• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ………

Ngày giảng: ………... Tiết 29,30 NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Mức độ nhận biết : - HS Hiểu khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn TS (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)

- Mức độ thông hiểu – Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự, sự khác nhau giữa ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba.

- Mức độ vận dụng : - Sử dụng ngôi kể trong nói và viết 2. Kĩ năng:

* KNBH:

- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.

- Vận dụng ngôi kể vào đọc- hiểu văn bản tự sự.

* KNS:

- Kĩ năng nhận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp 3. Thái độ:

- Có thái độ nghiêm túc khi lựa chọn ngôi kể thích hợp để kể chuyện linh hoạt thú vị; phân biệt được đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của 2 loại ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba thường gặp.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực viết sáng tạo, năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật 1.5. Nội dung tích hợp:

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

II. Chuẩn bị :

- GV: SGK, SGV, giáo án, BGĐT, Máy chiếu.

- HS: Học bài cũ, đọc bài mới III.

Phương pháp:

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, vấn đáp- gợi mở, trình bày, trò chơi, trực quan...

- KT: Động não, suy nghĩ, phân tích,nhóm...

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục (Tiết 1) 1 Ổn định tổ chức (1p)

(2)

Kiểm tra sĩ số HS

Lớp Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

? Yêu cầu của 1 bài luyện nói là gì?

Gợi ý: Yêu cầu của bài luyện nói

1. Nội dung: đảm bảo yêu cầu đề ra (như dàn ý).

2. Tác phong: nhanh nhẹn, tự tin.

3. Cách nói: Rõ ràng, mạch lạc, tự tin, phân biệt giọng nói và đọc, lưu loát, không lệ thuộc tài liệu

3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề - Kỹ thuật: động não

- Thời gian: 3 phút

- GV chiếu đoạn văn - Học sinh đọc

Chủ nhật tuần qua lớp em có tổ chức một buổi quét dọn đường làng để tuyên truyền bảo vệ môi trường. Chúng em hăng hái cùng nhau quét sạch từng con hẻm, từng ngõ đá xung quanh trường. Từng đống rác thải, túi nilon vứt bừa bãi ngoài đường cũng được chúng em thu dọn sạch sẽ. Khi kết thúc công việc, chúng em thấy đường làng sạch đẹp biết bao! Mặc dù rất mệt, nhưng trong em vẫn thấy rất vui vì mình đã làm được việc có ích. Chỉ bằng hành động nhỏ của mình, môi trường sống của chúng ta sẽ xanh - sạch - đẹp hơn. Vì vậy, Bảo vệ môi trường là một hành động đẹp!

?) Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai? Vì sao em biết điều đó?

=> HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.

=> GV nhận xét, cho điểm

GV: Trong văn tự sự, lời văn, đoạn văn góp phần tạo lập văn bản nhưng có một yếu tố để thực hiện thành công văn bản đó là ngôi kể.Vậy thế nào là ngôi kể, ngôi kể có tác dụng ra sao hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế.

- Kĩ thuật: động não

(3)

- Thời gian: 18 phút.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 2.1: HDHS tìm hiểu ngôi kể trong văn tự sự.

Mục tiêu: HS nắm được thế nào là ngôi kể trong văn tự sự.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 9 phút

* Khảo sát kiến thức ngôi kể trong SGK - Chiếu ví dụ:

Đoạn 1: Người kể chuyện có xuất hiện không?

Nêu cách xưng hô của người kể chuyện với nhân vật trong đoạn văn 1?

- Người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng như vậy gọi là kể theo Ngôi thứ ba

So sánh hai đoạn văn cho biết nét khác biệt nhất trong cách kể, cách xưng hô của người kể chuyện ở đoạn văn 2 so với đoạn văn 1?

Ở đoạn hai.người kể hiện diện, xưng tôi như vậy gọi là kể theo Ngôi thứ nhất

Vậy theo em ngôi kể nghĩa là gì?

-Vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể lại câu chuyện GV: Có hai ngôi kể người kể hay sử dụng

- Ngôi thứ nhất: Người kể xưng tôi

- Ngôi kể thứ nhất: - Ngôi kể thứ ba: Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng.

- Đọc ghi nhớ 1

Hoạt động 2.2: HDHS tìm hiểu vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

Mục tiêu: HS nắm được vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình...

I- Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

1- Ngôi kể

a. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (SGK)

- Đoạn 1:

+ Người kể giấu mình

+ Gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng (vua, thằng bé, hai cha con, họ)

 Kể theo ngôi thứ ba - Đoạn 2 :

+ Người kể hiện diện + Người kể : xưng "tôi"

 Kể theo ngôi thứ nhất

Ngôi kể: là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng

b. Ghi nhớ 1(SGK 87) 2.Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

(4)

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 9 phút

Yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn trong SGK

Nêu lại ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn văn 1 và 2?

- Đoạn 1: Kể theo ngôi thứ ba; - Đoạn 2:Kể theo ngôi thứ nhất

Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình gì mình nghe, mình thấy và đã trải qua?(Vai trò 2 ngôi kể thứ nhất và thứ ba)

Nêu hạn chế của 2 ngôi kể?

Chiếu:

Đoạn 1: Ngôi kể thứ 3

Đoạn 2: Ngôi kể thứ nhất

Vai trò

Kể tự do, khách quan những gì diễn ra với nhân vật, có thể có mặt ở khắp mọi nơi.

Có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, trải qua; bộc lộ cảm tưởn , suy nghĩ

Hạn chế

Khó bộc lộ trực tiếp cảm tưởng, suy nghĩ của nhân vật.

Kể tự do, khách quan , không thể có mặt ở nhiều nơi

Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn văn 1 bằng ngôi kể thứ nhất xưng tôi được không ? Vì sao?

- Không nên đổi vì khó có thể tìm được một người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy .

- Khi xưng tôi người kể chỉ kể được những gì trong trong phạm vi mình biết và cảm thấy. Vì vậy, muốn chuyển sang ngôi thứ nhất phải hóa thân thành các nhân vật: vua, quan, em bé...

Thử đổi ngôi kể thứ nhất trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3, thay “Tôi” bằng “Dế Mèn”. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào?

 Dế mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng

a. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (SGK)

* Vai trò:

- Ngôi kể thứ ba: Kể tự do, khách quan

- Ngôi kể thứ nhất: trực tiếp kể những gì mình nghe, mình thấy, trải qua

*Hạn chế:

(5)

có mực …những điều ấy chỉ có Dế Mèn mới biết được và kể.

* Nhà văn Tô Hoài không sử dụng ngôi kể thứ ba vì đây là cuốn tự truyện của nhân vật Dế Mèn, sau bao cuộc phiêu lưu kể lại và tự suy ngẫm do vậy cần sử dụng ngôi thứ nhất mới dễ dàng bộc lộ suy nghĩ của người kể.

Người xưng "Tôi" trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay tác giả Tô Hoài?

- Là nhân vật Dế Mèn

Vậy khi người kể xưng tôi thì người đó có phải chính là tác giả không?

Không nhất thiết.

Lưu ý : Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất có thể xảy ra hai khả năng:

- Nhân vật tôi là là nhân vật tự kể về những điều mà mình tai nghe mắt thấy (Dế Mèn)

- Nhân vật tôi chính là tác giả (thường gặp trong các hồi kí)

Để kể chuyện cho linh hoạt thú vị người kể phải lựa chọn ngôi kể như thế nào?

- Đọc ghi nhớ

b. Ghi nhớ 2(SGK 89) Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục đích: Củng cố nội dung kiến thức đã học thông qua một số bài tập nhận biết , thông hiểu.

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.

- Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút,…

- Thời gian: 11 phút

- Cách thực hiện: GV đưa một số câu hỏi, bài tập (máy chiếu) hs quan sát, theo dõi và trả lời theo cách hiểu của mình.

* GV. Yêu cầu hs thực hiện bài tập vào trong vở

Chú thỏ tinh khôn

Có một lần Thỏ đến bên bờ sông bứt ngọn cỏ non nhai ngốn ngấu. Cá Sấu ở gần đó, nằm im giả như không nhìn thấy. Thỏ yên trí ăn rau. Cá

(6)

Sấu liền giả bộ hiền lành từ từ bò đến bên Thỏ, rồi đột nhiên đớp gọn Thỏ vào mồm.

Cá Sấu kêu lên : “Hu ! Hu” ở trong họng cốt làm cho Thỏ sợ. Thỏ đã nằm gọn trong hàm cá Sấu. Thỏ sợ quá nhưng vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân.

Thỏ nói : - Bác Cá Sấu ơi, bác kêu “hu ! hu” tôi chẳng sợ đâu. Bác mà kêu “Ha ! Ha !” thì tôi sẽ sợ chết khiếp đi mất.

Nghe Thỏ nói thế, Cá Sấu liền há to mồm kêu lên “Ha ! Ha !” Thỏ nhảy phốc khỏi miệng Cá Sấu rồi quay lại cười nhạo và chạy biến vào rừng.

? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

? Thử chuyển ngôi kể để kể lại câu chuyện, nêu tác dụng của việc kể chuyện theo ngôi kể ấy?

- Truyện kể theo ngôi thứ ba.

- Đóng vai Thỏ để kể lại truyện. Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”.

- Tác dụng: thể hiện được những suy nghĩ và cảm xác của Thỏ.

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 5 phút

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ cho hs -> HS suy nghĩ trình bày, thực hiện nhiệm vụ.

* HS trình bày suy nghĩ, bộc lộ ý kiến cá nhân:

Bài tập: Viết một đoạn văn (khoảng 4 - 6 câu) kể về gia đình em trong đó có sử dụng ngôi kể thứ nhất.

* Gợi ý:

- Hình thức:

+ Trình bày đúng cấu trúc một đoạn văn

(7)

- Nội dung:

+ Câu 1: Giới thiệu về các thành viên trong gia đình.

+ Câu 2,3,4 kể vầ các thành viên trong gia đình.

+ Câu 5: Tình cảm của mình dành cho gia đình.

* Đoạn văn tham khảo:

Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hồ Chí Minh.

Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện tỉnh Bến Tre. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba ngành quản trị kinh doanh. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Hai trường thị xã. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương chị gái.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Tuyển tập : Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

- Thời gian: 2 phút

Bài tập: Em hãy tìm thêm các truyện cổ tích có ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3

4. Củng cố:

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian: 1 phút

? Nêu nội dung chính của tiết học ? 5. Hướng dẫn về nhà: 1 phút

- Học bài, làm bài tạp vào SBT.

V. Rút kinh nghiệm

...

(8)

...

...

TIẾT 2 IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục 1 Ổn định tổ chức (1p)

Kiểm tra sĩ số HS

Lớp Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

? Nêu khái niệm ngôi kể?Có mấy ngôi kể thường được sử dụng trong văn tự sự? Đó là những ngôi kể nào? Vai trò của mỗi ngôi kể là gì?

*Gợi ý:- Ngôi kể là trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể lại câu chuyện - Có hai ngôi kể người kể hay sử dụng: Ngôi thứ nhất; Ngôi kể thứ ba.

- Ngôi thứ nhất: Kể tự do, khách quan những gì diễn ra với nhân vật, có thể có mặt ở khắp mọi nơi.

- Ngôi kể thứ ba: Có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, trải qua; bộc lộ cảm tưởng, suy nghĩ

3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục (Tiết 2)

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề - Kỹ thuật: động não

- Thời gian: 5 phút

GV chiếu cho HS xem 1 video Quà tặng cuộc sống.

? Người kể chuyện trong video vừa xem là ai? Tác dụng?

GV dẫn vào bài: Giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu, phân biệt và biết được vai trò của 2 ngôi kể thường được sử dụng trong văn tự sự đó là ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện tập để củng cố và khắc sâu kiến thức đã biết.

Hoạt động 2: Luyện tập

- Mục đích: Củng cố nội dung kiến thức đã học thông qua một số bài tập nhận biết , thông hiểu.

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, luyện tập thực hành, nhóm...

- Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút,…

- Thời gian: 28 phút

(9)

- Cách thực hiện: GV đưa một số câu hỏi, bài tập (máy chiếu) hs quan sát, theo dõi và trả lời theo cách hiểu của mình.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

* GV. Yêu cầu hs thực hiện bài tập.

Bài 1 (89)

Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn ?

Nhận xét về ngôi kể mới đem lại sắc thái gì cho đoạn văn?

- Thay đổi ngôi kể như vậy khiến cho nội dung kể không phải là chuyện tự thuật của người trong cuộc mà trở thành cái nhìn khách quan của người ngoài cuộc. Tuy đoạn văn mang tính khách quan nhưng thiếu phần bộc lộ tình cảm, cảm xúc, nội tâm của người kể.

Bài 2 (89)

Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn ?

Ngôi kể thứ nhất đem lại điều gì khác cho đoạn văn?

- Ngôi kể “tôi” tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn; tuy nhiên làm đoạn văn thiếu tính khách quan.

Bài 3 (90)

Truyện Cây bút thần được kể theo ngôi nào ? vì sao?

- Mặc dù trong truyện có dùng từ "em " những "em

"không phải chỉ ngôi thứ nhất.

Bài 4 (90)

Vì sao trong các truyện truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?

- Lựa chọn ngôi kể thứ 3 để kể chuyện được tự nhiên, tăng tính khách quan; Giữ khoảng cách giữa người kể và các nhân vật trong truyện; Bộc lộ cách đánh giá và thái độ của người kể một cách cụ thể, khách quan, rõ ràng với từng sự việc và nhân vật.

- Hơn nữa, ruyện thường đề cập tới nhiều nhân vật khác nhau, trong nhiều không gian khác nhau và

II. Luyện tập

Bài 1 (89)

Thay ngôi kể thứ nhất trong đoạn văn thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì cho đoạn văn.

- Thay “tôi” thành “Dế Mèn” ta có một đoạn văn kể theo ngôi thứ ba.

Bài 2 (89)

Thay đổi ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất

- Thay “tôi” vào các từ

“Thanh, Chàng”,

Bài 3 (90)

Truyện Cây bút thần được kể theo ngôi nào ? vì sao?

Ngôi thứ ba- Mã Lương- vì không có một nhân vật nào xưng tôi khi kể.

Bài 4 (90)

Vì sao trong các truyện truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?

- Trong truyện có nhiều nhân vật

- Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra

(10)

mỗi nhân vật tham gia vào 1 sự kiện nên khó có thể chọn ngôi kể thứ nhất người kể là nhiều người mà có thể có mặt ở mọi nơi.

Bài 5 (90)

Khi viết thư em dùng ngôi kể nào?

Qua đây em rút ra được bài học gì về việc lựa chọn ngôi kể?

- Cần lựa chọn ngôi kể phù hợp với mục đích, nội dung kể

- Ngôi thứ nhất xưng tôi (xưng con, mình, anh em,

…) bởi đó là những danh từ chỉ người được dùng như đại từ ngôi thứ nhất số ít để bộc lộ rõ tính chủ quan chân thực, tình cảm riêng tư.

-Cho hs kể miệng cảm xúc của em (Ngôi kể 1)

? Em được nhận quà vào dịp nào?

? Đó là món quà gì?

? Cảm xúc của em lúc đó như thế nào?Vì sao?

Sử dụng ngôi thứ nhất viết đoạn văn kể về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.

Hôm nay ngày 28/10 là sinh nhật lần thứ mười hai của tôi, tôi được mọi người tặng rất nhiều quà, nào những đoá hoa rực rỡ tươi thắm, những chú gấu bông xinh xắn và ngộ nghĩnh. Nhưng món quà mẹ tặng, tôi thích nhất, đó là một chiếc áo len cao cổ màu hồng phớt mà tôi ao ước có từ mùa đông năm ngoái. Công việc của mẹ rất bận, lại phải chăm sóc em nhỏ. Nên để đan áo cho tôi mẹ đã phải thức khuya nhiều đêm, nhìn bóng mẹ ngồi cặm cụi bên ánh điện mà tôi thấy thương mẹ biết mấy. Lúc này cầm tấm áo trên tay, tôi như ngỡ đang nằm trong vòng taydịu dàng, âu yếm của người mẹ, rồi khe khẽ cất tiếng nói: con cảm ơn mẹ !

*GD đạo đức: Qua phần bài tập,bồi dưỡng cho em tình cảm gì?

Giáo dục phẩm chất vượt khó, lòng yêu thương con người.

Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

với nhân vật

Bài 5 (90)

Khi viết thư em dùng ngôi kể nào? Qua đây em rút ra được bài học gì về việc lựa chọn ngôi kể?

- Viết thư thường sử dụng ngôi kể thứ nhất

- Có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng ý nghĩ của mình Bài 6(90)

Khi nhận được quà tặng của người thân

Hoạt động 4: Vận dụng

(11)

- Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 3 phút

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ cho hs -> HS suy nghĩ trình bày, thực hiện nhiệm vụ.

* HS trình bày suy nghĩ, bộc lộ ý kiến cá nhân:

- HS đọc phần đọc thêm.

- Có ý kiến cho rằng: “Chỉ nên sử dụng một ngôi kể duy nhất trong bài”. Ý kiến của em như thế nào về vấn đề này?

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Tuyển tập : Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

- Thời gian: 2 phút

Bài tập: Em hãy tìm thêm các truyện cổ tích có ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3

4. Củng cố:

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian: 1 phút

? Nêu nội dung chính của tiết học ? 5. Hướng dẫn về nhà: 2 phút

- Học bài cũ:

+ Học thuộc ghi nhớ

+ Nắm được 2 ngôi kể (Vai trò của mỗi ngôi) - Chuẩn bị bài mới: Thứ tự kể trong văn tự sự

(12)

- Tập kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất.

- Đọc và soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng.

V Rút kinh nghiệm Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ... Tiết 31 Văn bản: ĐỌC THÊM

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

( Truyện cổ tích của A. Puskin) I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu được nội dung ý nghĩa truyện cổ tích "Ông lão đánh cá và con cá vàng"

- Nắm được biện pháp nghệ thuật độc đáo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện.

- Nhân vât, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

2. Kĩ năng

* KNBH

- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.

- Phân tích các sự kiện trong truyện - Kể lại được câu chuyện.

3. Thái độ.

- Có thái độ biết ơn, trân trọng những người đã giúp đỡ mình, những người nhân hậu và rút ra được bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học, năng lực viết sáng tạo

- Phẩm chất nhân ái – khoan dung, chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hơp:

GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất vượt khó, lòng yêu thương con người. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc

=> GD giá trị sống: TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV, Sách tham khảo, máy chiếu, tranh về tác giả, tác phẩm.

- Học sinh: Đọc, kể tóm tắt, trả lời các câu hỏi ở phần đọc, hiểu văn bản.

III. Phương pháp:

(13)

- Phương pháp đọc diễn cảm, kể, đàm thoại, nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, phân tích, kĩ thuật động não.... Phát huy tính chủ động, tích cực của HS.

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục 1 Ổn định tổ chức (1p)

Kiểm tra sĩ số HS

Lớp Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ (3p) Không kiểm tra

3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan.

- Kỹ thuật: động não - Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.

- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát tranh trên máy chiếu và giới thiệu:

GV giới thiệu bức tranh sgk/95

GV: Sau khi xem các hình ảnh trên, có suy nghĩ gì?

HS: Phát biểu theo cảm nhận của bản thân (…)

“Xưa kia có một ông già với vợ Ở bên bờ biển cả xanh xanh

Xác xơ một túp lều tranh Băm ba năm trọn một mình bơ vơ Chồng chuyên đi quăng chài thả lưới

Vợ ở nhà kéo sợi se dây”

Trên đây là những vần thơ mở đầu truyện cổ tích của nhà thơ Nga vĩ đại A.Puskin mà nhà thơ Hoàng Trung Thông đã dịch. Đây là một câu chuyện cổ tích Nga nổi tiếng đã được Puskin sáng tạo khá nhiều và gửi gắm cả vào những vấn đề thời sự của nước Nga đầu thế kỷ XIX một cách khéo léo. Nhưng hôm nay chúng ta học câu chuyện là bản dịch văn xuôi qua tiếng Pháp của Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn.

4.2 HOẠT ĐỘNG 2; HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của

(14)

truyện

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế

- Kĩ thuật: động não - Thời gian: 25 phút.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: HDHS tìm hiểu chung.

- Mục tiêu: HS nắm được những kiến thức chung về tác giả, tác phẩm.

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề vấn đề, thuyết trình...

- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 3 phút

-Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm "Ông lão đánh cá và con cá vàng"?

Hoạt động 2.2: Hdhs tìm hiểu văn bản

- Mục tiêu: HS biết cách đọc và bước đầu kể tóm tắt lại câu chuyện, giải thích từ khó, bố cục. Nắm được những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật - PP: giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, giảng bình, phân tích , hoạt động nhóm, đàm thoại, thuyết trình.

- KT: động não, hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Thời gian: 20 phút

B

ước 1: HDHS đọc, chú thích:

- Mục đích: Học sinh biết cách đọc, kể, tóm tắt truyện, nắm được những chú thích cơ bản.

- PP, KT: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo,đọc hợp tác

- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu, SGK.

- Thời gian:6 phút

- Hướng dẫn Học sinh đọc (thể hiện được giọng ông lão hiền lành nhẫn nhịn, mụ vợ tham lam) - Cho Học sinh đọc phân vai, kể kết hợp đọc. Nhận xét

I- Giới thiệu chung 1. Tác giả

- A. Pu-skin (1799-1837) - Đại thi hào Nga

2. Tác phẩm

- A Pu-skin kể lại bằng 205 câu thơ

- Trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức.

II .Hướng dẫn Đọc - Hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích a. Đọc, tóm tắt b. Chú thích

(15)

- Giới thiệu các chú thích SGK B

ước 2 : HDHS tìm hiểu kết cấu, bố cục :

- Mục tiêu: Học sinh nắm được bố cục của văn bản - PP, KT: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hỏi và trả lời - Phương tiện: SGK, vở soạn

- Thời gian: 2 phút

Nêu bố cục của bài? Nội dung chính của từng phần?

- Bố cục: chia 3 đoạn:

+ Mở truyện: từ dầu đến kéo sợi- Giới thiệu về vợ chồng ông lão đánh cá

+ Thân truyện: tiếp theo... ý mụ: Những lần ông lão ra biển gọi cá vàng theo ý mụ vợ tham lam, bội bạc.

+ Kết truyện: còn lại: Mọi thứ trở lại như cũ Hoạt động hình thành KT mới.

Khai thác văn bản theo đặc trưng thể loại.

B

ước 3 : HDHS phân tích văn bản :

- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung của văn bản

- PP, KT: Vấn đáp, gợi mở, động não, nêu vấn đề, trình bày 1 phút, hỏi và trả lời

- Phương tiện: Máy chiếu, SGK - Thời gian: 12 phút

Theo em truyện có bao nhiêu nhân vật? Ai là nhân vật chính? Tại sao?

- Bốn nhân vật: mụ vợ, ông lão, cá vàng, biển cả.

- Mụ vợ là nhân vật chính: vì mụ được kể nhiều nhất, bộc lộ tư tưởng của truyện đó là vấn đề lòng tham lam của con người ..

- Không phân tích theo bố cục mà phân tích theo tuyến nhân vật

Thảo luận nhóm bàn (2 phút)

Trong phần đầu câu chuyện ông lão bắt được cá vàng, đứng trước sự van xin của cá vàng, ông lão đã hành động và nói ngì với cá vàng ?

- Thả cá … Trời phù hộ … ta không cần gì…

Qua hành động và lời nói đó em có nhận xét gì về ông lão?

2. Kết cấu- Bố cục - Bố cục: 3 phần

- Thể loại: truyện cổ tích.

- PTBĐ: Tự sự.

3. Phân tích :

a. Nhân vật ông lão

(16)

- Nhân từ, rộng lượng, bằng lòng với cuộc sống của mình, không tham lam.

Trong truyện mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng?

Thái độ và hành động của ông lão khi mụ vợ bắt cá vàng đền ơn như thế nào?

- Câm lặng, lóc cóc, lủi thủi làm theo ngay.

Thảo luận nhóm bàn (2 phút)

Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích.

Hãy nêu tác dụng của biện pháp này?

- Nhấn mạnh, ngợi ca những người biết ơn và đền ơn.

Hay nói cách khác em thấy ông lão đánh cá là người như thế nào?

- Hiền lành, nhu nhược, yếu đuối, cam chịu.

Ông lão làm theo lệnh mụ vợ 5 lần bắt cá vàng đền ơn, như vậy ông còn là người tốt nữa không?

- Có : Về bản chất ông vẫn là người tốt vì ông thật thà, không mưu mô, thủ đoạn. Tuy nhiên, ông lại là người quá nhu nhược Vì khi nhận ra tính xấu của vợ ông vẫn làm theo

* Bình: Nhân vật ông lão là nhân vật phụ mang tính chức năng : Đóng vai là công cụ để mụ vợ bộc lộ hết thói tham lam độc ác bội bạc. Vì thế nhân vật này vẫn thuộc về người tốt, thuộc về cái thiện trong truyện cổ tích.

- Chuyển ý: Nhân vật ông lão là một người hiền lành những chính sự nhu nhược cam chịu của ông đã vô tình tiếp tay cho mụ vợ tham lam, độc ác và bội bạc. Tìm hiểu nhân vật mụ vợ

Em hãy cho biết sau khi nghe ông lão kể chuyện gặp cá vàng mụ vợ có thái độ và hành động gì?

- Mắng chồng, bắt chồng ra biển tìm lại cá vàng để cá đền ơn.

Mấy lần mụ vợ bắt cá đền ơn? Mụ vợ đã đòi cá đền ơn những gì?

*Chiếu hình ảnh minh họa.

- Một cái máng lợn.

- Ngôi nhà rộng.

- Là người hiền lành, nhân hậu, không tham lam nhưng nhu nhược.

b. Nhân vật mụ vợ

(17)

- Nhất phẩm phu nhân .( vợ của quan nhất phẩm ,quan to nhất trong triều đình phong kiến lúc bấy giờ)

- Nữ hoàng ( Vua)

- Long Vương bắt cá vàng hầu hạ . Thảo luận nhóm bàn (2 phút)

Trong các lần đó lần nào đáng được cảm thông lần nào đáng ghét ? và lần nào đáng ghét nhất ? vì sao?

- Lần 1: Bình thường, đáng thương . - Các lần còn lại đều đáng ghét.

- Lần cuối cùng đáng ghét nhất vì không những tham lam tham giầu mà còn tham quyền lực .

Em có nhận xét gì tính chất và mức độ của sự việc đòi đền ơn của mụ vợ? .

- Tăng dần, từ đòi vật chất sang đòi quyền lực.

Điều đó cho thấy mụ vợ là một con người như thế nào ?

- Tham lam vô độ, thực dụng ích kỉ.

Cùng với lòng tham không đáy, mụ vợ còn có những thái độ, hành động gì quá đáng đối với ông lão? Tìm chi tiết chứng minh?

- 5 Lần bắt chồng ra biển đòi cá đền ơn: quát, mắng , tát vào mặt chồng , đuổi đi....

Điều này cho ta thấy thêm đặc điểm về tính cách của mụ vợ?

- Bất nghĩa, bội bạc.

Thảo luận nhóm bàn (2 phút)

Ở nhân vật mụ vợ lòng tham càng tăng thì tình nghĩa càng giảm. Theo em qua nhân vật này nhân dân ta muốn thể hiện thái độ nào đối với lòng tham và sự bội bạc ?

- Phê phán,lên án lòng tham và sự bội bạc .

- Khuyên răn mọi người: Hãy coi chừng lòng tham vì lòng tham có thể biến con người thành bạc ác, nhất định sẽ bị trừng phạt.

- Chuyển ý: Bên canh hai nhân vật đối lập: Mụ vợ

>< ông lão, truyện còn có 2 nhân vật cá vàng và biển cả.

* Thảo luận nhóm bàn (2 phút)

 Tham lam, thực dụng, ích kỉ, bất nghĩa ,bội bạc đến tột cùng

=> Phê phán, lên án lòng tham và sự bội bạc.

c. Hình tượng cá vàng và biển cả

(18)

Nhân vật cá vàng trong câu chuyện có vai trò gì?

- Đền ơn. Cá vàng giống như một vị thần tiên luôn bênh vực và giúp đỡ người nghèo….

Mấy lần cá đền ơn ? là những lần nào?

- 4 Lần : đền máng mới, đền nhà đẹp , đền nhất phẩm phu nhân , đền nữ hoàng.

Thảo luận nhóm bàn (2 phút)

Theo em cá vàng đền ơn cho ai ? cho ông lão hay mụ vợ?Vì sao?

- Bề ngoài đền ơn mụ vợ bên trong đền ơn ông lão . Vì ông lão là người tốt bụng, thật thà đơn độc bị áp bức .

Tại sao lần cuối cá vàng lại không đền ơn nữa ? - Mụ vợ không chỉ còn ham giầu sang nữa mà còn ham quyền lực, cá vàng không thể đáp ứng ham muốn điền cuồng đó của mụ vợ .

Thảo luận nhóm bàn (2 phút) Cá vàng tượng trưng cho điều gì?

Gv :Trong truyện cổ tích này có một hình tượng thiên nhiên độc đáo đó là biển cả Cảnh biển luôn thay đổi tương ứng với lòng tham tăng dần của mụ vợ.

Em hãy chỉ ra điều đó qua bảng sau;

* Chiếu

Lần Lòng tham của mụ vợ Cảnh biển 1 Đòi máng lợn mới Gơn sóng êm ả

2 Đòi nhà đẹp Biển đã nổi sóng

3 Đòi thành nhất phẩm .. Nổi sóng dữ dội

4 Đòi t

ành nữ hoàng

Nổi sóng mù mịt 5 Đòi thành Long Vương Nổi sóng ầm ầm Thảo luận nhóm bàn (2 phút)

Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng cảnh biển thay đổi,vậy Biển tượng trưng cho điều gì?

- Tượng trưng cho thái độ của nhân dân trước lòng tham không cùng của mụ vợ

Truyện cổ tích kết thúc bằng hình ảnh mụ vợ ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ như xưa. Theo em

* Cá vàng :

 Tượng trưng: cho sự biết ơn đối với người nhân hậu và chân lý- sự trừng trị đích đáng với kẻ tham lam, bội bạc

* Biển cả:

=> Tượng trưng thái độ bất bình của nhân dân trước lòng tham vô độ của mụ vợ.

d. Kết thúc truyện - Có hậu

 Ước mơ công lí xã hội

(19)

đó có phải là một kết thúc có hậu không? Kết thúc đó thể hiện được ước mơ gì của nhân dân ta?

- Là kết thúc có hậu vì công lí xã hội được thực hiện, kẻ tham lam bội bạc không thể được hưởng giầu sang phú quí .

GD đạo đức, KNS:

Theo em cá vàng trừng trị mụ vợ như thế đã đích đáng chưa?

- Là đích đáng vì từ giầu- quay lại nghèo…

* Bình: Kết thúc truyện nói lên ước mơ về sự công bằng của nhân dân ta. Câu chuyện kết thúc thật hiền lành. Ông lão vẫn thế, chẳng được gì cũng chẳng mất gì, cuộc sống trở về bình yên. Mụ vợ trở về với địa vị vốn có, mọi sự xảy ra như một sự tỉnh ngộ sau một giấc mơ viễn vông. Sau cơn bão, mặt biển lại hiền hoà để khép lại câu chuyện như một lời thức tỉnh: hãy sống lương thiện bằng chính khả năng và sức lực của mình, hãy trân trọng những tình cảm bình dị mà thiêng liêng.

B

ước 4 : HDHS tổng kết :

- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung chính và nghệ thuật của văn bản

- PP, KT: Vấn đáp, gợi mở, động não, nêu vấn đề, trình bày 1 phút, hỏi và trả lời

- Phương tiện: Máy chiếu, SGK - Thời gian: 2 phút

Nêu ý nghĩa nổi bật của truyện cổ tích " Ông lão đánh cá và con cá vàng"

- Ca ngợi lòng biết ơn

- Bài học đích đáng đối với kẻ tham lam, bội bạc.

Giá trị nghệ thuật?

- Sự lặp lại, tăng tiến của tình huống truyện - Có chi tiết tưởng tượng, hoang đường - Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập.

* Đọc Ghi nhớ.

được thực hiện

4. Tổng kết

a. Nội dung

* Ý nghĩa:

- Ca ngợi lòng biết ơn

- Bài học đích đáng đối với kẻ tham lam, bội bạc.

b. Nghệ thuật:

- Sự lặp lại, tăng tiến của tình huống truyện

- Có chi tiết tưởng tượng, hoang đường

- Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập.

c. Ghi nhớ: sgk

(20)

Tớch hợp giỏo dục đạo đức

+ Giỏo dục phẩm chất vượt khú, lũng yờu thương con người.

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục đớch: Củng cố nội dung kiến thức đó học thụng qua một số bài tập nhận biết , thụng hiểu.

- Phương phỏp: vấn đỏp, thuyết trỡnh.

- Kỹ thuật: Động nóo, trỡnh bày 1 phỳt,…

- Thời gian: 5 phỳt

- Cỏch thực hiện: GV đưa một số cõu hỏi, bài tập (mỏy chiếu) hs quan sỏt, theo dừi và trả lời theo cỏch hiểu của mỡnh.

Theo em ý nghĩa của truyện tương đương với những cõu tục ngữ, thành ngữ nào?

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cõy - Tham thỡ thõm.

- Thành ngữ: Được voi đũi tiờn, Ăn chỏo đỏ bỏt;

Vong õn bội nghĩa

Tớch hợp giỏo dục đạo đức

+ Rốn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong cụng việc.

III. Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiờu: Phỏt hiện cỏc tỡnh huống thực tiễn và vận dụng được cỏc kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tỡnh huống/vấn đề đó học. Rốn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tỏc.

- Phương phỏp: Vấn đỏp, thảo luận nhúm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trỡnh bày một phỳt, động nóo - Thời gian: 2 phỳt

- Cỏch thực hiợ̀n: GV đặt cõu hỏi và giao nhiệm vụ cho hs -> HS suy nghĩ trỡnh bày, thực hiện nhiệm vụ.

GV đưa cõu hỏi trắc nghiệm - HS suy nghĩ, trả lời

Cõu 1: Văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng ” được kể theo ngôi kể thứ mấy ? A. Ngôi kể thứ nhất

B. Ngôi kể thứ hai

(21)

C. Ngôi kể thứ ba

Câu 2: Thành ngữ nào phù hợp với tính cách ông lão đánh cá?

A. ở hiền gặp lành.

B. Gieo nhân gặt thiện.

C. Thật thà cha đứa dại D. Hiền quá hoá đần.

Cõu 3 Dũng nào nhận định đỳng nhất về hỡnh tượng cỏ vàng? (Đỏp ỏn B) A. Thể hiện ước mơ về sự giầu cú và khả năng kỡ diệu .

B. Thể hiện chõn lớ: đền ơn đỏp nghĩa đối với những người nhõn đức, trừng trị kẻ bội bạc

C. Thể hiện bài học về sự trả thự;

D. Thể hiện chõn lớ dõn gian : tham thỡ thõm.

Gv khỏt quỏt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.

? Em cú tỡnh cảm, thỏi độ gỡ với cỏc nhõn vật trong truyện? (ụng lóo, mụ vợ, cỏ vàng...)

- HS tự bộc lộ

GV tớch h ợp đạo đức:

? Cõu chuyện muốn giỏo dục chỳng ta điều gỡ?Là hs khi cũn ngồi trờn ghế nhà trường em cần rốn luyện những phẩm chất gỡ?

HS tự bộc lộ: Khụng tham lam vụ độ…cần vượt khú, tự lập,tự chủ trong cụng việc

…..

Hoạt động 5: Tỡm tũi, mở rộng

- Mục tiờu: Tỡm tũi, mở rộng thờm những gỡ đó được học, dần hỡnh thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương phỏp: thảo luận nhúm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trỡnh bày một phỳt, chia nhúm, giao nhiệm vụ - Phương tiợ̀n: Internet

- Thời gian: 2 phỳt

- Cỏch thực hiợ̀n: GV đặt cõu hỏi và giao nhiợ̀m vụ cho hs -> HS suy nghĩ trỡnh bày, thực hiợ̀n nhiợ̀m vụ.

? Tỡm đọc những tỏc phầm khỏc của A. Pu - skin khỏc thụng qua Internet hoặc tư liệu sỏch bỏo?

Gợi ý:

(22)

- Chuyện con gà trống vàng (tiếng Nga: Сказка о золотом петушке) là một câu chuyện cổ tích của đại thi hào Aleksandr S.Pushkin, đây là tác phẩm cuối cùng thuộc thể loại thần tiên - cổ tích của nhà thơ. Ra đời năm 1834, tác phẩm xuất hiện lần đầu trên tạp chí văn học Biblioteka dlya chteniya (Tập IX, quyển 16).

- Chuyện nàng công chúa chết chóc và bảy tráng sĩ (tiếng Nga: Сказка о мёртвой царевне и о семи богатырях) là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất của đại thi hào A.S.Pushkin. Tác phẩm được viết ở làng Boldino vào mùa thu năm 1833.

4. Củng cố:

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

(23)

- Thời gian: 1 phút

? Nêu nội dung chính của truyện?

5. Hướng dẫn về nhà: 1 phút

- Học bài : Đọc, tóm tắt truyện- Học bài theo các nội dung cơ bản + Kể diễn cảm truyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự + Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật mụ vợ - Chuẩn bị: Thứ tự kể trong văn tự sự

+ Xem kĩ lại văn bản “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” và xác định thứ tự kể của truyện

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

(24)

Ngày soạn: ……….

Ngày giảng: ………….. Tiết 32 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu cần đạt

- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự

- Kể "xuôi", kể "ngược" theo nhu cầu thể hiện1.

1. Kiến thức

- Hai cách kể- hai thứ tự kể: kể “xuôi”, kể “ngược".

- Điều kiện cần có khi kể "ngược".

2. Kĩ năng

- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.

- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc khi chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung; Vận dụng linh hoạt hai thứ tự kể: kể “xuôi”, kể “ngược"

trong bài viết cụ thể.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực viết sáng tạo, năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật 5. Nội dung tích hợp:

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu

- HS: Chuẩn bị bảng phụ nhóm, Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

III. Phương pháp :

- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, KT động não, trình bày 1 phút.

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục:

1 Ổn định tổ chức (1p)

(25)

Kiểm tra sĩ số HS

Lớp Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Câu hỏi: Trong bài văn tự sự, có mấy loại ngôi kể thường gặp? Tác dụng?

Đáp án: - Có 2 loại ngôi kể thưởng gặp: ngôi 1 và 3.

- Tác dụng: + Ngôi 3: Linh hoạt, tự do với những gì diễn ra với nhân vật...

+ Ngôi 1: Người kể có thể trực tiếp bộc lộ cảm tưởng, ý nghĩ của mình.

- Tùy vào từng trường hợp mà sử dụng ngôi kể cho phù hợp.

3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: trực quan

- Kỹ thuật: động não

- Thời gian: 4 phút

- Cách thực hiện: Gv tổ chức cho HS tham gia game show: «Ai nhanh hơn»

GV chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS chọn đáp án đúng. Bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ có quyền trả lời. Trả lời đúng được 1 sticker, trả lời sai bạn mất lượt.

1/ Ngôi kể là gì?

A. Vị trí giao tiếp mà ngời kể sử dụng để kể chuyện.

B. Vị trí xã hội của nhân vật trong tác phẩm.

C. Vị trí của nhân vật này khi đối thoại với nhân vật khác.

D. Vị trí của nhân vật trong không gian và thời gian.

2/ Trong văn tự sự có những ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba và ngôi thứ t.

B. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

3/ Khi kể theo ngôi kể thứ ba, ngời kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Điều đó đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

4/ Khi kể theo ngôi kể thứ nhất, ngời kể có thể trực tiếp kể ra những gì mà mình mắt thấy tai nghe, kể về những điều có liên quan đến mình. Điều đó đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

GV: Trong văn tự sự, ngôi kể rất quan trọng nhưng có một yếu tố nữa cũng quan trọng không kém, đó là thứ tự kể. Hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu về thứ tự kể trong văn tự sự

4.2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

(26)

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được thứ tự kể trong văn tự sự

- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, nhóm, liên hệ thực tế

- Kĩ thuật: động não - Thời gian: 12 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

Thực hiện

- Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá.

- Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng.

- Mụ vợ biết chuyện bắt ông lão đòi cá vàng đền ơn:

Năm lần ra biển gặp cá vàng:

+ Lần 1: Đòi một cái máng lợn + Lần 2: Đòi 1 ngôi nhà rộng + Lần 3: Nhất phẩm phu nhân + Lần 4: Nữ hoàng

+ Lần 5: Đòi làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ, cá vàng trừng phạt

- Cuối cùng mọi thứ trở lại như cũ

Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?

 Thứ tự kể: theo trình tự thời gian: sự việc xảy ra trước kể trước và theo thứ tự tăng tiến

=> Thứ tự tự nhiên, theo thời gian (thứ tự xuôi)

Kể theo thứ tự đó tạo nên tác dụng, hiệu quả nghệ thuật gì?

- Kể theo thứ tự thời gian phù hợp với trật tự tự nhiên của truyện, Mạch lạc, dễ kể, tiện theo dõi làm nổi bật ý nghĩa của truyện: Tố cáo và phê phán: lúc đầu cá vàng trả ơn ông lão là có lí, nhưng rồi mụ vợ đòi hỏi nhiều, lòng tha

m vô đáy, đòi hỏi phi lí bị trả giá.

- Đọc bài văn trong SGK.

Tác giả kể các sự việc như thế nào?

* Chiếu sự việc:

- Hậu quả (Hiện tại): Ngỗ bị chó cắn rách bắp chân;

I-Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu SGK

a. Các sự việc trong truyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng”- A. Pu- skin

 Thứ tự tự nhiên, theo thời gian

-> kể xuôi

=> Tác dụng:

+ Mạch lạc, dễ kể, tiện theo dõi.

+ Nổi bật ý nghĩa truyện b.Văn bản: Chuyện thằng Ngỗ (SGK )

* Sự việc:

- Hậu quả (Hiện tại):

(27)

không ai ứng cứu vì đã từng bị Ngỗ lừa.

- Nguyên nhân (Quá khứ):

+ Ngỗ mồ côi, không có người dạy dỗ -> hư hỏng, bị mọi người xa lánh.

+ Ngỗ trêu chọc mọi người, làm mất lòng tin.

+ Ngỗ bị chó dại cắn thật thì không ai đến cứu.

+ Ngỗ bị chó cắn phải băng bó và tiêm thuốc trừ dại.

- Hiện tại: Mọi người trong xóm lo cho Ngỗ và liệu nó có rút ra được bài học.

Bài văn kể theo cách này là thứ tự nào?

- Kể ngược: Bắt đầu tự hậu quả (Ngỗ bị chó cắn phải băng bó và tiêm thuốc trừ dại. Rồi tiếp đó mới kể nguyên nhân) Bắt đầu từ hậu quả (Hiện tại) rồi đến nguyên nhân (quá khứ), rồi lại trở về hiện tại

- Thứ tự kể không theo thời gian, mà theo sự diễn biến, phát triển câu chuyện

- Cách kể này thích hợp với các truyện hiện đại, hồi tưởng, hồi kí

Tác dụng của cách kể ngược?

- Ý nghĩa bài học được làm nổi bật: Làm mất lòng tin sẽ phải chịu hậu quả đáng tiếc.

* Chốt lại kiến thức:

Có những thứ tự kể chuyện nào?

Ưu, nhược điểm của mỗi thứ tự kể?

* Chiếu ưu, nhược điểm của 2 thứ tự kể:

- Kể xuôi:

+ Ưu điểm: Mạch lạc, dễ kể, tiện theo dõi; phù hợp với truyện dân gian

+ Nhược điểm: Gây cảm giác đơn điệu . - Kể ngược:

+ Ưu điểm: Thuận lợi khi muốn nhấn mạnh, khắc sâu một bài học nào đó, hoặc gây bất ngờ; Phù hợp truyện hiện đại khi tác giả muốn khắc sâu tâm trạng nhân vật + Nhược điểm: Khó theo dõi

* Cách kể, thứ tự kể nào cũng có tầm quan trọng và ưu điểm riêng. Đặc biệt thứ tự kể xuôi, ngay trong hồi tưởng người ta cũng kể theo thứ tự tự nhiên. Kể theo thứ tự tự nhiên vẫn có tác dụng tạo sự hấp dẫn, kịch tính.

Ngỗ bị chó cắn

- Nguyên nhân (Quá khứ):

+ Ngỗ mồ côi, không có người dạy dỗ -> hư hỏng + Ngỗ trêu chọc mọi người, làm mất lòng tin.

+ Ngỗ bị chó dại cắn thật, không ai đến cứu.

- Hiện tại:

-> Thứ tự kể: Kể ngược

=> Tác dụng: làm nổi bật ý nghĩa một bài học, tạo bất ngờ, gây chú ý...

2. Ghi nhớ :

(28)

- Đọc ghi nhớ

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục đớch: Củng cố nội dung kiến thức đó học thụng qua một số bài tập nhận biết , thụng hiểu.

- Phương phỏp: vấn đỏp, thuyết trỡnh.

- Kỹ thuật: Động nóo, trỡnh bày 1 phỳt,…

- Thời gian: 15 phỳt

- Cỏch thực hiện: GV đưa một số cõu hỏi, bài tập (mỏy chiếu) hs quan sỏt, theo dừi và trả lời theo cỏch hiểu của mỡnh.

* GV. Yờu cầu hs thực hiện bài tập.

- HS đọc và chỉ ra yờu cầu Bài 1 : sgk/98

GV chiếu nội dung truyện

Yờu cầu HS đọc bài và xỏc định yờu cầu của bài tập.

? Truyện kể về ai, về việc gỡ?

- Truyện kể về nhõn vật “tụi” và người bạn thõn là Liờn.

Sự việc khiến cho hai bạn trở thành bạn thõn.

? Chuyện kể theo ngụi nào?

- Truyện kể theo ngôi thứ nhât.

? Liệt kờ cỏc sự việc chớnh trong truyện. Từ đú xỏc định thứ tự kể của truyện

HS: thứ tự kể ngược

GV chiếu cỏc sự việc chớnh.

? Tỏc dụng của thứ tự kể ấy?

HS: thể hiện tỡnh cảm của nhõn vật “tụi” dành cho Liờn.

? Yếu tố hồi tưởng đúng vai trũ như thế nào trong cõu chuyện?

- Yếu tố hồi tởng đóng vai trò làm cơ sở cho việc kể ng- ợc (chất keo dớnh, xõu chuỗi cỏc sự việc của quỏ khứ với hiện tại, giải thớch cho kết quả của hiện tại)

GV: yờu cầu HS nhận xột bạn, GV nhận xột chữa.

GV: Từ đú cú thể thấy khi kể chuyện, chỳng .ta cú thể chọn thứ tự kể sao cho phự hợp và lụi cuốn được người đọc, nghe

Bài 2: sgk/99

? Nờu yờu cầu của đề bài?

HS: Kể cõu chuyện lần đầu em được đi chơi xa.

? Phạm vi kể (từ cỏc tỏc phẩm văn học hay ngoài

II. Luyện tập

1. Bài tập 1 (SGK/98):

Đọc truyện và trả lời cõu hỏi:

- Ngụi kể thứ nhất

- Trỡnh tự kể: kể ngược theo dũng hồi tưởng

- Hồi tưởng là cơ sở cho kể ngược, xõu chuỗi cỏc sự việc quỏ khứ, hiện tại thống nhất với nhau

2. Bài tập 2 (SGK/99):

Tỡm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn.

(29)

thực tế)?

HS: Phạm vi kể: lấy từ thực tế, những gì mình đã trải qua.

? Có thể chọn ngôi kể nào?

HS: ngôi 1 (xưng “tôi”) hoặc ngôi 3 (tác giả dấu mình).

Nên chọn ngôi 1 đối với đề này vì em có thể dễ dàng bộc lộ những cảm xúc riêng của mình về những gì mình đã được trải nghiệm.

? Có thể có mấy cách kể?

HS: Có hai cách

- Kể xuôi: theo trình tự thời gian.

- Kể ngược: Đi rồi, nhớ lại và kể.

GV: Từ những gợi ý trong sgk, em hãy sắp xếp các ý vào từng phần MB, TB, KB sao cho phù hợp.

* MB:

- Giíi thiÖu nhân vật vµ sù viÖc.

- LÇn ®Çu em ®i ch¬i xa trong trêng hîp nµo? Ai ®a em

®i? N¬i Êy ë ®©u?

* TB:

- Em thÊy nh÷ng g× trong chuyÕn ®i Êy?

- §iÒu g× lµm em thÝch thó vµ nhí m·i?

* KB: C¶m nghÜ cña em vÒ chuyÕn ®i vµ mong ước của em.

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 5 phút

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ cho hs -> HS suy nghĩ trình bày, thực hiện nhiệm vụ.

* HS trình bày suy nghĩ, bộc lộ ý kiến cá nhân:

Bài tập: Viết phần mở bài cho bài tập trên theo cách thứ hai GV: yêu cầu HS viết phần mở bài vào vở.

(30)

GV hướng dẫn:

* Kể xuôi : giới thiệu thời gian, địa điểm, lí do được đi chơi xa.

* Kể ngược (hồi tưởng): Từ õm thanh, hỡnh ảnh liờn quan tới chuyến đi trước đú gợi cho em nhớ lại lần đi chơi xa. Ấn tượng cảm xỳc của em về chuyến đi lưu lại tới bõy giờ.

GV yờu cầu HS làm việc cỏ nhõn, GV yờu cầu 1 HS lờn bảng viết, những HS khỏc làm bài tại chỗ

GV y/c HS nhận xột bài của bạn. Sau đú sửa bài cho HS GV chiếu đoạn văn mẫu

VD1: kể xuụi

Mùa hè, tụi đươc bố mẹ cho đi chơi xa. Đối với tụi, đú là một chuyến đi đầy thú vị - chuyến tham quan thành phố Đà lạt thơ mộng.

VD2: kể ngược

Hụm nay được nghỉ, dọn dẹp nhà cửa, tỡnh cờ tụi tỡm thấy con ốc mẹ mua cho ở Sầm Sơn mựa hố năm trước. Áp con ốc vào tai tưởng như được nghe tiếng súng biờ̉n rỡ rào, lũng tụi bồi hồi nhớ lại chuyến đi chơi xa đầy thỳ vị đú.

Hoạt động 5: Tỡm tũi, mở rộng

- Mục tiờu: Tỡm tũi, mở rộng thờm những gỡ đó được học, dần hỡnh thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương phỏp: thảo luận nhúm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trỡnh bày một phỳt, chia nhúm, giao nhiệm vụ - Phương tiợ̀n: internet, sỏch bỏo…

- Thời gian: 2 phỳt

Bài tập: Em hóy tỡm thờm cỏc cõu truyện cú thứ tự kể ngược và tỡm hiểu vỡ sao tỏc giả lại sử dụng thứ tự kể ngược.

4. Củng cố:

- Mục tiờu: củng cố kiến thức đó học, học sinh tự đỏnh giỏ về mức độ đạt được những mục tiờu của bài học.

- Phương phỏp: phỏt vấn, thuyết trỡnh - Kĩ thuật: động nóo.

- Thời gian: 1 phỳt

? Nờu nội dung chớnh của tiết học ? 5. Hướng dẫn về nhà: 2 phỳt

(31)

- Học bài cũ:

+ Học thuộc ghi nhớ

+ Nắm được 2 thứ tự kể ( cách kể, tác dụng)

+ Hoàn thành bài tập 2 SGK/99: Viết đoạn mở bài theo 2 thứ tự kể.

- Chuẩn bị bài mới: các bài thuộc thể loại truyện ngụ ngôn + Ôn lại kiến thức về ngôi kể, lời kể, thứ tự kể

+ Lập dàn ý cho các đề trong SGK.

V. Rót kinh nghiÖm.

...

...

...

...

...

tiếng Nga cổ tích Aleksandr S.Pushkin nhà thơ văn học Boldino mùa thu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.. - Nắm được yêu cầu của việc kể một câu chuyện; Biết trình bày

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể.. -

- HS viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc

- Người kể chuyện theo ngôi thứ ba: là người kể giấu mình, nhưng cái nhìn của người kể này lại có mặt tất cả mọi nơi trong văn bản, đã.. biết hết mọi sự việc, nhìn

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường về thực trạng chất lượng luận văn cao học và bác sĩ nội

- HS viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Năng

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể.. -

- SV 6: Thạch Sanh giết đại bàng, cứu được công chúa nhưng lại bị Lí Thông hãm hại, trong lúc tìm lối lên, Thạch Sanh gặp và cứu con vua Thủy Tề được vua Thủy Tề tặng