• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý 6 HK2 18-19

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý 6 HK2 18-19"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn: VẬT LÝ 6

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (2,5 điểm). Chọn phương án A hoặc B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào ?

A. Luôn tăng B. Luôn giảm C. Không đổi D. Lúc đầu tăng sau đó giảm.

Câu 2: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì:

A. thể tích của vật giảm, khối lượng của vật tăng.

B. thể tích của vật giảm, khối lượng của vật không đổi.

C. thể tích của vật giảm, khối lượng của vật giảm.

D. thể tích của vật không đổi, khối lượng của vật tăng.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ?

A. Thể tích của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng. D. Khối lượng của chất lỏng tăng.

Câu 4: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ? A. Ròng rọc cố định. B. Ròng rọc động. C. Mặt phẳng nghiêng. D. Đòn bẩy Câu 5: Tại sao chỗ nối tiếp của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở ?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.

B. Vì để vậy sẽ lắp được các thanh ray dễ dàng hơn.

C. Vì chiều dài thanh ray không đủ.

D. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở.

Câu 6 : Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí oxi, khí hiđrô và khí cacbonic thì:

A. Khí hiđrô giãn nở vì nhiệt nhiều nhất . B. Cả ba chất giãn nở vì nhiệt như nhau.

C. Khí cacbonic giãn nở vì nhiệt như hiđrô. D. Khí oxi giãn nở vì nhiệt ít nhất.

Câu 7: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng ? A. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. B. Sự nóng chảy và sự bay hơi.

C. Sự nóng chảy và sự đông đặc. D. Sự bay hơi và sự đông đặc.

Câu 8: Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy -390C và nhiệt độ sôi là 3570C. Khi trong phòng có nhiệt độ 300C thì thủy ngân.

A. Chỉ tồn tại ở thể lỏng B. Chỉ tồn tại ở thể hơi

C. Tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi D. Tồn tại ở cả thể lỏng, thể rắn và thể hơi Câu 9: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc:

A. Khối lượng của chất lỏng B. Thể tích của chất lỏng

C. Khối lượng riêng của chất lỏng D. Áp suất không khí trên mặt thoáng của chất lỏng Câu 10: Ở nhiệt độ 40C, một lượng nước xác định sẽ có:

A. Trọng lượng lớn nhất B. Trọng lượng nhỏ nhất C. Trọng lượng riêng lớn nhất D. Trọng lượng riêng nhỏ nhất II. Tự luận (7,5 điểm).

Bài 1 (1,5 điểm). Tại sao người ta làm đường bêtông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống ?

Bài 2 (3,0 điểm).

a) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố ? Kể tên những yếu tố đó ? b) So sánh sự bay hơi và sự sôi ?

Bài 3 (3,0 điểm). Sau đây là bảng theo dõi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng được đun nóng liên tục.

Thời gian ( phút) 0 4 8 12 16

Nhiệt độ (0C) 20 40 60 80 80

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian ? b) Có hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 12 đến phút thứ 16.

c) Chất lỏng này có phải là nước không ? Vì sao ?

Họ và tên học sinh ………..Số báo danh ………..

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM VẬT LÝ 6

I- Trắc nghiệm (2,5 điểm). (Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án C B A A D B C A D C

II- Tự luận (7,5 điểm).

Bài 1 (1,5 điểm). Đường đi bằng bê tông thường đổ thành từng tấm và đặt cách nhau bởi những khe trống để khi nhiêt độ thay đổi thì chúng nở ra hay co lại mà không làm hỏng đường.

Bài 2 (3,0 điểm).

a) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng (1,0 đ) b)

– Sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng và xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào. (1,0 đ) - Sự sôi là sự hóa hơi xảy ra đồng thời cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng. (0,5 đ)

Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định. (0,5 đ)

Bài 3 (3,0 điểm).

a) Vẽ đúng đường biểu diễn như hình vẽ:

(1,0 đ) b) Từ phút 12 đến phút 16 chất lỏng sôi vì nhiệt độ chất lỏng không đổi. (1,0 đ) c) Chất lỏng này không phải là nước,

vì nước sôi ở nhiệt độ 1000C. (1,0 đ)

40 60 80

4 8 12 16 Nhiệt độ

(

0

C)

Thời gian (phút)

20

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trong suốt thời gian nóng chảy (hay đông đặc ) nhiệt độ của vật không thay đổi.?. Bài 2/ Sáp nóng chảy ở nhiệt độ

Câu 2 (5 điểm): Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định.. Ròng rọc cố

Câu 36: Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây.. Công nghiệp nặng, công

lấy 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.. Khi quả bóng đập vào tường, lực do

Lò xo dãn ra theo hướng thẳng đứng về phía quả nặng, khối gỗ trên mặt bàn trượt theo hướng thẳng về phía tay kéo.. Nội dung

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chấte. Sự nóng chảy bắt đầu từ phút

Câu 1: Ở hình bên, một người đang dùng ròng rọc cố định để kéo một vật nặng lên cao. a- Nêu tác dụng của ròng rọc cố định đối với lực kéo vật. Hãy so sánh chiều, cường

Biết N có hóa trị IV, hãy chọn công thức hóa học phù hợp với với quy tắc hóa trị trong đó có các công thức sauA. Công thức hóa học đúng của hợp chất chứa hai nguyên