• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30

NS : 10/4/2021 NG: 12/4/2021

Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2021

TOÁN

TIẾT 146: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố về cộng các số có 5 chữ số có nhớ .

- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật

2. Kĩ năng: Thực hiện cộng các số có 5 chữ số có nhớ .Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật đúng, nhanh, chính xác 3. Thái độ: Tích cực, kiên trì học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 1 em lên bảng làm lại bài tập 4.

- Nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập

- Bài 1 (10’):

- Kẻ lên bảng như SGK + HD - Yêu cầu lớp tự làm bài.

- Mời một em lên thực hiện trên bảng.

- Cho HS nêu cách tính.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2 (10’):

- HD. Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Mời một HS lên bảng giải bài.

- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.

- GV nhận xét đánh giá.

- Một em lên bảng chữa bài tập số 4.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Một em nêu yêu cầu của bài tập.

- Theo dõi

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Một em lên thực hiện làm bài trên bảng. Cả lớp theo dõi chữa bài.

23154 15247

+ 31028 + 22654

17209 45242

71391 83143 - Một em đọc yêu cầu của bài tập.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- Một em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.

Giải

Chiều dài hình chữ nhật:

3 x 2 = 6cm Chu vi hình chữ nhật là:

(6 + 3) x 2 = 18 (cm) Diện tích hình chữ nhật:

6 x 3 = 18 (cm2) Đ/S: 18 cm2

(2)

Bài 3 (11’):

- Vẽ sơ đồ tóm tắt như trong SGK lên bảng.

- Mời hai em nhìn vào tóm tắt để nêu miệng bài toán.

- HD. Yêu cầu cả lớp thực hiện đặt đề toán rồi giải bài toán vào vở.

- Mời một em giải bài trên bảng.

- GV nhận xét đánh giá.

3. Củng cố - dặn dò (3’) - Nhận xét đánh giá tiết học.

- Một HS đọc yêu cầu nêu bài tập.

- Hai em đứng tại chỗ nêu miệng đề bài toán.

- Lớp thực hiện vào vở.

- Một em lên bảng làm bài.

* Bài toán 1: Em hái được 17 kg chè.

Mẹ hái được số chè gấp 3 lần em.

Hỏi cả hai người hái được tất cả bao nhiêu kg chè ?

* Bài toán 2: Con cân nặng 17 kg.

Mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu kg ?

TẬP ĐỌC

TIẾT 88: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chú ý các từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài : Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, ....

- Biết đọc phân biệt lời kể có xem lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài : Lúc-xăm-bua, lớp 6, ....

- Hiểu ND câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ...

2. Kĩ năng: Đọc - hiểu, diễn cảm

3. Thái độ: Đoàn kết với các thiếu nhi trên thế giới

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

- Tư duy sáng tạo.

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa truyện trong SGK.

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS lên bảng đọc bài “Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục”

- Nhận xét B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (3’)

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi:

+ Tranh vẽ gì ?

- Giáo viên giới thiệu: Chủ điểm Ngôi nhà

- Ba em lên bảng đọc bài.

- Nêu nội dung bài đọc.

- Cả lớp theo, nhận xét.

(3)

chung là chủ điểm nói về ngôi nhà chung thân yêu của toàn nhân loại là trái đất.

- Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :

+ Tranh vẽ gì ?

- Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Gặp gỡ ở Lúc-xăm- bua” để biết về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và thú vị của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua

2. Luyện đọc (29’)

* Đọc diễn cảm toàn bài.

- HD đọc: Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật trong câu chuyện

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- YCHS đọc nối tiếp câu (lượt 1)

+ Viết lên bảng các từ tiếng nước ngoài hướng dẫn HS rèn đọc: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Mô- ni-ca, giét-xi-ca, in-tơ-nét, lưu luyến, lần lượt + YCHS đọc từ khó

+ Nhận xét, sửa sai

+ YCHS đọc đồng thanh các từ khó

- Yêu cầu HS đọc từng câu (lượt 2), GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.

- HDHS chia đoạn

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp (lượt 1) + HDHS đọc câu dài, nhấn giọng

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp (lượt 2) + HDHS hiểu nghĩa các từ mới

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

3. Củng cố- dặn dò (3’)

- Con hãy nêu giọng đọc bài này?

- GV nhận xét đánh giá.

- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.

- Nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Đọc các từ khó cá nhân (2HS) - Đọc đồng thanh các từ khó - Nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Đọc câu dài, nhấn giọng

- HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giải nghĩa các từ sau bài đọc - Lớp đọc đồng thanh cả bài.

- Đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật trong câu chuyện

KỂ CHUYỆN

GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Dựa vào gợi ý, HS kể lại được câu chuyện bằng lời của ....

2. Kĩ năng: Nói, nghe lưu loát, rõ ràng, diễn cảm 3. Thái độ: Đoàn kết với các thiếu nhi trên thế giới

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

(4)

- Tư duy sáng tạo.

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý để HS kể.

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Gọi HS lên bảng đọc bài “Gặp gỡ ở Luc- xăm-bua”

- Đánh giá B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu nội dung (9’)

- Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi :

+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm- bua đoàn cán bộ của ta đã gặp điều gì bất ngờ thú vị?

+ Vì sao các bạn lớp 6 A nói được tiếng việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ?

+ Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?

+ Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này ?

3. Luyện đọc lại (7’)

- Hướng dẫn HS đọc 3 của bài.

- Mời một số em thi đọc đoạn 3.

- Mời một em đọc cả bài.

- GV và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

* Kể chuyện (18’) 1. GV nêu nhiệm vụ

2 Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện:

- Giúp HS hiểu yêu cầu của BT:

+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?

- Ba em lên bảng đọc bài.

- Nêu nội dung bài đọc.

- Cả lớp theo, nhận xét.

- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.

+ Tất cả HS lớp 6A đều giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng bài hát bằng tiếng Việt, trưng bày và vẽ Quốc Kì Việt Nam.

Nói được các từ thiêng liêng như Việt Nam, Hồ Chí Minh ….

+ Vì cô giáo của lớp đã từng ở Việt Nam cô rất thích Việt Nam.

Cô dạy các em tiếng Việt Nam và các em còn tìm hiểu Việt Nam trên mạng in- tơ-nét … + Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam học những môn học gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì.

+ HS phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.

- Ba em thi đọc lại đoạn cuối bài văn.

- Một em đọc toàn bài.

- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học.

+ Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam .

(5)

+ Kể bằng lời của em là như thế nào ?

- Mời hai em đọc lại các câu hỏi gợi ý.

- Gọi một em kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý.

- Gọi hai em tiếp nối nhau lên kể đoạn 1 và đoạn 2.

- Mời hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.

3. Củng cố- dặn dò (2’)

- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ? - GV nhận xét đánh giá.

+ Kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.

- Hai em nhìn bảng đọc lại các câu hỏi gợi ý.

- Một em dựa vào câu hỏi gợi ý kể mẫu đoạn 1.

- Lần lượt hai em lên kể đoạn 1 và đoạn 2.

- Hai em thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.

- Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 59: TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Hình dạng của trái đất trong không gian.

- Cấu tạo của quả địa cầu gồm: Quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

2. Kĩ năng: Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

3. Thái độ: Yêu thích, khám phá khoa học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh trong sách trang 112, 113.

- Quả địa cầu. Hai bộ bìa mỗi bộ 5 tấm ghi : Cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu và Nam bán cầu, xích đạo.

- Giấy A4, bút màu lông + giấy khổ to.

III- CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Mặt trời có vai trò gì trong cuộc sống của con người?

- Nhận xét đánh giá.

- Trả lời - Nhận xét

(6)

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài

* Hoạt động 1 (11’): Yêu cầu làm việc cả lớp.

- Yêu cầu các cá nhân quan sát hình 1:

+ Trái đất có dạng hình gì ?

- Yêu cầu quan sát quả địa cầu trao đổi để nêu ra các bộ phận của quả địa cầu?

- Yêu cầu HS chỉ và nêu các bộ phận đó.

- Chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam trên quả địa cầu.

- Kết luận: Quả trất có dạng hình cầu và rất lớn.

* Hoạt động 2 (10’):

- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :

+ Hãy chỉ trên hình cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu ? + Quan sát quả địa cầu đặt trên mặt bàn em có nhận xét gì trục của nó so với mặt bàn ?

- Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận.

* Hoạt động 3 (10’): Trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.

- Treo hai hình phóng to hình 2 SGK lên bảng + HD cách gắn chữ

- Chia lớp thành các nhóm để thảo luận - Gọi hai nhóm lên xếp thành hai hàng dọc. Phát mỗi nhóm 5 tấm bìa. Phổ biến luật chơi và yêu cầu hai nhóm thực hiện trò chơi.

- Qs nhận xét đánh giá kết quả các nhóm.

3. Củng cố - dặn dò (3’) - Hãy nêu lại nội dung bài học - Cho HS nhắc lại bài học.

- Lớp quan sát hình 1 và nêu.

+ Trái đất có dạng hình tròn, hình cầu, giống hình quả bóng, vv … - Gồm có giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- Lên bảng chỉ và nêu tên các bộ phận

- Quan sát để nhận biết vị trí nước ta trên quả địa cầu.

- Hai em nhắc lại

- Các nhóm tiến hành quan sát hình 2

- Lần lượt chỉ cho các bạn trong nhóm xem cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Trục của trái địa cầu hơi nghiêng so với mặt bàn.

- Cử đại diện của nhóm lên báo cáo trước lớp

- Nhận xét, bổ sung

- Theo dõi

- Thảo luận về gắn chữ cho đúng - Các đại diện mỗi nhóm lên thi với nhau trước lớp (gắn tấm bìa của mình lên hình vẽ trên bảng)

- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm chiến thắng.

- Hai em nêu lại nội dung bài học .

VĂN HÓA GIAO THÔNG

Bài 7: NHÌN THẤY VẬT CẢN KHÔNG AN TOÀN TRÊN

ĐƯỜNG GIAO THÔNG

(7)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs biết thế nào là giao thông an toàn, đúng luật. Chấp hành tốt an toàn giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

2. Kĩ năng: Hs biết cách xử lý khi nhìn thấy vật cản trên đường giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người

3. Thái độ: Hs hình thành thói quen dọn dẹp, xử lý vật cản không an toàn khi nhìn thấy trên đường giao thông. Hs thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện an toàn khi tham gia giao thông.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh về các loại đường giao thông và 1 số vật cản trên các đường giao thông đó. Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông.

- HS: Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3. Đồ dùng dạy học sử dụng trong tiết học theo sự phân công của giáo viên.

III- CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Gọi HS nêu lại nội dung tiết 6 - Nhận xét

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’)

-Yêu cầu HS nêu các loại đường giao thông đã được học ở lớp 2

- Cho HS xem 1 số hình ảnh về đường giao thông có vật cản nằm trên đó,

hỏi: Em hãy cho biết đường giao thông trong hình là loại đường giao thông gì? Em có nhìn thấy gì trên đường giao thông đó không?

GV hỏi: Em đã bao giờ thấy vật cản nằm trên đường đi của mình chưa? Khi đó em đã làm gì? Chuyển ý để giới thiệu cho Hs vào bài mới

2. Bài mới (30’)

+ Đọc truyện “Có phải tại viên gạch”

-Y/c HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trong sách/ 28 . Gv nêu câu hỏi:

+ Khi đang đứng đợi ba mẹ đi làm về, Việt và Nam đã nhìn thấy điều gì? + Nhìn thấy những viên gạch rơi xuống đường, Nam đã bảo Việt làm gì? Việt có đồng ý làm theo lời Nam không? + Tại sao ba mẹ Việt bị ngã? Câu hỏi phụ: Nếu em là Việt trong câu chuyện, em sẽ làm gì?

- Chốt: Vậy khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông, chúng ta nên làm

- 2 hs nêu

- 2 hs nêu - Hs qs tranh - Trả lời

- 2 HS đọc câu chyện “Có phải tại viên gạch”.

-Các nhóm trình bày

- HS trả lời

(8)

gì?

- Yc

-GV chốt ý (GV có thể giải thích cho HS hiểu từ “tai ương”)

+ Hoạt động thực hành: Y/c HS quan sát các hình ảnh ở HĐ thực hành trong sách/28, 29, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: “Em sẽ làm gì nếu nhìn thấy trên đường phố những hình ảnh sau “ Nếu để nguyên vật cản đó trên đường thì sẽ có điều gì xảy ra?” GV đưa từng hình ảnh, y/c HS trả lời cách xử lý của mình khi nhìn thấy vật cản trên đường phố.

- GV chốt sau mỗi khi HS trả lời, nhận xét, lưu ý những vật cản quá to hoặc có thể gây nguy hiểm cần nhờ người lớn giúp đỡ.

?Theo em, nếu ai nhìn thấy vật cản trên đường phố mà làm ngơ, không dọn dẹp thì điều gì sẽ xảy ra?

-Chốt: Vậy khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông, chúng ta không được làm ngơ mà cần dọn những vật đó sang 1 bên. Nếu vật cản quá to nặng hoặc có thể gây nguy hiểm như dây điện, các em nên nhờ người lớn giúp đỡ, không nên tự làm 1 mình để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người qua đường. Ngoài ra, chúng ta cần phải có ý thức nhắc nhở nhau không thờ ơ khi nhìn thấy các vật cản nằm trên đường, hình thành thói quen dọn dẹp, hoặc kêu gọi sự giúp đỡ của người đỡ để dọn dẹp các vật cản đó.

- Y/c HS đọc các câu thơ: Vật làm cản trở giao thông Gây bao nguy hiểm ta không thể ngờ Người, xe qua lại hàng giờ Chung tay dọn dẹp không chờ đợi ai.

- GV giới thiệu thêm 1 số hình ảnh về vật cản không an toàn đối với giao thông ở vùng nông thôn, giao thông đường thủy, đường hàng không và cách xử lý.

+ Hoạt động ứng dụng : Y/c HS tự suy nghĩ và viết tiếp nội dung câu chuyện ở sách/30 Mời 1 số HS đọc câu chuyện của mình.

-Y/c HS tập đóng vai theo nhóm đôi, xử lý

- Hs đọc câu thơ của hoạt động cơ bản: Nếu thấy vật cản trên đường Hãy mau dọn dẹp, tai ương đâu còn.

- HS trả lời cách xử lý

- 1 hs trả lời

- Lắng nghe

- Lớp đọc đồng thanh

- HS suy nghĩ và viết tiếp nội dung câu chuyện

- Vài HS đọc câu chuyện của mình.

- Bạn nhận xét, bổ sung

(9)

tình huống trong câu chuyện trên, tiết học sau các nhóm sẽ trình bày.

3 Củng cố - dặn dò: (5’)

-Y/c HS liên hệ trường hợp bản thân mình đã nhìn thấy vật cản gây nguy hiểm trên đường và cách xử lý.

- Gv liên hệ giáo dục

- Gv nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị bài sau.

-Hs tự liên hệ

NS : 10/4/2021 NG: 13/4/2021

Thứ 3 ngày 13 tháng 4 năm 2021

CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)

TIẾT 59: LIÊN HỢP QUỐC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nghe viết chính xác trình bày đúng bài “ Liên Hợp Quốc”. Viết đúng các số

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ch/tr hay vần

êt/êch.Đặt câu đúng với mỗi từ ngữ mang âm vần trên.

3. Thái độ: Yêu Tiếng Việt. Tích cực học tập

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết (3 lần) các từ ngữ trong bài tập 2.

Bút dạ + 2 tờ giấy A4.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con / bảng lớp: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã

- Nhận xét đánh giá B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

- Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài “Liên Hợp Quốc”

2. Hướng dẫn nghe viết : a. Hướng dẫn chuẩn bị (7’) - Đọc mẫu đoạn viết của bài

- Yêu cầu 2 em đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo.

- Đoạn văn trên có mấy câu ?

3 HS lên bảng viết các từ vào bảng con / bảng lớp

- Nhận xét

- Lớp lắng nghe GV đọc.

2 HS đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm

- Nhằm bảo vệ hòa bình tăng cường

(10)

- Liên Hợp Quốc thành lập nhằm mục đích gì ?

- Có bao nhiêu thành viên tham gia liên hợp quốc ?

- Việt Nam trở thành thành viên liên hợp quốc vào lúc nào ?

- Yêu cầu lấy bảng con và viết các chữ số: 24-10-1945, tháng 10 năm 2002, 191, 20-9-1977.

GV lưu ý HS viết các dấu gạch ngang chỉ ngày tháng năm.

- GV nhận xét đánh giá.

b. Đọc cho HS viết vào vở (15’)

- Đọc lại để HS dò bài, tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề tập

- Thu vở HS nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập

*Bài 2 (5’):

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- HD. Gọi 3 em đại diện lên bảng thi viết đúng các tiếng có âm hoặc vần dễ sai.

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn.

- Nhận xét bài làm HS và chốt lại lời giải đúng.

*Bài 3b (4’):

- HD. Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 3 em đại diện lên bảng thi làm bài nhanh.

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn.

4. Củng cố - Dặn dò (3’) - GV nhận xét đánh giá tiết học

- Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.

hợp tác và phát triển giữa các nước.

- Gồm có 191 nước và vùng lãnh thổ.

- Vào ngày 20 – 7 – 1977.

- 2 em lên viết các ngày - Nhận xét

- Lớp nghe và viết bài vào vở - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- Nêu YC

- HS làm vào vở

- Ba em lên bảng thi đua viết nhanh viết đúng

- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét bình chọn người thắng cuộc.

buổi chiều, thủy triều, triều đình, chiều chuộng, ngược chiều, chiều cao - Một em nêu bài tập 3 SGK.

- HS làm vào vở

- Ba em lên bảng thi đua làm bài.

- Nhận xét

Buổi chiều hôm nay bố em ở nhà.

Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên của biển. Cả triều đình được một phen cười vỡ bụng. Em bé được cả nhà chiều chuộng...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 30: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ?

DẤU HAI CHẤM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

(11)

- Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? (tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì?

Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì? Thực hành trò chơi hỏi đáp sử dụng cụm từ Bằng gì?)

- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm 2. Kĩ năng: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? hợp lý.

3. Thái độ: Yêu Tiếng Việt. Tích cực học Tiếng việt

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết ba lần câu hỏi của bài tập 1. 3 tờ phiếu to viết nội dung bài tập 4.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu hai em làm miệng bài tập 1 và bài tập 3

- Nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn HS làm bài tập (8’)

* Bài 1 (8’):

- HD cách làm

- Yêu cầu lớp trao đổi theo nhóm 2 và thực hiện làm bài vào vở.

- Mời ba em đại diện lên bảng thi làm đúng, nhanh

- GV chốt lời giải đúng.

- Yêu cầu 1 HS đọc lại các câu trả lời tìm được.

*Bài 2 (7’):

- HD cách làm. Yêu cầu lớp làm việc cá nhân.

- Mời 3 em nêu miệng, GV chốt lại câu trả lời đúng.

