• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
59
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: 03/ 12/2021

Ngày dạy: Thứ 2 ngày 6 tháng 12 năm 2021 TOÁN

CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Làm tính đúng nhanh chính xác.Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3 - Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II.. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng phụ, SGK, VBT - HS : SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5’

* Khởi động:

- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

84 : 2 18

90 : 5 42

89 : 4 22 dư 1 97 :7 14 dư 1

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng.

- Học sinh tham gia chơi.

(2)

Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

* Kết nối:

– Ghi đầu bài lên bảng.

2.Hình thành kiến thức mới ( 12’) a) Giới thiệu phép chia 648 : 3

- GV nêu phép chia: 648: 3 - Hướng dẫn cách đặt tính.

- Hướng dẫn cách tính: từ trái sang phải theo 3 bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ;

mỗi lần chia được một chữ số ở thương ( từ hàng cao đến hàng thấp )

+ Sau khi được thương lần 1, ta tìm số dư của lần 1 bằng cách lấy thương lần 1 nhân với số chia sau đó lấy hàng chục của số bị chia trừ đi kết quả vừa tìm được.

+ Tương tự trong lần chia thứ 2, 3.

+ Trong lượt chia cuối cùng ta được số dư là 0. Vật ta nói phép chia 648: 3 = 216 là phép chia hết.

- Gọi một số em thực hiện chia lại và nêu lại cách chia.

b. Giới thiệu phép chia: 236 : 5 -Tiến hành tương tự trên

- Lắng nghe.

- Học sinh đọc phép chia.

- 1 HS lên bảng thực hiện chia.

- Lớp nhận xét.

648 3 6 216 04

3 18 18 0 - HS nghe

- Học sinh thực hiện theo hai bước: Đặt tính và tính.

236 5 20 47 36 35 1

Kết quả: 236:5=47 (dư 1)

- Giống : cùng là chia số có 3 chữ số cho

(3)

- Hai ví dụ trên có điểm gì giống và khác nhau?

* Kết luận : GV chốt cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số và lưu ý HS : Ở lần chia thứ nhất có thể lấy một chữ số (trường hợp 648 : 3), hoặc phải lấy hai chữ số (trường hợp 236 : 5 )

3.Luyện tập- thực hành : 15’

Bài 1: Tính

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Em có nhận xét gì về phép chia phần a và b

Bài 2: Giải toán

- Gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

-Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

Tóm tắt

số có một chữ số.

- Khác : một phép chia hết và một phép chia có dư

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài, chữa bài.

Đáp án

872 4 457 4

8 218 4 114

07 05

4 4

32 17

32 16

0 1

- Phần a gồm các phép chia hết và phần b gồm các phép chia có dư.

- Học sinh đọc bài toán.

- HS làm bài và chữa bài Bài giải Có tất cả số hàng là:

234 : 9 = 26 (hàng)

Đáp số: 26 hàng - 1 học sinh đọc yêu cầu.

(4)

9 học sinh: 1 hàng

234 học sinh: …hàng?

- GV chữa bài chốt cách giải đúng.

Bài 3: Viết theo mẫu - Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn mẫu

- Yêu cầu lớp tự làm bài và chữa.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

GV hỏi :

- Muốn giảm 432m đi 8 lần ta làm như thế nào ?

- Muốn giảm 432m đi 6 lần ta làm như thế nào ?

* Kết luận: GV chốt cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.GV chốt cách thực hiện tính chia theo yêu cầu giảm đi một số lần

4. Ứng dụng: 3’

Suy nghĩ và thử giải bài toán sau:

Kho thứ nhất đựng 845 thùng hàng. Kho thứ hai đựng được số thùng hàng bằng

1

5 số thùng hàng của kho thứ nhất. Hỏi kho thứ hai đựng được bao nhiêu thùng hàng?

* Kết luận: Đọc kĩ đề xác định dạng toán, phép tính , chú ý cách trình bày.

- Muốn chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào?

- Học sinh theo dõi.

-Lớp làm bài. Một em lên bảng chữa.

Đáp án

Số đã

cho 888 kg 600 giờ

Giảm 8

lần 888: 8 =111kg 600 : 8 = 75 giờ Giảm 6

lần 888: 6 = 148kg 600 : 6 =100 giờ

- Lấy số đã cho chia 8 - Lấy số đã cho chia 6

Đáp án:169 thùng.

- Ta đặt tính sau đó tính từ trái sang phải theo 3 bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ;

mỗi lần chia được một chữ số ở thương ( từ hàng cao đến hàng thấp) …

(5)

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

5. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

TẬP DỌC- KỂ CHUYỆN NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, cháo trứng, nắng sớm.Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí và dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (Trả lời các câu hỏi trong SGK).Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối truyện (Ông Ké, Nùng, thầy mo, mong manh).HS bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Có kĩ năng kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với HS M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.

-Góp phần hình thành phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Góp phần GDHS :Tự hào và yêu quý Kim Đồng, vị anh hùng nhỏ tuổi của đất nước

*ANQP + HCM + QTE: Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết.

II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

-GV: SGK, UDCNTT -HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(6)

1. Hoạt động mở đầu: 5’

* Khởi động:

- HS hát.

* Kết nối ( UDCNTT)

- GV cho HS quan sát tranh và hỏi Bức tranh vẽ gì?

