• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 12

BÀI 8: TÔNG TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- HS hiểu được khái niệm, ý nghĩa việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác.

- Biểu hiện của tôn trọng học hỏi các dân tộc khác.

2. Kĩ năng

- Biết phân biệt hành vi tôn trọng học hỏi và không tôn trọng học hỏi các dân tộc khác trong cuộc sống.

- Biết tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp.

3. Thái độ

- Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác học tập những điều tốt đẹp trong nền văn hoá các dân tộc khác.

4. Phát triển phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

* Giáo dục kĩ năng sống: thu thập và xử lí thông tin, tư duy sáng tạo, hợp tác, tư duy phê phán.

* Giáo dục đạo đức: HÒA BÌNH, HỢP TÁC, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

- Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng, khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác, có nhu cầu tìm hiều và học tập những điều tốt đẹp trong nền văn hoá của các dân tộc .

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh ảnh tư liệu về những thành tựu văn hóa của một số nước.

- HS: SGK, Tranh ảnh tư liệu về những thành tựu văn hóa của một số nước.

III. Phương pháp

- PP: Nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, dạy học nhóm.

- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút IV. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 3’

? Nêu những ví dụ về các hoạt động chính trị xã hội của lớp trường và địa phương em. Bản thân em đã tham gia những hoạt động XH nào?

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động - Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: vấn đáp

- Kỹ thuật: động não

(2)

- GV chiếu video về quan hệ hợp tác của VN với các nước trong khu vực. Y/c hs theo dõi

? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa VN với các nước trong video?

- Hs trả lời, gv nhận xét, dẫn dắt vào bài

Việt Nam hiện nay đã có quan hệ với nhiều nước trên thế giới như gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gia nhập tổ chức WTO, TPP... Điều đó chứng tỏ Việt Nam đã thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới nhằm tôn trọng, học hỏi tinh hoa của các dân tộc.

* Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)

- Mục tiêu: Giáo dục hs ý thức trân trọng mối quan hệ tốt đẹp giữa Vn với các nước trong khu vực và trên thế giới

- Phương pháp: Thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề.

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của phần đặt vấn đề .

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình...

KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gọi hs đọc phần đặt vấn đề.

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Gv giao phiếu HT cho các nhóm, y/c các nhóm thảo luận nội dung trong phiếu, thời gian 5’

Phiếu HT số 1

Câu hỏi Trả lời

? Việt Nam có những đóng góp gì đáng tự hào cho nền văn hoá thế giới ?

? Lý do quan trọng nào giúp Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ?

? Nước ta có tiếp thu và sử dung những thành tựu mọi mặt của thế giới không ?

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, gv chiếu kết quả trên màn hình để hs so sánh

- Kết quả dự kiến Phiếu HT số 1

I. Đặt vấn đề 1. Tình huống 2. Nhận xét

(3)

Câu hỏi Trả lời

? Việt Nam có những đóng góp gì đáng tự hào cho nền văn hoá thế giới ?

+ Vịnh Hạ Long.

+ Cung đình Huế.

+ Phố cổ Hội An.

+ Động Phong Nha....

? Lý do quan trọng nào giúp Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ?

- Trung Quốc mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác .

- Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng.

- Hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ .

? Nước ta có tiếp thu và sử dung những thành tựu mọi mặt của thế giới không ?

- Có.

- Vd: Công nghệ thông tin liên lạc....

GV: Giữa các dân tộc cần có sự học tập kinh nghiệm lẫn nhau và sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm nền văn hoá nhân loại trở nên phong phú.

+ Bước 4: Đánh giá hoạt động

*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học

Mục đích: HS hiểu được thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, ý nghĩa của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, trách nhiệm của chúng ta.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề.

- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c hs theo dõi phần kênh chữ trong sgk + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Gv giao phiếu HT cho các nhóm, y/c các nhóm thảo luận nội dung trong phiếu, thời gian 5’

Phiếu HT số 2

Câu hỏi Trả lời

? Chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không ? Vì sao ?

? Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Nêu VD.

? Không nên học tập điều gì?

