hoạt động 2.1: Chứng minh tứ giác là hình chữ nhật

a) Mục tiêu: Vận dụng các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để chứng minh tứ giác là hình chữ nhật.

b) Nội dung: Chứng minh một số tứ giác là hình chữ nhật

c) Sản phẩm: Hình vẽ và các bài chứng minh hình chữ nhật hoàn chỉnh d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Nội dung

*Giao nhiệm vụ học tập:

Học sinh đọc đề và nhắc lại hình chiếu của một điểm trên một đoạn thẳng. Vẽ hình viết GT và KL.

Dựa vào giả thiết và hình vẽ, học sinh chọn dấu hiệu để chứng minh.

Dựa vào tính chất của hình chữ nhật để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau.

*Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện cá nhân; giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

1 HS lên bảng vẽ hình, các HS còn lại vẽ hình và trình bày vào vở.

vào vở

*Báo cáo thảo luận: Đại diện cá nhân báo cáo.

*Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt kiến thức.

Bài 1: Cho ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D và E lần lượt là hình chiếu của điểm H trên cạnh AB và AC.

a. Chứng minh tứ giác ADHE là hình chữ nhật.

b. Chứng minh DE = AH.

Vì D và E lần lượt là hình hình chiếu của H trên cạnh AB và AC nên

HD AB ; HE AC Hay ADH=AEH=90 0

Xét tứ giác ADHE có:

0

DAE ADH=AEH=90

Do đó tứ giác ADHE là hình chữ nhật.

*Giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên chiếu đề bài tập và hình vẽ.

Bài 2: Cho hình bình hành ABCD. Các tia phân giác của góc A và góc D cắt

(11)

1

1

H

D C

A B

Học sinh đọc đề và viết GT và KL.

Dựa vào giả thiết và hình vẽ, học sinh tìm cách giải quyết.

GV gợi ý: Dựa vào tính chất tổng ba góc của tam giác để tính số đo góc.

*Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện cá nhân; giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

1 HS lên bảng trình bày, các HS còn lại trình bày vào vở.

*Báo cáo thảo luận: Đại diện cá nhân báo cáo.

*Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt kiến thức.

*Giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên chiếu đề bài tập và hình vẽ.

Học sinh đọc đề. Chọn dấu hiệu chứng minh.

Dựa vào giả thiết và hình vẽ, và học sinh tìm cách giải quyết.

GV gợi ý: Dựa vào bài tập 2, chứng minh tương tự tứ giác EFGH có ba góc vuông.

Về nhà hoàn thành bài chứng minh vào vở

*Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện chọn dấu hiệu tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

HS về nhà trình bày vào vở.

*Báo cáo thảo luận: Cá nhân báo cáo trình bày hướng giải quyết.

*Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt kiến thức dấu hiệu 1.

*Giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên chiếu đề bài tập.

Học sinh đọc đề, vẽ hình và viết GT và KL.

GV gợi ý: trước đó ta đã biết tứ giác EFGH là hình gì?

Dựa vào giả thiết và hình vẽ, học sinh

nhau tại H (như hình vẽ) . Chứng minh

0

AHD = 90

Vì AH và DH lần lượt là tia phân giác của góc A và góc D nên

1 1 A = A

2 ; D = D 1 1

2

1 1 1 1 1

 

A +D = A+ D= A+D

2 2 2

1 1 1 0 0

A +D = .180 90

2

Trong ΔHAD

0

1 1

0 0 0

AHD =180 - A +D =180 -90 = 90

Vậy AHD = 90 0

Bài 3 (Bài 64. SGK)

(12)

tìm cách giải quyết.

Học sinh hoạt động nhóm đôi theo bàn

*Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện cá nhân; giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

HS trả lời được tứ giác EFHG là hình chữ nhật

Từ đó HS chứng minh tiếp EFGH là hình chữ nhật dựa vào GT hai đường chéo vuông góc

*Báo cáo thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo.

*Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt kiến thức dấu hiệu 3.

Bài 4 (Bài 65. SGK)

Xét ΔABD có EH là đường trung bình.

EH BD EH= BD1

2 . (1) Xét ΔCBDFG đường trung bình.

FG BD 1 FG= BD

2 . (2) Từ (1) và (2) EH FG;EH = FG

EFGH là hình bình hành.(3)

Xét BACEF là đường trung bình.

EF AC .

ACBD và BD FG

EFFG. (4)

Từ (3) và (4) EFGH là hình chữ nhật.