- GV nhận xét

- Ghi tên bài. Người liên lạc nhỏ

2. Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành (20 phút)

2.1. Luyện đọc đúng

a) GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn qua về giọng đọc toàn bài. GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

+ Đọc câu:

- GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS : gậy trúc, lững thững, huýt sáo, tráo trưng.

+ Đọc đoạn:

- GV kết hợp nhắc các em cách nghỉ và giọng đọc của từng đoạn.

- Giúp HS luyện đọc câu và hiểu nghĩa từ khó ( Sgk - 113)

+ Đọc đoạn trong nhóm:

- GV theo dõi nhắc nhở các nhóm đọc bài.

+ Đọc cả bài

2.2. Luyện đọc hiều: (15 phút):

- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

- Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ?

- Hát bài: Anh Kim Đồng - Nêu nội dung bài hát

- Hs trả lời

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

- HS đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài ( 1 - 2 lượt)

- 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn ( 2 lượt).

- HS luyện đọc câu: Già ơi! ….xa đấy!

trên bảng phụ

- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm đôi -1HS đọc cả bài.

- Lớp đọc ĐT đoạn 1, 2;

- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi - Anh Được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.

(7)

- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?

- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

- GV nhận xét, chốt lại ý 1 và chuyển ý:

+ GV: Trong khi thực hiện nhiệm vụ, anh tỏ ra là người như thế nào,...

- Chuyện gì xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối?

- Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ?

- Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhânh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?

- GV chốt lại ý 2 nói thêm về công việc của anh Kim Đồng đã góp phần mang lại chiến thắng cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

- GV chốt lại nội dung bài .

* Kết luận: Các em cần ghi nhớ cách đọc toàn bài để vận dụng đọc cho đúng.Ghi nhớ về hình ảnh anh Kim Đồng.

2.3. Luyện đọc diễn cảm (15 phút) ( UDCNTT:

- GV đọc diễn cảm đoạn 3 và hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời của các nhân vật.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Kết luận: Để đọc phân vai tốt các em cần đọc tốt vai của từng nhân vật trong truyện.

4. HĐ kể chuyện (15 phút)

- Bác cán bộ đóng vai một ông già Nùng, bác…...

- Vì đay là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả làm người Nùng sẽ khó bị phát hiện.

- Kim Đồng đi đằng ttruớc, bác cán bộ lững thững đi đằng sau.

* Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ .

- Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính di tuần.

- Chúng kêu ầm lên.

- HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi - HS trình bày ý kiến

- Lớp nhận xét, bổ sung.

* Anh Kim Đồng rất thông minh và nhanh trí

=> Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn là gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- 1 vài nhóm ( 3 HS ) thi đọc phân vai đoạn 3

- 1 HS đọc cả bài

- Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.

- 2 HS đọc lại yêu cầu ( sgk - 104)

(8)

a,GV nêu nhiệm vụ:

b, Hướng dẫn HS

-GV hướng dẫn HS kể chuyện theo từng tranh.

- GV nhận xét, rút kinh nghiệm

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS kể chuyện hay nhất.

5. Ứng dụng: 5’

- Qua câu chuyện này, cho ta hiểu được điều gì?

* Kết luận: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm của anh Kim Đồng.

* Củng cố, dặn dò;

- GV nhận xét giờ học, khuyến khích HS về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- 1 HS giỏi kể đoạn 1 theo tranh 1 - HS tập kể theo nhóm đôi.

- 4 HS nối tiếp thi kể 4 đoạn trước lớp.

- HS nêu ý kiến: Ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm của anh Kim Đồng

-HS lắng nghe.

6. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

THỦ CÔNG ĐAN NONG MỐT I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh biết cách đan nong mốt, kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.

Học sinh khéo tay: kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Rèn kĩ năng kẻ, cắt, đan.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

GD HS tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, khéo léo.

(9)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong mốt. Bìa màu hoặc giấy thủ công (hoặc vật liệu khác) bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.

- Học sinh: Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động (5 phút):

* Mở đầu:

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét.

- Gọi học sinh lên nêu quy trình, các bước cắt, dán chữ T, I, U, H, E, V.

* Kết nối:

GV ghi tên bài : Đan nong mốt

- Hát bài: Đôi bàn tay em.

- Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

- Học sinh nêu.

2. Hìn thành kiến thức: (12 phút)

Việc 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét

- Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt.

- Giáo viên liên hệ thực tế – sách giáo viên trang 232.

Việc 2: Hướng dẫn quy trình kẻ, cắt, dán chữ E

Bước 1: Kẻ, cắt các nan – Sách giáo viên trang 232.

- Cắt các nan dọc.

- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh.

Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy bìa – Sách giáo viên trang 232.

- Học sinh quan sát nhận xét.

- Học sinh chú ý quan sát.

(10)

- Đan nan ngang thứ nhất.

- Đan nan ngang thứ hai.

- Đan nan ngang thứ ba.

- Đan nan ngang thứ tư.

*Chú ý: Đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau.

Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan

+ Gọi một số em nhắc lại các bước đan nong mốt

- Giáo viên nhận xét, củng cố.

- Học sinh nhắc lại cách đan nong mốt.

Bước 1: Cắt các nan dọc.

- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh.

Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy bìa.

+ Đan nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ hai.

+ Đan nan ngang thứ ba.

+ Đan nan ngang thứ tư.

Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.

3. Luyện tập- Thực hành: (20 phút)

- Yêu cầu học sinh thực hành làm bài.

- Giáo viên theo dõi, trợ giúp học sinh nam (Học sinh M1+M2) và những học sinh còn lúng túng.

- Học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt theo nhóm.

(11)

*Đánh giá sản phẩm

- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân.

- Giáo viên chấm bài của một số học sinh làm xong trước.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.

- Đánh giá sản phẩm.

+ Hoàn thành tốt: Những em đã hoàn thành có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sáng tạo.

+ Hoàn thành: Thực hiện đúng các bước sản phẩm cân đối đúng kích thước, phẳng, đẹp.

+ Chưa hoàn thành: Không kẻ, cắt, đan được....

- Bình chọn học sinh có sản phẩm đẹp, sáng tạo,...

* Củng cố, dặn dò: 1’ - Về nhà tiếp tục thực hiện đan nong mốt.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

.

...

Ngày soạn : 04/12/2021

Ngày giảng : Thứ ba ,ngày 7 tháng 12 năm 2021 TOÁN

CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( Tiếp theo ) I. MỤC TIÊU:

(12)

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính, giải toán.: Bài 1 (cột 1,2,4), 2, 3.

- Góp phần hình thành phát triển năng lực: Yêu thích học toán. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng phụ, SGK, VBT - HS : SGK, vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5’

* Khởi động

- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: TBHT đưa ra các phép tính yêu cầu các bạn thực hiện:

578 : 3 230 : 6 905 : 5

* Kết nối

– Ghi đầu bài lên bảng.

2.Hình thành kiến thức mới ( 12’) a.Hướng dẫn thực hiện phép chia 560:8

+ GV nêu phép chia: 560:8 - Hướng dẫn cách tính

- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.

- HS nêu cách thực hiện tính.

- GV hướng dẫn HS thực hiện chia:

+ 56 chia cho 8, 56 chia 8 được mấy?

+ Viết 7 vào đâu?

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- 1 học sinh lên bảng thực hiện chia.

- Lớp nhận xét.

- Nhiều học sinh thực hiện lại 560 8

56 70 00 0

(13)

+ 7 chính là chữ số thứ nhất của thương + Yêu cầu HS tìm số dư trong lần chia thứ nhất.

+ Hạ 0; 0 chia 8 bằng mấy?

+ Tương tự như cách tìm số dư trong lần chia thứ nhất, em nào có thể tìm được thương trong lần chia thứ hai.

+ Vậy 560 chia 8 bằng bao nhiêu?

- Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia -HSKT: GV đọc : 80, 81. Yêu cầu HS đọc theo.

b Giới thiệu phép chia: 632:7 - Tiến hành tương tự trên

- Hai phép chia trên có điểm gì gống nhau?

* Kết luận: GV chốt cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số

3.Luyện tập- thực hành : 15’

Bài 1 : Tính

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài chữa.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

0

- HS thực hiện : Đặt tính và tính.

632 7 63 90 02

0 2

- Phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số và thương có chữ số

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Hai học sinh lên bảng chữa.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Đáp án

350 7 420 6

35 50 42 70 00 00

0 0 0 0

(14)

Bài 2: Giải toán

- Gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Cho HS thảo luận, tìm cách giải.

-Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: Đ, S

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

-Yêu cầu lớp tự làm bài và chữa bài . - Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- YCHS giải thích vì sao điền Đ, S ?

* Kết luận:

* Củng cố cho học sinh cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số và cách trình bày bài toán liên quan đến phép chia có dư các em thực hiện phép tính trước và viết câu trả lời sau

4. Ứng dụng: 5’

Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Có 775 quả cam được xếp đều vào 5 thùng.

- Học sinh đọc bài toán.

Tóm tắt

7 ngày : 1 tuần

365 ngày :…tuần ? …ngày ? - Lớp thảo luận cặp.

- Một số em báo cáo. Lớp nhận xét.

- Học sinh làm bài, chữa bài.

Bài giải Ta có :

365 : 7 = 52 (dư 1)

Vậy năm đó gồm 52 tuần lễ và 1 ngày Đáp số: 52 tuần lễ

và 1 ngày.

- 1 học sinh đọc.

- Lớp làm bài, đọc bài làm.

Đáp án:

a/ Đ b/ S

(15)

Hỏi mỗi thùng đựng được bao nhiêu quả cam?

* Kết luận: Đọc kĩ đề xác định dạng toán, phép tính , chú ý cách trình bày.

- Muốn chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào?

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Đáp án: 155 quả

- Ta đặt tính sau đó tính từ trái sang phải theo 3 bước….

5. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 37: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾP THEO) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh thấy được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với đời sống con người. Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.Rèn kỹ năng quan sát và xử lí thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác đối với sức khoẻ con người.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

GDHD tình yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

*GDKNS:

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

(16)

- Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng hợp tác.

*GDTKNL&HQ:

- Giáo dục học sinh biết xử lí phân hợp vệ sinh là phòng chống ô nhiễm mơi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước.

*GDBVMT:

- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.

- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải; các hình trong sgk trang 68- 69, UDCNTT

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5 phút)

* Mở đầu

+ Bạn hãy kể những việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường (ở nhà, ở trường,..)

*Kết nối :

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát “Mái trường mến yêu”.

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. Hình thành kiến thức – Luyện tập- Thực hành:(25 phút) Hoạt động 1: Quan sát tranh ( UDCNTT)

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong sách giáo khoa và nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ

(17)

uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương (đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu…).

+ Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên?

- Giáo viên nhận xét.

*Kết luận: Phân và nước tiểu là chát cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi (chó, mèo, lợn, gà, trâu bò,…) phóng uế bừa bãi.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm : UDCNTT - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 71 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?

+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?

+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?

- Giáo viên hướng dẫn: ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau

+ Ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại.

+ Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa để lên trên sau khi

sung.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

(18)

đi đại tiện, giấy vệ sinh cho vào sọt rác.

*Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

3. Ứng dụng (3 phút)

* Củng cố, dặn dò:

- Nêu những việc mình đã làm để góp phần vệ sinh môi trường.

- Cùng bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh tham gia vệ sinh môi trường cộng đồng.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ: ( Nhớ - viết) NHỚ VIỆT BẮC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát. Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần au/ âu ( BT 2). Làm đúng bài tập 3a. Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, rèn cho HS trình bày đúng các khổ thơ theo thể thơ lục bát.

-Hình thành phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Có ý thức viết chữ cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt II. DỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :

- GV: Bảng lớp viết 2 lần nội dung BT2. Ba băng giấy viết nội dung các câu tục ngữ ở bài tập 3a.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: (3 phút)

(19)

* Khởi động

- Trò chơi “Viết đúng- viết nhanh”

- Nhận xét

*Kết nối :

- Ghi đầu bài lên bảng

2. Hình thành kiến thức mới |: 12’

a) Trao đổi về nội dung bài thơ:

- GV đọc đoạn thơ.

- Cảnh và người ở Việt Bắc có gì đẹp?

- Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?

b) Hướng dẫn HS nhận xét về cách trình bày bài theo thể thơ lục bát, xác định những chữ viết hoa.

c) Hướng dẫn HS tập viết tiếng khó:

nắng ánh, dao gài, chuốt, sợi dang, rừng phách, trăng rọi.

*Kết luận: Để viết bài thơ được tốt các em cần ghi nhớ cách viết và cách trình bày bài thơ.

Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.Làm đúng các bài tập chính tả điền tiếng có vần au/ âu và bài tập phân biệt l/n

2.2. HĐ viết chính tả (15 phút)

- GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế

- 2HS tham gia chơi, viết bảng lớp: giày dép, dạy học, no nê, kiếm tìm …

- Lắng nghe - Mở SGK

- 1 HS đọc lại

- Cảnh Việt Bắc có mơ nở trắng rừng, ve kêu rừng phách đổ vàng, rừng thu trăng rọi hòa bình.

- Người cán bộ nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc.

- HS tự quan sát 5 câu thơ trong sgk và nhận xét.

- HS tập viết lại các tiếng đó ra nháp.

(20)

- GV đọc bài cho HS nghe để viết.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS . - GV đọc bài cho HS soát, sửa lỗi.

b, Chấm bài:

- GV chấm 3-5 bài và nhận xét cụ thể từng bài trước lớp.

2.3 HĐ làm bài tập (7 phút) Bài tập 1(VBT):

- GV nêu yêu cầu bài

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

Hoa mẫu đơn - mưa mau hạt Lá trầu - đàn trâu

Sáu điểm - quả sấu

- GV lưu ý giúp HS đọc phân biệt các tiếng có vần au / âu

Bài tập 2(VBT):

- Cho HS làm phần a)

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và giải nghĩa từ: tay quai, miệng trễ.

*Kết luận: Khi viết bài các em cần chú ý viết đúng độ cao và khoảng cách các chữ.Viết cần phân biệt đúng các bài tập chính tả điền tiếng có vần au/ âu và bài tập phân biệt l/n

4 .Ứng dụng: 5’

- GV yêu cầu: Các em hãy tìm và viết 5 từ có chứa vần au, 5 từ có chứa vần âu ngoài nhứng từ đã học trong bài.

- GV cho HS thảo luận theo cặp làm bài, gọi HS trình bày.

- GV nhận xét, đánh giá. Gọi HS đọc

- HS viết bài vào vở, soát lỗi và sửa lỗi bằng bút chì ra lề vở

-1 HS nêu yêu cầu bài - HS tự làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng thi làm bài. Đọc kết quả.

Lớp nhận xét về chính tả, cách phát âm.

- HS đọc lại theo lời giải đúng.

- HS làm bài cá nhân vào vở. 1 HS lên bảng phụ làm bài. HS đọc kết quả.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS lắng nghe

-HS thảo luận theo cặp. Đại diện 1 số cặp nêu kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung.

Ví dụ:

+ Cây cau, trước sau, mau lớn, bút màu, đoàn tàu...

(21)

lại từ vừa tìm được.

* Kết luận:Các em cần ghi nhớ và viết phân biệt đúng các tiếng có vần au/âu.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà tập viết lại bài chính tả cho đẹp và chuẩn bị bài sau.

+ Chim sâu, củ đậu, sáo sậu, cậu bé, màu lâu...

-HS lắng nghe.

5.Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có)

...

...

...

...

THỂ DỤC

ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.Trò chơi Đua ngựa.Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia chơi được.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

- Giáo dục HS: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.

II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I/ MỞ ĐẦU

G viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học HS đứng tại chỗ vổ tay và hát

HS chạy một vòng trên sân tập Trò chơi: Thi xếp hàng Kiểm tra bài cũ : 4 HS

6p Đội Hình

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

(22)

Nhận xét II/ CƠ BẢN:

a. Ôn bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp Nhận xét

*Các tổ luyện tập bài thể dục Giáo viên theo dõi góp ý Nhận xét

*Các tổ trình diễn bài thể dục Giáo viên và học sinh tham gia góp ý Nhận xét Tuyên dương b.Trò chơi : Đua ngựa

Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi Nhận xét

III/ KẾT THÚC:

HS đứng tại chỗ vổ tay hát

Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học - Về nhà luyện tập bài TD phát triển chung

28p 18p 1-2lần

1lần/tổ

10p

6p

GV

Đội hình học tập

* * * * * * * * * * * * * *

* * * * * * * * * * * * * * GV

Đội Hình xuống lớp

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * * GV

4.Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có)

...

...

...

...

TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA M I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa M.Viết đúng, đẹp tên riêng Mạc Thị Bưởi và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Một cây làm chẳng nên non...hòn núi cao. Rèn

(23)

kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa M, T, B viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5 phút)

* Mở đầu:

- Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp”

- Học sinh lên bảng viết:

+ Yết Kiêu

+ Khi đói cùng chung một dạ +Khi rét cùng chung một lòng

* Kết nối :

-Ghi đầu bài lên bảng

- Hát: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh tham gia thi viết.

- Lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức (12 phút) Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- M, T, B.

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết.

(24)

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng

- Giới thiệu từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi

=> Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bị địch bắt, tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có

chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con.

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng

- Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh vô địch.

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho học sinh luyện viết bảng con.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh viết bảng con: M, T, B.

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

- 3 chữ: Mạc Thị Bưởi.

- Chữ M, T, h, B cao 2 li rưỡi, chữ a, c, i, ư, ơ cao 1 li.

- Học sinh viết bảng con: Mạc Thị Bưởi.

- Học sinh đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.

- Học sinh viết bảng: Một, Ba.

3. Luyện tập- thực hành: (20 phút)

Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết: - Quan sát, lắng nghe.

(25)

+ Viết 1 dòng chữ hoa M.

+ 1 dòng chữa T, B.

+ 1 dòng tên riêng Mạc Thị Bưởi.

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

* Củng cố, dặn dò:(1 phút) - Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết và tự luyện viết cho đẹp hơn.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn : 05/12/2021

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 8 tháng 12 năm 2021

(26)

TOÁN

GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách sử dụng bảng nhân làm các bài tập: 1, 2, 3. Rèn kĩ năng tính và giải toán qua các bài tập.Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.

- Góp phần hình thành phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV : Bảng nhân như SGK, UDCNTT - HS : SGK, vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5 phút) :

* Khởi động

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Truyền điện”, nội dung liên quan đến bảng nhân đã học.

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. Hình thành kiến thức ( 12’) : UDCNTT

a.Giới thiệu cấu tạo bảng nhân GV giới thiệu:

- Hàng đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.

- Cột đầu tiên gồm 10 số là các thừa số.

- Ngoài hàng, cột đầu tiên, mỗi số trong

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh mở sách giáo khoa.

- Học sinh nghe, quan sát bảng nhân, nhắc lại.

(27)

một ô là tích của hai số mà một số ở hàng và một số ở cột tương ứng.

- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân: hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2,... hàng 11 là bảng nhân 10.

b.Cách sử dụng bảng nhân.

- GV nêu ví dụ: 4 x 3= ?

- Hướng dẫn học sinh tìm và đọc kết quả.

- Tìm số 4 ở cột đầu tiên, tìm số 3 ở hàng đầu tiên; đặt thước dọc theo hai mũi tên gặp nhau ở ô số 12. Số 12 là tích của 4 và 3.

- Yêu cầu HS thực hành:

Ví dụ: 5 x 7=

9 x 4=

* Kết luận: GV chốt cấu tạo và cách sử dụng bảng nhân.

2. Luyện tập- Thực hành: 20’

Bài 1: Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp.

- Gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi học sinh lên bảng chữa.

-Yêu cầu học sinh nêu cách tính dựa vào bảng nhân

Bài 2: Số ?

- Gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Yêu cầu lớp làm bài và chữa.

- HS đọc phép tính

- HS thực hành tìm và đọc kết quả : 4 x 3=12

- HS tìm đọc kết quả : 5 x 7 = 35

9 x 4 = 36

-Học sinh đọc yêu cầu.

-Lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài

Đáp án

6 x 5 = 30 7 x 6 = 42 7 x 4 = 28 8 x 9 = 72 - Học sinh đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét.

Đáp án

Thừa số 2 2 2 7 7 7

(28)

+ Muốn tìm tích ta làm như thế nào ? + Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ?

- Nhận xét, chữa bài . Bài 3:Giải toán

- Gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết đội tuyển giành được tất cả bao nhiêu huy chương thì trước tiên em phải làm gì?

-Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

- Gọi học sinh lên bảng chữa. Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?

* Kết luận: GV chốt cách sử dụng bảng nhân, chốt cách tìm thừa số và tích.Khắc sâu cách giải bài toán gấp một số lên nhiều lần .

4. Ứng dụng: 3’

An năm nay 8 tuổi. Tuổi của bà An gấp 9 lần tuổi của An. Hỏi năm nay bà An bao nhiêu tuổi?

* Kết luận: Đọc kĩ đề xác định dạng toán, phép tính , chú ý cách trình bày.

- Nêu lại các sử dụng bảng nhân để tìm tích ?

Thừa số 4 4 4 8 8 8

Tích 8 8 8 56 56 56

- Học sinh đọc bài toán.

- Tìm số huy chương bạc - Lớp làm bài vào vở.

1 học sinh lên bảng làm. Lớp nhận xét.

Bài giải

Số huy chương bạc là : 8 x 3 = 24 ( huy chương ) Số huy chương đội tuyển đã giành được là :

8 + 24 = 32 (huy chương) Đáp số: 32 huy chương

Đáp án: 72 tuổi.

- HS nêu sử dụng bảng nhân để tìm tích

(29)

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

5. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

TẬP ĐỌC VỀ QUÊ NGOẠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: hương trời, chân đất,...Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo. Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm vàng, mát rợp, thuyền trôi,...Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh tình yêu con người và cảnh đẹp của làng quê.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa, UDCNTT - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5 phút):

* Mở đầu:

- Hát: “Quê hương tươi đẹp”

+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?

- Học sinh nghe.

- Học sinh trả lời.

(30)

+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?

* Kết nối .

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành (20 phút)

2.1. Luyện đọc đúng

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng thiết tha, tình cảm, nhấn giọng ở những từ gợi tả: mê hương trời, gặp trăng gặp gió,...

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

- Hướng dẫn đọc câu khó: UDCNTT Em về quê ngoại/ nghỉ hè/

Gặp đầm sen nở/ mà mê đất trời.//

Gặp bà/ tuổi đã sáu mươi/

Quên quên nhớ nhớ/ những lời ngày xưa.//

(…)

- Giáo viên giảng thêm :

- Học sinh lắng nghe.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => cá nhân => cả lớp (đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm vàng, mát rợp, thuyền trôi,...)

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

“Em về quê ngoại nghỉ hè Gặp đầm sen nở mà mê đất trời.”

(31)

+quê ngoại là quê của mẹ;

+bất ngờ là việc xảy ra ngoài ý định,…

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.

2.2. Luyện đọc hiều: (15 phút):

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.

+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó?

+ Quê ngoại bạn ở đâu?

+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?

*Kết luận: Mỗi làng quê ở nông thôn Việt Nam thường có đầm sen. Mùa hè, sen nở, gió đưa hương sen bay đi khắp làng. Ngày mùa, những người nông dân gặt lúa, họ tuốt lấy hạt thóc vàng rồi mang rơm ra phơi ngay trên đường làng, những sợi rơm vàng thơm làm cho đường làng trở nên rực rỡ, sáng tươi.

Ban đêm ở làng quê, điện không sáng như ở thành phố nên chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được ánh trăng sáng trong.

+ Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm nên hạt gạo?

- Cả lớp trao đổi nhóm.

-GV: Bạn ăn gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ rất thật thà. Bạn thương họ như những người ruột thịt, thương bà ngoại mình.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê.

Câu: Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.

- Ở nông thôn.

- Đầm sen nở ngát hương / gặp trăng gặp gió bất ngờ / con đường đất rợm màu rơm phơi / bóng tre mát rợp vai người / vầng trăng như lá thuyền trôi êm êm.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Học sinh nhận xét.

- Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con

(32)

+ Chuyến về thăm ngoại đã làm cho bạn nhỏ có gì thay đổi?

- Giáo viên nhận xét, chốt lại.

người sau chuyến về thăm quê.

2.3. Luyện đọc diễn cảm (15 phút) ( UDCNTT

- Giáo viên mời một số học sinh đọc lại toàn bài thơ bài thơ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc khổ thơ mình thích.

- Học sinh thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ.

- Giáo viên mời 2 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ.

- Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

*Kết luận: Cần đọc nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc diễn cảm làm người nghe cảm thấy hay và hứng thú.

- Học sinh đọc lại toàn bài thơ.

- Học sinh thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.

- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.

- Học sinh nhận xét.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

4. Ứng dung: 3’

- Nêu một số nét đẹp của quê hương nơi mình ở.

- Vẽ một bức tranh mô tả vẻ đẹp ở làng quê, quê hương nơi mình ở hoặc vẻ đẹp của làng quê đã từng được đến thăm.

*Kết luận: Cần bảo vệ cảnh đẹp và môi trường xung quanh ...

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- HS nêu cảnh đẹp nơi mình sinh sống.

5. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

(33)

...

...

...

……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta. Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. Dựa theo tranh gợi ý ,viết ( hoặc nói ) được câu có hình ảnh so sánh .Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh. Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu.

-Hình thành phát truển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Ảnh một số y phục dân tộc. Bản đồ Việt Nam chỉ nơi cư trú của từng dân tộc, UDCNTT

- HS : Vở BT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5 phút):

* Mở đầu:

- Lớp hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 14.

* Kết nối:

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. Luyện tập- thực hành ( 25’):

- Học sinh hát.

- HSKT: HS vỗ tay khởi động theo các bạn.

- 1 học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 14.

- Học sinh dưới lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

(34)

UDCNTT Bài 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?

-Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?

-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm - Gọi các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

- Yêu cầu học sinh viết vào vở.

* GV chốt tên các dân tộc thiểu số sống theo khu vực cư trú ( chỉ bản đồ ) cung giới thiệu kèm một số y phục.

Bài 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp.