- Đánh giá

*Bài 3 (8’)

- HD cách làm. Yêu cầu lớp làm việc theo cặp.

- Mời từng cặp nối tiếp nhau hỏi và trả lời trước lớp, GV chốt lại câu trả lời

- Hai em làm miệng bài tập 1 và bài tập 3 - HS khác nhận xét bài bạn.

- Một em đọc yêu cầu bài tập1 - Thảo luận và làm bài

- Ba em lên điền câu trả lời trên bảng - Nhận xét, chọn bạn thắng cuộc

* Đáp án:

- Voi uống nước bằng vòi.

- Chiếc lồng đèn …làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.

- Các nghệ sĩ ….bằng tài năng của mình.

- Một HS đọc bài tập 2.

- Lớp làm việc cá nhân.

- Ba em nối tiếp nhau đọc kết quả.

- Nhận xét, bổ sung

* Đáp án tham khảo:

- Hằng ngày em viết bài bằng viết bi /viết mực

- Chiếc bàn em ngồi học làm bằng nhựa/bằng gỗ /bằng đá …

- Một HS đọc bài tập 3.

- Lớp làm việc theo cặp (một em hỏi một em trả lời).

- Lần lượt từng cặp hỏi đáp trước lớp.

- Nhận xét

* Tham khảo:

(12)

đúng.

- Đánh giá

* Bài 4 (8’):

- Yêu cầu lớp trao đổi theo nhóm 4 và thực hiện làm bài vào vở.

- Dán 3 tờ giấy khổ lớn lên bảng.

- Mời ba em lên bảng làm bài.

- Đánh giá

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Khi nào ta đặt câu hỏi “Bằng gì?”?

- GV nhận xét đánh giá tiết học

- HS1: Hằng ngày bạn đến trường bằng gì ?

- HS2: - Mình đi bộ / Mình đi xe đạp

- HS1: Cơm ta ăn được nấu bằng gì ? - HS2: - Cơm ta ăn được nấu bằng gạo.

- Một em đọc đề bài 4 - Thảo luận, làm bài

- 3 em lên bảng làm bài tập - Nhận xét

* Tham khảo:

a/ Một người kêu lên : “ Các heo !”

b/ Nhà an dưỡng …cần thiết : chăn màn, …

c/ Đông Nam Á gồm 11nước : Việt Nam,…

- Trả lời - Nhận xét

TOÁN

TIẾT 147: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nắm được cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng. Củng cố về giải bài toán bằng phép trừ, quan hệ giữa km và m.

2. Kĩ năng: RKN thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000; giải bài toán bằng phép trừ, quan hệ giữa km và m

3. Thái độ: Tích cực học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hai em lên bảng làm bài tập 4 - Nhận xét, đánh giá

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

- Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về

“Phép trừ các số trong phạm vi 10.000”

- Hai em lên bảng làm bài

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

*Lớp theo dõi GV giới thiệu - Vài HS nhắc lại tên bài.

(13)

2. Tìm hiểu bài (10’)

* Hướng dẫn thực hiện phép trừ:

- GV ghi bảng 85674 - 58329

- Yêu cầu quan sát nêu nhận xét muốn trừ hai số có 5 chữ số ta làm như thế nào ?

- Yêu cầu HS trao đổi để tìm ra cách tính.

* Gợi ý tính tương tự như đối với phép trừ hai số trong phạm vi 10 000 - Yêu cầu HS nêu cách tính.

- GV ghi bảng.

*Gọi HS nêu cách trừ hai số trong phạm vi 100 000.

- GV ghi bảng quy tắc mời 3 - 4 nhắc lại.

3. Thực hành - Bài 1 (7’):

- Yêu cầu nêu lại các cách trừ hai số có 5 chữ số.

- Yêu cầu thực hiện vào vở

- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.

- Gọi HS khác nhận xét bài bạn - GV nhận xét, đánh giá

Bài 2 (7’)

- HD. Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập. Mời một em lên bảng giải bài - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.

- GV nhận xét, đánh giá

Bài 3 (7’)

- HD HS tóm tắt đề bài.

- HD cách làm. Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. Mời một HS lên bảng giải.

- Gọi HS khác nhận xét bài bạn - GV nhận xét đánh giá

- Lớp quan sát lên bảng theo dõi GV hướng dẫn để nắm về cách trừ hai số trong phạm vi 100 000.

- Trao đổi và dựa vào cách thực hiện phép trừ hai số trong phạm vi 10 000 đã học để đặt tính và tính ra kết quả : 85674

58329 27345 - HS khác nhận xét - Nêu

- Vài em nêu lại cách thực hiện phép trừ.

- Một em nêu bài tập 1.

- Nêu cách lại cách trừ số có 5 chữ số.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Một HS lên tính kết quả.

86890 64589 22301

7854 2 45787 32755

94576 41587 52789 - Gọi HS nêu bài tập 2.

- Làm bài

- HS khác nhận xét bài bạn

- Đổi chéo vở chấm bài kết hợp tự sửa bài

69864 45432 24432

76587 67905 9682

87694 36872 50822

65467 42876 22691 - Đọc đề bài

- Tóm tắt

- Cả lớp làm vào vở bài tập. Một HS lên giải bài.

- Nhận xét

Giải

Độ dài đoạn đường chưa trải nhựa là:

-

- -

- -

- --

(14)

4. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Mời hai em nêu lại cách trừ các số trong phạm vi 100 000

*Nhận xét đánh giá tiết học

25850 - 9850 = 16000 (m) = 16km Đ/S: 16 km - Vài HS nhắc lại cách trừ

THỦ CÔNG

TIẾT 30: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (TIẾT 3)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Học sinh làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật. HS trưng bày sản phẩm của mình.

2. Kĩ năng: Đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật. Các mép giấy gấp phẳng, đẹp, trang trí sáng tạo

3. Thái độ: Yêu thích các sản phẩm đồ chơi.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn. Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu ...

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS - GV nhận xét đánh giá.

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài

* Hoạt động 3 (26’): Yêu cầu làm đồng hồ để bàn và trang trí.

- Yêu cầu nhắc lại các bước làm Đồng hồ để bàn bằng cách gấp giấy.

- Nhận xét và dùng tranh quy trình làm Đồng hồ để bàn để hệ thống lại các bước.

- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.

- Tuyên dương một số sản phẩm.

3. Củng cố - dặn dò (3’)

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

- Chuẩn bị dụng cụ tiết sau.

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.

- Hai em nhắc lại các bước về quy trình gấp Đồng hồ để bàn.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp, cử người lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 30: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU: HS biết:

1. Kiến thức: Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện.

Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân. HS biết chăm sóc cây trồng vật nuôi ở nhà, ở trường,…

(15)

2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em

3. Thái độ: Đồng tình ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi ; Biết phản ứng với hành vi phá hoại cây trông vật nuôi ; Bảo cho người có trách nhiệm khi phát hiện phá hoại cây trồng vật nuôi.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn

- Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng.

- Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường

- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường

* GDTNMTBĐ

- Cây trồng, vật nuôi là nguồn sống quý giá của con người vùng biển, hải đảo.

- Giữ gìn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển , đảo.

*BVMT

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh một số cây trồng vật nuôi.

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài:

* Hoạt động 1 (11’): Trò chơi ai đoán đúng?

- Yêu cầu lớp thảo luận theo nhóm.

- Chia lớp thành hai nhóm (số chẵn và số lẻ)

- Yêu cầu nhóm số chẵn vẽ và nêu đặc điểm của một loại con vật mà em thích?

Nêu lí do em thích? Nhóm số lẻ vẽ và nêu đặc điểm của một cây trồng? Nêu ích lợi của loại cây đó?

- Mời các đại diện lên trình bày trước lớp

- Yêu cầu các HS khác phải đoán và gọi

- Trả lời - Nhận xét

- Tiến hành điểm số từ 1 đến hết.

- Chia thành hai nhóm số chẵn và nhóm số lẻ

- Các nhóm thực hành vẽ và nêu đặc điểm của từng loại cây hay con vật nuôi xuống phía dưới bức tranh.

- Lần lượt các nhóm cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp.

- Em khác nhận xét và đoán ra cây trồng hay con vật nuôi mà nhóm

(16)

tên được con vật nuôi hoặc cây trồng đó.

- GV kết luận

*Hoạt động 2 (10’): Quan sát tranh - GV cho lớp quan sát tranh yêu cầu HS đặt câu hỏi về các bức tranh.

- Mời một vài HS đặt câu hỏi và mời bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh.

- Yêu cầu các nhóm khác trao đổi ý kiến và bổ sung

- GV kết luận

* Hoạt động 3 (10’): “Đóng vai”

- Yêu cầu mỗi nhóm chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mà mình yêu thích để lập trang trại sản xuất.

- Yc các nhóm trao đổi để tìm cách chăm sóc bảo vệ trại vườn của mình cho tốt.

- Mời một số em trình bày trước lớp.

- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm.

GV mở rộng:- Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển , đảo.

* GV kết luận

3. Củng cố-dặn dò (3’)

?Vì sao phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi - GV nhận xét đánh giá tiết học.

khác đã vẽ.

- Bình chọn nhóm làm việc tốt.

- Lớp quan sát tranh và tự đặt câu hỏi cho từng bức tranh :

+ Các bạn trong mỗi bức ảnh đang làm gì?

+ Theo bạn việc làm của các bạn đó mang lại lợi ích gì?

- Lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung.

- Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của GV.

- Trao đổi

- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên nói về những việc làm nhằm chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe.

- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến bạn.

- Lớp bình chọn nhóm có nhiều biện pháp hay và đúng nhất.

Hs lắng nghe

TẬP VIẾT

TIẾT 30: ÔN CHỮ HOA: U (TIẾP)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố về cách viết chữ hoa U thông qua bài tập ứng dụng : - Viết tên riêng (Uông Bí) bằng chữ cỡ nhỏ

- Viết câu ứng dụng Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô bằng cỡ chữ nhỏ

2. Kĩ năng: Viết chữ đúng mẫu, đẹp, nhanh

(17)

3. Thái độ: Kiên trì, giữ vở sạch, viết chữ đẹp

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án, mẫu chữ hoa U mẫu chữ viết hoa về tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Yêu cầu viết từ, câu ứng dụng

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn viết trên bảng con (11’)

*Luyện viết chữ hoa :

- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài:

U, B, D

- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ

- Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.

*HS viết từ ứng dụng tên riêng - Yêu cầu đọc từ ứng dụng Uông Bí - Giới thiệu địa danh Uông Bí là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh

*Luyện viết câu ứng dụng : - Yêu cầu một HS đọc câu.

- Hướng dẫn hiểu nội dung câu ứng dụng

- Yêu cầu luyện viết tiếng có chữ hoa U đầu câu

* Hướng dẫn viết vào vở (20’)

- Nêu yêu cầu viết chữ U một dòng cỡ nhỏ.

- Âm: D, B: 1 dòng.

- Viết tên riêng Uông Bí: 2 dòng cỡ nhỏ - Viết câu ứng dụng 2 lần.

- Nhắc nhớ tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu

* Chữa bài (3’)

- Hai HS lên bảng viết :Trường Sơn; Trẻ em

- Lớp viết vào bảng con

- Em khác nhận xét bài viết của bạn.

- Tìm ra các chữ hoa có trong tên riêng Uông Bí và trong câu ứng dụng gồm: U, B, D

- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con.

- Một em đọc từ ứng dụng.

- Lắng nghe để hiểu thêm về tên riêng Uông Bí một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh của đất nước.

Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn bi bô.

- Có nghĩa khi cây non thì mềm dễ uốn. Cha mẹ dạy con từ nhỏ mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.

- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con: Uốn cây

- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của GV

- Nộp vở

(18)

- GV nhận xét từ 5- 7 bài HS

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Yêu cầu lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng

- GV nhận xét đánh giá

- Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng

NS : 10/4/2021 NG: 14/4/2021

Thứ 4 ngày 14 tháng 4 năm 2021

TẬP ĐỌC

TIẾT 60: MỘT MÁI NHÀ CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trôi chảy cả bài và các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như : lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng, tròn vo, rực rỡ, vòm cao …

- Rèn kĩ năng đọc-hiểu: Hiểu nghĩa một số từ ngữ mới: dím, gấc, cầu vồng....

- Hiểu được: Mọi vật đều có đời sống riêng nhưng có mái nhà chung là trái đất.

Hãy yêu mái nhà chung hãy bảo vệ và giữ gìn nó. Học thuộc lòng bài thơ.

