• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn: 20/11/2020

Ngày dạy: Thứ 2 ngày 23/11/2020

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHỦ ĐỀ: TỰ CHĂM SÓC VÀ RÈN LUYỆN BẢN THÂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được thân thể,sức khỏe là tài sản quí nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

- Nêu được các tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.

2. Năng lực: Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc cùng chia sẻ với các bạn những việc mình làm để tự chăm sóc bản thân

3. Phẩm chất: Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

TPT Đội chuẩn bị băng nhạc bài nhảy dân vũ " Rửa tay"

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- HS tập trung trên sân cùng HS cả trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- Nghe nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

2. Các hoạt động (28p)

Mục tiêu: Giúp HS hiểu sức khỏe có vai trò như thế nào. Muốn có sức khỏe tốt chúng ta cần làm gì?

Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát tranh Bác Hồ tập thể dục.

? Bác Hồ đang làm gì?

? Theo em thế nào là tự chăm sóc sức khỏe?

?Hãy kể những việc em tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thân thể?

Kết luận: Sức khỏe không tốt trong lớp học uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu bài giảng, về nhà không học được bài thì kết quả học tập sẽ kém ……

Củng cố, dặn dò (2p)

- Tiếp tục rèn luyện sức khỏe và tuyên truyền người thân cùng thực hiện.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- Bác tập thể dục thể thao….

HS: Nghĩa là biết giữ vệ sinh cá nhân ,ăn uống điều độ…

HS: Tập thể dục, tham gia lớp năng khiếu võ, ăn uống đủ chất…

-

(2)

TIẾNG VIỆT

BÀI 12A: ƯƠM, IÊM, YÊM (tiết 111, 112) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc đúng vần ươm, iêm, yêm; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, đoạn đọc. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh, hiểu ý chính của đoạn đọc (trả lời được câu hỏi đọc hiểu).

- Viết đúng: ươm, iêm, yêm, bướm.

- Biết nói về cảnh vật trong tranh.

2. Năng lực: Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc tham gia các hoạt động tập thể.

3. Phẩm chất: Yêu quý mọi người và phát triển ngôn ngữ TV II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh HĐ1, HĐ4

- HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KHỞI ĐỘNG HĐ1. Nghe – nói (5’)

- Cả lớp: Quan sát tranh HĐ1

+ Hãy quan sát và hỏi – đáp về những gì đã thấy trong tranh.

- Trong các từ ngữ này có các tiếng: bướm, xiêm, yếm chứa vần ươm, iêm, yêm các em sẽ học hôm nay.

- GV viết tên bài: ươm, iêm, yêm trên bảng.

B. KHÁM PHÁ HĐ2: Đọc (20’) a) Đọc tiếng, từ ngữ.

– Cả lớp: Nghe GV giải thích:

+ Tiếng bướm có âm đầu b, vần ươm và thanh sắc.

+ Tiếng xiêm có âm đầu x, vần iêm và thanh không dấu.

+ Tiếng yếm là tiếng không có âm đầu, vần yêm và thanh sắc.

- GV đánh vần, đọc trơn: bờ – ươm – bươm – sắc –bướm → bướm.

- GV đọc trơn đàn bướm, dừa xiêm, cái yếm và đọc trơn theo GV.

- Đọc từ ngữ chứa vần ươm, iêm; tìm tiếng

- Quan sát và hỏi đáp theo cặp.

- Cặp: Thay nhau hỏi – đáp (VD:

Bạn thấy cây gì ở bên phải tranh? –

… thấy cây dừa xiêm trĩu quả, thấy em bé đeo yếm,... thấy đàn bướm bay lượn...)

- Lắng nghe.

– CN, nhóm, cả lớp.

- HS đọc trơn theo GV: ươm, bướm; iêm, xiêm; yêm, yếm.

- HS đọc

(3)

chứa vần ươm, iêm.

+ Đọc trơn các từ mới (Hồ Gươm, lúa chiêm, hạt cườm).

+ Cá nhân trong nhóm đọc trơn các từ; tìm tiếng chứa ươm, iêm.

+ Đại diện một số nhóm đọc trơn 3 từ; nêu tiếng chứa vần ươm, iêm.

– Cả lớp: HS đọc trơn 3 từ ngữ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c) Đọc hiểu (10’)

– Cả lớp:

- GV đính hình và chữ phóng to trên bảng.

- GV nêu yêu cầu đọc từ ngữ dưới hình.

- Chỉ cho HS đọc.

TIẾT 2 HĐ3. Viết (13’)

- Cả lớp:

GV viết mẫu các chữ: ươm, iêm, yêm, bướm;

nghe GV nhắc cách viết chữ, cách đặt dấu thanh trên chữ (dấu sắc đặt trên chữ ơ trong bướm).

- Cá nhân:

- Cả lớp: GV nhận xét, sửa lỗi cho các bạn viết còn hạn chế.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4. Đọc (20’)

Đọc hiểu đoạn Biết trời sẽ mưa.

– Cả lớp:

+ GV treo trên bảng, gợi ý: Trong bức tranh này, các em thấy trên giàn thiên lí, chuồn chuồn, bươm bướm đang bay lượn. Chúng đang nói chuyện với nhau. Chi tiết nào cho chúng ta biết điều ấy?

+ GV đọc trơn đoạn văn. GV lưu ý HS ngắt,

- Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới.

- HS nhìn bảng phụ, nghe, đọc theo.

- Đọc trơn

- Quan sát - Lắng nghe - Nhóm:

+ Nêu 3 hình vẽ (mẹ bế bé, túi chườm, múa kiếm).

+ Đọc các từ ngữ: âu yếm, túi chườm, múa kiếm.

- Cả lớp: Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi hình.

+ Đại diện nhóm thi đính đúng, đính nhanh từ ngữ dưới mỗi hình (thi 2 lần, 4 nhóm).

- HS theo thước chỉ của GV đọc từ ngữ.

- Viết bảng con - Lắng nghe

- HS quan sát tranh HĐ4 được GV treo trên bảng, nghe GV gợi ý

- Một số HS trả lời (chi tiết bóng nói của bướm nâu: “Chuồn chuồn ớt ơi!...”).

- Lắng nghe

- HS đọc trơn theo GV; 3 HS đọc

(4)

nghỉ hơi sau các dấu câu; đọc nhấn mạnh ở các từ ngữ bay đi thế, thế đấy, giỏi quá.

E. Củng cố, dặn dò(2’) - Nhắc lại tên bài vừa học.

- Nhận xét tiết học

- Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT.

đoạn văn (có thể 1 HS đọc câu dẫn lời, 1 HS đọc lời bướm nâu, 1 HS đọc lời chuồn chuồn).

- Nhóm:

+ Cá nhân đọc trơn trong nhóm.

+ 3 bạn đọc nối tiếp bài.

+ Thảo luận tìm ý trả lời đúng.

- Cả lớp:

+ Các nhóm đọc, đại diện nhóm trả lời câu hỏi (Vì sao cả đàn chuồn chuồnbay đi? Trả lời: ý 2.).

+ HS đọc trơn cả đoạn.

--- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 4: CHĂM SÓC VÀ RÈN LUYỆN BẢN THÂN ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Thực hiện được những việc làm để chăm sóc bản thân.

Tự chăm sóc được bản thân trong những tình huống thay đổi.

Lựa chọn và mặc được trang phục phù hợp với thời tiết và hoàn cảnh 2. Năng lực: Rèn luyện được thói quen nề nếp.

3. Phẩm chất: Đoàn kết, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên: Chuẩn bị hình ảnh, bộ thẻ ngôi sao màu vàng, màu xanh, màu đỏ.

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm. Khăn mặt, giấy ăn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động (8’)

Hoạt động 1: Giới thiệu chủ để

- GV giới thiệu trò chơi“ Làm gián điệp”

và phổ biến cách chơi.

- Hướng dẫn học sinh chơi.

- Học sinh lắng nghe và chơi. Một bạn trong vai “ gián điệp” mô tả đặc điểm của một bạn trong lớp (có thể về hình dáng, cách ăn mặc,

…) cả lớp tìm.

-Người nào đoán đúng thì sẽ trở thành “ gián điệp” và trò chơi tiếp tục.

(5)

- Qua trò chơi giúp chúng ta biết được điều gì?

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh chủ đề và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

+ Em có thường làm những việc như các bạn trong tranh không? Em còn làm được những việc nào nữa?

+ Quan sát và chia sẻ nội dung các bức tranh, theo em chủ đề hoạt động của chúng ta hôm nay sẽ là chủ đề gì?

2. HĐ khám phá (25’)

Hoạt động 2: Nhận diện hình ảnh gọn gàng, sạch sẽ

- GV Yêu cầu học sinh quan sát tranh Của nhiệm vụ 1trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 trang 34

-Bạn nào trong tranh gọn gàng sạch sẽ?

- Em thích mình giống bạn nào? Vì sao?

- Giáo viên mời cả lớp đứng dậy, nhìn lại bản thân xem mình giống bạn nào ở trong tranh và hỏi

Ai thấy mình giống bạn trong tranh số 1? ....

- Các em hãy chỉnh đốn lại trang phục cho gọn gàng.

- Nhận xét và nhắc nhở học sinh về chăm sóc hình ảnh bên ngoài của học sinh.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc làm chăm sóc bản thân

- Cho HS quan sát tranh trang 35

- Bạn nào thường xuyên đánh răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ?

- Bạn nào tự tắm dược? Bạn nào bố mẹ tắm giúp?

- Bạn nào biết rửa mặt, rửa tay, chân sau khi chơi?

- Bạn nào thường đi ngủ đúng giờ?

- Bạn nào hay ăn quà vặt bán ở cổng

-Trò chơi giúp chúng ta nhận diện hình ảnh của các bạn lớp mình. Rất nhiều bạn đã biết chăm sóc bản thân luôn gọn gàng, sạch sẽ.

- Học sinh quan sát tranh

+ Một bạn nam đang đứng trước tủ quần áo lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết.

Bạn nam chỉnh quần áo rất ngay ngắn.

Một bạn nữ đang soi gương để chỉnh lại tóc Một bạn nữ đang tự tết tóc.

- Tự chăm sóc và rèn luyện bản thân

- Học sinh quan sát tranh

- Bạn trong tranh số 1, 3 gọn gàng, sạch sẽ Bạn trong tranh số 2, 4 quần áo lôi thôi, luộm thuộm tóc rối bù.

- Học sinh trả lời theo ý kiến riêng.

-Học sinh trả lời

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh quan sát tranh và nêu được từng việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.

- Học sinh trả lời

(6)

trường?

- Bạn nào thường xuyên súc miệng nước muối vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ?

- Bạn nào tập thể dục để rèn luyện sức khỏe?

- Khi thực hiện những công việc trên em có gặp khó khăn gì không?

- Gọi học sinh nêu các bước rửa tay và lên làm mẫu cho các bạn

- GV chốt lại nội dung 3. Củng cố-dặn dò (2’)

- Cùng người thân làm những tấm thiệp ý nghĩa để tặng các thầy cô.

- Học sinh chia sẻ trước lớp.

- Học sinh thực hiện, cả lớp quan sát

………..

Ngày soạn: 21/11/2020

Ngày dạy: Thứ 3 ngày 24/11/2020

TOÁN

TIẾT 34: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 6.

Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS

A. Hoạt động khởi động (5’)

- HDHS chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.

- HS chơi trò chơi “Đố bạn”

- HS thể hiện trên các thẻ phép tính

(7)

B. Hoạt động hình thành kiến thức (10’) - HDHS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- Tìm kết quả từng phép trừ trong phạm vi 6 - GV giới thiệu Bảng trừ trong phạm vỉ 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.

- Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ trong phạm vi 6.

- GV tổng kết

C. Hoạt động thực hành, luyện tập (10’) - Bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.

- GV nêu ra một số phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhẩm.

D. Hoạt động vận dụng (8’)

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

E. Củng cố, dặn dò (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS nhận xét

Hs: 2 - 1 = 1;3 - 2=1;4 - 1=3;5 -3 = 2…

- Hs nhận xét.

- HS đưa ra phép trừ và đố nhau tìm kết quả

- HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 - 1; 5 - 1; 6 - 6, ...

- HS Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

- Hs nêu.

- Hs trả lời.

TIẾNG VIỆT BÀI 12B: ÔN TẬP

AM, ĂM, ÂM; OM, ÔM, ƠM; EM, ÊM, IM; UM, UÔM; ƯƠM, IÊM, YÊM (Tiết 113+114)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Đọc trơn các tiếng chứa vần có âm cuối m,các từ ngữ có tiếng chứa vần có âm cuối m. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Nghe kể câu chuyện Ước mơ của Sim và trả lời câu hỏi.

(8)

2. Năng lực: Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc tham gia các hoạt động tập thể.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, biết nói lời yêu thương với mọi người.

- Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ thể hiện nội dung HĐ2a, tranh và 9 thẻ chữ: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em,êm, im.

- HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Nghe – nói (10’)

- Thi nói nối tiếp các tiếng chứa vần có kết thúc bằng m.

- Cả lớp: GV nêu cách chơi: Cô (thầy) có 9 thẻ chữ ghi các vần chứa âm cuối m. Cả lớp cùng tham gia chơi theo phân công như sau:

- Nhóm: GV giao cho các cá nhân chuẩn bị.

- Cả lớp: nhóm nào nói được nhiều tiếng thì được khen.

- Nhận xét, khen nhóm thắng cuộc 2. Đọc (25’)

Đọc vần, từ ngữ.

- GV quay bảng phụ đã ghi 2 bảng A, B;

GV hỏi khi chỉ vào các dòng ngang: Mỗi dòng ở 2 bảng A, B thể hiện những gì?

b) Đọc câu.

- Cả lớp: GV đính tranh và chữ phóng to HĐ2b trên bảng, nghe GV nêu yêu cầu đọc 3 câu dưới tranh.

- Nhóm: Xác định thấy gì ở mỗi bức tranh.

- Cả lớp: Yêu cầu HS đọc câu theo thước chỉ của GV.

3. Nghe–nói (33’)

+ 3 nhóm, mỗi nhóm nhận 3 thẻ chữ (am,ăm, âm; om, ôm, ơm; em, êm, im).

+ HS trong nhóm đọc các thẻ chữ và thi nói nối tiếp các tiếng có vần chứa âm cuối m theo thẻ đã nhận.

+ Dòng thứ nhất thể hiện các vần có âm cuối m.

+ Dòng thứ hai thể hiện các từ ngữ có tiếng chứa vần có âm cuối m.

- HS đọc trơn các vần, tiếng, từ ngữ trong bảng.

- Quan sát

- Thảo luận nhóm

+ Dãy bàn HS đọc trơn bảng ôn.

+ Một số cá nhân đọc trơn bảng ôn.

(9)

Nghe kể câu chuyện Ước mơ của Sim và trả lời câu hỏi.

- GV treo 3 bức tranh trên bảng, giới thiệu: 3 bức tranh thể hiện câu chuyện Ước mơ của Sim.

- GV kể câu chuyện khi chỉ vào từng bức tranh:

+ Quê Sim gần nơi có tàu hoả chạy qua.

Sim thấy đoàn tàu chạy lượn theo sườn núi rất đẹp.

+ Sim được bố tặng đồ chơi đoàn tàu. Khi chơi đồ chơi, Sim mơ ước sau này trở thành người lái tàu để được đi khắp mọi miền của đất nước.

+ Sim kể với bố ước mơ của mình và được bố động viên là phải cố gắng học tập và rèn luyện thân thể tốt. Nghỉ hè, bố Sim thưởng cho bạn ấy một chuyến đi tàu hoả về Thủ đô. Ngồi trên tàu, cô bé mong sớm đến ngày được ngồi lái tàu.

- GV chỉ vào từng bức tranh và nói lại nội dung tóm tắt của câu chuyện (mỗi em nói 1 đoạn).

- Nhận xét, bổ sung, cho HS.

- HS trả lời từng câu hỏi dưới tranh.

+ Vì sao Sim thích nhìn đoàn tàu?

+ Sim thường chơi đồ chơi nào?

+ Ngồi trên tàu hỏa, Sim nghĩ đến điều gì?

- GV chốt đáp án.

+ Trong các món đồ chơi của em em thích đồ chơi nào nhất?

+ Em có mơ ước gì không?

+ Để đạt được ước mơ em phải làm gì?

4. Củng cố, dặn dò(2’) - Nhắc lại tên bài vừa học.

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát tranh và lắng nghe.

- Quan sát và ghi nhớ nội dung tóm tắt câu chuyện.

- Lần lượt nêu mỗi em 1 đoạn - Nhận xét.

-Trả lời câu hỏi dưới tranh.

+ Sim thấy đoàn tàu chạy lượn theo sườn núi rất đẹp.

+ Đồ chơi đoàn tàu

+ Cô bé mong sớm đến ngày được ngồi lái tàu.

+ HS trả lời theo ý của mình.

+ Trả lời

+ Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, bố mẹ, thầy cô…..

- Lắng nghe.

(10)

- Nhận xét tiết học

- Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT.

...

Ngày soạn: 22/11/2020

Ngày dạy: Thứ 4 ngày 25/11/2020

TOÁN

TIẾT 35: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực: Phát triển các NL toán học :NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thể hiện qua việc chủ động và tích cực tham gia xây dựng bài học.

- Trách nhiệm: Luôn có ý thức trách nhiệm với việc học tập của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 6, một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.

- HS: VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động thực hành, luyện tập (25’) Bài 2

- HDHS tự làm bài 2:

+ Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.

+ Chọn các phép trừ có kết quả là 2.

+ Thảo luận với bạn, chia sẻ trước lớp.

- GV chốt lại cách làm bài.

Bài 3

- Bài 3: Căn cứ vào bảng trừ trong phạm vi 6, thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng ô?

lí giải lí do lựa chọn bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.

- GV chốt lại cách làm bài.

Bài 4. GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ cho số 0. GV khuyến khích

HS Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.

+ Thảo luận với bạn, chia sẻ trước lớp.

Chia sẻ trước lớp

(11)

HS lấy thêm các ví dụ về phép trừ có kết quả là 0 và phép trừ cho số 0.

Bài 5

- HD HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

HS là tương tự với các trường hợp còn lại.

- GV nhận xét

D.Hoạt động vận dụng (8’)

- Hs nghĩ ra tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6

E. Củng cố, dặn dò (2’)

Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

HS Chia sẻ trước lớp.

Vỉ dụ: Bạn trai tạo được 5 bong bóng. Có 1 bong bóng bị vỡ.

Còn lại bao nhiêu bong bóng?

Chọn phép trừ 5 - 1 = 4 . Còn lại 4 bong bóng

HS thực hiện

--- TIẾNG VIỆT

BÀI 12C: AP, ĂP, ÂP (Tiết 115,116) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc đúng vần ap, ăp, âp; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, đoạn đọc. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh, hiểu nội dung chính đoạn văn.

- Viết đúng: ap, ăp, âp, sạp. Nói được tên sự vật, hoạt động chứa vần ap, ăp, âp.

- Biết nói về cảnh vật trong tranh.

2. Năng lực: Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc tham gia các hoạt động tập thể.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: Học sinh biết yêu quý con vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh HDD1, HĐ2c, bảng phụ HĐ2b; Thẻ chữ HĐ2c; Bảng con,..

- HS:Bảng con, phấn, SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. HĐ KHỞI ĐỘNG

HĐ1 :Nghe – nói (5p) - GV đưa tranh

- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để hỏi – đáp với bạn về cảnh vật mà các em nhìn thấy trong tranh vd “ Bạn thấy tranh vẽ gì?”

- Gọi 1-2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(GV ghi 3 từ khóa lên trên mô hình)

- GV giới thiệu các vần mới và viết bảng: múa

- Quan sát tranh

- Các nhóm báo cáo kq thảo luận - Nhận xét

- Lắng nghe

(12)

sạp, cải bắp, tập võ…..

II. HĐ KHÁM PHÁ HĐ2: Đọc (20p) a. Vần

* Vần ap

- Giới thiệu từ thứ nhất: múa sạp

+ Trong từ múa sạp tiếng nào các em đã được học?

+ Tiếng nào em chưa được học?

GV

- GV đưa tiếng sạp dưới mô hình.

+ Vần ap gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: a - pờ - áp - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: ap

- GV đánh vần tiếng: sạp: sờ - ap-sáp-nặng- sạp

- Đọc trơn tiếng: sạp

- Múa sạp là điệu múa dân gian của dân tộc Mường vào các dịp vui xuân, lễ hội. Đạo cụ dùng để múa là những cây tre dài, thẳng làm sạp, gõ theo điệu nhạc. Đó chính là ý nghĩa của từ khóa múa sạp.

- GV chỉ HS đọc: múa sạp

+ Trong từ múa sạp, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc cả phần bài: ap, sạp, múa sạp.

* Vần ăp:

+ Từ vần ap, cô giữ lại âm p, thay âm a bằng âm ă, cô được vần gì mới?

+ Vần ăp gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần - Đọc trơn vần

+ Muốn có tiếp bắp làm như thế nào?( GV đưa mô hình)

- GV đánh vần tiếng bắp - Đọc trơn tiếng bắp - Đọc từ: cải bắp

- GV giới thiệu: Cải bắp có nơi gọi là bắp cải, cây có dạng hình tròn được cuộn lại bởi nhiều lớp lá, được dùng làm thức ăn có vị ngọt, mát và nhiều vitamin. Cô có từ khóa: cải bắp(viết bảng từ khóa)

- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

- HS nhắc lại nối tiếp - Tiếng: múa

- Tiếng: sạp

- Âm a và âm p - Lắng nghe

- HS nối tiếp + ĐT - HS đọc cá nhân

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS lắng nghe.

- HS đọc CN, ĐT - Vần ap

- HS đọc CN, ĐT - Vần ăp

- HS nêu

- HS CN,ĐT

- HS nêu: thêm âm b trước vần ăp và dấu sắc trên ă.

- HS đánh vần nối tiếp+ ĐT - Thực hiện

- Đọc trơn CN+ ĐT

- HS CN,ĐT

(13)

+Từ cải bắp, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc: ăp, bắp, cải bắp

* Vần âp:

- Chúng mình vừa học thêm vần gì tiếp theo?

+ Từ vần ap, cô giữ lại âm p, thay âm a bằng âm â, cô được vần gì mới?

- Vần âp gồm có mấy âm là những âm nào?

(GV đưa mô hình) - GV đánh vần - Đọc trơn vần

+ Muốn có tiếp tập cô làm như thế nào?( GV đưa mô hình)

- GV đánh vần tiếng tập - Đọc trơn tiếng khóa

- Giới thiệu tranh tập võ: Võ là một môn thể thao được nhiều người yêu thích và tập võ là tập những động tác để nâng cao sức khỏe, giúp con người dẻo dai hơn. Cô có từ khóa: tập võ(viết bảng từ khóa)

- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

+Từ tập võ, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc: âp, tập, tập võ

+ Chúng ta vừa học những vần gì mới?

+So sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài trên bảng.

* Thư giãn

b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới

- GV đưa từng từ: ấm áp, lắp bắp, tấp nập.

- Cho HS trò chơi “ thi tiếp sức”.

- HD cách chơi, luật chơi.

- Cho HS chơi

- Tổng kết, nhận xét trò chơi

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Gọi HS đọc lại các từ

+Tìm các tiếng có vần vừa học?

- Ngoài các từ trên, bạn nào có thể tìm thêm các từ khác ngoài bài có chứa vần vừa học?

- GV cho HS đọc toàn bài trên bảng lớp.

- GV cho HS mở SGK dọc bài.

III. HĐ LUYỆN TẬP c. Đọc hiểu

- GV đưa tranh hỏi : Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- Mời cả lớp đọc thầm các từ ngữ dưới tranh.

- HS nêu

- HS đọc CN, N2, ĐT - Vần ăp

- Vần âp - HS nêu

- HS CN,ĐT

- HS nêu: thêm âm t trước vần âp và dấu nặng dưới â.

- HS đánh vần nt, đt - Thực hiện

- HS CN,ĐT - HS nêu

- HS đọc CN, N2, ĐT - HS nêu

- HS nhận xét

- HS đọc cá nhân, N2, ĐT

- HS đọc nối tiếp, ĐT - Theo dõi

- HS chơi

- HS đọc bài - HS nêu.

- HS: ngọn tháp, ngăn nắp, nắp chai, lập cập, ...

- HS đọc cá nhân, ĐT.

- HS đọc bài trong SGK.

- HS nêu: bạn đang gấp quần áo, gặp bạn, cáp treo.

(14)

- Trò chơi “Ai nhanh- ai đúng”.

- HD cách chơi, luật chơi.

- Cho HS chơi

- Tổng kết và nhận xét trò chơi

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh - Yêu cầu mở SGK đọc phần 2c.

- HS lắng nghe.

- HS chơi

- HS đọc bài.

- HS đọc bài trong SGK.

Tiết 2 3. Viết (13’)

- GV gắn bảng mẫu: ap, ăp, âp.

+ Trên bảng cô có những vần gì?

+ Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần ap.

+ Ba chữ ghi vần ap, ăp, âp có điểm gì giống nhau? Có điểm gì khác nhau?

- Gv hướng dẫn viết

- Yêu cầu viết bảng con, nhận xét, xóa bảng

- Quan sát nhận xét mẫu chữ: Sạp - Hướng dẫn viết

- HS viết bảng con chữ sạp - GV nhận xét.

IV. HĐ VẬN DỤNG 4. Đọc (20p)

- Cho HS quan sát tranh:

+ Các em thấy tranh vẽ những con vật nào? Chúng đang làm gì?

- Yêu cầu HS mở SGK tr121 và chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc

- Hướng dẫn HS vị trí ngắt/ nghỉ

- Cho HS luyện đọc từ: mải miết, chậm chạp

- Cho HS đọc nối tiếp câu

- Chia đoạn (2 đoạn), yêu cầu luyện đọc đoạn nhóm 2.

- HS luyện đọc trơn cả đoạn.

+ Câu chuyện trên nói đến những con vật nào?

- Cho HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: Khi thi với thỏ, rùa đã chạy như thế nào?

- Gọi HS báo cáo kết quả TL:

+ Trong hai con vật em học tập cách làm của con vật nào? Vì sao?

+ Câu chuyện muốn nói với các con

- HS quan sát - HS nêu

- HS nêu cả lớp lắng nghe - HS nêu.

- HS theo dõi - HS viết bảng - HS nhận xét

- HS quan sát tranh

- Tranh vẽ thỏ và rùa, rùa đang chạy về đích còn thỏ xấu hổ nấp sau bụi cây

- HS mở sách theo dõi

- HS đọc cá nhân+ ĐT - HS đọc nối tiếp, đt - HS đọc nt câu cá nhân - HS luyện đọc đoạn nhóm 2 - HS thi đọc.

- HS trả lời - HS thảo luận

- HS báo cáo: Biết mình chạy chậm nên rùa mải miết chạy và đã đến điểm hẹn trước thỏ.

- HS trả lời

- HS nêu: Làm bất cứ việc gì mặc dù biết

(15)

điều gì?

+ Bài đọc trên những tiếng nào có chứa vần hôm nay chúng ta học?

V. Củng cố - dặn dò (2’)

+Hôm nay chúng ta học những vần gì mới?

-VN tiếp tục luyện đọc, viết các vần và chuẩn bị bài sau.

mình làm chậm nhưng làm cẩn thận chắc chắn rồi cũng sẽ thành c

- Tiếng chạp, nấp

- HS nêu

--- TẬP VIẾT

TẬP VIẾT – TUẦN 12 (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS ôn cách viết tổ hợp chữ ghi vần: ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp

- Biết viết từ ngữ: đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: Rèn cho học sinh năng lực tự giác luyện viết đúng cỡ chữ các chữ trong bài.

2. Phẩm chất:

* Chăm chỉ: Thể hiện qua việc chủ động và tích cực tham gia rèn chữ viết cho sạch, đẹp.

* Trách nhiệm: Luôn có ý thức trách nhiệm với việc học tập của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Gv: - Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt kiểu chữ viết thường.

- Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và chữ viết thường, thẻ từ.

2. Hs: - Vở Tập viết, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Hoạt động khởi động (5’)

HD các chơi: HS ngồi thành vòng tròn. Một bạn cầm thẻ chữ ghi vần, thẻ từ ngữ đi sau vòng tròn và bỏ thẻ sau lưng các bạn cho đến hết thẻ. Mỗi bạn đưa tay ra sau, nếu nhặt được thẻ thì đứng lên đọc chữ cái hoặc từ trên thẻ, sau đó dán thẻ lên bảng lớp.

- YC HS chơi trò chơi

- Sắp xếp các thẻ chữ theo trật tự trong bài và dán thẻ từ vào dưới hình trên bảng lớp.

II. Hoạt động luyện tập

2. Hoạt động 2: Đọc các tổ hợp chữ cái ghi vần và từ ngữ (8’)

- Yêu cầu HS mở vở Tập viết tập 1

- Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV

(16)

- GV đọc các vần cần viết.

+ Tiết tập viết hôm nay ta viết những vần nào?

- Yêu cầu HS đọc từng chữ ghi vần ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp

- GV đưa các chữ: đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

3. Tổ chức HĐ luyện tập

HĐ 3: Viết chữ ghi vần, từ ngữ (20’) a. Viết chữ ghi vần

- GV cho HS quan sát vần ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp

- GV viết mẫu và hướng dẫn viết từng vần lên bảng (cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc vần ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp

- Y/c viết bảng con.

- Nhận xét

b. Viết chữ ghi từ ngữ

- GV đưa các chữ: đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp.

- Các từ đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp này gồm mấy chữ ghi tiếng?

- Yêu cầu HS nêu lại cách viết các chữ này - GV viết mẫu và nêu lại cách viết các chữ này, lưu ý HS khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng

- Yêu cầu HS viết bảng con chữ: đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp.

- Sửa sai cho HS

*Luyện viết vở tập viết

- Gọi HS nêu nội dung bài viết trong vở - Theo dõi và kiểm soát HS viết bài

*Đánh giá bài viết

- GV yêu cầu HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở nhận xét bài viết cho nhau

- GV nhận xét tuyên dương HS viết đẹp - Nhận xét tiết học

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Yêu cầu HS đọc lại các chữ và từ ngữ trong

- HS đọc thầm.

- HS nêu.

- HS đọc.

- HS đọc các chữ.

- HS nhận xét

- HS quan sát.

-HS lắng nghe - HS viết bảng con.

- HS nhận xét.

- 2 HS đọc

- Gồm 2 chữ ghi tiếng...

- Viết chữ ghi tiếng đôi trước, chữ ghi tiếng dép sau...

- HS quan sát - Viết bảng con

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- Viết bài trong vở tập viết

- Đổi chéo vở kiểm tra và nhận xét bài viết cho nhau

(17)

bài viết.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

………

Ngày soạn: 23/11/2020

Ngày dạy: Thứ 5 ngày 26/11/2020

TOÁN

Tiết 36: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 6.

- Vận dụng đuợc kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực: Phát triển các NL toán học: NL giãi quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học

3. Phẩm chất: Trách nhiệm và chăm chỉ II. CHUẨN BỊ

1. GV: - Các que tính, các chấm tròn,

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.

2. HS: VBT, bộ số.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động (5’) - HS chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập (23’) Bài 1

HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).

- HS thực hiện

Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm: một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác tìm kết quả và ngược lại.

Bài 2

- Cho HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng trừ trong phạm vi 6 để tính).

- HS thực hiện

HS đổi vở, đặt và trả lời các câu hỏi

(18)

để kiểm tra kết quả các phép tính vừa thực hiện

Lưu ý: Bài này yêu cầu tính nhẩm rồi nêu kết quả. GV nhắc HS lưu ý những trường hợp xuất hiện số 0 trong phép trừ. GV cũng có thể nêu ra một vài phép tính trừ để HS củng cố kĩ năng hoặc HS tự nêu phép trừ rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.

Bài 3

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và lựa chọn số thích hợp vào mỗi ô dấu ? của từng phép tính tương ứng sao cho các phép tính trong mỗi ngôi nhà có kết quả bằng số ghi trên mái nhà. Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.

- HS thực hiện

GV chốt lại cách làm, gợi ý HS xem còn phép trừ nào cho kết quả bằng số ghi trên mái nhà nữa không.

Bài 4

- ChoHS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện

- Trong lồng có 5 con chim. Có 1 con bay ra khỏi lồng. Còn lại bao nhiêu con chim? Chọn phép trừ 5 - 1 = 4. Còn lại 4 con chim.

Bài 5

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe mỗi tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- HS thực hiện Chia sẻ trước lớp.

- Có 5 con vịt, 1 con đã lên bờ. Còn lại mấy con vịt dưới ao?

Thực hiện phép trừ 5 - 1 = 4.

HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

C. Hoạt động vận dụng (5’)

- Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

D.Củng cố, dặn dò (2’)

(19)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.

………..

TIẾNG VIỆT

BÀI 12D: OP, ÔP,ƠP (Tiết 117,118) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng vần: op, ôp, ơp; đọc trơn các tiếng/từ ngữ, đoạn đọc. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh; hiểu nội dung của đoạn đọc.

- Viết đúng: op, ôp, ơp, họp.

2. Năng lực: Phát triển năng lực chung trong giao tiếp, tích cực làm việc nhóm, cá nhân, chia sẻ cùng các bạn.

3. Phẩm chất: Nhân ái và chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh HĐ1, HĐ2c - HS: Bộ chữ, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. HĐ KHỞI ĐỘNG

HĐ1: Nghe – nói (5p) - GV đưa tranh

- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để hỏi – đáp với bạn về cảnh vật nhìn thấy trong tranh + Bạn thấy tranh vẽ gì?

+Trên bàn GV có gì?

+ Ngoài trời thế nào?

- Gọi 1-2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

=>Chốt: GV ghi 3 từ khóa lên trên mô hình - GV Viết tên đầu bài.

II. HĐ KHÁM PHÁ HĐ2: Đọc

a. Đọc tiếng, từ (12p)

* Vần op:

- Cô giới thiệu từ thứ nhất: họp nhóm

+ Trong từ họp nhóm tiếng nào các em đã

- Quan sát tranh

- Các nhóm báo cáo kq thảo luận:

Tranh vẽ các bạn đang thảo luận nhóm, cô giáo hướng dẫn, trên bàn có hộp phấn, ngoài cửa sổ có tia chớp - Nhận xét

- Lắng nghe

- HS nhắc lại nối tiếp - Tiếng: nhóm

(20)

được học?

+ Tiếng nào em chưa được học?

- GV đưa tiếng họp dưới mô hình.

+ Tiếng họp được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng họp đã phân tích vào mô hình)

+ Vần op gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: o- pờ - óp - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: op

- GV đánh vần tiếng: họp: hờ - op-hop-nặng- họp

- Đọc trơn tiếng: họp

- GV chỉ HS đọc: họp nhóm

+ Trong từ họp nhóm, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc cả phần bài: op, họp, họp nhóm

* Vần ôp:

- GV giới thiệu hộp phấn:

+ Trong từ hộp phấn tiếng nào các em đã được học?

+ Tiếng nào em chưa được học?

- GV đưa tiếng hộp dưới mô hình.

+ Tiếng hộp được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng hộp đã phân tích vào mô hình)

+ Vần ôp gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: ô- pờ - ốp - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: ôp

- GV đánh vần tiếng: hộp: hờ - ôp-hôp-nặng- hộp

- Đọc trơn tiếng: hộp

- GV chỉ HS đọc: hộp phấn

+ Trong từ hộp phấn, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc cả phần bài: ap, sạp, múa sạp.

* Vần ơp:

- Tiếng: họp - HS nêu

- Âm o và âm p - Lắng nghe

- HS nối tiếp + ĐT - HS đọc cá nhân

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn, cá nhân, ĐT - Tiếng họp

- Đọc trơn, cá nhân, ĐT

- Tiếng: phấn - Tiếng: hộp - HS nêu

- Âm ô và âm p - Lắng nghe

- HS nối tiếp + ĐT - HS đọc cá nhân

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn, cá nhân, ĐT

- Tiếng hộp

- HS theo dõi đọc.

(21)

- Chúng ta vừa học vần gì mới?

+ Từ vần op, ôp cô giữ lại âm p, thay âm o bằng âm ơ, cô được vần gì mới?

+ Vần ơp gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần - Đọc trơn vần

+ Muốn có tiếngchớp cô làm như thế nào?

( GV đưa mô hình)

- GV đánh vần tiếng chớp - Đọc trơn tiếng chớp - Đọc từ: tia chớp

- GV giới thiệu: tia chớp

- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

+Từ tia chớp, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc:ơp, chớp, tia chớp

+ Chúng ta vừa học những vần gì mới?

+So sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài trên bảng.

* Thư giãn

b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới (10p)

- GV đưa từng từ: Chóp núi, lốp xe, khớp gối lên bảng

Cả lớp: HS nhìn bảng phụ, nghe GV nêu yêu cầu: Đọc từ ngữ chứa vần mới, tìm tiếng chứa vần mới.

– Nhóm/dãy bàn: Đọc các tiếng chứa vần mới, đọc trơn tiếng chứa vần mới

- Gọi HS đọc lại các từ

+Tìm các tiếng có vần vừa học?

- Ngoài các từ trên, bạn nào có thể tìm thêm các từ khác ngoài bài có chứa vần vừa học?

- GV cho HS đọc toàn bài trên bảng lớp.

- GV cho HS mở SGK đọc bài.

III. HĐ LUYỆN TẬP c. Đọc hiểu (8’)

- Vần ơp - âm ơ, âm p - HS đọc CN, ĐT - HS đọc

- HS nêu: thêm âm ch trước vần ơp và dấu sắc trên ơ.

- HS đánh vần nối tiếp+ ĐT - Thực hiện

- Đọc trơn CN+ ĐT - HS CN,ĐT

- HS nêu

- HS đọc CN, N2, ĐT - op, ôp, ơp

- Đều có âm p ở đằng sau. Vần op có âm o, vần ôp có âm ô, vần ơp có âm ơ ở đằng trước.

- HS đọc - Theo dõi - HS quan sát.

- đọc từ ngữ

- Nêu tiếng chứa vần mới.

- Đọc CN, Nhóm, ĐT - HS nêu:

- HS đọc bài

- HS đọc bài trong SGK.

(22)

-GV đưa tranh hỏi : Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- Mời cả lớp đọc thầm các từ ngữ dưới tranh.

- Trò chơi “Ai nhanh- ai đúng”.

- HD cách chơi, luật chơi.

- Cho HS chơi

- Tổng kết và nhận xét trò chơi

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh - Yêu cầu mở SGK đọc phần 2c.

- HS nêu: Lớp 1A họp lớp, mưa rơi lộp độp.

- HS lắng nghe.

- HS chơi

- HS đọc bài.

- HS đọc bài trong SGK.

Tiết 2 3. Viết (13’)

- GV gắn bảng mẫu: op, ôp, ơp, họp.

+ Trên bảng cô có những vần gì?

+ Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần op.

+ Ba chữ ghi vần op, ôp, ơp có điểm gì giống nhau? Có điểm gì khác nhau?

- Gv hướng dẫn viết

- Yêu cầu viết bảng con, nhận xét, xóa bảng

- Quan sát nhận xét mẫu chữ: họp - Hướng dẫn viết

- HS viết bảng con chữ họp - GV nhận xét.

IV. HĐ VẬN DỤNG 4. Đọc (20p)

- Cho HS quan sát tranh:

- GV hỏi: Các em thấy ai trong bức tranh?

- GV nhận xét: Những hình ảnh trong tranh các em vừa nhắc đến giúp chúng ta hiểu rõ hơn nội dung đoạn đọc.

- GV đọc trơn đoạn; nhắc HS chú ý chỗ ngắt, nghỉ.

- Nhóm:

- Cá nhân luyện đọc trơn đoạn.

- Nhóm đọc trơn đoạn và thảo luận để trả lời câu hỏi: Sau khi tập, tốp ca lớp1A hát

- HS quan sát - HS đọc - HS nêu

- HS nêu, cả lớp lắng nghe - HS đọc

- HS theo dõi - HS viết bảng - HS nhận xét

- HS quan sát tranh

- Trong tranh, một bạn gái đang bắt nhịp cho lớp hát.

- HS lắng nghe

- HS đọc nối tiếp câu

- HS luyện đọc đoạn trong nhóm - HS thi đọc.

- HS thảo luận

- Từng nhóm đọc trơn đại diện nhóm trả lời câu hỏi: Tốp ca lớp 1A hát rất đều, rất

(23)

thế nào?

- Cả lớp:

Nghe GV nhận xét từng nhóm và hỏi:

Trong đoạn đọc, có tiếng nào chứa vần vừa học? (lớp, tốp)

V. Củng cố - dặn dò (2’)

+ Hôm nay chúng ta học những vần gì mới?

-VN tiếp tục luyện đọc, viết các vần và chuẩn bị bài sau.

hay.

- Trả lời: Lớp, tốp

- HS nêu

……….

Ngày soạn: 24/11/2020

Ngày dạy: Thứ 6 ngày 27/11/2020

TIẾNG VIỆT

BÀI 12E: EP, ÊP, IP (Tiết 118, 119) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng vần ep, êp, ip; tiếng, từ ngữ chứa vần ep hoặc êp, ip. Đọc trơn đoạn đọc ngắn có tiếng, từ ngữ chứa vần đã học và mới học. Đọc hiểu các từ ngữ qua tranh, các câu trong đoạn đọc; trả lời các câu hỏi đọc hiểu đoạn: Nhớ lời mẹ dặn.

- Viết đúng: ep, êp, ip, dép - Biết nói lời xin phép.

2. Năng lực: Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc tham gia các hoạt động tập thể.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ GV: Tranh phóng to ở HĐ1, tranh và từ ngữ phóng to HĐ2c.

+ HS: VBT, bộ chữ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

I. HĐ KHỞI ĐỘNG HĐ1:Nghe – nói (5p) - GV đưa tranh

- Các nhóm hãy chơi đóng vai người bán, người mua các thứ hàng ở quầy bán mà bức tranh vẽ.

- Gọi 1-2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét. Trong lời đối đáp khi mua bán có nhắc dến các từ ngữ: đôi

- Quan sát tranh

- HS chơi TC mua bán theo nhóm 4.

- Các nhóm báo cáo kq thảo luận: Thực hiện chơi mua bán trước lớp

- Nhận xét - Lắng nghe

(24)

dép; bếp điện; líp xe

- GV ghi 3 từ khóa lên trên mô hình.

II. HĐ KHÁM PHÁ HĐ2: Đọc (20p) 2a. Đọc tiếng, từ

* Vần ep:

- Cô giới thiệu từ thứ nhất: đôi dép + Trong từ đôi dép tiếng nào các em đã được học?

+ Tiếng nào em chưa được học?

- GV đưa tiếng dép dưới mô hình.

+ Tiếng dép được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng dép đã phân tích vào mô hình)

+ Vần ep gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: e- pờ - ep - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: ep

- GV đánh vần tiếng: dép: dờ - ep- dep sắc - dép

- Đọc trơn tiếng: dép

- GV giới thiệu tranh: đôi dép - GV chỉ HS đọc: đôi dép

+ Trong từ đôi dép, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc cả phần bài: ep; dép; đôi dép.

* Vần êp:

- Chúng ta vừa học vần gì mới?

+ Từ vần ep, cô giữ lại âm p, thay âm ê bằng âm e, cô được vần gì mới?

+ Vần êp gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần - Đọc trơn vần

+ Muốn có tiếp bếp cô làm như thế nào?( GV đưa mô hình)

- GV đánh vần tiếng bếp - Đọc trơn tiếng bếp - Đọc từ: bếp điện

- GV giới thiệu: Bếp điện là loại bếp sử dụng điện để đun nấu làm chín thức ăn…

- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

+Từ bếp điện, tiếng nào chứa vần mới

- HS nhắc lại nối tiếp - Tiếng: múa

- Tiếng: đôi - HS nêu

- HS quan sát và đọc - HS nêu

- Âm e và âm p - Lắng nghe

- HS nối tiếp + ĐT - HS đọc cá nhân

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi - HS đọc CN, ĐT - HS nêu

- HS đọc CN, N2, ĐT

- Vần ep - Vần êp - HS nêu

- HS đánh vần nối tiếp - HS CN,ĐT

- HS nêu: thêm âm b trước vần êp và dấu sắc trên ê

- HS đánh vần nối tiếp+ ĐT - Thực hiện

- Đọc trơn CN+ ĐT - HS lắng nghe

- HS CN, ĐT - HS nêu

(25)

học?

- Yêu cầu đọc:êp, bếp, bếp điện

* Vần ip:

- Chúng mình vừa học thêm vần gì tiếp theo?

+ Từ vần ep, cô giữ lại âm p, thay âm ê bằng âm i, cô được vần gì mới?

- Vần ip gồm có mấy âm là những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần - Đọc trơn vần

+ Muốn có tiếp líp cô làm như thế nào?

( GV đưa mô hình) - GV đánh vần tiếng líp - Đọc trơn tiếng líp

- Giới thiệu tranh líp xe: là 1 bộ phận của xe đạp kết hợp với xích xe giúp xe đạp chuyển động..

- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

+Từ líp xe, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc:ip, líp, líp xe

+ Chúng ta vừa học những vần gì mới?

+So sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài trên bảng.

* Thư giãn

2b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới

- GV đưa từng từ: chép bài, sắp xếp, đuổi kịp.

- Cho HS trò chơi “ thi tiếp sức”.

- HD cách chơi, luật chơi.

- Cho HS chơi

- Tổng kết, nhận xét trò chơi

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Gọi HS đọc lại các từ

+Tìm các tiếng có vần vừa học?

- Ngoài các từ trên, bạn nào có thể tìm thêm các từ khác ngoài bài có chứa vần vừa học?

- GV cho HS đọc toàn bài trên bảng lớp.

- GV cho HS mở SGK đọc bài.

III. HĐ LUYỆN TẬP

- HS đọc CN, N2, ĐT - Vần êp

- HS đánh vần - Vần ip

- HS nêu

- HS đánh vần nối tiếp + ĐT.

- HS CN,ĐT

- HS quan sát lắng nghe.

- HS đánh vần nt, đt - Thực hiện

- HS lắng nghe

- HS CN,ĐT - HS nêu

- HS đọc CN, N2, ĐT - HS nêu

- HS nêu: Giống nhau âm cuối p, khác nhau âm đầu.

- HS đọc cá nhân, N2, ĐT

- HS đọc nối tiếp, ĐT

- Theo dõi - HS chơi - HS đọc bài - HS nêu.

- HS: ngọn tháp, ngăn nắp, nắp chai, lập cập, ...

- HS đọc cá nhân, ĐT.

- HS đọc bài trong SGK.

(26)

2c. Đọc hiểu (10’)

- GV đưa tranh hỏi : Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- Mời cả lớp đọc thầm các từ ngữ dưới tranh.

- Trò chơi “Ai nhanh- ai đúng”.

- HD cách chơi, luật chơi.

- Cho HS chơi

- Tổng kết và nhận xét trò chơi

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh

- Yêu cầu mở SGK đọc phần 2c.

- HS nêu: bạn đang gấp quần áo, gặp bạn, cáp treo.

- HS lắng nghe.

- HS chơi

- HS đọc bài.

- HS đọc bài trong SGK.

Tiết 2 3. Viết (13’)

- GV gắn bảng mẫu: ep; êp; ip.

+ Trên bảng cô có những vần gì?

+ Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần ep.

+ Hai chữ ghi vần ep, êp có điểm gì giống nhau? Có điểm gì khác nhau?

- Gv hướng dẫn viết

- Yêu cầu viết bảng con, nhận xét, xóa bảng

+ Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần ip.

- Gv hướng dẫn viết

- Yêu cầu viết bảng con, nhận xét, xóa bảng

- Quan sát nhận xét mẫu chữ: dép

- Hướng dẫn viết lưu ý khoảng cách giữa các chữ cái.

- HS viết bảng con chữ dép - GV nhận xét

IV. HĐ VẬN DỤNG 4. Đọc (20p)

- Cho HS quan sát tranh:

+ Các em thấy tranh vẽ những bạn nào?

GV: để biết vì sao mẹ khen Thơ điều gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay có tên “ Nhớ lời mẹ dặn”

- Yêu cầu HS mở SGK tr125 và chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc

- Hướng dẫn HS vị trí ngắt/ nghỉ

- HS quan sát - HS đọc - HS nêu

- HS nêu cả lớp lắng nghe - HS đọc

- HS theo dõi - HS viết bảng - HS nhận xét - HS nêu - HS theo dõi - HS viết bảng - HS theo dõi - HS lắng nghe.

- HS viết bảng

- HS quan sát tranh

- Tranh vẽ hai bạn Thơ và Hiền.

- HS lắng nghe

- HS mở sách theo dõi

(27)

- Cho HS luyện đọc từ: nghỉ lễ, rủ - Cho HS đọc nối tiếp câu

- Chia đoạn (2 đoạn), yêu cầu luyện đọc đoạn nhóm 2.

- HS luyện đọc trơn cả đoạn.

- Cho HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: Mẹ khen Thơ điều gì?

- Gọi HS báo cáo kết quả TL:

+ Mẹ khen Thơ điều gì?

+ Con học được ở bạn Thơ điều gì?

+ Câu chuyện muốn nói với các con điều gì?

+ Bài đọc trên những tiếng nào có chứa vần hôm nay chúng ta học?

V. Củng cố - dặn dò (2’)

- Hôm nay chúng ta học những vần gì mới?

-VN tiếp tục luyện đọc, viết các vần và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc cá nhân+ ĐT - HS đọc nối tiếp, đt - HS đọc nt câu cá nhân - HS luyện đọc đoạn nhóm 2 - HS thi đọc.

- HS trả lời - HS thảo luận

- HS báo cáo: Mẹ khen Thơ biết nhớ lời mẹ dặn.

- HS trả lời - HS trả lời.

- HS trả lời: dịp; phép - HS nêu

- HS nêu

--- TẬP VIẾT

TẬP VIẾT – TUẦN 12 (Tiết 2) I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Biết viết tổ hợp chữ ghi vần: op, ôp, ơp, ep, êp, ip.

- Biết viết từ ngữ: họp lớp, hộp phấn, líp xe.

2. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học: Rèn cho học sinh năng lực tự giác luyện viết đúng cỡ chữ các chữ trong bài.

2. Phẩm chất:

* Chăm chỉ: Thể hiện qua việc chủ động và tích cực tham gia xây dựng bài học.

* Trách nhiệm: Luôn có ý thức trách nhiệm với việc học tập của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt kiểu chữviết thường, bộ thẻ các chữ kiểu in thường và chữ viếtthường, thẻ từ.

- HS: Vở Tập viết 1, tập một, bút mực cho HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Hoạt động khởi động (5’)

HD các chơi: HS ngồi thành vòng tròn. Một bạn cầm thẻ chữ ghi vần, thẻ từ ngữ đi sau vòng tròn và bỏ thẻ sau lưng các bạn cho đến

- Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV

(28)

hết thẻ. Mỗi bạn đưa tay ra sau, nếu nhặt được thẻ thì đứng lên đọc chữ cái hoặc từ trên thẻ, sau đó dán thẻ lên bảng lớp.

- YC HS chơi trò chơi

- Sắp xếp các thẻ chữ theo trật tự trong bài và dán thẻ từ vào dưới hình trên bảng lớp.

II. Hoạt động luyện tập

2. Hoạt động 2: Đọc các tổ hợp chữ cái ghi vần và từ ngữ (8’)

- Yêu cầu HS mở vở Tập viết tập 1 - GV đọc các vần cần viết.

+ Tiết tập viết hôm nay ta viết những vần nào?

- Yêu cầu HS đọc từng chữ ghi vần op, ôp, ơp, ep, êp, ip.

- GV đưa các chữ: họp lớp, hộp phấn, líp xe.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

3. Tổ chức HĐ luyện tập

HĐ 3: Viết chữ ghi vần, từ ngữ (20’) a. Viết chữ ghi vần

- GV cho HS quan sát vần op, ôp, ơp, ep, êp, ip.

- GV viết mẫu và hướng dẫn viết từng chữ lên bảng (cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ op, ôp, ơp, ep, êp, ip.

- Y/c viết bảng con.

- Nhận xét

b. Viết chữ ghi từ ngữ

- GV đưa các chữ: quả bóng, cái trống, bông súng, củ gừng.

- Các từ họp lớp, hộp phấn, líp xe này gồm mấy chữ ghi tiếng?

- Yêu cầu HS nêu lại cách viết các chữ này - GV viết mẫu và nêu lại cách viết các chữ này, lưu ý HS khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng

- Yêu cầu HS viết bảng con chữ: họp lớp, hộp phấn, líp xe.

- Sửa sai cho HS

*Luyện viết vở tập viết

- Gọi HS nêu nội dung bài viết trong vở - Theo dõi và kiểm soát HS viết bài

- HS đọc thầm.

- HS nêu.

- HS đọc.

- HS đọc chữ.

- HS nhận xét

- HS quan sát.

-HS lắng nghe

- HS viết bảng con.

- HS nhận xét.

- 2 HS đọc

- Gồm 2 chữ ghi tiếng...

- Viết chữ ghi tiếng họp trước, chữ ghi tiếng lớp sau...

- HS quan sát - Viết bảng con

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- Viết bài trong vở tập viết

(29)

*Đánh giá bài viết

- GV yêu cầu HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở nhận xét bài viết cho nhau

- GV nhận xét tuyên dương HS viết đẹp - Nhận xét tiết học

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Yêu cầu HS đọc lại các chữ và từ ngữ trong bài viết.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- Đổi chéo vở kiểm tra và nhận xét bài viết cho nhau

………..

SINH HOẠT TUẦN 12 I. MỤC TIÊU

- Thực hiện tổ chức báo cáo được tình hình hoạt hoạt động lớp trong tuần.

- Tích cực tham gia rèn luyện sức khỏe

- Nghe- hiểu được về một ngày làm việc và sinh hoạt của chú bội đội - Thể hiện được sự hiểu biết về truyền thống của quân đội ta.

*Năng lực giao tiếp: cùng các bạn tham gia tập thể dục, múa hát giữa giờ để rèn luyện sức khỏe.

*Phẩm chất: Yêu nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của quân đội ta II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh minh họa.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động (3’)

GV tổ chức cho HS nghe và hát múa bài Đường và chân.

2. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp (10’)

2.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua

- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp: Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp ....

+ Về học tập: Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt,...

- HS hát và vận động theo nhạc.

- Các tổ trưởng báo cáo.

- Các tổ khác nhận xét.

- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.

- HS lắng nghe

...

...

(30)

+ Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đúng đồng phục quy định,...

Tồn tại:

+ Một số em còn nói chuyện riêng,...

- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.

- GV tuyên dương

2.2. Công tác trọng tâm tuần tới:

- Khắc phục những tồn tại và tiếp tục phát huy những ưu điểm.

- Thực hiện tốt nội quy lớp, nội quy của trường.

- Thực tốt luật ATGT, TNTT.

- Thực hiện đeo khẩu trang từ nhà đến trường, từ trường về nhà. Kiểm tra, đo thân nhiệt trước khi đến lớp.

3. Hoạt động 3: SHL theo Chủ đề: Tìm hiểu về chú bộ đội (20’)

a. Cho học sinh video một ngày làm việc và sinh hoạt của chú bộ đội

- Gv và học sinh cùng trao đổi về việc làm của các chú bộ đội

- Ý nghĩa của các việc làm đó.

- Rèn luyện sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và huấn luyện nhằm bảo vệ tổ quốc.

b. Kể cho học sinh nghe truyền thống của quân đội ta

- GV nêu ý nghĩa, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, Lịch sử vẻ vang của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến, những tấm gương các chú bộ đội đã anh dũng hy sinh vì đất nước.

- Liên hệ thực tế: cho học sinh kể tên những việc em cần làm để thể hiện lòng

...

...

- Các tổ thực hiện y/c

- HS xem phóng sự.

- HS trao đổi theo nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày: gấp chăn, màn gọn gàng, vệ sinh cá nhân, tập thể dục buổi sáng, huấn luyện, ăn uống, nghỉ ngơi, tham gia lao động sản xuất,...

- Rèn luyện sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và huấn luyện nhằm bảo vệ tổ quốc.

- HS lắng nghe.

- Hs kể: Viết thư động viên, gửi lời chúc…

(31)

yêu đất nước, sự kính trọng đối với các chú bộ đội

3. Kết thúc (2’)

- Nhận xét tuyên dương

- Dặn dò hs thực hiện tốt các tác phong của chú bồ đội.

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực

- Biết cách tìm kết quả các phép trừ dạng 17-2.Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.3. - Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL

-Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. -Phát triển các NL

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học :NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triến các NL