• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 02/11/2018 Ngày giảng:

Tiết 12

§10. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì?

2. Kĩ năng

- Vẽ trung điểm của đoạn thẳng.

- HS nhận biết được 1điểm là trung điểm của đoạn thẳng.

3. Thái độ

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, quy củ, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

4. Tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic.

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

5. Phát triển năng lực: Rèn cho học sinh các năng lực tính toán, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng cách, com pa, phấn màu, sợi dây, giấy gấp, 1 bảng phụ (bài 60).

2. Chuẩn bị của học sinh: Thước thẳng có chia khoảng cách, com pa, phiếu học tập, sợi dây, giấy gấp.

III. Phương pháp dạy học.

- Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm nhỏ, quan sát trực quan, luyện tập, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời Điểm

HS1: Cho M là điểm nằm giữa 2 điểm A và B. Biết AM = 4cm; AB = 8cm.

a) Tính MB.

b) So sánh AM và MB.

c) Nhận xét gì về điểm M đối với 2 điểm A và B.

a) Vì M nằm giữa 2 điểm A và B nên:

AM + MB = AB 4 + MB = 8 MB = 8 - 4 = 4 (cm).

b) Ta có AM = MB ( vì cùng = 4cm).

c) Điểm M nằm giữa A và B.

Điểm M cách đều 2 điểm A và B.

3 3 2 2

(2)

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Trung điểm của đoạn thẳng (15')

- Mục tiêu: HS hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì? Nhận biết được 1điểm là trung điểm của đoạn thẳng.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, quan sát trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

H: Đọc ĐN trung điểm của đoạn thẳng SGK- 124

? M nằm giữa A và B thì thoả mãn đẳng thức nào?

H: Thoả mãn AM + MB = AB

? M là trung điểm của AB thì M phải thoả mãn điều kiện gì?

H: M nằm giữa A và B; M cách đều A và B

=> MA + MB = AB và MA = MB

G: Lưu ý HS phải thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện thì M mới là trung điểm của AB.

Trung điểm của đoạn thẳng AB còn gọi là điểm chính giữa.

? Hãy phân biệt điểm nằm giữa và điểm chính giữa?

G: Lưu ý mỗi đoạn thẳng chỉ có duy nhất 1 điểm chính giữa ( hay 1 trung điểm) còn có vô số các điểm nằm giữa 2 đầu mút của nó.

Củng cố: Bài tập 63/ SGK – 126.

H: Hoạt động nhóm. Báo cáo kết quả.

? Nhận xét giữa các nhóm?

G: Lưu ý hs:

+ IA + IB = AB và IA = AB => IA = IB = AB/2

? Để chứng tỏ một điểm là trung điểm của đoạn thẳng ta cần chỉ ra điểm đó phải thoả mãn mấy điều kiện?

1. Trung điểm của đoạn thẳng

+ Định nghĩa: SGK-124

M B

A

M là trung điểm của AB

AM MB AB MA MB

MA MB AB 2

 

+ Trung điểm của đoạn thẳng AB còn gọi là điểm chính giữa.

(3)

H: 2 điều kiện:

+ Nằm giữa.

+ Chia đoạn thẳng thành 2 phần bằng nhau.

G: Nhấn mạnh nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện thì đó không phải là trung điểm của đoạn thẳng.

*Hoạt động 2: Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng. (15') - Mục tiêu: Vẽ trung điểm của đoạn thẳng.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, quan sát trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

*Hoạt động 2:

? Cho AB = 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của AB?

H: Hoạt động nhóm tìm cách vẽ.

G: Chốt lại cách vẽ.

? Có những cách nào để xác định trung điểm của đoạn thẳng? Chỉ rõ cách xác định theo từng bước?

H: Cách1: Dùng thước Cách 2: Gấp giấy Cách 3: Dùng dây

G: Hướng dẫn HS cách gấp giấy như SGK H: Thực hành theo hướng dẫn của GV

G: Chốt kiến thức: Khi M là trung điểm của đoạn thẳng AB ta có 2 cách diễn đạt.

1. M là trung điểm của AB M nằm giữa A và B và MA = MB

2. M là trung điểm của AB nếu AM = MB = AB/2.

2.Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng

Ví dụ: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng 5cm . Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB

Ta

có MA + MB = AB ; MA = MB Nên MA = MB =

AB 5 2 2

= 2,5(cm)

Cách 1: Dùng thước chia khoảng Vẽ M trên tia AB sao cho:

AM = AB/2.

Cách 2: Gấp giấy

Cách 3: Dùng dây gấp (SGK/

125) 4. Củng cố - Luyện tập: (10')

- Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì?

- Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng?

- Các cách chứng minh 1 điểm là trung điểm của đoạn thẳng?

(4)

- G: Chốt lại các nội dung trên Luyện tập

H: Đọc yêu cầu bài tập.

? Vẽ hình? Tóm tắt bài toán?

Nêu cách làm?

? Có những cách nào chứng tỏ điểm nằm giữa? Trong bài này ta dùng cách nào?

G: Hướng dẫn sử dụng cách so sánh 2 đoạn thẳng trên cùng 1 tia.

H: Làm vào vở, 1hs lên bảng.

?Nhận xét?

G: Sửa kết quả, cách trình bày.

Bài 60 /SGK – 125

B A

O

a) Trên tia Ox có OA = 2cm; OB = 4cm

=> OA < OB nên điểm A nằm giữa A và B.

b) Vì điểm A nằm giữa O và B nên:

OA + OB = AB

Thay OA = 2cm; OB = 4cm ta có:

2 + AB = 4

AB = 4 – 1 = 2cm Vậy OA = OB ( = 2cm)

c) Điểm A là trung điểm của OB vì:

+ Điểm A nằm giữa O và B (câu a) + OA = OB (câu c)

5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1') - Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi - Bài tập về nhà: 61 65 / SGK- T126

- Ôn tập trả lời các câu hỏi và bài tập trang 126.

V. Rút kinh nghiệm.

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận dụng giải bài toán có lời văn.Giups hs phát triển năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy

- Rèn kĩ năng tính diện tích hình thang.Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực mô hình

- Yêu thích môn học. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác. Năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. CÁC HOẠT

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học,

Các năng lực cần đạt :NL giải quyết vấn đề, NL tính toán, NL tư duy toán học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ.. * Tích hợp giáo dục đạo

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học,

Định hướng phát triển năng lực: Tự học, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tự giải quyết vấn đề, mô hình hóa toán học..