• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Kết nối tri thức | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Kết nối tri thức | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thực hành tiếng Việt trang 86 A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn :

Từ mượn

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 6 tập 2) a.

- Từ vay mượn tiếng Hán: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, không khí, ô nhiễm.

Vì chúng được dùng như từ thuần Việt.

- Từ vay mượn tiếng Anh: băng, ô-dôn. Vì chúng được viết nguyên dạng hoặc viết tách từng âm tiết, hình dạng chính tả khác biệt.

b.

- Từ ô-dôn gây ấn tượng về từ mượn rõ nhất vì nó có cấu tạo và cách đọc cách viết khác nhau.

c.

- Không trung, không gian, không quân, không tưởng, hư không,….

- Miễn nhiễm, lây nhiễm, truyền nhiễm, nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn,…

Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Vốn từ tiếng Việt giàu có và phức tạp, gồm nhiều từ được mượn ở những ngôn ngữ khác, nhất là tiếng Hán (trước đây), tiếng Pháp, tiếng Anh (sau này).

- Khi nhập vào tiếng Việt, các từ mượn đã được Việt hóa ở những mức độ khác nhau và quá trình này vẫn đang tiếp diễn.

- Nhờ việc chủ động vay mượn từ, tiếng Việt luôn phát triển, trong khi vẫn bảo lưu được những nét tinh túy vốn có của mình.

Câu 3 (trang 87 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Các từ mượn trong câu là: fan, phấn khích, hân hoan, idol, xuất hiện, chuyên cơ, phi trường.

- Có thể thay một số từ “lạ tai” bằng:

fan = người hâm mộ, idol = thần tượng, phi trường = sân bay, hân hoan = vui vẻ, … - Diễn đạt lại bằng câu sau:

“Các người hâm mộ cuồng thực sự phấn khích, vui vẻ khi thấy thần tượng của mình xuất hiện trên cửa chiếc chuyên cơ vừa đáp xuống sân bay”.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

(2)

- Từ mượn là những từ ngữ được vay mượn từ tiếng nước ngoài với mục đích là làm phong phú, đặc sắc thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

- Trong Tiếng Việt thì chúng ta thường vay mượn ngôn ngữ của rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới nhưng chủ yếu sẽ tập trung vào 4 quốc gia chính có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến nền văn hoá của nhiều khu vực. Đó chính là tiếng Hán (Trung Quốc), tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,…

- Ví dụ về từ mượn tiếng Hán: sính lễ, thính giả, độc giả, khán giả, nghệ sĩ, sứ giả, cầm, kỳ, thi, hoạ, thi sĩ,

- Ví dụ từ mượn tiếng Pháp: Bière (bia), cacao (ca cao), café (cà phê), jambon (dăm bông), balcon (ban công), fromage (pho mát), ballot (ba lô),

- Ví dụ từ mượn tiếng Anh: Vi-deo cờ-líp (video clip), ra – đa (radar), láp-tốp (laptop), in-tơ-nét (internet).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ

Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong

Vì thành ngữ đẽo cày giữa đường chỉ những người nghe theo lời người khác một cách thụ động, và không biết suy nghĩ cái nào đúng, cái nào sai.. Học

Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): Tưởng tượng về cuộc sống của bạn trong 30 - 40 năm tới và trực quan hóa những tưởng tượng đó

Những phương tiện đó được trình bày, sắp xếp theo trật tự nhất định, từ ngoài vào trong nhằm biểu đạt thông tin về việc hướng dẫn du khách đến tham quan rừng hoa

- Những thành ngữ cũng được hình thành từ nội dung của các truyện kể: đẽo cày giữa đường, đàn gảy tai trâu, ở hiền gặp lành, hiền như bụt,

- Sự khác nhau: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ, nổi bật vấn đề mà tác giả đang nói đến.. Trên đời, mọi người giống nhau