• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 28/10/2020

Ngày kiểm tra: 04/11/2020 Tiết: 13 Kiểm tra giữa kì I

Ma trận đề

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNK

Q

TL Vai trò,

nhiệm vụ của trồng trọt

- Biết được biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt Số câu

Số điểm Tỉ lệ

1 0.25 2.5%

1 0.25 2.5%

Khái niệm của đất trồng thành phần và tính chất của đất trồng

- Biết được khái niệm của đất trồng

- Biết được độ pH của đất chua

- Loại đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất

- Loại đất vê thành viên rời rạc.

- Thành phần cơ giới của đất.

Số câu Số điểm Tỉ lệ

4 1 10%

1/2 1 10%

4,5 2 20%

Biện pháp sử dụng, cải tạo

- Mục đích

- Tại sao phải

- Trình bày được biện pháp

(2)

và bảo vệ đất của việc làm ruộng bậc thang.

sử dụng đất hợp lí.

cải tạo đất chua, đất bạc

màu.

Số câu Số điểm Tỉ lệ

1 0,25 2,5%

1/2 1 10%

1 2 20%

2,5 3,25 32,5%

Tác dụng, cách sử dụng và bảo quản phân bón

- Biết được cách sử dụng phân bón - Loại phân nào để bón lót.

- Biện pháp bảo quản phân bón

- Nhận biết được phân bón dựa vào tính chất

- Nhược

điểm cách

bón phân phun trên lá

- Bón phân quá liều

lượng sẽ gây đôc cho

đất và cây

- Phân loại được các loại

phân bón vào

các nhóm

phân bón.

- Nhận biết và trình bày

được cách bón phân thông qua thực tế

Số câu Số điểm Tỉ lệ

4 1 10%

2 0,5 5%

1 1,5 15%

1 1.5 15%

8 4,5 45%

Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ

9,5 3,25 32,5%

4,5 3,25 32,5%

1 2.0 20%

1 1.5 15%

16 10 100%

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: CÔNG NGHỆ 7

(3)

A. Trắc nghiệm: (3đ)

I/ Hãy chọn câu trả lời đúng.

Câu 1: Biện pháp nào sau đây để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt:

A. Áp dụng đúng kĩ thuật B. Giảm diện tích đất trồng C. Giảm vụ D. Khai hoang, lấn biển.

Câu 2: Loại phân bón nào thường dùng để bón lót cho cây trồng

A: Phân đạm B: Phân vi sinh C: Phân kali D: Phân vôi Câu 3:Mục đích của làm ruộng bậc thang là:

A.Giữ nước liên tục. B.Tăng bề dày lớp đất trồng.

C.Hạn chế dòng nước chảy D. Khử chua cho đất

Câu 4 :Biện pháp nào sau đây không đúng khi bảo quản phân hóa học:

A. Đựng trong chum vại đậy kín. B. Để nơi cao ráo, thoáng mát C. Để lẫn lộn các loại phân hoa học . D. Ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín

II/ Hãy chọn đáp án đúng.

Câu 5 : Đất chua là đất có độ pH:

A. pH< 6.5 B. pH> 6.5. C. pH= 6.6- 7.5. D. pH>

7.5

Câu 6: Loại đất nào sau đây chỉ vê được thành viên rời rạc:

A: Đất sét B: Đất thịt nặng C: Đất cát D: Đất cát pha

Câu 7: Tỉ lệ% các hạt cát, limon, sét trong đất cho biết thành phần nào của đất:

A. Lỏng B. Cơ giới. C. Hữu cơ D. Khí.

Câu 8 : Đâu là nhược điểm của cách bón phân phun trên lá:

A. Cây dễ sử dụng. B. Tiết kiệm phân bón

C. Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp . D. Phân bón không chuyển thành chất khó tan.

Câu 9: Bón phân quá liều lượng, không cân đối sẽ làm cho:

A. Năng suất tăng cao B. Tăng độ phì nhiêu cho đất C. Chất lượng sản phẩm tốt hơn. D.Gây độc cho đất và cây

(4)

Câu 10: Trong các cách sắp xếp về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng từ kém đến tốt của đất, cách nào sau đây là đúng:

A: Đất cát, đất thịt, đất sét B: Đất thịt, đất cát, đất sét C: Đất sét, đất thịt, đất cát D: Đất sét, đất cát, đất thịt Câu 11: Loại phân bón có màu trắng, khi đốt trên lửa than có mùi khai, dễ hòa tan trong nước là phân:

A. Kali. B. Lân C. Vôi D. Đạm Câu 12: Căn cứ vào thời kì bón, có mấy cách bón phân:

A. 2 cách. B.3 cách. C. 4 cách. D. 5 cách B. Tự luận: 7điểm

Câu 1: Các loại đất sau cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu?(2điểm)

Loại đất Biện pháp cải tạo phổ biến Đất chua

Đất bạc màu

Câu 2: Nghỉ hè An về quê chơi với ông bà, An thấy chú Hùng đang bón phân đạm cho cây bắp. Theo em đó là cách bón lót hay bón thúc? Cách bón đó có tác dụng gì? (1.5điểm)

Câu 3: Cho các loại phân bón dưới đây :

Cây điền thanh; Phân trâu, bò ; Supe lân ; DAP (diamon phốt phát) ; Phân NPK ; Nitragin (chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm).

Em hãy sắp xếp các loại phân bón trên vào các nhóm thích hợp.(1.5 điểm) Câu 4: Đất trồng là gì? Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí? (2điểm)

---Hết---

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

(5)

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: CÔNG NGHỆ 7

A. Trắc nghiệm:

Phần 1: đúng mỗi câu đạt 0,25đ Câu

1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

AD BD AC CD A D B C D A D A

B.Tự luận:

Câu Ý Nội dung Điể

m Câu 1.

(2 điểm) a

, Loại đất Biện pháp cải tạo phổ biến Đất chua Thau chua, cày nông, bừa sục, giữ nước

liên tục, thay nước thường xuyên, bón vôi...(1đ)

Đất bạc màu Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ, thủy lợi, trồng xen cây nông nghiệp với cây phân xanh...(1 đ)

2

Câu 2.

(1,5 điểm)

a ,

Cách bón(0.5 đ) Bón thúc

Tác dụng(1 đ) Nhằm cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời cho cây, tạo điều kiện cho cây phát triến tốt

1,5

Câu 3.

(1,5điểm )

a ,

Phân hữu cơ Phân hoá học Phân vi sinh - Cây điền thanh

- Phân trâu, bò

- Supe lân - DAP (diamon phốt phát) - Phân NPK

- Nitragin (chứa vi sinh chuyển hoá đạm).

1,5

Câu 4.

(2 điểm)

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm

1

- Do dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng có hạn vì vậy

phải sử dụng đất trồng hợp lí

1

TỔNG 10

(6)

Ngày soạn: 28/10/2020 Tiết: 8

BÀI 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng và cách bảo quản hạt giống.

2. Kĩ năng:

- Hình thành kĩ năng so sánh các phương pháp giâm, chiết, ghép.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ các giống cây trồng nhất là các giống quý hiếm, đặc sản.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, phương pháp sử dụng và bón phân đúng kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh phóng to có liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập…

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật động não…

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:( 1 phút)

Lớp Ngày giảng Học sinh vắng

7A 06/11/2020

7B 06/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi:

1. Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

(7)

+ Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định tăng năng suất cây trồng.

+ Giống cây trồng có tác dụng làm tăng vụ thu hoạch trong năm và làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

2. Em hãy kể tên các phương pháp chọn tạo giống cây trồng?

( Phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến).

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(3’)

Chúng ta đã biết, giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng nông sản. Muốn có nhiều hạt giống, cây giống tốt phục vụ sản xuất đại trà chúng ta cần phải biết quy trình sản xuất giống và làm tốt công tác bảo quản giống cây trồng. Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay “Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng - Mục tiêu: Hiểu được quy trình sản xuất giống cây trồng.

- Thời gian: 15 phút

- Hình thức tổ chức:Cá nhân

- Phương pháp: Vấn đáp,trực quan - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Sản xuất giống cây trồng nhằm

mục đích gì?

HS: Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống.

GV: Sản xuất giống khác chọn tạo giống như thế nào?

HS: Chọn tạo giống là tạo ra giống mới. Sản xuất giống là tăng số lượng của giống và duy trì chất lượng.

GV: YCHS quan sát sơ đồ 3 và giải thích: Giống đã được phục tráng là giống sản xuất đại trà sau nhiều năm lẫn tạp và xấu đi nên phải chọn lọc để phục hồi lại giống gốc.

I. Sản xuất giống cây trồng:

Nhằm mục đích tạo ra nhhiều hạt giống, cây con giống.

1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt:

(8)

- Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo quy trình nào?

HS: quan sát, suy nghĩ, trả lời.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Quan sát sơ đồ 3, em hãy cho biết các ô màu vàng từ 1 đến 5 diễn tả điều gì?

HS: Ô trồng các con của từng cá thể được chọn từ ruộng trồng giống phục tráng.

GV: Các mũi tên và các ô sau các ô dòng 1 đến 5 diễn tả điều gì?

HS: Hỗn hợp hạt của 3 dòng tốt, trồng ở năm sau, tạo ra hạt giống siêu nguyên chủng, sau đó chọn lọc hỗn hợp, gieo trồng tiếp được hạt nguyên chủng, sau đó lại tiếp tục chọn lọc, gieo trồng nhiều vụ được hạt giống đưa vào sản xuất đại trà.

- Hạt giống siêu nguyên chủng: có số lượng ít nhưng chất lượng cao( Độ thuần khiết cao, không bị sâu bệnh).

- Hạt giống nguyên chủng: Hạt có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng.

GV: Hạt giống nguyên chủng và hạt giống sản xuất đại trà khác nhau như thế nào?

HS: Tiêu chuẩn chất lượng hạt nguyên chủng cao hơn nhiều hạt giống sản xuất đại trà, số lượng hạn chế hơn.

