• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ: 23 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN: TẾT

(Thời gian thực hiện số tuần: 3 tuần Chủ đề nhánh: Lễ hội (Thời gian thực hiện: 1 tuần

A. T CH C CÁC

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Đón trẻ

- Chơi

-

Thể dục sáng

1. Đón trẻ:

- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.

2. Điểm danh trẻ tới lớp:

3.Trò chuyện

- Cô trò chuyện cùng với trẻ về các hoạt động lễ hội mùa xuân.

4.Thể dục sáng * BTPTC:

- Động tác hô hấp: Thổi nơ bay

- Động tác tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước sang 2 bên.

- Động tác bụng: Đứng cúi người về phía trước.

- Động tác chân: Đứng đưa từng chân lên cao

- Động tác bật: Bật tiến về phía trước.

Mỗi động tác tập 2lx8N

- Cô đón trẻ đúng giờ, thái độ vui vẻ, tình cảm nhẹ nhàng.

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ biết tên mình và tên của bạn, biết quan tâm đến bạn bè.

- Biết dạ cô khi gọi tên.

- Trò chuyện giúp trẻ mở rộng kiến thức.

- Trẻ biết và hiểu được ý nghĩa của lễ hội mùa xuân.

- Trẻ biết tập đúng các động tác BTPTC theo cô

- Phát triển sự phối hợp vận động của cơ thể.

- Biết được lợi ích của việc luyện tập thể dục buổi sáng.

-Trường lớp sạch sẽ.

-Trang phục của cô gọn gàng

- Sổ điểm danh

- Tranh ảnh về chủ đề

Câu hỏi đàm thoại

- Sân tập, các động tác thể dục

- Nhạc, xắc xô

(2)

VÀ MÙA XUÂN

Từ ngày: 24/01/2022 đến ngày 25/02/2022) Mùa xuân.

Từ ngày: 21/02/2022 đến ngày 25/02/2022)

HO T Đ NG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ:

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần, niềm nở và trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe của trẻ.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

2. Điểm danh:

- Cô gọi tên từng trẻ sau đó báo ăn cho cô nuôi.

3. Trò chuyện:

+ Cho trẻ quan sát tranh ảnh, video về một số hoạt động lễ hội mùa xuân

- Đàm thoại cùng trẻ

+ Mùa xuân ở quê con có những ngày lễ ngày hội nào?

+ Con biết gì về những hình ảnh này?

+ Hình ảnh này nói về điều gì?

=> Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ giữ gìn những ngày lễ hội ngày hội ở quê hương mình

4. Thể dục sáng:

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ:

* Khởi động:

- Cô dùng sắc xô cho trẻ đi thành vòng tròn và đi bằng các kiểu chân.

- Cô cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.

* Trọng động: * BTPTC:

- Động tác hô hấp: Thổi nơ bay

- Động tác tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước sang 2 bên.

- Động tác bụng: Đứng cúi người về phía trước.

- Động tác chân: Đứng đưa từng chân lên cao - Động tác bật: Bật tiến về phía trước.

- Cô động viên khuyến khích trẻ tập

- Cô quan sát trẻ tập cùng cô v à sửa sai cho trẻ

-Trẻ chào cô, chào bố mẹ và vào lớp cất đồ dùng cá nhân vào tủ cá nhân của mình.

-Trẻ dạ cô.

- Trò chuyện cùng cô.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ khởi động

-Trẻ tập theo cô. Mỗi động tác thực hiện (2 lần x 8 nhịp)

(3)

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ngoài trời

1 Hoạt động có mục đích - Quan sát vườn hoa, - Trò chuyện về lễ hội mùa xuân

2. Trò chơi vận động : - Cây cao cỏ thấp

- Gieo hạt

3.Chơi tự do

- Chơi với đồ chơi ngoài trời.

- Trẻ biết quan sát, đàm thoại cùng cô

- Trẻ biết và hiểu ỹ nghĩa các ngày lễ hội mùa xuân.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi - Rèn sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.

- Phát huy tinh thần đoàn kết, sự hợp tác nhóm

- Biết đoàn kết với bạn trong khi chơi

- Trẻ biết chơi với các loại đồ chời ngoài trời

- Trẻ chơi đoàn kết bạn bè, biết giữ gìn vệ sinh các nhân

- Sân trường sạch sẽ.

- Địa điểm đến thăm quan

- 1 số hình ảnh lễ hội mùa xuân

- Sân chơi

- Đồ chơi ngoài trời

(4)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động có mục đich

- Cô giới thiệu nội dung hoạt động, kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ đi dép lấy mũ và giới thiệu nội dung hoạt động - Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Mùa xuân ”

- Đến địa điểm quan sát cô trò chuyện cùng trẻ.

+ Các con quan sát xem vườn trường có gì?

+ Những cây mai, cây đào trồng để làm gì?

+ À! Tượng trưng cho ngày tết nguyên đán hay còn được gọi là ngày tết cổ truyền đúng không nào?

+ Hoa mai có màu gì?

+ Hoa đào có màu gì?

+ Cô trò chuyện cùng trẻ về cây hoa mai và cây hoa đào - Ngoài cây hoa mai, đào còn có những loài hoa nào khác?

* Trò chuyện về lễ hội mùa xuân

- Hàng năm vào mùa xuân ở địa phương của chúng ta có ngày lễ hội gì?

- Trong những ngày hội thường có những hoạt động gì?

- cô cho trẻ quan sát hình ảnh đi lễ chùa, đình:

- À! Được tham gia chơi những trò chơi dân gian như:

Đánh đu, kéo co, bịt mắt bắ dê,....

=> Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo tồn những truyền thống quý báu mà ông cha ta để lại, Giữ gìn bản sắc dân tộc 2. Trò chơi vận động

+ Cô hỏi trẻ các chơi và luật chơi và cách chơi các trò chơi '' Cây cao cỏ thấp”, “gieo hát”.

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ.

+ Cách chơi TC: '' Cây cao cỏ thấp” Khi cô nói cỏ thấp trẻ phải ngồi xuống. Còn khi cô nói cây cao trẻ phải đứng lên.

+ Luật chơi: Trong quá trình chơi bạn làm thực hiện sai sẽ nhảy lò cò.

- Tổ chức cho trẻ chơi (chơi 2-3 lần)

- Cô quan sát động viên trẻ chơi, nhắc trẻ đoàn kết bạn bè.

3. Chơi tự do

- Cô phát phấn cho trẻ và trò truyện cùng trẻ về nội dung vừa tham quan và cho trẻ chơi theo ý thích với các thiết bị đồ chơi ngoài trời.

-> Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết bạn bè - Cô bao quát trẻ chơi.

- trẻ lấy đồ dùng cá nhân.

- Trẻ hát

- Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô.

- Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Màu vàng - Màu hồng - Trẻ nêu

- Trẻ kể - Trẻ kể

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

(5)

Giáo dục trẻ biết giữ gìn, tiết kiệm nguồn nước Hoạt

động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

(6)

Hoạt động góc

* Góc đóng vai:

- Đóng vai gia đình đi thăm vườn hoa mùa xuân - Cửa hàng ăn uống

*Góc xây dựng

- Ghép hình về lễ hội mùa xuân.

* Góc Nghệ thuật:

- Vẽ, tô màu tranh lễ hội mùa xuân

- Biễu diễn các bài hát về mùa xuân

* Góc học tập

- Làm sách tranh về lễ hội mùa xuân

- Xem tranh, ảnh kể

chuyện về lễ hội mùa xuân

* Góc thiên nhiên:

- Chăm sóc cây cảnh

- Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ.

- Biết được công việc của người bán hàng, người mua hàng

- Phát triển tư duy, sáng tạo cho trẻ.

- Trẻ biết ghép các hình về hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian - Rèn kỹ năng xếp chồng cho trẻ

- Trẻ biết vẽ, tô màu tranh lễ hội mùa xuân

- Thuộc các bài hát về chủ đề - Phát triển tai nghe cho trẻ

-Biết cách làm sách, tranh về về lễ hội mùa xuân

- Biết xem tranh, ảnh kể tên 1 số hoạt động lễ hội mùa xuân

- Biết quá trình phát triển của cây - Biết tác dụng của cát, nước

-Sa bàn vườn hoa - Mô hình cửa hàng ăn uống

- Bộ lắp ghép hình khối, mảnh ghép - Gạch, cây hoa

- Bút sáp màu, bút chì, giấy màu, hồ dán - Dụng cụ âm nhạc

- Sách, tranh ảnh về lễ hội mua xuân.

- Chậu cây

- Dụng cụ chăm sóc cây

(7)

1. Thoả thuận trước khi chơi - Trò chuyện chủ điểm

- Cô giới thiệu từng góc chơi: Góc phân vai, Góc xây dựng, Góc học tập, Góc nghệ thuật, Góc khoa học,. Cô giới thiệu nội dung của từng góc chơi .

+ Cô cho trẻ tự chọn góc chơi và vai chơi 2. Quá trình chơi.

- Cô đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi

* Góc chơi đóng vai:

+ Khi đến khu thăm quan vườn hoa các con cần làm gì?

+ Khi đi mua hàng cần mang theo thứ gì?

+ Nếu con đóng người bán hàng thì con sẽ làm gì?

+ Nếu là người bán hàng con sẽ làm gì khi có khách mua hàng?

- Hướng dẫn trẻ cách bán hàng, cảm ơn khi khách đã mua hàng.

* Góc xây dựng

- Các bác đang làm gì thế?

+ Các bác định xây dựng khuân viên để làm gì?

+ Trong buổi lễ hội mùa xuân các bác cần làm những dụng cụ gì để chơi những trò chơi dân gian đó?

- Cô động viên gợi mở cho trẻ.

*Góc Nghệ thuật:

+ Xin chào các nghệ sỹ tý hon + Các nghệ sỹ đang làm gì thế ạ?

- Cô cho trẻ biểu diễn các bài hát về chủ đề + Cô mời 1 bạn dẫn chương trình

- Cho trẻ hát theo lớp tổ nhóm cá nhân - Cô động viên khuyến khích trẻ - Cô nhận xét tuyên dương

* Góc học tập:

- Con nhìn thấy gì trong bức tranh này?

- Hướng dẫn trẻ cách lật mở, xem sách.và kể chuyện theo tranh.

*Góc thiên nhiên:

- Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây hoa ở góc thiên nhiên 3. Kết thúc chơi:

- Cô cho trẻ đi thăm quan các góc chơi. Trẻ nhận xét các góc chơi và nêu ý tưởng lần chơi sau

- Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ Cô cho trẻ cất đồ dùng vào đúng nơi quy định

- Trẻ trò chuyện

-Trẻ lắng nghe giáo viên giới thiệu các góc chơi, nội dung của từng góc chơi

-Trẻ nhận góc chơi và vai chơi.

-Trẻ về góc chơi - Trẻ trả lời

- Phải mang theo tiền - Sẽ hỏi xem khách muốn mua gì?

- Trẻ trả lời

- Trẻ nêu ý tưởng chơi của mình

- Trẻ trả lời

- Trẻ tô màu tranh lễ hội mùa xuân

- Múa hát theo chủ đề

- Trẻ tập kể chuyện theo tranh.

- Trẻ chăm sóc

- Trẻ thăm quan các góc chơi

-Trẻ nhận xét

- Trẻ chú ý lắng nghe.

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

(8)

Hoạt động ăn

1. Trước khi ăn

-Trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ

2. Trong khi ăn

- Tổ chức cho trẻ ăn, cô bao quát,hướng dẫn động viên trẻ ăn hết xuất

3. Sau khi ăn

- Cho trẻ vệ sinh sau khi ăn

-Trẻ có thói quen vệ sinh tay mặt trước khi ăn

-Trẻ nắm được thao tác rửa tay rửa mặt

-Trẻ biết được các thức ăn và các chất dinh dưỡng trong món ăn

- Trẻ biết mời cô và các bạn trước khi ăn và ăn ngon miệng, ăn hết xuất

-Trẻ biết lau miệng sạch sẽ và uống nước ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn

- Đồ dùng vệ sinh:

Khăn mặt, chậu - Xà phòng diệt khuẩn lai boi

- Phòng ăn, bàn ghế, bát thìa, khăn lau miệng

- Các món ăn

- Khăn mặt, nước uống

Hoạt động ngủ

1.Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

- Tổ chức cho trẻ ngủ, cô bao quát trẻ ngủ

3. Sau khi ngủ dậy

-Trẻ ngủ dậy cho trẻ đi vệ

- Tạo thói quen nề nếp trước khi ngủ

- Giúp trẻ có thói quen ngủ ngon và sâu giấc ngủ đúng giờ

- Đảm bảo sức khỏe tốt cho

-Trẻ có thói quen đi vệ sinh vận động sa

- Phòng ngủ thoáng mát sạch sẽ ánh sáng dịu

-Phản, chiếu, gối, chăn ấm

- Quà chiều

(9)

1. Trước khi ăn

- Cô hỏi trẻ về các bước rửa tay sau đó hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay và rửa mặt. Gồm có 6 bước rửa tay.

+ Trước tiên cô cho trẻ đứng xếp hàng theo tổ và cho trẻ xắn tay áo lên sau đó mời 3 trẻ một lên thực hiện thao tác rửa tay, rửa mặt

+ Bước 1:Vặn vòi nước để tay xuôi theo vòi nước làm ướt tay sau đó lấy xà phòng và rửa lòng bàn tay

+ Bước 2: Xoa mu bàn tay và đổi bên + Bước 3: Rửa kẽ ngón tay và đổi bên + Bước 4: Rửa đầu ngón tay,

+ Bước 5: Xoay cổ tay tiếp theo để xuôi tay theo vòi nước chảy và rửa sạch

+ Bước 6: Cuối cùng vẩy nhẹ rồi lau bằng khăn khô. Sau đó cho trẻ lấy khăn mặt theo đúng ký hiệu của mình rửa mặt theo 4 bước.

2. Trong khi ăn

- Cô cho trẻ ngổi vào bàn ăn. Cô chia cơm cho trẻ, giới thiệu món ăn và giá trị dinh dưỡng

- Cô giáo dục trẻ ăn chậm,nhai kỹ, ăn ngon miệng ăn hết xuất.

3. Sau khi ăn

- Trẻ ăn xong cô hướng dẫn trẻ lấy khăn và vệ sinh miệng , uống nước và ngồi nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15p sau đó cho trẻ đi vệ sinh

- Rửa tay dưới vòi nước chảy theo sự hướng dẫn của cô

-Trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn

- Trẻ tự lau miệng

1.Trước khi ngủ

- Cô kê phản, trải chiếu chuẩn bị gối cho trẻ - Cô ổn định lớp và cho trẻ vào chỗ ngủ - Cô phát gối và cho trẻ nằm đúng vị trí 2. Trong khi ngủ

- Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện trong khi ngủ - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ”

- Cô chú ý sửa tư thế nằm của trẻ 3. Sau khi ngủ dậy

-Trẻ ngủ dậy, cô hướng dẫn trẻ cất phản, gối, chiếu, chăn - Cho trẻ làm vệ sinh cá nhân: Nhắc trẻ đi vệ sinh lau mặt.

- Sau đó cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn quà chiều

- Cô chia quà giới thiệu quà chiều cô động viên trẻ ăn hết xuất

-Trẻ vào sập nằm

- Đọc bài thơ giờ đi ngủ

- Vận động nhẹ nhàng

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

(10)

Chơi hoạt động theo

ý thích

1. Ôn tập:

-Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề.

- Ôn lại các bài hát, bài thơ, câu chuyện đã học.

- Cho trẻ học sách ATGT

2. Chơi theo ý thích.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi

3. Nêu gương:

- Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề.

- Nêu gương cắm cờ

- Trẻ được khắc sâu lại những kiến thức đã học buổi sáng.

- Rèn kỹ năng đọc kể cho trẻ - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ biết 1 số luật lệ giao thông -> Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi.

- Rèn sự khéo léo cho trẻ - Phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng cho trẻ.

-> Giáo dục trẻ chơi đoàn kết bạn bè.

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên

- Biết tự nhận xét mình và bạn, biết học theo gương các bạn ngoan trong lớp.

- Những bài hát, thơ, truyện thuộc chủ đề.

- Sách ATGT, bút chì, sáp màu.

- Đồ chơi trong các góc

- Đàn, máy tính.

- Bảng bé ngoan, cờ, bé ngoan.

Trả trẻ

Trả trẻ

-Vệ sinh cá nhân cho trẻ trước khi ra về

-Lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường.

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô về với bố mẹ.

- Trẻ có thói quen chào hỏi khi đến lớp và khi về với bố mẹ.

- Trẻ biết chào cô giáo và bạn bè rồi ra về

- Khăn mặt ướt của trẻ

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.

(11)

1. Ôn tập:

- Cô cho trẻ ôn lại các bài hát , bài thơ, câu chuyện mà trẻ đã học - Cô gợi ý hướng dẫn trẻ đọc truyện, hát, đọc thơ về chủ đề -> Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, chú ý lắng nghe cô giảng bài - Tổ chức cho trẻ học sách ATGT.

2. Chơi theo ý thích.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi.

- Giáo viên cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi. Bao quát trẻ chơi

- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết bạn bè, động viên khích lệ trẻ.

- Sau khi chơi xong cô nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.

3.Nêu gương:

- Cô là người dẫn chương trình và tổ chức cho trẻ biểu diên văn nghệ. Tổ chức cho trẻ hát các bài hát về chủ đề.

- Cô cho trẻ hát thi đua theo tổ nhóm cá nhân.

- Tuyên dương trẻ.

- Cô cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Cho trẻ nhận xét những ưu, nhược điểm của các bạn trong lớp

- Cô nhận xét và thưởng cờ cho trẻ.

- Trẻ đọc, hát

- Trẻ học

- Trẻ chơi

-Trẻ biểu diễn

-Trẻ nêu

- Trẻ nhận cờ và cắm đúng ống cờ vào ống cờ của mình.

Trả trẻ

-Vệ sinh cá nhân cho trẻ trước khi ra về - Cô mời trẻ ra về

- Lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ Nhắc trẻ chào cô giáo, chào các bạn, lấy đồ dùng chào bố mẹ rồi ra về.

- Trẻ lấy đồ, chào cô, bố, mẹ, các bạn ra về.

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 21 tháng 02 năm 2022

(12)

Tên hoạt động: Thể dục: VĐCB: Nhảy lò cò đổi chân theo yêu cầu TCVĐ: Ai nhanh nhất

Hoạt động bổ trợ: Hát – Mùa xuân

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức.

- Trẻ biết nhảy lò cò và đổi chân theo yêu cầu - Trẻ biết thực hiện đúng yêu cầu của cô 2. Kỹ năng.

- Rèn trẻ kỹ năng giữ thăng bằng khi nhảy lò cò - Phát triển tố chất vận động, phát triển cơ tay - chân.

3. Giáo dục.

- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể thật khỏe mạnh

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của cô và trẻ.

- Giáo án.

- Một số bài hát về chủ đề.

- Xắc xô, Vòng thể dục 2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học

III. T CH C HO T Đ NG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cô cho trẻ xếp 2 hàng - Cô kiểm tra sức khỏe.

- Trẻ thực hiện 2. Giới thiệu bài

Hôm nay cô hướng dẫn các con thực hiện bài tập “Nhảy lò cò đổi chân theo yêu cầu” các con học ngoan nhé!

3. Hướng dẫn.

*Hoạt động 1: Khởi động

Cho trẻ đi theo lời bài hát “Mùa xuân”

- Cho trẻ đi các kiểu chân, đi nhanh đi chậm, đi khom,đi kiễng gót, đi vẫy tay, xếp đội hình 3 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

- Khởi động theo hiệu lệnh của cô.

- Xếp đội hình 3 hàng ngang.

* Hoạt động 2: Trọng động:

- Tập bài tập phát triển chung

- Động tác tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước sang 2 bên.

- Động tác bụng: Đứng cúi người về phía trước.

- Động tác chân: Đứng đưa từng chân lên cao(NM)

- Tập bài tập PTC

(13)

- Mỗi động tác tập 2 x 8 nhịp. ĐTNM tập 3x 8nhịp.

- Cô cho trẻ chuyển đội hình thành vòng tròn

- Vận động cơ bản: Nhảy lò cò đổi chân theo yêu cầu - Bây giờ là lúc các con thể hiện tài năng của mình, để làm được tốt phần thi các con quan sát cô làm mẫu nhé.

- Cô làm mẫu lần 1

- Cô làm mẫu lần 2+ Giải thích: Đứng chân phải làm trụ, chân trái các con co lên. Khi có hiệu lệnh của cô các con sẽ phải nhr lò cò liên tục sau đó chúng mình sẽ đổi chân và nhảy lò cò theo yêu cầu của cô.Thực hiện xong chúng mình sẽ nhẹ nhàng về vị trí của mình đứng bạn tiếp theo sẽ lên thực hiện.

- Cô cho 2 trẻ làm mẫu

- Cô cho từng trẻ thực hiện 2- 3 lần - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ kịp thời

- Cô chia lớp thành 2 đội chơi sau đó cho trẻ thi đua với nhau, nhảy lò cò đổi chân không dừng lên chọn tranh theo yêu cầu của cô. Đội nào chọn đúng tranh và chọn được nhiều tranh hơn thì đội đó sẽ dành chiến thắng.

- TCVĐ: Ai nhanh nhất

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ nghe - Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Động viên khích lệ trong quá trình chơi.

- Quan sát - Chú ý

- Làm mẫu - Thực hiện

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 4.Củng cố giáo dục:

- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã tập và chơi những gì?

- Cô giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh

- Trẻ trả lời

5. Kết thúc hoạt động:

- Trẻ hát bài: Mùa xuân - Hát

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………

Thứ 3 ngày 22 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPXH: Trò chuyện về lễ hội mùa xuân Hoạt động bổ trợ: hát” Mùa xuân”

(14)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức

- Trẻ biết một số hoạt động trong lễ hội mùa xuân của địa phương: Lễ đình, chùa, các trò chơi dân gian kéo co, bịt mắt bắt dê; bóng chuyền; chương trình văn nghệ chèo.

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc.

- Trẻ hiểu ý nghĩa và yêu thích các hoạt động đó.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ yêu thích một số lễ hội ở địa phương

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của cô và trẻ.

- Tranh các lễ hội mùa xuân.

- Giáo án.

- Một số bài hát về chủ đề.

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát bài hát “Mùa xuân”.

- Trò chuyện mùa xuân ở địa phương của chúng ta có những hoạt động gì nổi bật?

+ Mùa xuân có những gì?

2. Giới thiệu bài

- Để hiểu biết hơn về mùa xuân, hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về các lễ hội mùa xuân nhé!

3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về lễ hội mùa xuân ở địa phương.

- Cô cho trẻ xem tranh về mùa xuân

- Các con quan sát xem cô có bức tranh nói về mùa gì?

- Bạn nào có thể kể những hiểu biết gì về mùa xuân hãy kể cho cô và các bạn cùng biết nào?

+ Mùa xuân là mùa thứ mấy trong một năm?

+ Đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì nở?

+ Hoa đào nở báo hiệu ngày gì của mùa xuân đã đến?

+ Ngày tết các bạn được làm gì?

- Các con ạ, mùa xuân là mùa đầu tiên trong một năm, khi

- Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời - Trẻ tự kể

- Trẻ trả lời

(15)

cối mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân còn có ngày đeặc biệt đó là ngày tết Nguyên đán hay còn gọi là ngày tết cổ truyền của dân tộc.

- Hàng năm vào mùa xuân ở địa phương của chúng ta có ngày lễ hội gì? Trong những ngày hội vào đám đó thường có những hoạt động gì?

- Hình ảnh đi lễ chùa, đình:

Con thấy bố mẹ các con thường đi đâu? Lên chùa, lên đình để làm gì? Vì sao lại phải lên chùa lên đình? Ngoài chùa làng bố mẹ các con còn đi lễ ở những chùa nào nữa?...

- Hình ảnh trò chơi dân gian:

Trong những ngày lễ hội, còn có những trò chơi gì? Những ai được tham gia các trò chơi đó? Vì sao? Con thấy những người tham gia trò này như thế nào?

- Hình ảnh chương trình văn nghệ:

Ngoài các trò chơi, buổi tối các con còn được làm gì?

Chương trình văn nghệ do ai biểu diễn? Vì sao họ lại về biểu diễn cho cả làng xem?

- Ngoài ra còn có những hoạt động gì trong ngày lễ hội mùa xuân nữa? (Đu quay, mua quà lưu niệm, đồ chơi…)

- Ngoài lễ hội mùa xuân của địa phương, các con còn biết lễ hội nào khác?

Giáo dục: Hàng năm, sau khi đón tết Nguyên Đán, khắp nơi trên đất nước Việt Nam thường tổ chức lễ hội mùa xuân.

Đây là phong tục cổ truyền của đất nước.

*Hoạt động 2: Luyện tập

- Cô ho trẻ vẽ các hình ảnh có trong lễ hội mùa xuân.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Đua thuyền”

4. Củng cố

- Hôm nay các con được học gì?

- Chơi trò chơi gì?

5. Kết thúc

- Cô cho trẻ hát bài hát “Mùa xuân đến rồi”

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát và trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát và trả lời

Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

Thứ 4 ngày 23 tháng 02 năm 2022 Tên hoạt động: LQVCC: h, k

Hoạt động bổ trợ: Hát bài “Quả”

(16)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái h- k.

- Trẻ nhận ra chữ cái h- k trong tiếng và từ trọn vẹn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái h- k cho trẻ.

- Rèn kỹ năng so sánh , phân biệt được sự giống và khác nhau rõ nét giữa các chữ cái h- k qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ.

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, kỹ năng chơi trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, biết thực hiện theo đúng yêu cầu của cô, biết phối hợp với nhau trong các trò chơi tập thể, biết tuân thủ luật chơi.

- Giáo dục trẻ biết lợi ích của hoa, biết chăm sóc và bảo vệ hoa.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô.

- Giáo án đầy đủ, máy tính, ti vi, que chỉ, thảm trải nền.

- Hình ảnh “ hoa loa kèn” có từ “ hoa loa kèn”. Bài giảng điện tử làm quen chữ cái h – k.

- Các thẻ chữ cái rời ghép thành từ “ hoa loa kèn”.

- 2 bức tranh giống nhau vẽ về cây, các bông hoa và lá có gắn chữ cái h, k và các chữ cái khác ( đã học)

2. Đồ dùng của trẻ:

- Tâm lý thoải mái trước khi vào hoạt động.

- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có các thẻ chữ cái h-k 2. Địa điểm: Lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cô nói: Mùa xuân đang về, tết sắp đến mà mùa xuân là tết trồng cây. Vậy cô con mình cùng nhau ra gieo hạt trồng cây để góp phần cho mùa xuân đất nước thêm tươi đẹp nào.

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt” đến câu “ mùi hương thơm quá”.

Cô nói: Vừa rồi các con đã gieo hạt và trồng được nhiều cây hoa vậy bạn nào có thể kể tên các loài hoa thường nở vào mùa xuân mà con biết cho cô và các bạn cùng nghe

-Trẻ nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trò chuyện cùng cô

(17)

+ Các con biết hoa để làm gì?

- Cô nhấn mạnh: Khi mùa xuân đến, có rấy nhiều loại hoa đua nhau khoe sắc như hoa hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa cúc…., hoa làm đẹp môi trường, làm đẹp cuộc sống, hoa dùng để trang trí trong những dịp lễ tết, hoa còn dùng làm thuốc,…

+ Vậy muốn có nhiều hoa đẹp chúng mình phải làm gì?

=> Cô tổng quát lại và giáo dục trẻ phải biết trồng hoa, chăm sóc hoa và bảo vệ hoa không ngắt lá bẻ cành thì sẽ có hoa đẹp.

- Hôm nay cô mang đến tặng lớp mình một loại hoa , các con hãy về chỗ ngồi để xem là loại hoa gì nhé.

- Mở nhạc bài hát “Mùa xuân” Và cho trẻ lấy rá về chỗ ngồi.

2. Giới thiệu bài

Hôm nay cô cho các con được làm quen với chữ cái h,k các con chú ý học ngoan nhé!

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Bé làm quen chữ cái h - k

- Cô cho trình chiếu hình ảnh “hoa loa kèn” và kèm theo từ “hoa loa kèn”.

- Cô đọc mẫu và cho trẻ đọc từ “ hoa loa kèn”

- Cô có thẻ từ ghép “ hoa loa kèn” giống từ hoa loa kèn trên máy và yêu cầu 1 trẻ lên gắn các thẻ chữ cái rời thành từ “ Hoa loa kèn” giống với từ “ Hoa loa kèn” trên máy.

- Tổ chức kiểm tra kết quả trẻ vừa gắn và cho trẻ đọc từ “ hoa loa kèn” vừa gắn

- Các con đếm cho cô từ “hoa loa kèn” xem có bao nhiêu chữ cái

- Cho trẻ lấy chữ cái đã học

- Còn lại hai chữ cái h – k cô cầm và giới thiệu cho trẻ:

Đây là chữ cái h – k hôm nay cô sẽ cho các con làm quen. Các con cùng cô hướng lên màn hình nào.

* Làm quen chữ cái h.

- Cô cho trẻ quan sát trên màn hình hình ảnh chữ cái h và giới thiệu cho trẻ biết đây là chữ h được phát âm là h.

- Cô nói cách phát âm : khi phát âm chữ cái h miệng mở ra, đẩy nhẹ hơi ra ngoài.

- Các con hãy lắng nghe cô phát âm nhé (cô phát âm chữ 2- 3 lần)

- Cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức : lớp, tổ, nhóm, cá

-vâng ạ

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ quan sát -Trẻ đọc - Trẻ quan sát

-Trẻ quan sát và lắng nghe

-Trẻ trả lời

-Trẻ nêu

-Trẻ lắng nghe -Trẻ đọc

-Trẻ quan sát và lắng nghe

-Trẻ thực hiện

(18)

nhân

(Cô lắng nghe và sửa sai cách phát âm cho trẻ)

- Cô cho trẻ nhận xét về cấu tạo của chữ cái h. ( cô gọi 2- 3 trẻ).

- Cô khái quát lại : chữ h gồm có hai nét tạo thành đó là một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi.

- Cô giới thiệu chữ h in hoa, in thường, viết thường và cho trẻ phát âm.

- Cô cho trẻ tìm thẻ chữ h ở trong rổ giơ lên và phát âm.

* Làm quen chữ cái k.

- Cô cho xuất hiện chữ cái k trên màn hình cô giới thiệu và chỉ lên màn hình: Đây là chữ cái k.

- Các con nghe cô phát âm ( cô phát âm 2- 3 lần).

- Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức : Lớp, tổ, cá nhân (Cô quan sát sửa sai cho trẻ nếu có - động viên trẻ).

- Cô cho 2 trẻ quay mặt vào nhau nhìn vào miệng nhau và phát âm chữ cái k.

- Cô cho trẻ nhận xét về cấu tạo của chữ cái k:

chữ k gồm 3 nét tạo thành đó là 1 nét sổ thẳng và 2 nét xiên ngắn.

- Cô giới thiệu chữ k in hoa, in thường, viết thường và cho trẻ phát âm.

- Cô cho trẻ tìm thẻ chữ k ở trong rổ giơ lên và phát âm.

- Hỏi trẻ nhìn thấy chữ k ở đâu?

* Hoạt Động 2: So sánh chữ cái “h- k”

- Cô hỏi trẻ: “các con vừa được làm quen với mấy chữ cái? Đó là chữ cái gì ?

- Cô cho trẻ phát âm chữ h – k.

+ Các con thấy 2 chữ cái h – k có điểm gì giống nhau ? (2 – 3 trẻ trả lời)

+ Chữ cái h- k có điểm gì khác nhau ? - Cô khái quát lại :

+ Giống nhau : đều có một nét xổ thẳng.

+ Khác nhau : chữ h có 1 nét móc xuôi. Chữ k có 2 nét xiên.

* Hoạt động 3 : Luyện tập

+ Trò chơi 1: “ Hãy chọn tôi đi”.

- Lần 1 : Cách chơi : khi cô phát âm và nói đăc điểm cấu tạo chữ cái nào thì các con tìm, giơ lên và phát âm rõ ràng chữ cái đó nhé.

- Lần 2: Cho trẻ chơi “Chiếc nón kỳ diệu” cô bấm chuột

-Trẻ nhận xét

- Trẻ nghe và quan sát

- Trẻ phát âm -Trẻ quan sát -Trẻ thực hiện

- Trẻ quan sát và lắng nghe

-Trẻ phát âm chữ k

-Có 1 nét sổ thẳng và 2 nét xiên

- Trẻ quan sát và lắng nghe

- Giống nhau đều có nét thẳng

- Khác nhau chữ h có nét móc còn chữ k có nét xiên.

-Trẻ nghe và thực hiện - Trẻ phát âm

(19)

trẻ phát âm chữ cái đó.

(Cô kiểm tra và động viên trẻ) + Trò chơi 2 : Cùng chung sức.

- Cách chơi: Cô có 2 bức tranh dành cho 2 đội trong mỗi bức tranh cô đã vẽ sẵn hai thân cây (Không có lá và có hoa). Nhiệm vụ của mỗi đội là lên tìm các bông hoa và chiếc lá theo yêu cầu của cô và gắn lên thân cây của mỗi đội. Thời gian dành cho 2 đội chơi là một bản nhạc, sau một bản nhạc đội nào gắn được nhiều bông hoa và chiếc lá đúng vơi yêu cầu thì đội đố dành chiến thắng.

- Cô tổ chức cho 2 đội chơi 2 lần - Kiểm tra kết quả chơi của 2 đội chơi - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

4. Củng cố và giáo dục

+Chúng mình vừa được học chữ gì?

+Các con đã bắt được những con vật có chữ gì?

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, biết chăm sóc bảo vệ cây, tìm đọc chữ h,k trong tranh ảnh…

5. Kết thúc

- Cho trẻ hát bài “Màu hoa” ra ngoài chăm sóc vườn hoa.

Trẻ cùng chơi trò chơi.

-Trẻ trả lời

-Trẻ nghe và thực hiện

-Trẻ trả lời

-Trẻ cùng hát

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………

………

Thứ 5 ngày 24 tháng 02 năm 2022 Tên hoạt động: Toán: Gọi tên thứ tự các ngày trong tuần

Hoạt động bổ trợ: Trò chơi “ Xúc xắc – Xúc xẻ”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, thứ tự và số lượng các ngày trong tuần ( 1 tuần có 7 ngày: Thứ 2, thứ 3,……….chủ nhật).

- Biết các ngày đi học và ngày nghỉ trong tuần.

- Làm quen với một số loại lịch: Lịch bàn, lịch tay, lịch treo tường.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết sắp xếp theo thứ tự từ trái sang phải.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

- Chơi trò chơi thành thạo.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

(20)

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của cô:

- Giống của trẻ nhưng kích thước to hơn.

- Nhạc bài hát Vui đến trường, Cả tuần đều ngoan.

- Máy chiếu.

2. Chuẩn bị của trẻ:

- Đồ dung đủ cho 25 trẻ (mỗi trẻ 1bảng gài, 1 rổ đồ dùng có 7 hình tròn các màu, trên mỗi hình có các chữ số từ 1 – 7 và tên các thứ trong tuần.

- Hình ảnh các hoạt động minh họa cho các buổi trong ngày: Sáng, trưa, chiều, tối.

- Tờ lịch tượng trưng từ thứ 2 đến chủ nhật cho 3 đội chơi.

- 3 tờ giấy A0

- Các loại lịch: Lịch treo tường, lịch để bàn, lịch túi 3. Địa điểm tổ chức: Lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài hát “Vui đến trường”

- Chúng mình vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Hàng ngày chúng mình đi học vào buổi nào?

- Bạn nào giỏi cho cô biết có những buổi nào trong ngày?

2.Giới thiệu

Hôm nay cô hướng dẫn các con gọi tên thứ tự các ngày trong tuần, chúng mình chú ý học ngoan nhé!

3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1: Ôn các buổi trong ngày

- Hôm nay đến với lớp chúng mình cô đã chuẩn bị sẵn 1 trò chơi, trò chơi có tên là “Ô cửa bí mật”. Để chơi được trò chơi này thì cô sẽ chia lớp mình thành 4 đội chơi.

Trên màn hình cô có 4 ô số, sau khi lật ô số các đội sẽ thật nhanh tay lắc sắc xô để giành quyền trả lời và nói xem ô số đó nói về buổi nào trong ngày. Chúng mình đã rõ cách chơi chưa?

- Tạo nhóm - Tạo nhóm

- Chúng mình tạo cho cô thành 4 nhóm nào.

- Cô cho trẻ lật ô số và đặt câu hỏi:

+ Bức tranh nói về buổi nào trong ngày?

+ Tại sao con biết đó là buổi....?

- Chúng mình vừa xem hình ảnh các buổi trong ngày. Đó

- Trẻ hát

- Vui đến trường ạ - Trẻ trả lời

- Buổi sáng ạ

- Buổi sáng, trưa, chiều và tối ạ

- Rồi ạ

- Nhóm gì - nhóm gì?

- Trẻ tạo nhóm - Trẻ trả lời

- Vâng ạ

(21)

biết, trong 1 tuần thì có bao nhiêu ngày nhỉ? Bây giờ cô và chúng mình sẽ cùng đi tìm hiểu nhé.

*Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết các ngày trong tuần - Bây giờ chúng mình sẽ đứng lên vừa đi vừa hát bài hát

“Cả tuần đều ngoan” và lấy đồ dùng nào.

+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về những ngày nào trong tuần?

- Trong rổ đồ chơi cô đã chuẩn bị những hình tròn màu tượng trưng cho các ngày trong tuần đấy. Các con lấy giúp cô hình tròn màu xanh nào.

+ Con có nhận xét gì về hình tròn này nào?

- Đúng rồi, hình tròn màu xanh là tượng trưng cho ngày thứ 2 có chữ số 2 và từ “thứ hai”.

+ Thứ 2 còn được gọi là ngày gì?

- Đúng rồi, thứ 2 còn được gọi là ngày đầu tuần, là ngày chúng ta bắt đầu đi học, bố mẹ bắt đầu đi làm cho 1 tuần mới đấy.

+ Sau thứ 2 sẽ là thứ mấy nhỉ?

- Chúng mình lấy giúp cô hình tròn màu vàng nào.

+ Theo chúng mình hình tròn màu vàng sẽ là thứ mấy?

Vì sao con biết?

- Đúng rồi, hình tròn màu vàng là tượng trưng cho ngày thứ 3, vì bên trong hình tròn có chữ số 3 và từ “Thứ ba”.

- Chúng mình tìm trong rổ đồ chơi giúp cô hình tròn màu hồng nào.

+ Theo các con hình tròn màu hồng này là tượng trưng cho ngày thứ mấy? Tại sao con biết đó là thứ 4?

- Vậy tiếp theo ngày thứ 4 sẽ là ngày thứ mấy?

- Chúng mình lấy giúp cô hình tròn tượng trưng cho ngày thứ 5 nào.

+ Và bây giờ là 1 câu hỏi khó hơn này. Ngày nào trong tuần mà các bạn ngoan và học giỏi sẽ được cô giáo tặng phiếu bé ngoan nào?

- Chúng mình lấy giúp cô hình tròn tượng trưng cho thứ 6 nào.

- Bây giờ chúng mình nhìn trong rổ xem còn ngày nào nữa nào.

+ Vì sao chúng mình biết đó là ngày thứ 7?

- Trong rổ của chúng mình còn gì nữa không?

Chúng mình lấy ra giúp cô nào.

+ Các con thấy hình tròn này có gì khác so với những

- Trẻ đi lấy đồ dùng - Cả tuần đều ngoan ạ - Thứ 2 ạ

- Trẻ lấy - Có sô 2 ạ

- Ngày đầu tuần ạ

- Thứ 3 ạ - Trẻ lấy

- Thứ 3, vì có số 3 ạ

- Trẻ tìm

- Thứ 4 ạ - Thứ 5 ạ - Trẻ lấy

- Thứ 6 ạ - Trẻ lấy - Trẻ tìm - Có sô 7 ạ

(22)

hình tròn khác?

+ Hình tròn này tượng trưng cho ngày thứ mấy nào?

- Đúng rồi, hình tròn này có màu đỏ, chỉ có chữ mà không có số, là ngày mà mọi người được nghỉ ngơi sau 1 tuần học hành và làm việc mệt mỏi đấy.

- Chúng mình đếm giúp cô xem có bao nhiêu hình tròn nào.

- Mỗi hình tròn này sẽ tượng trưng cho 1 ngày, vậy 1 tuần có bao nhiêu ngày?

- Ngày nào là ngày đầu tuần? Ngày nào là ngày cuối tuần?

- Chúng mình phải đi học vào những ngày nào?

- Chúng mình xếp những ngày chúng mình đi học xuống hàng dưới nào.

- Vậy còn 2 ngày ở trên là ngày gì? Chúng mình được làm gì vào 2 ngày này?

*Cô chốt lại: Một tuần có 7 ngày, từ thứ 2, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ, sáu, thứ bảy, rồi đến chủ nhật. Sau ngày chủ nhật được nghỉ, chúng ta lại bắt đầu một tuần học mới là ngày thứ hai đấy các con ạ.

- Cô đố - cô đố

+ Đố chúng mình biết chúng mình được nghỉ học ngày nào?

- Đúng rồi, chúng mình cất 2 ngày thứ 7 và chủ nhật giúp cô nào.

+ Hôm nay là thứ 5 thì ngày mai là thứ mấy?

- Cô cho trẻ cất dần đồ dùng.

- Cho trẻ hát bài hát “Cả tuần đều ngoan” để cất đồ dùng.

* Làm quen với các loại lịch

- Có cách nào để chúng mình biết được ngày chúng mình phải đi học và ngày được nghỉ nhỉ?

- Đúng rồi quyển lịch có thể giúp chúng ta đấy.

- Chúng mình thử tìm xung quanh lớp chúng mình xem có quyển lịch nào không nào.

- Cô đưa trẻ đến các góc có để lịch và giới thiệu cho trẻ các loại lịch.

*Hoạt động 3:Luyện tập: Trò chơi Đội nào nhanh hơn - “Trò chơi, trò chơi”

- Cô có các tờ lịch rất đẹp, trong mỗi tờ lịch có in các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật. Nhiệm vụ của

- Có chứ không có số ạ - Chủ nhật ạ

- 7 hình ạ - 7 ngày ạ - Trẻ trả lời

- Thứ 2...thư 6 ạ - Trẻ xếp

- Ngày nghỉ ạ - Trẻ lắng nghe - Đố gì - đố gì?

- Thứ 7, cn - Trẻ cất - Thứ 6 ạ

Trẻ cất đồ dùng - Dùng lịch ạ - Trẻ tìm

- Trẻ lắng nghe - Chơi gì - chơi gì?

- Trẻ lắng nghe

(23)

2 đến chủ nhật. Chúng mình chú ý là mỗi 1 bạn chỉ được lên gắn 1 lần thôi nhé.

- Thời gian giành cho chúng mình là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc đội nào gắn nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Chúng mình đã sẵn sàng chơi chưa nào?

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô nhận xét và công bố kết quả.

4. Củng cố và giáo dục - Các con vừa được học gì?

- Cô giáo dục trẻ về nhà gọi tên các ngày trong tuần cho ông bà, bố mẹ cùng nghe nhé!

5. Kết thúc

- Chuyển hoạt động khác

- Trẻ chơi - Trẻ nghe - Trẻ trả lời

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………

………

………

Thứ 6 ngày 25 tháng 02 năm 2022 Tên hoạt động : Tạo hình: Xé dán hoa dây

Hoạt động bổ trợ: Câu đố “ về mùa xuân”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức.

- Trẻ biết dùng các kỹ năng xé nhích, xé dải, xé vụn, xé lượn…để xé dán tạo thành bức tranh xé dán hoa dây theo ý tưởng của trẻ.

- Trẻ biết bố cục tranh hợp lý, cân đối hài hòa theo trí tưởng tượng của trẻ.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng xé dải, xé vụn, xé lượn cong, xé nhích, biết cách phết hồ, dán xen kẽ , cách bố cục tranh tạo thành các dây hoa đẹp.

- Rèn trẻ ngồi đúng tư thế.

3. Thái độ.

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động.

- Trẻ biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Nhạc một số bài hát về chủ đề nghề nghiệp - 4 mẫu xé dán

+ Mẫu thứ nhất: Nón quai thao có xé dán hoa dây cánh tròn

(24)

+ Mẫu thứ 2: Áo bằng bao tải có trang trí hoa dây cánh dài + Mẫu thứ 3: Quạt giấy có trang trí xé dán hoa dây xé vụn + Mẫu thứ 4: Áo được xé dán hoa dây cánh tròn

2. Đồ dùng của trẻ.

- Quạt nan, áo, nón, mũ, giấy cho trẻ xé dán - Giá treo sản phẩm

- Bàn ghế đầy đủ cho trẻ

- Hồ dán, khăn lau tay đầy đủ cho trẻ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú giới thiệu bài

Xin chào mừng các cô giáo và các bé đã đến tham gia chương trình diễn thời trang “Sắc màu hoa dây” của các bé 2.Giới thiệu bài

Hôm nay cô sẽ cùng các con “Xé dán hoa dây” các con chú ý học ngoan nhé!

3.Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu của cô.

- Các bạn cùng quan sát và nhận xét về các mẫu thiết kế hoa dây ngày hôm nay!

+ Làm thế nào để có những mẫu hoa dây này?

+ Mẫu thứ nhất: Nón quai thao có xé dán hoa dây cánh tròn - Các con có nhận xét gì về mẫu hoa dây thứ nhất?

+ Mẫu dây hoa ở nón quai thao đã sử dụng màu sắc gì? Những cánh hoa được xé dán như thế nào?

+ Cô sử dụng những kỹ năng gì để xé dán được hoa cánh tròn?

+ Lá hoa như thế nào? cô dùng kỹ năng gì để xé dán được lá hoa?

+ Ngoài hoa ra cô còn xé dán được gì nữa?

+ Hoa dây được xé dán trên chất liệu gì?

+ Muốn bức tranh thêm đẹp cô đã sử dụng những kỹ năng gì nữa?

+ Cách phết hồ như thê nào?

+ Ai có nhận xét gì về bố cục của bức tranh - Còn mẫu thứ 2: Áo có trang trí hoa dây cánh dài + Các con có nhận xét gì về cái áo?

+ Hoa dây được cô xé dán như thế nào ? + Cô sử dụng những kỹ năng gì để xé dán?

+ Mẫu áo này được xé dán trên chất liệu gì?

- Trẻ hưởng ứng

- Trẻ quan sát

- Trẻ quan sát và nêu nhận xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ nêu nhận xét

(25)

- Để xé dán được hoa dây cô xé hoa như thế nào? Lá và dây hoa cô dùng kỹ năng gì để xé

- Sau khi xé xong cô dán như thế nào?

- Còn bạn nào có nhận xét khác ? + Bố cục của tranh như thế nào?

- Mẫu tranh thứ tư: Áo được xé dán hoa dây cánh tròn

- Sau đây xin mời các bé cùng tham gia vào chương trình

“Thiết kế hoa dây”.

- Bây giờ chúng mình cùng nhau đi lấy mẫu đồ các con thích và trang trí các mẫu đó bằng cách xé dán các hoa dây thật đẹp nhé.

*Cô hỏi ý định của trẻ.

- Con chọn được đồ dùng gì?

- Con sẽ xé dán hoa dây gì để trang trí đồ dùng đó?

- Con sẽ xé dán như thế nào?

- Dùng kỹ năng gì để xé dán?

- Các bạn khác thì sao các con sẽ xé dán hoa dây gì để trang trí đồ dùng?

- Để đồ dùng đó đẹp hơn con sẽ làm gì? Phết hồ như thế nào?

- Khi ngồi xé dán các con ngồi như thế nào?

- Cô Hương chúc cả lớp chúng mình hôm nay sẽ xé dán được hoa dây thật đẹp để mang đi tham gia chương trình

“Thiết kế hoa dây” của nhà trường.

* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện - Cô cất tranh mẫu

- Cô làm việc với cá nhân trẻ

- Cô quan sát gợi ý trẻ nhanh và sáng tạo.

- Giúp đỡ trẻ gặp khó khăn, nhắc nhở trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi.

- Động viên, khuyến khích trẻ

- Khi gần hết thời gian thực hiện cô nhắc nhở trẻ hoàn thiện bức tranh của mình.

- Đã gần đến giờ tham gia chương trình “Thiết kế hoa dây”

rồi. Chúng mình hãy nhanh tay hoàn thiện trang trí hoa dây của mình nào?

* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm

- Trẻ thực hiện xong trước cho trẻ mang treo lên giá sản phẩm. Sau đó hết thời gian mời trẻ dừng tay.

- Hôm nay các bạn lớp mình đã xé dán các mẫu hoa dây rất là đẹp.. Cô khen cả lớp chúng mình bằng một tràng pháo tay thật

- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ trả lời nêu nhận xét

- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ nêu nhận xét và trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ nêu ý định

- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ nêu ý định - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trưng bày sản phẩm

(26)

lớn nào.

- Chúng mình cùng dừng lại để nhìn ngắm cho thật là kỹ xem chúng mình thích mẫu hoa dây nào ?

- Con thích mẫu hoa dây nào nhất?

- Vì sao con thích hoa dây của bạn?

- Bạn đã xé dán hoa dây gì? Bạn xé dán như thế nào?

- Cho trẻ giới thiệu sản phẩm của mình

- Con làm thế nào để xé dán được mẫu hoa dây này?

- Cô chọn mẫu hoàn thiện nhất để khen trẻ.

4.Củng cố và giáo dục - Các con vừa được học gì?

- Cô bổ xung ý kiến những bài chưa hoàn thiện.

- Giáo dục trẻ: Hôm nay các con đã thiết kế được những mẫu hoa dây thật đẹp. Vậy các con nhớ phải giữ các mẫu hoa dây thật sạch đẹp, không được làm bẩn để dành tặng các cô bố,mẹ mình. Cô khen chúng mình bằng 1 tràng pháo tay thật to

5.Kết thúc: Cho trẻ trình diễn thời trang

- Trẻ quan sát và nêu nhận xét

- Trẻ giới thiệu

- Trẻ trả lời

-Trẻ nghe

- Trẻ thực hiện yêu cầu của cô

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………

………...

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

- Kiểm tra đĩa nhạc,Chuẩn bị và mở máy tính cho cô chính dạy -Giúp cô chính Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát - Quản lý bao quát trẻ trong

-Nước biển không dùng để nấu ăn được do hàm lượng muối cao,nhưng vì có nước biển lên các loài tôm,cá,cua và các sinh vật khác sống trong nguồn nước mặn mới sinh sống