• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kế hoạch bài dạy Thể dục 6 (Chủ đề Đá cầu)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kế hoạch bài dạy Thể dục 6 (Chủ đề Đá cầu)"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TỔ: TỔNG HỢP Nguyễn Văn Toàn KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN ĐÁ CẦU

Chủ đề 1: Giới thiệu và học mới kĩ thuật động tác đá cầu Môn học: Thể dục; lớp: 9

Thời gian thực hiện: (2 tiết, tuần 27) I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Thực hiện được các bài tập bổ trợ và động tác kĩ thuật cơ bản và một số tình huống phối hợp vận động với đồng đội của môn đá cầu.

- Hoàn thành lượng vận động của bài tập, vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để rèn luyện hằng ngày.

- Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện, biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện và tự giác, tích cực, đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Tập luyện theo nhóm đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, hỗ trợ các thành viên trong nhóm trong tập luyện, thảo luận nhận xét đánh giá với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

+ Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao và hỗ trợ bạn học trong cùng 1 nhóm.

+ Hiểu được vai trò, ý nghĩa của thể dục thể thao đối với cơ thể và cuộc sống.

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không dựa dẫm, ỷ lại.

+ Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học, kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống trong giờ học. Bình tĩnh, kiên trì vượt qua những bài tập khó để hoàn thành bài học.

* Năng lực thể chất:

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Hình thành nền nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong hoạt động TDTT, có kiến thức cơ bản về ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập luyện và đời sống hằng ngày để bảo vệ tăng cường sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong môi trường tự nhiên để rèn luyện sức khỏe.

(2)

- Năng lực vận động cơ bản: Hiểu được vai trò và thực hiện được các kĩ năng vận đông cơ bản của nội dung môn đá cầu trong đó hình thành được thói quen vận động để phát triển các tố chất thể lực.

- Năng lực hoạt động TDTT: Hiểu được vai trò ý nghĩa của môn môn đá cầu đối với cơ thể và cuộc sống, thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực, tham gia học tập môn môn đá cầu có trách nhiệm, hòa đồng với tập thể.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập

- Trung thực: Có ý thức báo cáo đánh giá chính xác, khách quan kết quả của bài tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành bài tập mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm hoàn thành bài tập được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Chuẩn bị sân, còi, tranh các động tác bổ trợ , lưới, cầu đá…

2. Học sinh: Học sinh trang phục gọn gàng, giày tập…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu (Khởi động) Nhận lớp và khởi động (6 - 8 phút) 1. Mục tiêu:

- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập và hỗ trợ bạn tập luyện.

2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm nhiệm học tập:

- GV điểm danh, phổ biến các nội dung học tập, mục tiêu về các yêu cầu cần đạt của bài học.

- GV hướng dẫn học sinh thực hiện xoay các khớp trước, rồi tới nhóm cơ; lần lượt theo thứ tự các vị trí trên cơ thể từ đầu lần lượt đến chân.

- Nội dung: Xoay các khớp cổ, tay, chân; các nhóm cơ: tay, vai, tay ngực, lườn, ép dọc, ép ngang.

* Thực hiện nhiệm vụ học: Học sinh đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động.

- HS quan sát, lắng nghe và nhận nhiệm vụ.

- HS tự giác, tích cực thực hiện các hoạt động vận động để tâm thế và thể chất sẵn sàng tiếp nhận lượng vận động ở mức cao hơn ở hoạt động tiếp theo.

3. Sản phẩm học tập

Các sản phẩm học tập: Hoàn thành bài khởi động theo hướng dẫn của GV (đảm bảo lượng vận động)

4. Phương án đánh giá

- HS sẳn sàng tiếp nhận các hoạt động của HS Hoạt động 2. hình thức kiến thức (8-10 phút) 1. Mục tiêu:

(3)

- Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà.

- Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập.

2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên dùng PP lời nói để giới thiệu về môn đá cầu và trò chơi vận động.

- GV dùng PP trực quan trực tiếp để làm mẫu nhóm động tác tay theo trình tự thực hiện: thực hiện toàn vẹn động tác; thực hiện phân chia kết hợp phân tích từng yếu lĩnh của động tác; thực hiện toàn vẹn động tác.

+ Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập.

+ Dạy học động tác kĩ thuật mới + Ôn tâng cầu bằng đùi.

+ Ôn tâng cầu bằng má trong bàn chân.

+ Ôn chuyền cầu theo nhóm 2-3 người.

+ Ôn tư thế chuẩn bị và di chuyển.

+ Ôn phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.

+ Ôn phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.

+ Đá cầu cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân + Phát cầu thấp chân nghiêng mình.

+ Một số chiến thuật thi đấu đôi.

+ Một số luật trong đá cầu.

- Hướng dẫn cả lớp thực hiện 3 - 5 lần, sau đó mời từ 2 - 4 HS thực hiện để phân tích và sửa sai động tác cho cả lớp trước khi tổ chức tập luyện.

* Thực hiện nhiệm vụ học:

- HS quan sát GV thị phạm, trao đổi các vấn đề còn thắc mắc.

- HS chủ động và tích cực thực hiện 3. Sản phẩm học tập

Các sản phẩm học tập: Tiếp nhận và thực hiện đúng kĩ thuật của môn đá cầu theo từng nhóm của bài học

4. Phương án đánh giá

- Chưa thuần thục: chưa ghi nhớ các kĩ thuật động tác để thực hành, GV và bạn học nhắc nhở mới thực hiện được

- Thuần thục: ghi nhớ các động tác kĩ thuật để thực hành, có thể hướng dẫn bạn học

- Rất thuần thục: ghi nhớ đúng các động tác kĩ thuật của động tác, hướng dẫn được cho bạn học.

Hoạt động 3. Luyện tập (10-12 phút) 1. Mục tiêu:

- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao và hỗ trợ bạn học trong nhóm cùng tập luyện

(4)

- Biết điều chỉnh, sữa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.

- Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập 2. Tổ chức hoạt động

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia nhóm học sinh và giao nhiệm vụ cho từng nhóm; GV theo dõi quan sát sữa sai.

- GV tập trung lớp cho 1 đến 2 HS hoặc nhóm lên thực hiện lại động tác kĩ thuật - HS thực hiện bài tập theo nhóm và theo cá nhân

* Thực hiện nhiệm vụ học:

- HS quan sát GV thị phạm, trao đổi các vấn đề còn thắc mắc.

- HS chủ động và tích cực thực hiện

+ Đá cầu cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân

Nội dung Thực

hiện

Thời gian

Đội hình tập luyện Đá cầu cao chân nghiêng mình bằng mu

bàn chân thường được sử dụng khi đá tấn công ở gần lưới để đạt được đường cầu cao gần sát mặt lưới sang sân đối phương.

* Chuẩn bị : Như tư thế đứng chuẩn bị cơ bản trong đá cầu.

* Động tác : Khi cầu bay đến cao ngang tầm hông cách chân đá cầu một khoảng phù hợp, bước về trước một bước hay một bàn chân. Xoay vai phía chân trụ về phía lưới, kết hợp ngả thân trên về trước, dồn trọng tâm vào chân trụ, đồng thời đưa chân sau hướng mu bàn chân đá mạnh vào cầu, hai tay phối hợp tự nhiên. Đá xong, về tư thế cơ bản

Trường hợp cầu từ phía trước bay đến hơi xa tầm đá, không cần bước chân trước về trước, mà nghiêng thân trên, vươn chân đá cầu về phía cầu (chân thẳng tự nhiên), dùng mu bàn chân đá cầu, sau đó về tư thế cơ bản.

Thực hiện cá nhân

3-5 phút/

tiết

Đội hình tập luyện theo nội dung bài tập

(5)

+ Phát cầu cao chân nghiêng mình.

Nội dung Thực

hiện

Thời gian

Đội hình tập luyện Chuẩn bị : Đứng chân trụ trước, chân đá

cầu sau, vai hướng lưới. Bàn chân trụ hợp với biên ngang một góc khoảng 35 - 45°, thân trên xoay sang phải tới mức trục vai gần như vuông góc với biên ngang.

Động tác : Tay cầm cầu tung chếch ra trước - sang phải về phía chân đá sao cho điểm rơi của cầu cách người khoảng lm.

Khi cầu rơi xuống, thân trên nghiêng nhiều hơn (động tác phát cầu thấp nghiêng mình) và dùng chân đá quét ngang theo đường vòng cung từ sau - ra trước bằng cách dùng mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 60 - 80cm

Thực hiện cá nhân

3-5 phút/

tiết

Đội hình tập luyện theo nội dung bài tập

(6)

+ Phát cầu thấp chân nghiêng mình.

Nội dung Thực

hiện

Thời gian

Đội hình tập luyện Chuẩn bị : Như phát cầu cao chân nghiêng

mình.

Động tác : Tay cầm cầu tung cầu chếch ra trước - sang phải về phía chân đá cầu sao cho điểm rơi của cầu cách mu bàn chân đá cầu khoảng 60 - 80cm. Khi cầu rơi xuống, thân trên hơi xoay sang bên, chân đá quét ngang theo đường vòng cung từ sau - ra trước bằng cách dùng mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 20 - 30cm

Thực hiện cá nhân

3-5 phút/

tiết

Đội hình tập luyện theo nội dung bài tập

+ Một số chiến thuật thi đấu.

