• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 17/8/2019

Ngày giảng: ... Tiết 1 PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1971)

CHƯƠNG I: THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NAWM 1917)

Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN I Mục tiêu

1. Kiến thức

Học sinh nhận biết được:

- Cuộc cách mạng tư sản là một hiện tượng XH hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (TBCN) với quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu trong thế kỉ XVI- XVII.

- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới- TBCN với chế độ phong kiến - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của CMTS Hà Lan, CMTS Anh - Phân tích ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học

- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tư duy, hợp tác 3. Thái độ

- Nhận thức đúng về vai trò của giai cấp ND trong các cuộc cách mạng 4. Phát triển năng lực

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng + Học Sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong sgk

III. Phương pháp/ KT

- Phương pháp đàm thoại, phân tích, trực quan, thảo luận - Kĩ thuật KWL, chia nhóm, nghiên cứu tài liệu

IV.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức lớp (1P)

2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3 phút) 3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (3’)

GV sử dụng pp tái hiện, kĩ thuật KWL

(2)

K W L

GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và phát phiếu cho các em điền (2’) Học sinh làm việc theo nhóm

HS điền tên các thành viên trong nhóm vào phiếu

Các em nhớ lại kiến thức lịch sử 7 đã học trả lời câu hỏi Các nhóm báo cáo

? Em đã biết được những gì về cơ sở hình thành CNTB ở châu Âu?

?Em cần biết những kiến thức, kĩ năng nào trong bài học này?

Nhóm 1: CNTB được hình thành trong lòng XHPK ở châu Âu.

Nhóm 2: CNTB được hình thành trong lãnh địa phong kiến, việc trao đổi hàng hóa trong lãnh địa và buôn bán ra bên ngoài.

Nhóm 3: CNTB được hình thành từ thế kỷ XIV ở châu Âu GV nhận xét và giới thiệu bài mới

Trong chương trình lịch sử lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu XHPK. Những mâu thuẫn gay gắt giữa tầng lớp mới với chế độ phong kiến trong lòng chế độ phong kiến đã suy yếu đòi hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu.

Vậy các cuộc CMTS đã diễn ra ntn? Chúng ta cũng tìm hiểu qua nội dung bài ngày hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

* Hoạt động 1: Sự biến đổi về kinh tế xã hội Tây Âu trong thế kỷ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan

thế kỷ XVI

- Thời gian 10 phút

- Mục tiêu nhận biết được những biến đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu trong các thế kỉ XV- XVII

- PP đàm thoại, thảo luận tóm tắt tài liệu

- KT chia nhóm, tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm - Phương tiện SGK, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng - Hình thức cá nhân, nhóm

- GV giới thiệu mốc mở đầu lịch sử thế giới cận đại bằng cuộc cách mạng tư sản đầu tiên- cách mạng tư sản Hà Lan năm 1566 đến cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Hướng dẫn HS đọc thêm mục I

GV chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho nhóm Nhóm 1,3 câu 1; nhóm 2,4 câu 2

GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK/3,4 (2 phút)

I. Sự biến đổi về kinh tế xã hội Tây Âu trong thế kỉ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI (Hướng dẫn đọc thêm)

1.Một nền SX mới ra đời

* Kinh tế

* Xã hội

(3)

? Nền kinh tế ở châu Âu từ thế kỉ XV có sự chuyển biến như thế nào?

? Trình bày những chuyển biến về xã hội?

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu tài liệu của nhóm

Nhóm 1,3 câu 1

- Nền sản xuất mới ra đời và phát triển trong lòng XHPK đã bị suy yếu và bị phong kiến kìm hãm.

- Xuất hiện các công trường thủ công, trung tâm buôn bán và ngân hàng

Nhóm 2,4 câu 2

- Xã hội hình thành 2 giai cấp TS và VS - Mâu thuẫn giữa chế độ PK với giai cấp tư sản Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến

Nhóm 3 đặt câu hỏi cho nhóm 4

? Bạn hãy giải thích tư sản và vô sản có đặc điểm như thế nào?

- Tư sản: là những người có tài sản riêng, họ là chủ của các nhà máy, xí nghiệp có thuê mướn nhiều nhân công.

Có địa vị về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị, bị chế độ phong kiến chèn ép.

- Vô sản:là những người không có tài sản, họ phải đi làm thuê cho nhà tư sản và bị bóc lột sức lao động.

Nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhóm 3

? Tại sao tư sản và nhân dân lại mâu thuẫn với chế độ phong kiến?

- Vì chế độ phong kiến bóc lột, cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản

GV chốt kiến thức (từ thế kỉ XV xuất hiện các công xưởng thủ công thuê côn nhân lao động, XH hình thành 2 giai cấp TS và VS. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và chế độ phong kiến→ phong trào Văn hoá Phục Hưng, Phong trào Cải cách Tôn giáo... mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt và là nguyên nhân của cuộc cách mạng tư sản.

Hướng dẫn HS đọc thêm mục 2/I Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI nghiên cứu tài liệu (2’)

? Vì sao dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Hà Lan?

HS nghiên cứu SGK (trang 4)

2. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI

* Nguyên nhân (SGK/4)

(4)

- Vùng đất Nê - déc - lan có nền kinh tế CNTB phát triển mạnh nhưng do phong kiến Tây Ban Nha thống trị đã kìm hãm sự phát triển này.

? Cách mạng Hà Lan diển ra dưới hình thức nào?

- Đấu tranh giải phóng dân tộc Thảo luận cặp đôi (2’)

?Vì sao cách mạng Hà Lan TKXVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trê nthế giới?

Nhóm 3: Cách mạng đã đánh đổ phong kiến (ngoại bang) thành lập nước cộng hoà xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn.

Nhóm 4: Cách mạng đánh đổ phong kiến Nhóm 1,2 nhận xét, bổ sung

GV chốt cuộc cách mạng Hà Lan được coi là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên vì: cuộc cách mạng lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha mở đầu cho CNTB phát triển.

* Hoạt đông 2: Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII - Thời gian (20’)

- Mục tiêu học sinh biết được sự phát triển kinh

tế tư bản ở nước Anh, nguyên nhân, diễn biến và ý ý nghĩa của cuộc CMTS ở Anh thế kỉ XVII

- PP vấn đáp, trực quan, thảo luận - Kĩ thuật chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu

- Hình thức cá nhân, nhóm

? CNTB ở Anh phát triển như thế nào?

HS:

- Sự xuất hiện các công trường thủ công - Nhiều trung tâm kinh tế hàng hoá phát triển GV chiếu slile 2,3 giới thiệu các trung tâm kinh tế của nước Anh và những vùng kinh tế TBCN

phát triển

? Theo em nhờ đâu mà nước Anh lại có sự phát triển như vậy?

HS nhờ sự ủng hộ của nhân dân, công nhân. Nhiều công ty thương mại hoạt động mạnh ở nhiều nước.

HS nghiên cứu phần chữ in nhỏ SGK/5 GV chiếu bảng số liệu slile 4

* Diễn biến (SGK/4)

II. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII

1. Sự phát triển của CNTB ở Anh

* Về kinh tế

- Nhiều trung tâm thương mại, tài chính, công nghiệp… hình thành, Tiêu biểu là ở Luân Đôn.

(5)

? Những con số trên nói lên điều gì?

HS: chứng tỏ CNTB ở Anh là phát triển mạnh nhất, đạt nhiều thành tựu nhất trong thế giới tư bản.

? Kinh tế TBCN phát triển đem lại hệ quả gì về xã hội?

- Làm thay đổi thành phần xã hội: Xuất hiện tầng lớp quí tộc mới và tư sản; nông dân bị bần cùng hoá.

? Em hiểu quí tộc mới là như thế nào?

HS giải thích: Tầng lớp quý tộc phong kiến đãTS hóa, kinh doanh TBCN xuất hiện ở châu Âu vào thế

kỉ XVI, là lực lượng quan trọng lãnh đạo cách mạng tư sản ở ở Anh.

GV kể chuyện rào đất cướp ruộng ở Anh, đây là thời kì “Cừu ăn thịt người”

Hướng dẫn HS đọc thêm nội dung mục 2/II - Giao nhiệm vụ cho học sinh sau khi đọc tài liệu trả lời câu hỏi 1

? Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc CM ở Anh?

? Tóm tắt diễn biến các giai đoạn của cuộc cách mạng bằng sơ đồ tư duy?

GV giao nhiệm vụ về nhà câu hỏi 2 HS tóm tắt tài liệu ghi ra vở

- Vua, địa chủ phong kiến mâu thuẫn với quí tộc mới, tư sản, nhân dân lao động.)

? Vì sao sau cuộc đảo chính năm 1688, Anh trở thành nước quân chủ lập hiến?

? Thế nào là chế độ Quân chủ lập hiến?

Là chế độ mà nhà Vua chỉ tồn tại trên danh nghĩa, mọi quyền hành đều nằm trong tay của Quốc hội

thông qua một hiến pháp do Quốc hội ban ra.

HS tìm hiểu ý nghĩa của cuộc cách mạng Thảo luận nhóm bàn (3’)

? Mục tiêu cuộc cách mạng? Ai là người lãnh đạo cách mạng?

? Cuộc cách mạng này có tính chất như thế nào?

- Mục tiêu của cuộc cách mạng là lật đổ chế độ PK

* Về xã hội

+ Quí tộc mới xuất hiện.

+ Nông dân biến thành công nhân làm thuê.

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp TS, QT mới với địa chủ, quí tộc cũ.

-> Cách mạng bùng nổ.

2. Tiến trình cách mạng (Đọc thêm)

a. Giai đoạn 1 (1642-1648 b. Giai đoạn 2 (1649-1688)

3 Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tư sản Anh giữa thế kỉ XVII

(6)

- Lãnh đạo là giai cấp tư sản

-Là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ, không triệt để GV nhấn mạnh lãnh đạo cách mạng là liên minh tư sản, quí tộc mới, nên nhiều tàn dư phong kiến không bị xoá bỏ, nông dân không được chia ruộng đất mà còn tiếp tục bị chiếm và đẩy đến chỗ phá sản hoàn toàn.

Thảo luận cặp đôi (2’) Đại diện nhóm báo cáo - Lãnh đạo: Quý tộc mới , TS - Lực lượng: quần chúng nhân dân - Nhiệm vụ, kết quả:

+ Lật đổ chế độ PK chuyên chế, đưa giai cấp TS và quý tộc mới lên nắm chính quyền, mở đường cho CNTB phát triển.

+ Quyền lợi của ND lao động chưa được đáp ứng.

- Hạn chế: chưa xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến...

Các nhóm nhận xét GV chốt kiến thức

Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.”

?Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Mác?

Thảo luận cặp đôi (2’)

Đại diện nhóm báo cáo và nhận xét

- Thắng lợi của cuộc cách mạng chính là thắng lợi của giai cấp tư sản.

- Từ trong thắng lợi đó, một chế độ xã hội mới ra đời - Chế độ của giai cấp tư sản nắm chính quyền.

- Chế độ xã hội mới đó là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thay thế chế độ cũ: chế độ phong kiến.

? CMTS Anh có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

- Ý nghĩa: mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển, chiến thắng chế độ phong kiến xác lập chế độ Tư bản chủ nghĩa

- Ý nghĩa: mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển, xác lập chế độ Tư bản chủ nghĩa.

4. Củng cố, luyện tập (3’)

GV kiểm tra phiếu KWL của các nhóm

? Sau bài học này, em tiếp thu được những nội dung kiến thức nào?

HS1 sự biến đổi kinh tế, xã hội ở các nước Tây Âu.

HS2 Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan và ý nghĩa của nó.

(7)

HS3 CNTB Anh ra đời và cuộc cách mạng tư sản ở Anh thế kỉ XVII

? Tại sao nói, Cách mạng Anh giữa TK XVII là cách mạng tư sản không triệt để?

HS: - Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

- Giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với thế lực phong kiến.

- Thiết lập nhà nước quân chủ lập hiến.

Vì vậy cuộc cách mạng TS ở Anh là cuộc cách mạng không triệt để 5. Hướng dẫn về nhà (5’)

* Bài cũ: - Học bài cũ theo câu hỏi trong SGK

- Sưu tầm tài liệu viết về cuộc cách mạng tư sản ở Anh thế kỉ XVII

* Bài mới: Xem trước mục III “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”

- Đọc SGK, nghiên cứu lược đồ trong SGK/7 tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân Anh nhằm mục đích gì?

-Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Giao nhiệm vụ cho nhóm:

+ Nhóm 1,3: Sưu tầm tài liệu giới thiệu đôi nét về oa-sinh-tơn.

+ Nhóm 2,4: Tính chất tiến bộ và hạn chế của Tuyên ngôn.

- Kết quả to lớn nhất mà cuộc chiến tranh giành độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

- Cuộc cách mạng TS Anh ở Bắc Mĩ có phải là cuộc CMTS không? Tại sao?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

...

--- Ngày soạn:…./…/ ...

Ngày giảng:…/..../ ... Tiết 2 Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

( Tiếp)

(8)

I. Mục tiêu 1 Kiến thức

- Hiểu được cuộc cách mạng tư sản là một hiện tượng XH hợp quy luật, là kết quả của xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (TBCN) với quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

- Nhận biết được những nét chính về hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học

- Rèn luyện kỹ năng phân tích các sự kiện lịch sử.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng phán đoán, tư duy 3. Thái độ

- Nhận thức được mặt tích cực và hạn chế của CMTS.

- Nhận thức đúng về vai trò của giai cấpnông dân trong các cuộc cách mạng.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Năng lực nhận xét, đánh giá

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng, lược đồ nội chiến của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (lược đồ điện tử)

- Học Sinh: SGK, câu hỏi đã giao nhiệm vụ ở tiết trước III. Phương pháp

- Phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, thảo luận

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, chia nhóm, kĩ thuật sơ đồ tư duy, tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm.

IV.Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định tổ chức lớp (1P) 2.Kiểm tra bài cũ (5P) Câu hỏi:

1. Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh và những hệ quả của nó?

2. Trình bày ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh? Giải thích tại sao Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để?

Đáp án:

1. Sự phát triển của CNTB ở Anh

* Về kinh tế: Nhiều trung tâm thương mại, tài chính, công nghiệp… hình thành.

Tiêu biểu là ở Luân Đôn.

* Về xã hội

+ Quí tộc mới xuất hiện.

(9)

+ Nông dân biến thành công nhân làm thuê.

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp TS, QT mới với địa chủ, quí tộc cũ.

2. Ý nghĩa:

- Cuộc Cách mạng tư sản ở Anh mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển, xác lập chế độ Tư bản chủ nghĩa.

* Giải thích:

- Cách mạng bảo thủ không triệt đểvì:

+ Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

+ Giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với thế lực phong kiến.

+ Thiết lập nhà nước quân chủ lập hiến.

- Vì vậy cuộc Cách mạng TS ở Anh là cuộc cách mạng không triệt để.

3. Bài mới: Hoạt động khởi động (2’)

? Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên diễn ra ở châu Âu? Theo em ở châu Mĩ có diễn ra cuộc cách mạng TS hay không? Mục đích là gì?

HS: Ở châu Mĩ cũng diễn ra cuộc Cách mạng TS, mục đích lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.

GV: Ở tiết trước các em đã tìm hiểu hai cuộc Cách mạng TS diễn ra ở châu Âu, tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu một cuộc cách mạng diễn ra ở châu Mĩ, xem cuộc cách mạng này có gì giống và khác nhau. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

Hoạt động 1: Tình hình các thuộc địa nguyên nhân của chiến tranh

- Thời gian 10 phút

- Mục tiêu học sinh nhận biết được những nét chính về hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ;

nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Phương pháp vấn đáp, trực quan, thảo luận - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút, chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng

- Hình thức cá nhân, nhóm GV chiếu slile 2

Giới thiệu trên lược đồ 13 thuộc địa Anh ở ven bờ biển Đại Tây Dương

? Em biết gì về vị trí và tiềm năng thiên nhiên của vùng đất này?

III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc mỹ

1. Tình hình các thuộc địa nguyên nhân của chiến tranh.

(10)

HS: 13 thuộc địa của Anh nằm ở ven bờ Đại Tây Dương, có tiềm năng về thiên nhiên, đất đai màu mỡ, khoáng sản phong phú.

? Nêu quá trình xâm lược thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ?

HS thực dân Anh bắt đầu xâm lược từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII, chúng thiết lập 13 thuộc địa.

? Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh? Nêu biểu hiện chứng tỏ mâu thuẫn đó?

HS: - Nền kinh tế TBCN ở thuộc địa phát triển nhanh chóng bị thực dân Anh kìm hãm

- Người Anh dồn dân, bắt người da đen làm nô lệ, đánh thuế, độc quyền buôn bán

? Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa?

? Cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân Anh nhằm mục đích gì?

Thảo luận nhóm bàn (3’)

Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả và nhận xét lẫn nhau

HS- Vì thực dân Anh muốn kinh tế phụ thuộc gắn chặt vào chính quốc để dễ bề cai trị

- Mục đích đấu tranh của nhân dân: thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển ở thuộc địa.

GV chốt nền kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng ở thuộc địa-> mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh ngày càng gay gắt dẫn đến bùng nổ Cách mạng.

...

...

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm Diễn biến cuộc chiến tranh

- Thời gian 8 phút

- Mục tiêu trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh và ý nghĩa của Tuyên ngôn.

- Đầu thế kỷ XVII - XVIII thực dân Anh lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- ND thuộc địa mâu thuẫn thực dân Anh

-> CM bùng nổ.

2. Diễn biến cuộc chiến tranh (đọc thêm SGK/8)

(11)

- PP vấn đáp, thảo luận, nghiên cứu tài liệu - Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng

- Hình thức cá nhân, nhóm

GV yêu cầu HS đọc nghiên cứu SGK/8 trả lời câu hỏi

? Duyên cơ trực tiếp nào dẫn đến cuộc chiến tranh?

? Tóm tắt diễn biến chính của cuộc chiến tranh?

- Duyên cớ trực tiếp: 12/1773 nhân dân cảng Bô- xtơn tấn công ba tàu trở chè của Anh...

- Nhân dân thuộc địa quyết tâm chống thực dân Anh đòi xóa các loại thuế và các luật cấm vô lí.

GV chiếu slile 4

+ Nhóm 1,3: Sưu tầm tài liệu giới thiệu đôi nét về oa-sinh-tơn.

+ Nhóm 2,4: Tính chất tiến bộ và hạn chế của Tuyên ngôn.

GV đã giao nhiệm vụ từ tiết trước cho các nhóm.

Các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm tài liệu Nhóm 1,3:

Là nhà lãnh đạo, chính trị người chỉ huy quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập. Ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–

1797).

GV: Chiến tranh kết thúc Giooc Giơ Oa SinhTơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ 1789 và tái đắc cử 1792. Thủ đô mước Mỹ mang tên ông, một quốc gia TS bên kia bờ đại tây dương ra đời.

Nhóm 2,4:

- Tính tiến bộ của Tuyên ngôn: đề cao quyền con người (quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc)

- Hạn chế của Tuyên ngôn: Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, không được thực hiện đối với nhân dân, người da đen và da màu

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Liên hệ với bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ

(12)

tịch Hồ Chí Minh.

- Tuyên ngôn của nước Mĩ có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình cuộc đấu trạn giành độc lập.

...

...

Hoạt động 3: Kết quả và ý nghĩa của chến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ -Thời gian 13 phút

- Mục tiếu trình bày được kết quả to lớn nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh và ý nghĩa của nó.

- PP vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng

- Hình thức cá nhân, nhóm

? Kết quả to lớn nhất mà cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

HS: - 9/1783, Anh kí hoà ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của Bắc Mĩ

- Năm 1787, Hiến pháp Mĩ được ban hành, xác lập chế độ dân chủ của giai cấp tư sản và chủ nô

GV chốt kiến thức ghi bảng

? Có ý kiến cho rằng cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản. Em có đồng tình không? Vì sao?

Thảo luận nhóm 2 bàn (3’)

Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

HS1 đồng tình vì: đây là cuộc cách mạng tư sản thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc mở đường cho CNTB phát triển.

HS2 không đồng tình vì đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

GV chốt đây là cuộc cách mạng tư sản thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc mở đường cho CNTB phát triển.

“ Là cuộc chiến tranh thực sự,cách mạng thực sự, giải phóng thực sự..” (Lê Nin)

? So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai

3. Kết quả và ý nghĩa của chến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

* Kết quả:

- Với hiệp ước Véc Xai (1783) Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Hợp chúng quốc châu Mỹĩra đời (USA).

* Ý nghĩa:

CMTS thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở đường cho TBCN phát triển.

(13)

cuộc cách mạng tư sản đầu tiên Hà Lan và Anh với cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

Thảo luận nhóm bàn (3’) Đại diện nhóm báo cáo

* Giống nhau: Đều là cuộc CMTS, mở đường cho CNTB phát triển

* Khác nhau:

- Hà Lan, Anh đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, phát triển kinh tế theo hướng TB, mở đường cho CNTB phát triển.

- Mĩ đấu tranh giải phóng dân tộc

...

...

4. Củng cố, luyện tập (3’)

-HS làm việc theo nhóm: Sơ kết bài học bằng sơ đồ tư duy.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài cũ: theo câu hỏi trong SGK

+ Hoàn thành nhiệm vụ: Liên hệ với bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được liên hệ vận dụng như thế nào?

+ Tuyên ngôn của nước Mĩ có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình cuộc đấu trạn giành độc lập.

* Bài mới: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

? Em hãy liệt kê những ngành kinh tế cơ bản ở nước Pháp trước cách mạng?

? Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp trước CM có gì nổi bật?

? So với sự phát triển CNTB ở Anh thì sự phát triển CNTB ở Pháp có gì khác?

? Vẽ sơ đồ ba đẳng cấp xã hội ở Pháp

? Đọc và tìm hiểu quan điểm chung của các nhà triết học Mông-te-xki-ơ; Vôn-te và Rút-xô?

+ Giao nhiệm vụ: Nhóm 1 Rút-xô; nhóm 2 Vôn-te; nhóm 3 Mông-te-xki-ơ

? Sự khủng hoảng của chế độ chuyên chế ở Pháp? Nguyên nhân bàng nổ cách mạng Pháp.

? Cách mạng TS Pháp diễn ra như thế nào.

? Điểm khác giữa cuộc CMTS Hà Lan, Anh, Mĩ với CMTS Pháp.

- Tìm đọc thêm tài liệu tham khảo V. Rút kinh nghiệm

………

………

(14)

………

………

…………...

...

Hiếnpháp Hoa Kỳ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết được những nét chính về hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc

a) Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Xác định nguồn lợi của tư

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản vì đã thủ tiêu nền thống trị của quý tộc địa chủ Anh, mở đường cho

Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

1) Mục đích chính sách cai trị Đông Dương của thực dân Pháp thể hiện ở bộ máy nhà nước như thế nào?. a) Chia rẽ các dân tộc ở Đông Dương, các

Kết qủa và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Nước Mỹ