• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN MÔN THỂ DỤC KHỐI 4,5 - TUẦN 12

Ngày soạn: 19/11/2020

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 30/11/2020 (4B) Thứ 3 ngày 01/12/2020 (4D) Thứ 4 ngày 02/12/2020 (4C)

Bài 25: HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ TRÒ CHƠI - "CHIM VỀ TỔ"

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Thực hiện cơ bản đúng các động tác vươn thở, tay, chân, lưng-bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy của bài thể dục phát triển chung.

2. Kỹ năng: - Học động tác điều hòa, bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hòa.

- Trò chơi “Chim về tổ”. YC biết cách chơi và tham gia chơi được.

3. Thái độ: - Học sinh yêu thích động tác thể dục và trò chơi.

II. CHUẨN BỊ

- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

HS lắng nghe - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên

quanh nơi tập.

HS thực hiện - Đi thường theo 1 vòng tròn và hít thở

sâu.

HS thực hiện

*Trò chơi do GV chọn.

2. Phần cơ bản: (18-22)

a) Bài thể dục phát triển chung.

- Ôn 7 động tác đã học: 1 - 2 lần (Mỗi động tác 2 x 8 nhịp) GV quan sát nhắc nhở, sửa sai cho HS.

- Học động tác điều hoà: 4 - 5 lần (mỗi động tác 2 x 8 nhịp).

HS thực hiện - GV nêu tên động tác, ý nghĩa của động

tác, sau đó phân tích và tập chậm từng nhịp cho HS tập theo. Khi cả lớp tập đã tương đối đúng, GV mời cán sự lên hô nhịp cho

HS lắng nghe và thực hiện theo

(2)

cả lớp tập hoặc chi nhóm cho HS tập luyện lần cuối có thiđua. Sau mỗi lần tập, GV có nhận xét.

- GV hô nhịp cho cả lớp tập 8 động tác của bài thể dục phát triển chung: 1 lần.

(Hình 48 - trang 84) b) Trò chơi vận động.

Trò chơi "Chim về tổ". GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần, sau đó cho HS chơi chính thức. GV điều khiển HS chơi.

HS chơi trò chơi

3. Phần kết thúc: (4-6)

- Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng: 6 - 8 lần.

HS thực hiện - Bật nhảy nhẹ nhàng từng chân kết hợp

thả lỏng toàn thân: 6 - 8 lần.

HS thực hiện - GV cùng HS hệ thống bài. HS lắng nghe - GV nhận xét giờ học, đánh giá kết quả

giờ học và giao bài tập về nhà.

HS lắng nghe

____________

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 01/12/2020 (4B) Thứ 4 ngày 02/12/2020 (4D) Thứ 5 ngày 03/12/2020 (4C)

Bài 26: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG- TRÒ CHƠI "CHIM VỀ TỔ"

(3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Thực hiện được 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.

2. Kỹ năng: - Trò chơi "Chim về tổ". YC biết cách chơi và tham gia chơi được.

3. Thái độ: - Hs yêu thích trò chơi, bài thể dục II. CHUẨN BỊ

- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

- Phương tiện: GV chuẩn bị 1 - 2 còi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.

HS lắng nghe - Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên địa hình

tự nhiên quanh sân trường.

HS thực hiện - Về đội hình vòng tròn hoặc 4 hàng

ngang. Sau đó GV có thể cho HS đứng tại chỗ hát, vỗ tay để khởi động các khớp.

HS thực hiện

2. Phần cơ bản: (18-22) a) Trò chơi vận động.

Trò chơi "Chim về tổ". GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi. GV cho chơi thử sau đó điều khiển cả lớp chơi chính thức.

HS chơi trò chơi

b) Bài thể dục phát triển chung.

- Ôn từ động tác 4 đến động tác 8 của bài thể dục phát triển chung: 2 - 3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.

HS thực hiện

+ Sau mỗi lần tập, GV nhận xét ưu, nhược điểm của lần tập đó.

HS lắng nghe + Trong quá trình HS tập, GV có thể dừng

lại ở từng nhịp để sửa sai.

HS lắng nghe và thực hiện + GV chia tổ để HS tập theo nhóm ở các

vị trí đã được phân công, sau đó tập thi đua giữa các nhóm.

- Ôn toàn bài: 2 lần, do cán sự điều khiển.

3. Phần kết thúc: (4-6)

- GV cho HS tập một số động tác thả lỏng. HS thực hiện

(4)

- GV cùng HS hệ thống bài. Nhắc lại thứ tự động tác của bài.

- GV nhận xét giờ học, đánh giá kết quả giờ học.

HS lắng nghe - Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát

triển chung.

HS lắng nghe

____________

(5)

Ngày soạn: 19/11/2020

Ngày giảng Thứ hai ngày 30/11/2020 (5C,5A) Thứ tư ngày 02/12/2020 (5B)

BÀI 25: ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG TRÒ CHƠI: “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.

- Học động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung.

- Trò chơi: “Ai nhanh và khéo hơn”

2. Kỹ năng:

- Yêu cầu thực hiện 5 động tác đã học. Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác.

- Bước đầu thực hiện đúng động tác thăng bằng của bài thể dục.

- Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II. CHUẨN BỊ - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, cờ, ghế nhựa, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HS

1. Phần mở đầu: (6-10)

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. HS lắng nghe - GV và HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung

quanh nơi tập.

HS thực hiện - Chơi trò chơi do GV và HS tự chọn. HS chơi trò chơi - GV hoặc cán sự lớp điều khiển cho lớp khởi động

các khớp.

2. Phần cơ bản: (18-22)

- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung: 2 - 3lần.

GV nhắc nmhở HS những yêu cầu cần chú ý của từng động tác, sau đó cho tập luyện đồng loạt cả lớp theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn dưới sự điều khiển của cán sự.

HS thực hiện

- Học động tác thăng bằng: 5 - 6 lần.

GV nêu tên và làm mẫu động tác 2 lần (lần 1 làm HS lắng nghe và thực

(6)

mẫu toàn bộ động tác, lần 2 vừa phân tích vừa làm mẫu chậm). Lúc đầu cho HS tập riêng động tác của hai chân, tập một số lần theo nhịp hô chậm (hai tay chống hông hoặc cầm tay nhau), chân trụ thẳng, đưa chân ra sau lên cao theo nhịp hô xen lẫn lời phân tích của GV. Khi HS tập động tác chân tương đối đúng, GV mới cho tập kết hợp với động tác tay và đầu, ngực (căng ngực). KHi HS mới tập, GV cần hô nhịp rất chậm và yêu cầu các em tập đúng nhịp, sau đó mới trở về nhịp hô quy định cho động tác thăng bằng (hơi chậm).

hiện

- Ôn 6 động tác thể dục dã học.

Chia tổ và phân địa điểm cho HS tự quản ôn tập, GV quan sát, nhắc nhở kỷ luật tập luyện của các tổ, giúp tổ trưởng điều hành tập luyện và sửa sai cho HS.

HS tập động tác chân tương đối đúng

*Các tổ báo cáo kết quả tập luyện.

Phương pháp tổ chức và hình thức thưởng do GV quyết định.

- Chơi trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn". HS chơi trò chơi 3. Phần kết thúc: (4-6)

- Một số động tác hồi tĩnh (do GV chọn).

- Vỗ tay theo nhịp và hát một bài (do GV chọn). HS thực hiện - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà cho HS (Ôn các động tác đã học của bài thể dục).

HS lắng nghe

Ngày giảng Thứ ba ngày 01/12/2020 (5A) Thứ năm ngày 03/12/2020 (5B,5C)

(7)

BÀI 26: ĐỘNG TÁC NHẢY

TRÒ CHƠI: “CHẠY NHANH THEO SỐ”

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Ôn 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.

- Học động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung.

- Trò chơi: “Chạy nhanh theo số”

2. Kỹ năng

- Yêu cầu thực hiện 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác.

- Thực hiện cơ bản đúng dộng tác nhảy của bài thể dục.

- Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.

3. Thái độ

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II. CHUẨN BỊ

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, ghế nhựa, cờ, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HS

1. Phần mở đầu: (6-10)

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. HS lắng nghe - Đi đều vòng quanh sân tập; có thể vừa đi, vừa đánh

tay bình thường kết hợp với hát; cũng có thể vừa đi, đánh tay đúng kỹ thuật và không kết hợp với hát.

HS thực hiện

- Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp hoặc trò chơi "Tìm chỉ huy".

HS thực hiện 2. Phần cơ bản: (18-22)

- Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số". HS thực hiện GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi,

cho các em chơi thử 1 lần, sau đó cho chơi chính thức theo hình thức thi đua hoặc một hình thức nào đó mà HS yêu thích.

HS lắng nghe và thực hiện.

- Ôn 6 động tác thể dục đã học. HS thực hiện Chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn

tập. GV giúp các tổ trưởng điều khiển và sửa sai cho HS.

HS thực hiện

- Học động tác nhảy: 5 - 6 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.

(8)

(Hình 46 – trang 86)

GV nêu tên và làm mẫu động tác có kết hợp phân tích kỹ thuật, sau đó cho HS tập theo nhịp hô chậm.

Có thể dừng lại ở những nhịp 1, 3, 5, 7 để quan sát và sửa sai cho các em, sau đó mới tập nhịp tiếp theo. Cấu trúc của động tác nhảy khó hơn các lớp trước ở tư thể của hai tay. Do đó, GV có thể cho các em tập riêng động tác của tay, sau đó mới phối hợp với động tác của chân. Lúc đầu nhịp hô nên chậm, sau đó tăng dần đến mức vừa phải để HS kịp thời phối hợp động tác.

Ngoài ra GV có thể cho HS tập theo cách sáng tạo riêng của mình, chú ý sửa sai cho HS.

HS lắng nghe và thực hiện

3. Phần kết thúc: (4-6)

- Một số động tác hồi tĩnh (do GV chọn) hoặc chơi 1 trò chơi dể thả lỏng.

- GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. HS lắng nghe - GV giao bài tập về nhà: Ôn các động tác đã học

của bài thể dục phát triển chung.

HS lắng nghe

(9)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được các trò chơi 2.Kĩ năng: Thực hiện đúng khẩu lệnh và tham gia được các trò chơi. 3.Thái độ: Qua bài học bồi dưỡng cho

Thái độ: Qua bài học giúp học sinh biết thêm động tác mới của bài thể dục phát triển chung, trò chơi giúp học sinh có phản ứng nhanh nhẹn, khéo léo

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.. - Biết cách chơi trò chơi chạy đổi chỗ vỗ tay nhau II,

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung... - Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vặn mình của bài thể dục PTC - Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.. Thái độ:- Tự

N1:Chân phải bước sang ngang, rộng bằng vai, hai tay trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, hít vào.. N2: Từ từ hạ tay xuống và thở ra bằng

N1:Chân phải bước sang ngang, rộng bằng vai, hai tay trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, hít vào.. N2: Từ từ hạ tay xuống và thở ra bằng

[r]