GV: Sản xuất giống cây bằng hạt thường áp dụng cho những loại cây nào?

HS: Cây ngũ cốc, cây họ đậu và một

Từ hạt giống đã được phục tráng, tiến hành chọn lọc và nhân giống theo quy trình:

+ Năm 1: Gieo hạt giống đã được phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.

+ Năm 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của dòng tốt hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

+ Năm 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

+ Năm 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

- Thường áp dụng cho cây ngũ cốc, cây họ đậu và một số cây lấy hạt.

(9)

số cây lấy hạt khác.

GV: YCHS quan sát H15, H16, H17/SGK:

- Thế nào là giâm cành, ghép mắt(hoặc cành), chiết cành?

HS: Suy nghĩ, trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt lá?

HS: Để giảm bớt cường độ thoát hơi nước, giữ cho hom giống không bị héo.

GV: Tại sao khi chiết cành người ta phải dùng nilon bó kín bầu đất lại?

HS: Để giữ ẩm cho đất bó bầu và hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh.

GV: Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với loại cây nào?

HS: Loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh.

GV: Mở rộng:

Phương pháp nuôi cấy mô. Sau đó, yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về phương pháp này.

HS: Lấy ví dụ.

GV: Gia đình em đã sản xuất giống cây trồng bằng cách nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính:

- Giâm cành: Từ một đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ.

- Ghép mắt: Lấy mắt ghép( hoặc cành ghép) ghép vào một cây khác

( gốc ghép).

- Chiết cành: Bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất.

* Phương pháp nuôi cấy mô:

- Tách lấy mô sống của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau một thời gian, từ mô sống đó sẽ hình thành cây mới, đem trồng và chọn lọc ta được giống mới.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp bảo quản hạt giống cây trồng:

- Mục tiêu: Hiểu được các phương pháp bảo quản hạt giống cây trồng.

- Thời gian: 10 phút

(10)

- Hình thức tổ chức:Cá nhân

- Phương pháp: Vấn đáp,trực quan - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Muốn bảo quản tốt hạt giống

phải đảm bảo các điều kiện gì?

HS: Đọc SGK, suy nghĩ, trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô?

HS: Hạn chế quá trình hô hấp của hạt.

GV: Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch, không lẫn tạp chất?

HS: Tránh bị sâu mọt và chim chuột ăn.

GV: Gia đình em đã bảo quản hạt giống như thế nào?

HS: Liên hệ, suy nghĩ, trả lời.

II. Bảo quản hạt giống cây trồng:

Muốn bảo quản tốt hạt giống phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Hạt giống phải đạt chuẩn

- Nơi cất giữ phải bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được.

- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kip thời.

- Bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao túi kín, để ở nơi cao ráo, sạch sẽ.

- Bảo quản hạt giống trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.

3.3: Hoạt động luyện tập(5’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành, vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

* Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành trong bao nhiêu năm A. 2 B.3 C.4 D. 5

Câu 2: Trình bày những điều kiện cần thiết khi bảo quản hạt giống cây trồng?

Câu 3: Tại sao khi chiết cành phải dùng túi nilong bó kín bầu và phải chọc thủng túi nilong khi bó bầu?

3.4: Hoạt động vận dụng(3’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành, vận dụng kiến thức giải thích thực tế

(11)

Câu 1: Em hãy so sánh ưu và nhược điểm của phương pháp bảo quản hạt giống kín và phương pháp bảo quản hạt giống lạnh?

Câu 2: Em hãy giải thích vì sao những cây trồng như cam, quýt, bưởi người ta vừa có thể nhân giống bằng hạt vừa có thể nhân giống vô tính?

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

? Về nhà hãy tìm hiểu thêm các phương pháp nhân giống bằng phương pháp vô tính hiện đại mới

? Tìm hiểu cách bảo quản hạt giống bằng phương pháp lạnh hiện nay mà các nước áp dụng

5. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.

- Đọc và xem trước bài 12: “ Sâu, bệnh hại cây trồng”.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ là tấm gương sáng người về sự tự giác và sáng tạo, đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới một cách

* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ là tấm gương sáng người về sự tự giác và sáng tạo, đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới một cách

b - Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác góp phần lọc sạch môi trường nước vì cơ thể trai giống

GV: Tích hợp giáo dục đạo đức HS thông qua nội dung bài học: Các em phải có ý thức tham gia tích cực cùng gia đình, địa phương phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như xử

Trong chương trước, cô và các em đã nghiên cứu xong cơ sở của trồng trọt, đó là đất trồng, phân bón, giống cây trồng và bảo vệ cây trồng3. Trong chương tiếp theo này,

- Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật của quy trình giâm cành, chiết cành và ghép - Hình thành kỹ năng lựa chọn cành hợp lý và chọn thời điểm thích hợp để trồng

- Chúng ta phải tích cực học tập tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và

Cũng giống như tập hợp các số nguyên không phải mỗi số nguyên đều chia hết cho mọi số nguyên khác 0 ; nhưng khi thêm các phân số vào tập hợp các số nguyên thì phép chia