2. Kĩ năng: Đọc-hiểu, đọc diễn cảm

3. Thái độ: Yêu mái nhà chung là Trái Đất và bảo vệ và giữ gìn nó

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài thơ III- CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 em lên kể lại câu chuyện “Gặp gỡ ở Lúc - xăm - bua”

- Nhận xét đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện đọc (15’)

a. Đọc mẫu bài chú ý đọc đúng diễn cảm bài thơ

(giọng vui tươi, đầy tình cảm thân ái) b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ . - Yêu cầu đọc từng khổ thơ trước lớp.

- Mời HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Dùng tranh ảnh giúp HS hiểu thêm các

- Hai em lên kể lại câu chuyện:

“Gặp gỡ ở Lúc - xăm - bua” theo lời của mình.

- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện

- Lắng nghe GV đọc mẫu.

- Theo dõi hướng dẫn để đọc đúng và ngắt nghỉ hơi hợp lí giữa các dòng và các khổ thơ trong bài.

- Lần lượt đọc từng dòng thơ . - Lần lượt đọc từng khổ thơ trước lớp.

- Nối tiếp 6 em đọc 6 khổ thơ trước lớp.

- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Quan sát tranh để hiểu nghĩa các

(19)

từ ngữ mới trong bài thơ (con dím, giàn gấc,....)

- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh bài thơ.

* Hướng dẫn tìm hiểu bài (6’)

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài thơ.

- Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai ?

- Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu ?

- Mái nhà chung của muôn vật là gì ? - Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà ?

* Học thuộc lòng bài thơ (10’) - Mời một em đọc lại cả bài thơ.

- Hướng dẫn đọc thuộc lòng khổ thơ và cả bài thơ.

- Yêu cầu cả lớp thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.

- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất 3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài - Nhận xét đánh giá tiết học.

từ ngữ mới như ôncn dím, giàn gấc, cầu vồng.

- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ . - Cả lớp đọc thầm cả bài thơ.

- Mái nhà của chim, của cá, của dím của ốc và của bạn nhỏ.

- Mái nhà của chim là nghìn lá biếc.

- Mái nhà của cá là sóng rập rình - Mái nhà của dím nằm sâu trong lòng đất

- Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo … - Mái nhà của bạn nhỏ là giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng.

- Là bầu trời xanh.

- Hãy yêu mái nhà chung hay là Hãy giữ gìn bảo vệ mái nhà chung

- Học TL bài thơ

- Thi đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

- Ba HS nhắc lại nội dung bài - Nhận xét

CHÍNH TẢ (NHỚ - VIẾT)

TIẾT 60: MỘT MÁI NHÀ CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Rèn kỉ năng viết chính tả, nhớ viết lại chính xác ba khổ thơ đầu trong bài “Một mái nhà chung”

2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu ch/tr hoặc vần êt/êch.

3. Thái độ: Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết 3 lần nội dung bài tập 2

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra bài cũ mời 3 em lên bảng viết mỗi em 1 từ bắt đầu bằng tr/ch

- Ba em lên bảng viết - Cả lớp viết vào bảng con.

- Nhận xét

(20)

- Nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Hướng dẫn nghe viết : a. Chuẩn bị (5’)

- Đọc mẫu 3 khổ thơ đầu bài “Một mái nhà chung”

- Yêu cầu 2 HS đọc lại bài.

- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?

- Nhắc nhớ viết hoa danh từ riêng trong bài.

- Yêu cầu HS viết bảng con: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình

b. Yêu cầu HS chép bài (20’) - Theo dõi uốn nắn cho HS c. Thu vở nhận xét (2’)

3. Hướng dẫn làm bài tập (6’)

*Bài 2:

- HD cách làm

- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân.

- Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng.

- Yêu cầu 3 HS lên bảng thi làm bài . - Yêu cầu cả lớp nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá.

- Mời một đến em đọc lại đoạn văn.

4. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Gọi HS nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.

- GV nhận xét đánh giá tiết học

- Theo dõi

- 2 em đọc thuộc lòng lại ba khổ thơ đầu. Cả lớp theo dõi đọc thầm theo.

- Trả lời

- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn

- Gấp SGK nhớ lại để chép vào vở.

- Nhìn bảng để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- Nộp bài

- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập - Cả lớp thực hiện vào vở

3 HS lên bảng thi làm bài đúng và nhanh.

- Nhận xét, chọn bạn thắng cuộc - Một hoặc hai HS đọc lại.

- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.

TOÁN

TIẾT 148: TIỀN VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết tờ giấy bạc : 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng 2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết đổi tiền.

- Thực hiện các phép tính trên các số với đơn vị là đồng.

3. Thái độ: Cẩn thận, kiên trì, cố gắng học tốt

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các tờ giấy bạc như trên .

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

(21)

- Gọi hai em lên bảng làm bài tập 4 - Nhận xét, đánh giá

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

* Giới thiệu tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.

- Trước đây khi mua bán các em đã quen với những loại giấy bạc nào ?

2. Tìm hiểu bài (10’)

- Cho HS quan sát kĩ hai mặt của các tờ giấy bạc và nhận xét đặc điểm của từng loại tờ giấy bạc

* Kết luận về đặc chung, riêng của các loại giấy bạc

3. Thực hành:

- Bài 1 (7’):

- Treo tranh vẽ + HD cách làm

- Yêu cầu HS nhẩm và ghi số tiền vào vở - Mời ba em nêu miệng kết quả, nêu cách nhẩm

- Gọi HS khác nhận xét bài bạn - GV nhận xét đánh giá

Bài 2 (7’) - HD tóm tắt

- HD. Yêu cầu cả lớp làm bài.

- Mời một em lên bảng giải bài.

- GV nhận xét đánh giá

Bài 3 (7’)

- HD tóm tắt và cách làm

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

- GV nhận xét đánh giá

- Hai em lên bảng làm bài

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Ta thường dùng một số tờ giấy bạc như : 100 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng và 10000 đồng

- Quan sát và nhận xét về: màu sắc của tờ giấy bạc, Dòng chữ “ Hai mươi nghìn đồng “ và số 20 000 - “Năm mươi nghìn đồng” số 50 000 - “Một trăm nghìn đồng “ số 100 000 - Một em đọc đề bài

- Cả lớp quan sát - Làm bài

- Ba đứng tại chỗ nêu miệng kết quả.

+ Trước hết cần cộng nhẩm : 10 000 + 20 000 + 20 000 = 50000đồng

- Các phần còn lại nêu tương tự.

- Em khác nhận xét bài bạn.

- Một em đọc đề bài - Tóm tắt

- Cả lớp thực hiện vào vở.

- Một em lên bảng làm.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn Giải

Số tiền mua cặp sách và bộ quần áo là:

15 000 + 25 000 = 40 000 (đồng) Cô bán hàng phải trả lại cho mẹ số tiền là:

50 000 - 40 000 = 10 000 (đồng) Đ/S: 10 000 đồng - Một em nêu đề bài

- Tóm tắt

- Lớp làm vào vở. Một em lên làm bài.

- Nhận xét bài bạn Giải

Số tiền mua 2 cuốn vở là:

(22)

4. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung bài học - Nhận xét đánh giá tiết học

1200 x 2 = 2400 (đồng) Số tiền mua 3 cuốn vở là:

1200 x 3 = 3600 (đồng) Số tiền mua 4 cuốn vở là:

1200 x 4 = 4800 (đồng) Đáp số: 4 800 đồng

NS: 10/4/2021 NG: 15/4/2021

Thứ 5 ngày 15 tháng 4 năm 2021 TẬP LÀM VĂN

TIẾT 30: VIẾT THƯ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ để làm quen

- Bài viết lá thư đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện được tình cảm với người nhận thư.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết. Chọn câu, từ hay 3. Thái độ: Đoàn kết, giúp đỡ với bạn bè

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp - Tư duy sáng tạo.

- Thể hiện sự tự tin

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết gợi ý viết thư, Bảng phụ viết trình tự lá thư. Phong bì thư, tem, giấy rời để viết thư.

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hai em lên bảng đọc lại bài văn kể về một trận thi kéo co ở tiết tập làm văn tuần 29

- Đánh giá B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn làm bài tập

*Bài 1 (31’):

- HD HS xác định yêu cầu đề bài - HD HS về cách trình bày:

- Dòng đầu thư viết như thế nào? Lời xưng hô? Nội dung thư? Cuối thư viết ra sao? ...

- Hai em lên bảng kể lại một trận thi kéo co đã học.

- Nhận xét

- Một em đọc đề bài.

- Viết thư cho một bạn nhỏ để làm quen - Nêu ý kiến để nắm được cách viết thư

- Một em đọc lại các gợi ý khi viết thư.

(23)

- Mở bảng phụ đã viết sẵn hình thức viết thư.

- Yêu cầu lớp viết thư vào vở

- Theo dõi giúp đỡ những HS chậm.

- Mời một số em đọc lại lá thư trước lớp.

- Yêu cầu HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.

- Nhận xét một số bài văn tốt.

3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung - GV nhận xét đánh giá tiết học

- Thực hiện viết lá thư vào vở đảm bảo đúng các yêu cầu trình bày, lời xưng hô, nội dung viết thư như GV đã lưu ý.

- HS nối tiếp nhau đọc lại lá thư trước lớp.

- Lớp lắng nghe bình chọn bạn có bài viết hay nhất.

- Thực hiện

- Hai em nhắc lại nội dung bài học.

TOÁN

TIẾT 149: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn. Củng cố về trừ các số có đến 5 chữ số, về giải bài toán bằng phép trừ, về số ngày trong các tháng

2. Kĩ năng: RKN trừ nhẩm các số tròn chục nghìn; giải bài toán bằng phép trừ, về số ngày trong các tháng

3. Thái độ: Tích cực học tập

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết các bài tập.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi HS lên bảng làm bài - GV nhận xét, đánh giá.

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập

- Bài 1 (8’): Tính nhẩm 

- Treo bảng phụ + HD cách làm : 90000 - 50000 = ?

Nhẩm : 9 chục nghìn – 5 chục nghìn = 4 chục nghìn

Vậy 90000 – 50000 = 40000 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Yêu cầu lần lượt từng em nêu miệng kết quả tính nhẩm.

- Gọi HS khác nhận xét bài bạn - GV nhận xét đánh giá

- HS lên bảng làm bài.

- HS khác nhận xét .

- Nêu YC

- Làm bài

- Ba em nêu miệng kết quả tính nhẩm

- Nhận xét

(24)

a)60000 - 30000 = 30000 100000 - 40000 = 60000

b) 80000 - 50000 = 30000 100000 - 70000 = 30000

Bài 2 (7’): Đặt tính rồi tính

- Hướng dẫn cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét đánh giá Bài 3 (7’)

Sản xuất: 23560 l mật ong Bán : 21800 l mật ong Còn lại : … l mật ong?

- HD cách làm

- Gọi một em lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

Giải

Số lít mật ong còn lại là : 23560 - 21800 = 1760 (l)

Đáp số: 1760 (l) Bài 4 (8’): Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

- Ghi lên bảng các phép tính và ô trống.

- HD

- Gọi một em lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở

- YC HS giải thích cách tìm ra kết quả a) Chữ số thích hợp viết vào ô trống là:

Khoanh tròn vào chữ C. 9

b) Bốn tháng mỗi tháng đều có 30 ngày là :

Khoanh tròn vào chữ D. Tháng 4, tháng 6, tháng 9 và tháng 11

- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét đánh giá bài làm HS.

3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống kiến thức của bài học

*Nhận xét đánh giá tiết học

- Một em nêu YC - Lớp làm vào vở.

- Hai em lên bảng đặt tính và tính - HS khác nhận xét bài bạn

- Đọc đề. Tóm tắt

- Theo dõi

- 1 em lên bảng làm bài.Lớp làm vào vở.

- HS khác nhận xét

- Một em nêu YC

- Cả lớp thực hiện làm vào vở. Một HS lên bảng làm bài.

* Vì : Phép trừ ô trống trừ 2 là phép trừ có nhớ phải nhớ 1 vào 2 thành 3 để có ô trống trừ 3 bằng 6 hay x - 3 = 6 nên x = 6 + 3 = 9

- HS khác nhận xét bài bạn

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 60: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

(25)

I. MỤC TIÊU: HS biết:

1. Kiến thức:

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.

2. Kĩ năng: Xác định chiều quay của Trái Đất nhanh, đúng 3. Thái độ: Biết bảo vệ môi trường sống

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu.

- Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh trong sách trang 114, 115.

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A-Kiểm tra bài cũ (5’):

- Trái Đất có hình dạng như thế nào?

- GV nhận xét đánh giá B-Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài

* Hoạt động 1 (12’):

a-Mục tiêu: Biết trái đất không ngừng quay quanh nó. Biết quay quả địa cầu theo chiều của trái đất quay quanh nó.

b- Cách tiến hành:

- Chia nhóm 4. Nêu nhiệm vụ, YC thảo luận

Bước 1: QS hình 1 SGK trả lời câu hỏi:

- Trái đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

- HD HS quay quả địa cầu. YC HS thực hành quay quả địa cầu

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- GV nhận xét đánh giá

*KL: Trái đất không ngừng yên mà luôn tự quay quanh nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồnếu nhìn từ cực Bắc xuống.

- Trả lời - Nhận xét

- Các nhóm quan sát H1 và trả lời từng câu hỏi

- Thảo luận theo yêu cầu của GV.

* Trái đất không ngừng yên mà luôn tự quay quanh nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.

- Thực hành quay quả địa cầu.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhận xét, bổ sung

(26)

* Hoạt động 2 (12’):

a- Mục tiêu: Biết trái đất đồng thời tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh mặt trời. Biết chỉ hướng chuyển động của trái đất quanh nó và quanh mặt trời trong hình 3 ở SGK trang 115.

b-Cách tiến hành:

- Chia cặp. Nêu nhiệm vụ, YC thảo luận Bước 1: Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp.

*KL: Trái đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh nó và chuyển động quay quanh mặt trời.

* Hoạt động 3 (7’): Trò chơi Trái Đất quay

a-Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.

Tạo hứng thú học tập.

b-Cách tiến hành:

- Cho HS ra sân, chỉ vị trí từng nhóm.

- Nêu tên trò chơi. HD cách chơi. Luật chơi

- Tổ chức cho HS chơi

- GV nhận xét đánh giá 3. Củng cố, dặn dò (3’):

- Trái đất tham gia đồng thời mấychuyển động? Đó là những chuyển động nào?

- GV nhận xét đánh giá tiết học

- Thảo luận theo yêu cầu của GV - Trái đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh nó và chuyển động quay quanh mặt trời.

- Đại diện các cặp báo cáo kết quả.

- Nhận xét, bổ sung

- Theo dõi

- Gọi vài HS lên biểu diễn trước lớp.

- Lớp cổ vũ cho các bạn - Nhận xét

- HS nêu

NS: 10/4/2021 NG: 16/4/2021

Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2021

TOÁN

TIẾT 150: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS củng cố về phép cộng trừ các số trong phạm vi 100 000

- Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị

(27)

2. Kĩ năng: Thực hiện các phép cộng trừ các số trong phạm vi 100 000. Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị đúng, nhanh, trình bày đẹp 3. Thái độ: Tích cực học tập

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.

III- CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hai em lên bảng làm bài tập 4 - Nhận xét đánh giá

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập

- Bài 1 (7’):

- Ghi bảng lần lượt từng phép tính

- Yêu cầu nêu lại cách tính nhẩm theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

- Gọi HS trả lời miệng kết quả đã nhẩm - GV nhận xét, đánh giá

Bài 2 (8’)

- GV ghi bảng các phép tính + HD làm - Yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở.

- Mời hai HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét đánh giá Bài 3 (8’)

- HD làm

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Mời một HS lên bảng làm

- GV nhận xét đánh giá

Bài 4 (8’) - HD làm bài

- Hai HS lên bảng làm bài - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Một em nêu yêu cầu đề bài 1.

- Nêu lại cách nhẩm các số tròn nghìn.

- Trả lời - Nhận xét

40 000 + (30 000 + 20 000)

= 40 000 + 50 000 = 90 000 80 000 - (30 000 - 20 000)

= 80 000 - 10 000 = 70 000 - HS khác nhận xét bài bạn - Một em đọc đề bài 2.

- Theo dõi

- Hai em lên bảng đặt tính và tính - Nhận xét

69243 15365 84608

57186 6360 63546

84938 36677 48261

43804 7292 36512 - Một HS đọc đề bài3 .

- Cả lớp thực hiện vào vở.

- Một HS lên bảng làm bài - Nhận xét

Giải

Số cây ăn quả ở Xuân Hòa là:

68700 + 5200 = 73900 (cây) Số cây ăn quả ở Xuân Mai là:

73900 - 4500 = 69400 (cây) Đ/S: 69400 cây - Một em đọc đề bài 4.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- + +-

(28)

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Mời một HS lên bảng giải

- GV nhận xét đánh giá bài làm HS

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

*Nhận xét đánh giá tiết học

- Một HS lên giải bài - Nhận xét

Giải

Giá tiền mỗi cái com pa là:

10 000 : 5 = 2000 (đồng ) Số tiền 3 cái com pa là:

2 000 x 3 = 6000 (đồng) Đ/S: 6000 đồng - Vài HS nhắc lại nội dung bài

SINH HOẠT LỚP + KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

* Kĩ năng sống:

1. Kiến thức: Qua bài HS biết làm việc đúng giờ, biết lập thời gian biểu của mình trong ngày, trong 3 ngày.

2. Kĩ năng: HS có thói quen làm việc đúng giờ, lập thời gian biểu của mình 3. Thái độ: HS có ý thức làm việc, học tập đúng giờ, khoa học

* Sinh hoạt lớp:

- Nắm được ưu, nhược điểm trong tuần học qua.

- Rút kinh nghiệm cho tuần học tới - Có ý thức học tập tích cực, chăm chỉ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, Phiếu HT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Kĩ năng sống:

1. KTBC (5’):

- Hãy kể những việc em đó làm đúng giờ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (BT1). (7’)

- HS đọc yêu cầu của BT1.

- Nêu yêu cầu của bài

- HS làm bài sau đó trình bày bài làm của mình.

- Trao đổi:

+ Khi em làm việc đúng giờ em thấy có vui không? Hiệu quả làm việc ra sao?

+ Khi không làm việc đúng giờ em thấy thế nào?

- 3 Hs kể trước lớp - Hs nhận xét

- 3 HS đọc yêu cầu của BT1

- Hãy đánh dấu + vào bên cạnh những việc em đó thực hiện đúng giờ.

- HS làm bài và trình bày bài làm của mình.

- Hs trả lời

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Language focus: - Sentence patterns: Good morning/Good afternoon/Good evening and Nice to see you again.. - Vocabulary: good morning, good afternoon, good evening, good night,

* Student with disability: (Thùy trang 4B) slow writing takes a long time to write2. Skills:- Practice listening, speaking ,reading,

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

- Output: SS can look and write. Look and write.. One pupil in Group A will mime one of the phrases on the board. he other groups guess the hobby, put a tick next to playing football

- Tell pupils that they are going to practise saying the sounds of the letters j and v in the words Japan and Vietnamese respectively.. - Play the recording and ask