Nội dung Thực

hiện

Thời gian

Đội hình tập luyện

* Chiến thuật phát cầu có người che:

Trong đá đôi, bên phát cầu là bên bị tấn công, còn bên đỡ cầu là bên tấn công. Vì vậy, muốn hạn chế sức tấn công của đối phương thì chiến thuật phát cầu có người che phải được vận dụng triệt để, phải coi phát cầu có giá trị như một quả tấn công.

Muốn vậy, sự phối hợp nhịp nhàng của người phát cầu và người che cầu vô cùng quan trọng. Phải quan sát vị trí đứng đỡ phát cầu của đối phương mà quyết định điểm phát cầu. Chỉ cần đối phương mất tập trung thì đây là thời điểm quý giá nhất để

Học sinh quan sát và chú láng nghe GV diễn giải.

3-5 phút/

tiết

Đội hình tập luyện theo nội dung bài tập

(7)

phát cầu, vì lúc này đối phương đã xê dịch chân trụ. Nếu đối phương đứng yên để tập trung nhìn vào tay cầm cầu của người phát cầu, thì người đứng ở vị trí che cầu có thể nghiêng người sang phải

hoặc trái một cách hợp lệ (nhưng hai chân không được di chuyển), để cho đối phương không nhìn thấy người phát cầu

* Phân chia khu vực kiểm soát trên sân Ở những đội mà trình độ kĩ thuật thấp, chưa phối hợp ăn ý với nhau trong phòng thủ lẫn trong tấn công thì nên sử dụng chiến thuật phân chia mỗi người đỡ cầu và kiểm soát một nửa sân theo chiều dọc.

Khi trình độ đá đôi đã được nâng cao, thì thường sử dụng cách phân chia như sau:

Người có khả năng phòng ngự tốt sẽ kiểm soát 3/4 diện tích của sân, người có khả năng tấn công tốt sẽ kiểm soát 1/4 sân còn lại. Người có khả năng kiểm soát 3/4 sân có trách nhiệm phải đỡ được cầu của đối phương rơi vào khu vực của mình sau đó chuyền cầu cho đồng đội

* Phản công bằng chắn cầu

Để hạn chế khả năng tấn công của đối phương, đặc biệt là khi họ sử dụng các kĩ thuật xiết cầu, vít cầu gần lưới, thì chắn cầu bằng ngực là chiến thuật bắt buộc trong đá đôi. Khi nhảy lên chắn cầu bằng ngực cho dù chắn không trúng cầu, bị thua điểm, song việc chắn cầu này gây cho đối phương tâm lí căng thẳng khi thực hiện kĩ thuật, chính vì vậy hiệu quả tấn công bị giảm đi. Hơn nữa nếu chắn được cầu thì sẽ thắng điểm trực tiếp Trong thi đấu, để tăng hiệu quả chắn cầu, nhiều trường hợp cả hai VĐV ở cùng bên cùng nhảy lên chắn cầu

(8)

gọi là chắn đôi.

+ Một số điểm trong luật đá cầu.

Nội dung Thực

hiện

Thời gian

Đội hình tập luyện Điều 22 : Lỗi phát cầu

22.1. Khi VĐV phạm vào các quy định ở Điều 21.1, 21.2 thì chỉ tính phạm lỗi lần đang đá cầu hiện tại, còn điểm số trước đó vẫn được giữ nguyên.

22.2. Cầu phát sang chạm vào một vật cản trước khi rơi xuống sân

22.3. Cầu không qua lưái (mắc lưới) hoặc chui dưới lưới

22.4. Trong đá đôi, đá đồng đội cầu chạm vào tóc, quần áo,... của VĐV cùng đội trước khi bay sang sân của đối phương.

22.5. Người phát cầu không đá trúng quả cầu khi đã thực hiện động tác lăng chân phát cầu.

22.6. Giẫm vào vạch ngang giới hạn cuối sân hoặc các vạch giới hạn phát cầu.

Điều 23 : Phát cầu lại

23.1. Khi đang thi đấu, có sự cố bất ngờ trên sân ảnh hưởng tới trận đấu.

23.2. Cả hai bên (giao cầu và đỡ phát cầu) cùng phạm lỗi một lúc.

23.3. Trong thi đấu một bộ phận của cầu rơi ra.

23.4. Khi trọng tài biên không xác định được điểm rơi của quả cầu và trọng tài chính không đủ điều kiện để quyết định 23.5. Khi VĐV tung, thả cầu nhưng chưa làm động tác phát cầu (chân đá chưa rời khỏi mặt sân). Trong trường hợp này chỉ được phát lại đến lần thứ hai

23.6. Phát cầu khi chưa có hiệu lệnh của

Học sinh quan sát và chú láng nghe GV diễn giải.