- Gọi học sinh phát biểu.

- Nhận xét, đưa ra đáp án đúng.

- Yêu cầu HS đọc lại câu văn đã hoàn chỉnh.

- 2 học sinh đọc yêu cầu.

- Là những dân tộc có ít người.

- Họ thường sống ở vùng cao, miền núi - Học sinh thảo luận nhóm làm bài.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Đáp án

- Các dân tộc thiểu số sống ở phía Bắc:

Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Tà-ôi,...

- Các dân tộc thiểu số sống ở phía miền Trung: Ê- đê, Gia-rai, Khơ-mú, Ê-đê, Ba-na, Chăm,...

- Các dân tộc thiểu số sống ở phía miền Nam: Khơ-me, Hoa, Xtiêng,...

HS nhìn đáp án ghi lại vào vở.

- 2 HS đọc yêu cầu

- Từng cặp thảo luận cùng làm bài.

- Một số học sinh đọc bài làm. Lớp nhận xét.

Đáp án

a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên thửa ruộng bậc thang

b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.

(35)

*GV chốt đáp án đúng và giải thích thêm các từ ruộng bậc thang, nhà sàn, nhà rông ( hình ảnh) gắn với đời sống các dân tộc

Bài 3:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm bài:

Hình thứ nhất: Cặp hình này vẽ gì?

Đặt câu so sánh mặt trăng với quả bóng.

-Yêu cầu HS làm các phần còn lại.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

*GV chốt kiểu so sánh ngang bằng.

Bài 4:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh làm bài sau đó đọc câu văn mình đã điền từ ngữ.

- Nhận xét, đánh giá học sinh.

* GV chốt kiến thức về kiểu so sánh ngang bằng.

*Kết luận:

Giáo viên củng cố hiểu biết tên các dân

c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi có thói quen ở nhà sàn

d) Câu chuyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.

-1 học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh nghe hướng dẫn.

- Vẽ mặt trăng và quả bóng - Mặt trăng tròn như quả bóng.

- Lớp làm bài. Một em làm bảng phụ.

Lớp nhận xét, bổ sung.

Đáp án

Bé cười tươi như hoa.

Đèn sáng như sao.

Nước Việt Nam như hình chữ S - 1 học sinh đọc yêu cầu.

-Lớp làm bài vào vở. HS đọc bài làm.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh với núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra

b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.

c) Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như núi

(36)

tộc thiểu số, gắn với đời sống của dân tộc ít người ở các miền đất nước.Giáo viên củng cố về cách dùng hình ảnh so sánh và từ dùng để so sánh. GV chốt kiến thức về kiểu so sánh ngang bằng.

3. Úng dụng:

- GV cho HS tìm các câu ca dao, tục ngữ có sử dụng phép so sánh.

* Kết luận: Các em nên sử dụng các kiểu so sánh khi viết văn miêu tả để câu văn đoạn văn hay hơn, sinh động hơn.

- Nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

Em là người dân tộc nào?

- GV liên hệ giáo dục HS : Dù là các dân tộc khác nhau nhưng cùng chung sống trên đất nước. Các dân tộc phải sống đoàn kết gắn bó,…

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét, dặn HS chuẩn bị bài sau.

-2 HS lên bảng viết – Lớp viết nháp.

- Việt Nam có 54 dân tộc, em là người dân tộc Kinh.

5. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

ÂM NHẠC

ÔN TẬP BÀI HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Biết hát vận động phụ họa. HS biết hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát. Biết hát hòa giọng, đối đáp. Gõ đệm thuần thục theo các cách đã học.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, giao tiếp, lắng nghe.

- Giáo dục HS biết thương yêu giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ theo 5 điều Bác Hồ dạy. Giáo dục tình đoàn kết thương yêu bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

(37)

* Giáo viên:

- UDCNTT, sách giáo viên, sách giáo khoa Âm nhạc 2.

- Máy nghe nhạc.

* Học sinh:

- SGK, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:

* Mở đầu:

- Gv đưa tranh minh họa

? Từ hình ảnh trên em nhớ đến bài hát nào đã học.

- Gv nhận xét, khen ngợi,

* Kết nối:

Giới thiệu vào bài mới.

2. Luyện tập- thực hànhtập: Ôn tập bài Lớp chúng ta đoàn kết.

* Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.

Khởi động giọng:

- Gv cho hs khởi động giọng bằng nguyên âm la.

- Cho Hs nghe băng hát mẫu

- Yêu cầu hs nhắc lại tình cảm, sắc thái của bài hát.

- Gv đàn cho cả lớp hát.

+ Nhận xét, sửa sai (nếu có)

- Hs quan sát tranh.

- Hs trả lời: Lớp chúng ta đoàn kết - 1-2 Hs nhận xét.

- Hs khởi động theo hướng dẫn của gv

- Hs lắng nghe.

- Hs: Vui, linh hoạt

- Cả lớp hát toàn bộ bài hát.

+ Lắng nghe, tiếp thu.

- Bàn, nhóm hát

- Hát đối đáp theo hướng dẫn của Gv.

(38)

- Gv đệm đàn cho bàn, nhóm hát.

- Hướng dẫn hs hát đối đáp.

+ Mời Hs nhận xét.

+ Gv nhận xét, tuyên dương.

- Gv đệm đàn cho hs hát đối đáp theo tổ, nhóm, cá nhân.

+ Nhận xét

- Gv đệm đàn, mời 2 hs lên bảng hát đối đáp.

+ Nhận xét.

+ Gv nhận xét, khen ngợi.

* Hát và kết hợp gõ đệm.

- Gv hát và gõ đệm (theo nhịp) câu đầu của bài hát (gõ 2 lần)

? Cô giáo vừa gõ đệm theo cách nào?

- Gv yêu cầu hs hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp

Lớp chúng mình rất rất vui anh em x x - Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có)

- Gv cho nhóm, bàn hát và gõ đệm theo nhịp

- Gv nhận xét.

- Gv cho nhóm, bàn hát và gõ đệm theo tiết tấu.

Lớp chúng mình rất rất vui anh

- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện theo chỉ định của Gv

+ Lắng nghe

- 2 Hs lên bảng hát.

+ 2 Hs nhận xét.

+ Lắng nghe.

- Quan sát và lắng nghe.

- Hs: Theo nhịp - Hs lắng nghe.

- Các tổ lần lượt hát và gõ đệm.

- Nhóm, bàn hát và gõ đệm.

- Hs thực hiện

(39)

x x x x x x x

* Kết luận:

- Hs thuộc lời ca va hát đúng giai điệu bài hát.

- Hs thực hành hát kết hợp gõ đệm tương đối tốt.

- Gv hát và thực hiện các động tác vận động phụ họa cho bài hát.

- Gv hướng dẫn hs từng động tác đồng thời thực hành cùng hs.

- Gv cho hs lên bảng biểu diễn, vừa hát vừa vận động phụ hoạ.

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có)

* Kết luận:

- Hs biết vận động phụ họa - Hs tự tin biểu diễn bài hát.

3. Ứng dụng:

? Em nào cho biết bài hát này nói về nội dung gì?

? Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của nhạc sĩ nào?

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.

- Nhắc nhở học sinh về tập biểu diễn bài hát, chuẩn bị nội dung bài học giờ sau.

* Kết luận:

- Hs thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài hát.

- Hs thực hành hát kết hợp gõ đệm vận động phụ họa tương đối tốt.

- Quan sát

- Thực hiện theo hướng dẫn - Hs cùng Gv hát và vận động.

- Tổ, nhóm thực hiện

- Hs biểu diễn bài hát theo hướng dẫn của gv.

- Hs trả lời. Giáo dục tình đoàn kết thương yêu bạn bè.

- Hs trả lời

- Hs hát

- Lắng nghe, tiếp thu.

(40)

* Củng cố , dặn dò:

- Dặn các em về nhà xem lại bài và học thuộc bài hát, tập gõ theo tiết tấu, nhịp và phách. Tìm một số động tác phụ họa cho bài Lớp chúng ta đoàn kết.

- Hs nghe và lĩnh hội.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn : 06/12/2021

Ngày giảng : Thứ năm ,ngày 9 tháng 12 năm 2021 TOÁN

GIỚI THIỆU BẢNG CHIA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách sử dụng bảng chia.Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng bảng chia để làm phép tính chia và giải toán.Làm bài tập 1, 2, 3.

- Hình thành phát triển năng lực: . Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, UDCNTT.

- Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5 phút)

* Mở đầu

(41)

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi

“Truyền điện”, nội dung trò chơi liên quan đến bảng chia đã học.

* Kết nối .

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2.Hình thành kiến thức mới ( 12’) Việc 1: Giới thiêu bảng chia.

UDCNTT

- Treo bảng chia như trong bài lên bảng và giới thiệu cho học sinh.

+ Yêu cầu học sinh đếm số trong hàng đầu tiên của bảng.

+ Đây là các số thương của hai số.

+ Yêu cầu học sinh đọc các số trong cột đầu tiên của bảng và giới thiệu đây là số chia.

+ Các ô còn lại trong bảng chính là số bị chia của phép chia .

- Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ 3 trong bảng.

+ Các số trong bảng xuất hiện trong bảng chia nào đã học?

- Vậy mỗi hàng ở trong bảng này không kể số đầu tiên của hàng ghi lại là một bảng chia

Việc 2: Hướng dẫn sử dụng bảng chia.

- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép chia 12 : 4 = ?

+ Tìm số 4 ở cột đầu tiên; từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12; từ số

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở .

- Quan sát, đọc nhẩm.

- Bảng có 11 hàng và 11 cột, ở góc của bảng có dấu chia.

- Đọc các số : 1, 2, 3,... ,10.

- Các số trên chính là số bị chia của các phép tính trong bảng chia 2.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trò chơi Dẫn bóng 2.Kỹ Năng: Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động để

Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được các trò chơi 2.Kĩ năng: Thực hiện đúng khẩu lệnh và tham gia được các trò chơi. 3.Thái độ: Qua bài học bồi dưỡng cho

Thái độ: - Qua bài học học sinh nắm thực hiện theo đúng nội quy tập luyện, đúng teo yêu cầu của giáo viên trong các giờ tập thể dục.. - Trò chơi nhằm giúp

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.. - Biết cách chơi trò chơi chạy đổi chỗ vỗ tay nhau II,

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung... - Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối

3.. Kiến thức: - Thực hiện được 8 động tác của bài thể dục phát triển chung. YC biết cách chơi và tham gia chơi được. Thái độ: - Hs yêu thích trò chơi, bài thể

- Yêu cầu thực hiện 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.. - Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối