• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Đạo đức lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46, 47 Bài 8: Bảo quản đồ dùng cá nhân | Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Đạo đức lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46, 47 Bài 8: Bảo quản đồ dùng cá nhân | Cánh diều"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 8: Bảo quản đồ dùng cá nhân

Câu hỏi Khởi động trang 42 SGK Đạo đức lớp 2: Trò chơi Thi tìm đồ dùng cá nhân Hình ảnh: Trang 42 SGK

Em có những đồ dùng cá nhân nào?

- Chia nhóm tổ chức trò chơi.

- Trực quan.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết Cách chơi:

- Mỗi nhóm xếp thành một hàng dọc, đứng đối diện bảng.

- Quan sát hình ảnh trang 42, SGK Đạo đức 2.

- Lần lượt mỗi bạn lên viết trên bảng của nhóm mình tên các đồ dùng cá nhân trong hình ảnh.

- Đội nào viết được chính xác, đầy đủ và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.

Câu hỏi Khám phá trang 43 SGK Đạo đức lớp 2:

Bài 1

Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:

(2)

Hình ảnh: Trang 43 SGK

Chiếc áo khoác

Mẹ mua cho Na một chiếc Tan học, Na cởi áo khoác và vứt áo khoác mới mà Na rất thích. dưới gốc cây để chơi cùng các bạn.

Về đến nhà, Na không nhớ đã để Na bị ốm do không mặc chiếc áo khoác ở đâu. áo khoác khi trời lạnh.

a. Bạn Na đã làm gì với chiếc áo khoác của mình?

b. Việc làm đó đã dẫn đến hậu quả gì?

c. Em rút ra được điều gì về việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân?

Phương pháp giải:

- Kể chuyện theo tranh.

- Trực quan.

(3)

- Phân tích tình huống truyện.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời Hình 1:

Na đã được mẹ mua cho một chiếc áo khoác mới mà na rất thích và được mẹ dặn rằng phải giữ gìn chiếc áo cẩn thận.

Hình 2:

Khi tan học, Na đã cởi áo khoác ra để chơi cùng các bạn nhưng không cất chiếc áo cẩn thận mà vứt dưới gốc cây.

Hình 3:

(4)

Quá mải chơi, lúc về, Na đã quên không cầm theo áo khoác. Thấy Na không mặc áo khoác, mẹ đã hỏi: “Con để áo khoác ở đâu?” nhưng bạn ấy không nhớ.

Hình 4:

Vì không mặc áo khoác khi trời lạnh nên bạn Na đã bị ốm.

a. Do mải chơi, không chú ý cẩn thận trong việc giữ gìn đồ dùng cá nhân, bạn Na đã vứt chiếc áo khoác mẹ mua cho dưới gốc cây, khi được mẹ hỏi thì bạn không nhớ để chiếc áo khoác đó ở đâu và nó đã bị mất.

b. Việc bạn Na để mất chiếc áo khoác dẫn đến nhiều tác hại: bạn Na bị cảm lạnh, bố mẹ lo lắng, buồn bã, có thể sẽ mất thêm tiền để mua chiếc áo khoác mới cho Na.

c. Câu chuyện trên giúp em rút ra một bài học là cần phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân, cất giữ cẩn thận khi không dùng đến, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ.

Bài 2

(5)

Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân Hình ảnh: Trang 44 SGK

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

(6)

- Liên hệ thực tế.

Trả lời Hình 1:

Lau kính, cất kính vào hộp cẩn thận khi không sử dụng để tránh việc rơi làm vỡ kính.

Hình 2:

Đóng nắp bút lại sau khi không sử dụng để tránh việc rơi làm hư bút.

Hình 3:

Lau rửa xe đạp sạch sẽ.

(7)

Hình 4:

Lau giày dép sạch sẽ, cất vào tủ sau mỗi lần dùng.

Ngoài ra: Một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân như: bảo quản cặp sách, đồ dùng học tập; gấp gọn quần áo, cất vào tủ gọn gàng; ...

Bài 3

Trao đổi về sự cần thiết phải bảo quản đồ dùng cá nhân a. Việc bảo quản đồ dùng cá nhân mang đến lợi ích gì?

b. Việc không bảo quản đồ dùng cá nhân dẫn đến điều gì?

Phương pháp giải:

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

a. Việc bảo quản đồ dùng cá nhân mang đến những lợi ích như: đảm bảo sức khỏe; tiết kiệm thời gian, tiền bạc; bản thân và mọi người thấy vui vẻ; đồ dùng được bảo quản cẩn thận sẽ có giá trị sử dụng lâu dài; rèn tính ngăn nắp cho bản thân.

b. Việc không bảo quản đồ dùng cá nhân sẽ dẫn đến các hậu quả như: gây hại cho sức khỏe;

gây hư hỏng đồ đạc; tốn thời gian, tiền bạc; bản thân trở nên cẩu thả.

Bài 4

Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng cá nhân:

Hình ảnh: Trang 45 SGK

(8)

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

Một số cách bảo quản đồ dùng cá nhân:

- Đồ dùng học tập: bọc sách, vở và ghi nhãn cẩn thận; không vẽ bậy vào sách vở; không xé sách vở; đóng nắp bút cẩn thận khi không dùng đến; cất đồ dùng học tập ngăn nắp, đúng chỗ khi dùng xong.

- Đồ chơi: không ném đồ chơi; lau chùi sạch sẽ; cất cẩn thận, đúng chỗ khi dùng xong; sử dụng đúng cách.

- Quần áo, giày dép: gấp gọn gàng quần áo; những bộ đồ dễ nhăn dùng móc treo; cất vào tủ gọn gàng khi không dùng đến; lau chùi giày dép sạch sẽ.

Câu hỏi Luyện tập trang 45 SGK Đạo đức lớp 2:

Bài 1

Nhận xét hành vi

Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong mỗi tranh dưới đây?

Hình ảnh: Trang 45, 46 SGK

(9)

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Phân tích hình ảnh.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời Hình 1:

(10)

Hai bạn nữ đang lấy chiếc khăn len để chơi trò kéo co. Đây là việc làm không bảo quản đồ dùng cá nhân vì nó sẽ khiến chiếc khăn len nhanh bị hỏng. Chúng ta không đồng tình với việc làm này.

Hình 2:

Bạn nữ đang đánh dấu chiếc cặp của mình bằng cách viết tên mình bên ngoài cặp. Đây là việc làm thể hiện sự bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, tránh bị thất lạc, nhầm lẫn. Chúng ta đồng tình với việc làm này.

Hình 3:

Bạn nam đã vẽ bậy ra bìa cuốn sách. Đây là việc làm không tốt cho đồ dùng cá nhân vì sẽ khiến cuốn sách bị bẩn, xấu, nhanh cũ. Chúng ta không đồng tình với việc làm này.

Hình 4:

(11)

Bạn nữ đang rửa bình nước cá nhân. Đây là việc làm bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, giúp cho bình nước sạch sẽ, vệ sinh, bảo vệ chính sức khỏe của bạn. Chúng ta đồng tình với việc làm này.

Hình 5:

Bạn nam đang sắp xếp bút vào hộp sau khi dùng. Đây là việc làm bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, giúp cho bút được bền đẹp, tránh bị gãy hoặc bị thất lạc. Chúng ta đồng tình với việc làm này.

Hình 6:

Bạn nữ dùng chân vứt đôi giày. Đây là việc làm không tốt cho đồ dùng cá nhân vì sẽ khiến cho đôi giày nhanh bị sờn, rách, hỏng. Chúng ta không đồng tình với việc làm này.

Bài 2

Xử lí tình huống:

Em sẽ khuyên bạn điều gì trong mỗi tình huống dưới đây?

Hình ảnh: Trang 46 SGK Tình huống 1:

(12)

Tình huống 2:

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

(13)

Tình huống 1:

Lời khuyên: Bạn nam cần rửa sạch bàn chải đánh răng trước và sau khi sử dụng; cất bàn chải ở nơi khô ráo trong phòng tắm và thay bàn chải đánh rắng sau 3 tháng sử dụng. Làm như vậy sẽ giúp bàn chải sạch sẽ, bền đẹp, đảm bảo vệ sinh và giữ sức khỏe cho bản thân.

Tình huống 2:

Lời khuyên: Bạn nam nên từ chối lời rủ rê của bạn cùng bàn lấy thước kẻ chơi đấu kiếm.

Vì việc làm này sẽ làm hỏng đồ dùng học tập, có thể làm gãy thước kẻ và khiến cho hai bạn bị tai nạn.

Bài 3

Em đã và sẽ làm gì để bảo quản đồ dùng cá nhân?

Phương pháp giải:

- Liên hệ bản thân.

- Trình bày trước lớp.

Trả lời

(14)

* Những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân:

- Ghi nhãn vở, bọc sách vở cẩn thận.

- Bảo quản đồ dùng học tập: nhẹ nhàng, cất gọn cẩn thận khi không dùng đến.

- Gấp gọn gàng quần áo và cất ngăn nắp trong tủ.

* Những việc em sẽ làm để bảo quản đồ dùng cá nhân:

- Phơi đồ ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng để giữ đồ được khô ráo, thơm tho.

- Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân mỗi khi dùng xong.

- Không vứt đồ lung tung.

Câu hỏi Vận dụng trang 47 SGK Đạo đức lớp 2:

Bài 1

Lựa chọn một số đồ dùng của em và tìm cách đánh dấu để tránh bị thất lạc:

Hình ảnh: Trang 47 SGK

Phương pháp giải:

- Liên hệ bản thân.

- Trình bày sản phẩm trước lớp.

Trả lời

(15)

Học sinh lựa chọn một số đồ dùng cá nhân để đánh dấu như: hộp kính, cặp sách, balo, sách, vở.

Ví dụ: Đối với sách, vở, em sẽ dán nhãn vở vào góc phải trên cùng sách, vở; ghi đầy đủ thông tin cá nhân như: trường, lớp, họ và tên, tên sách (vở), năm học; bọc lại cẩn thận. Việc làm này sẽ giúp sách, vở không bị nhầm lẫn, tránh bị thất lạc, dễ tìm.

Bài 2

Vệ sinh, làm sạch đồ dùng cá nhân:

Hình ảnh: Trang 47 SGK

Phương pháp giải:

- Ôn tập lí thuyết.

- Tự thực hành.

- Liên hệ bản thân.

(16)

Trả lời

Học sinh sẽ tự thực hành việc vệ sinh, làm sạch đồ dùng cá nhân.

Ví dụ: - Lau kính sau mỗi lần sử dụng, cất vào hộ đựng cẩn thận.

- Rửa sạch bình uống nước cá nhân sau mỗi lần sử dụng.

Bài 3

Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân:

Phương pháp giải:

- Liên hệ bản thân.

- Đưa lời nhắc nhở.

Trả lời

Học sinh vận dụng những lí thuyết đã học để đưa ra lời nhắc nhở đến bạn bè, người thân trong việc bảo quản đồ dùng cá nhân:

- Nêu ra tầm quan trọng của việc bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Nêu ra những hậu quả nếu không bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Đưa ra lời nhắc nhở bạn bè, người thân cần bảo quản đồ dùng cá nhân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trực quan. - Thảo luận nhóm/cặp đôi. - Liên hệ thực tế. Việc làm này giúp tủ lạnh sạch sẽ, thời hạn sử dụng lâu hơn, giữ được thực phẩm tốt hơn, đảm bảo sức khỏe

Hướng dẫn: Đối với việc so sánh các số với nhau, em so sánh từng cặp chữ số trong cùng một hàng từ trái qua phải, trong từng cặp, chữ số nào lớn hơn thì số đó lớn

Vì đây là hành động thể hiện việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân, giúp quần áo của bạn luôn bền đẹp và gọn gàng.. Tranh 2: Bạn nam xé vở để

Em có thể ủng hộ, khen ngợi anh/chị/em khi họ có việc làm thể hiện việc biết bảo quản đồ dùng gia đình hoặc nhắc nhở khi thấy người thân đang

Em đồng tình với ý kiến 1, 2, 4 và không đồng tình với ý kiến 3, 5, vì chúng ta cần biết lắng nghe nhận xét của tất cả mọi người xung quanh về mình chứ không riêng nhận

Khi nhận ra điểm yếu của bản thân là nói quá nhỏ, nghe lại không hay, Vũ đã biết tìm cách khắc phục bằng cách hỏi Hoàng và lắng nghe ý kiến của Hoàng.. - Quyên: Hành

Khi đó, em với bạn đã cùng nhau ngồi lại để giải thích cho đối phương nghe về ý kiến của mình, chỉ ra những điểm đồng tình và không đồng tình trong ý kiến của

Em đã xử lí bất hòa bằng cách gặp Lan để giải thích và nói rõ mình không nói xấu Lan với các bạn trong lớp và nhờ các bạn trong lớp làm chứng việc này, nhờ đó Lan đã hiểu