3-5 phút/

tiết

Đội hình tập luyện theo nội dung bài tập

(9)

trọng tài. Trong trường hợp này chỉ được phát đến lần thứ hai

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 3. Sản phẩm học tập

HS thực hiện được kỹ thuật động tác và có khả năng hỗ trợ bạn học luyện tập 4. Phương án đánh giá

- HS tự đánh giá thông qua 2 HS trình diễn

- GV đánh giá thông qua quá trình giám sát lớp học và sữa sai cho HS Hoạt động 4. Vận dụng (8-10 phút)

1. Mục tiêu:

- Vận dụng được những kiến thức đã học để tập luyện tăng cường sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực.

- Hình thành thói quen vận động cho HS 2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Giáo viên giới thiệu về nội dung động tác kĩ thuật của môn đá cầu

- GV hướng dẫn một nhóm ngẫu nhiên (mời vài HS) thực hiện mẫu trò chơi, sau đó nêu những chú ý cho HS

- GV tiến hành tổng kết, khen thưởng các đội nhóm thực hiện tốt

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chia thành 4 – 5 nhóm, mõi nhóm tối đa 8 HS

- HS thực hiện động tác kĩ thuật của môn đá cầu dưới sự điều khiển của GV - HS thực hiện bài tập nâng cao thể lực.

- HS thực hiện trò chơi với bóng.

+ Trò chơi với bóng

Nội dung Thực hiện Thời gian Đội hình tập luyện Tâng cầu tiếp sức.

- Chuẩn bị: chia lớp thành 2-4 nhóm có số lượng bằng nhau.

- Cách chơi: Khi có lệnh của GV thì em đầu tiên di chuyển lên vòng đá cầu và tâng 10 quả cầu chạy về đánh tay bạn tiếp theo cứ thực hiên như vậy, nhóm nào thực hiện

Thực hiện theo nhóm

8-10 phút/tiết

x x x x x o o o o o

(10)

trước nhóm đó thắng.

3. Sản phẩm học tập

Các sản phẩm học tập: Hoàn thành lượng vận động và hình thành tố chất cho HS 4. Phương án đánh giá

- Về lượng vận động : Hoàn thành lượng vận động theo thời gian dự kiến của GV - Về hình thành tố chất vận động, GV đánh giá 3 mức độ sau:

+ Không thực hiện các yêu cầu của bài tập.

+ Thực hiện được một phần yêu cầu của bài tập.

+ Thực hiện được toàn bộ yêu cầu của bài tập.

Hoạt động 5: Hồi tĩnh và giao nhiệm vụ về nhà (5-8 phút) 1. Mục tiêu:

- Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà 2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm nhiệm học tập:

- GV gọi 2 – 4 HS thực hiện động tác kĩ thuật của môn đá cầu

* Thực hiện nhiệm vụ học:

- HS thực hiện động tác.

- HS nhận xét, củng cố kiến thức 3. Sản phẩm học tập

- Các sản phẩm học tập: Hoàn thành bài khởi động theo động tác thả lỏng hướng dẫn của GV

- HS tiếp nhận bài tập của giáo viên: HS tự tập tại nhà

Tân Thạnh, ngày 01 tháng 3 năm 2021 Tổ trưởng đã nhận xét góp ý

Nguyễn Hoàng Vũ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chế độ ăn uống cân bằng và hợp lí về dinh dướng (theo tháp dinh dưỡng) - Uống đủ nước mỗi ngày, nghỉ ngơi hợp lí, tập thể dục, thể thao, vệ sinh cá nhân ngủ

- Nhà nước và XH tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của TE, chăm sóc, GD các em trở thành người công dân có ích?.

BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN GD NGLL KHỐI 12 VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Hình thành nền nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong hoạt động TDTT, có kiến thức cơ bản về ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Hình thành nền nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong hoạt động TDTT, có kiến thức cơ bản về ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập

- Năng lực vận động cơ bản: Hiểu được vai trò và thực hiện được các kĩ năng vận đông cơ bản của nội dung môn thể thao tự chọn (Bóng chuyền) trong đó hình thành được

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Hình thành nền nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong hoạt động TDTT, có kiến thức cơ bản về ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập

Dạy học học phần Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM Từ kinh nghiệm quốc tế trong tiếp cận giáo dục STEM, từ thực tế nội dung chương