Hoạt động 2.2: Vận dụng được tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông a) Mục tiêu: Vận dụng được tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông để tính toán và chứng minh hình học

b) Nội dung: Tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh đoạn thẳng bằng nhau.

c) Sản phẩm: Hình vẽ và các bài tính toán, chứng minh hoàn chỉnh d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Nội dung

- Giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên chiếu đề bài tập.

Học sinh đọc đề.

Dựa vào giả thiết, và kiến thức đã học học sinh tìm cách giải quyết.

- Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện cá nhân; giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

1 HS lên bảng trình bày, các HS còn lại trình bày vào vở.

- *Báo cáo thảo luận: cá nhân nhận xét, chỉnh sửa (nếu sai xót) bài làm trên bảng.

*Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt kiến thức.

Bài 5 (Bài 60. SGK)

7cm 24cm A

B D C

Áp dụng định lí Pytago vào tam giac vuông ABC ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 72 + 242 = 625

BC 625 25

Vì AD là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên

1 1

.25 12,5

2 2

AD BC (cm)

- Giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên chiếu đề bài tập.

Học sinh đọc đề, vẽ hình và viết GT và KL.

Bài 6. Cho ΔABC (AB < AC) có đường cao AH. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng: NP là đường trung trực của

(13)

P N

H M C

B A

Dựa vào giả thiết và hình vẽ học sinh hoạt động nhóm tìm cách giải quyết.

HS tìm kiến thức để giải quyết vấn đề.

Gợi ý:

Cho học sinh nhắc lại định nghĩa và tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.

NP là đường trung trực của AH.

PA = PH = AB1

2 ; NA = NH= AC1 2

HP là đường trung tuyến của tam giác vuông HAB

HN là đường trung tuyến của tam giác vuông HAC

- Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện theo nhóm; giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

*Báo cáo thảo luận: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, chỉnh sửa (nếu sai xót) bài làm trên máy chiếu.

*Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt kiến thức đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông.

AH.

Trong tam giác vuông HAB có PA = PB

nên HP là đường trung tuyến

PA = PH = AB1 2 (1)

Trong tam giác vuông HAC có NA = NC

nên HN là đường trung tuyến

NA = NH= AC1 2 (2)

Từ (1) và (2) suy ra NP là đường trung trực của AH.

3. Hoạt động : Vận dụng (5 phút)

a) Mục tiêu: Vận dụng các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để giải quyết các công việc trong thực tế.

b) Nội dung: Kiểm tra một khung cửa sắt có chính xác là khung hình chữ nhật không

c) Sản phẩm: Câu trả lời chính xác các cách kiểm tra của học sinh và biết vận dụng vào thực tế.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Nội dung

* Giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên chiếu yêu cầu.

Học sinh đọc yêu cầu.

Dựa vào các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật học sinh tìm cách giải quyết.

* Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện trao đổi nhóm; giáo viên theo dõi, hỗ trợ (nếu cần).

* Báo cáo thảo luận: Các nhóm trình bày cách giải quyết

*Kết luận, nhận định: Nhận xét và

Một người đang làm một khung cửa sắt hình chữ nhật. Em hãy giúp người ấy kiểm tra khung cửa ấy có chính xác là hình chữ nhật chưa trước khi hàn cố định các góc?

(14)

củng cố lại dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.

Bước 1: Đo các cặp cạnh đối xem có bằng nhau không?

Bước 2: Dùng êke đo các góc xem có vuông không?

Hoặc đo hai đường chéo xem có bằng nhau không

* Hướng dẫn tự học ở nhà:

- Ôn tập lại hệ thống kiến thức trong tiết 16.

- Hoàn chỉnh bài tập 3 của tiết học.

- Ôn tập lại hệ thống các dạng bài tập trong tiết học - Làm các bài tập 61; 63.

******************

(15)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

Tia phân giác của góc AMB cắt cạnh AB ở D, tia phân giác của góc AMC cắt cạnh AC ở E.. Tia phân giác của góc BAC cắt cạnh BC tại E.. Tia phân giác của góc BAC cắt

[r]

Câu 1: Nêu định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật. HOẠT DỘNG VẬN DỤNG. a) Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận

Kiến thức: - HS nắm vững đ/nghĩa hình chữ nhật, các T/c của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết về hình chữ nhật, tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của 1

Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt, có 4 cạnh dài bằng nhau?. Hình chữ nhật khác hình vuông ở

cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác , bạn khác. Đạo

Bài 3: Chọn từ trong ngoặc điền vào chố trống để được những câu văn có hình ảnh nhân hóa.. Thiên nhiên thật……… (tốt đẹp, hữu ích,