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Phải biết tôn trọng các dân tộc khác. Học hỏi những giá trị văn hoá của các dân tộc khác, thế giới để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

II. Nội dung bài học

(4)

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, gv chiếu kết quả trên màn hình để hs so sánh

- Kết quả dự kiến Phiếu HT số 2

Câu hỏi Trả lời

? Chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không ? Vì sao ?

- Có vì tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ giúp mối quan hệ giữa các nước, các dân tộc trở nên gắn bó, đồng thời sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xay dựng đất nước giàu mạnh...

? Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Nêu VD.

- Nên: Thành tựu khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, văn hoá nghệ thuệt (máy móc hiện đại, các loại viễn thông, vi tính, điện lạnh, điện tử, kiến trúc, âm nhạc...)

? Không nên học tập điều gì?

- Không nên:

+ sống thực dụng, chạy theo tiền.

+ Phá hoại truyền thống dân tộc.

+ Văn hoá đồi trụy, độc hại.

+ Chạy theo mốt...

GVKL: Tôn trọng, học hỏi giao lưu hợp tác, xây dựng tình hữu nghị với các dân tộc.

- Tôn.... các nước phát triển, đang phát triển.

- Tiếp thu, chọn lọc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc.

- Tránh bắt chước, dập khuôn máy móc, mù quáng.

- Phải tự chủ, độc lập, tự tin dân tộc.

? Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ?

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc. Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc...

? Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác

? Điều đó có ý nghĩa gì?

- Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu, đó là vốn quý của loài người, cần được tôn trọng tiếp thu và phát triển.

1. Khái niệm

- Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác là:

+ Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác.

+ Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội, của các dân tộc.

2. Ý nghĩa

- Tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Góp phần cho các nước

(5)

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc .

? Nên học tập các dân tộc khác ntn ? Lấy ví dụ về một số trường hợp nên hoặc không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác ?

- Chúng ta phải tích cực học tập tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

- HS tự lấy vd. (Cách ăn mặc, nói năng, cư xử, phong cách sống...)

? HS cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

- Tăng cường giao lưu hợp tác trên mọi lĩnh vực, xây dựng tình đoàn kết, hữu nghi giữa các dân tộc.

- Tôn trọng và học tập tất cả các dân tộc, kể cả dân tộc ở các nước đang phát triển.

- Tiếp thu có chọn lọc những gì tốt đẹp ở các dân tộc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta...

- Khi giao tiếp với người nước ngoài luôn tỏ ra tôn trọng họ và thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

Gv: Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách có chọn lọc vì điều đó giúp cho đân tộc ta phát triển và giữ vững được bản sắc dân tộc.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập

- Mục đích: Hs biết vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống đặt ra trong bài tập

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - Thời gian: 15 phút

- Cách thức tiến hành:

- Yêu cầu hs làm nhanh bt 1,2,3,5-sgk.

? Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 4-sgk.

Hs : Thảo luận - Trao đổi.

- Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà

Vì những nước đang phát triển tuy có thể còn nghèo nàn và lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập.

Hs : Nhận xét Gv : Kết luận

cùng xây dựng nền văn hoá chung của nhân loại ngày càng văn minh, tiến bộ

3. Trách nhiệm của chúng ta

- Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới.

- Tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của con người Việt Nam.

III. Bài tập

HS làm nhanh bt 1,2,3,5- sgk.

(6)

* Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (3’)

? Bản thân em sẽ học tập, tiếp thu những gì của nước bạn?

+ HS bộc lộ

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (5’)

? Em hãy kể một câu chuyện về Bác khi Người học tập và làm việc ở nước ngoài, cách Bác học tập VH nước ngoài

+ HS kể

- Dự kiến: "Phương Đông có gì hay cũng học, phương Tây có gì hay cũng tiếp thu"

+ Gv nhận xét, bổ sung

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới - GV giao nhiệm vụ cho HS

- Thuộc lòng nội dung bài học.

- Làm các bài tập sgk.

- Chuẩn bị bài sau: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư V. Rút kinh nghiệm

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +