• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 63 SGK Lịch sử 8: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Lời giải:

- Khu vực Đông nam Á có: vị trí địa lý chiến lược quan trọng; tài nguyên thiên nhiên phong phú; nguồn nhân công dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đã lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.

Câu hỏi trang 64 SGK Lịch sử 8: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?

Lời giải:

Điểm chung trong chính sách cai trị của thực dân phương tây ở khu vực Đông Nam Á:

- Về chính trị: chia để trị; đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Về kinh tế: vơ vét tài nguyên; bóc lột nhân dân; không mở mang công nghiệp.

Câu hỏi trang 65 SGK Lịch sử 8: Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào?

Lời giải:

- Tháng 4/1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha.

- Tháng 6/1898, Mĩ dựng lên chính phủ bù nhìn ở Philippin và đánh chiếm nhiều nơi.

(2)

- Nhân dân Philippin đấu tranh chống Mĩ xâm lược song thất bại. Năm 1902, Philippin chính thức trở thành thuộc địa của Mĩ.

Câu hỏi trang 66 SGK Lịch sử 8: Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước phương tây đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Nam Á.

- Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của đế quốc phương tây.

- Dưới ách cai trị hà khắc, phản động của đế quốc phương Tây, nhân dân các nước Đông Nam Á đã liên tục nổi dậy đấu tranh. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa chống đế quốc xâm lược đã diễn ra. Song, do nhiều nguyên nhân, các phong trào đấu tranh này đều lần lượt thất bại.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 66 SGK Lịch sử 8: Dựa vào lược đồ, trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

Lời giải:

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước phương tây đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Nam Á:

+ Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm In-đô-nê-xia.

(3)

+ Phi-lip-pin chịu sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

+ Miến Điện và Mã Lai bị thực dân Anh thôn tính.

+ Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp.

=> Như vậy, đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của đế quốc phương tây.

Câu 2 trang 66 SGK Lịch sử 8: hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?

Lời giải:

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ:

+ Ở In-đô-nê-xia: năm 1890, nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo. Nhiều tổ chức của giai cấp công nhân đã hình thành.

- Ở Phi-lip-pin: năm 1872, nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa. Năm 1896 – 1898 dưới sự lãnh đạo của Bô-ni-pha-xi-ô, nhân dân Phi-lip-pin đã tiến hành cuộc cách mạng chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

+ Ở Cam-pu-chia: 1863-1866 diễn ra cuộc khởi nghĩa do A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta-keo; 1866- 1867 diễn ra cuộc khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.

+ Ở Lào: năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân vùng Xa-van-na-khét nổi dậy đấu tranh.

+ Ở Việt Nam: 1885 – 1896: phong trào Cần Vương.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Tương quan lực lượng quá chênh lệch.

+ Các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

(4)

Câu 3 trang 66 SGK Lịch sử 8: Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

Tên quốc gia Thời gian Phong trào đấu tranh In-đô-nê-xia 1825-1830 Khởi nghĩa của Đi-pô-nê-gô-rô

1890 Khởi nghĩa của Sa-min

1905 Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập Phi-lip-pin 1872 Cuộc nổi dậy của nhân dân thành phố Ca-vi-tô

1896-1898 Đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha do Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo.

1898 – 1902 Đấu tranh chống Mĩ xâm lược Lào 1901 Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc Cam-pu-chia 1863-1866 Khởi nghĩa của A-cha-xoa

1866-1867 Khởi nghĩa của Pu-cô-bô Việt Nam 1885-1896 Phong trào Cần Vương

1884 – 1913 Khởi nghĩa Yên Thế.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lợi dụng sự suy yếu của chính quyền phong kiến Mãn Thanh, từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước phương Tây đua nhau xâm lược, xâu xé Trung QuốC.. - Đến cuối thế kỉ XIX

Bài tập 2 trang 41 Vở bài tập Lịch sử 8: Trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu

☒ Chính quyền phong kiến Sô-gun đã chuyển sang tay Quý tộc tư sản do Thiên hoàng Minh Trị đứng đầu.. ☒ Xóa bỏ cát cứ, thống nhất thị

Phần a: hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới

- Sản xuất công nghiệp phát triển, các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.. Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc

- Cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của các nước tư bản Phương Tây trừ (Thái Lan).. Lược đồ khu vực Đông Nam Á

Câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 8: Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 47 SGK Lịch sử 8: Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế