• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16

Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021 ĐẠO ĐỨC: (LỚP 4D3, 4D2) TIẾT 16: YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được lợi ích của lao động.

- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

- Kính trọng người lao động; Yêu thích, chăm chỉ lao động. Góp phần phát triển các năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.

* ĐCND: Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương lao động của các Anh hùng lao động, có thể HS kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của các bạn trong lớp, trong trường.

* KNS: - Kỹ năng nhận thức giá trị của lao động.

- Kỹ năng quản lý thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu BT 1 - HS: SGK, SBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- GV : Trước khi vào bài mới cả lớp cùng lắng nghe bài hát (GV mở nhạc) “Ngày mùa vui”. Nhạc và lời của Hoàng Lân.

? Cô đố các con bài hát vừa nghe có tên là gì?

Do ai sáng tác?

? Nội dung bài hát nói lên điều gì?

- GV nhận xét, giới thiệu, dẫn vào bài mới.

- HS cùng hát.

- Bài hát có tên là “Ngày mùa vui”.

Nhạc và lời của Hoàng Lân.

- Nội dung bài hát nói đến cuộc sống của người nông dân rất vui vẻ và hăng say lao động.

- Lắng nghe.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 18 phút HĐ 1: Tìm hiểu truyện Một ngày của Pê- chi-a.

GV gọi HS đọc câu chuyện.

- GV kể toàn bộ câu chuyện kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi SGK.

- 1 HS đọc câu chuyện: Một ngày của Pê-chi-a.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Mẹ dặn trồng một cây bên cạnh

(2)

1. Trước khi mẹ đi làm đã giao cho Pê-chi-a làm những công việc gì trong ngày?

2. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong truyện?

3. Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?

4. Nếu là Pê-chi-a, em sẽ làm gì? Vì sao?

- GV kết luận: Trong câu chuyện này, chúng ta thấy tất cả mọi người đều chăm chỉ, hăng say lao động: Mẹ đi làm từ lúc trời còn chưa sáng;...

? Vậy bạn Pê-chi-a đã ngoan chưa? Con có nên học tập việc làm của bạn không?

? Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV chốt HĐ1: Câu chuyện muốn nói với chúng ta phải biết yêu lao động và kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.

HĐ 2: Ghi nhớ bài học. (SGK – trang 24)

? Lao động đem lại những ích lợi gì cho con người?

? Mỗi người cần phải làm gì?

? Nếu lười lao động thì sẽ thế nào?

- GV giảng 2 câu thơ phần ghi nhớ: Hai câu thơ nói lên sức mạnh của đôi bàn tay trong lao động.

nhà và đọc cuốn sách “Những dãy núi xanh xa xôi”.

- Mọi người trong truyện đều hăng say làm việc: Mẹ đi làm, người lái máy …

- Pê-chi-a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày.

- Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó.

- Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc, ... để nuôi sống được bản thân...

- HS lắng nghe.

- Bạn Pê-chi-a chưa ngoan, con không học tập bạn Pê-chi-a.

- Câu chuyện muốn nói với chúng ta phải biết yêu lao động và kính trọng mọi người lao động.

- HS lắng nghe.

Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.

- Lười lao động đáng bị chê trách.

- 2 HS đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 12 phút Bài tập 1/tr25:

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm (Phiếu HT) Yêu lao động Lười lao động

- 1 HS đọc đề nêu yêu cầu

- HS hoạt động nhóm 2, trao đổi tìm những biểu hiện của yêu lao động và

(3)

- Gv nhận xét, kết luận:...

Bài tập 2 tr/26

- GV nhận xét chung, chốt cách xử lí 4. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

? Trong lớp ta có những bạn nào yêu lao động. Hãy kể những việc làm của con thể hiện tinh thần yêu lao động?

- GV nhận xét, chốt + GDKNS: Yêu lao động không chỉ được biểu hiện ở lớp, ở trường, mà còn được biểu hiện ở gia đình, cộng đồng nơi ở. …

* Củng cố - dặn dò:

? Tiết học hôm nay giúp các con hiểu được điều gì?

? Vì sao phải yêu lao động?

? Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người lao động?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS: Học thuộc phần ghi nhớ, sưu tầm các tấm gương lao động và các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa và tác dụng của lao động.

lười lao động qua phiếu bài tập - Đại diện các nhóm trình bày

- HS Hoạt động nhóm 4 phân vai xử lí tình huống

- Các nhóm đóng vai xử lí tình huống trước lớp

- Bình chọn nhóm đóng vai và xử lí tình huống tốt nhất

- Thực hành các việc thể hiện tình yêu lao động

- Sưu tầm bài hát,thơ tranh ảnh…Nói về lao động.

- Hiểu được ý nghĩa của lao động.

- Vì lao động mới tạo ra được của cải,...

- Chúng ta phải tôn trọng và biết ơn người lao động.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……….

...….………

ĐẠO ĐỨC ( Lớp 5E3)

TIẾT 16. HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.

- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(4)

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK,VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS hát

- Vì sao cần phải biết tôn trọng phụ nữ?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới+ luyện tập, thực hành: (32 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống

(trang 25- SGK)

- GV y/c HS quan sát 2 tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi được nêu ở dưới tranh.

- GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,... Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.

+ Biết hợp tác với những người xung quanh thì công việc sẽ thế nào?

- Cho HS nêu ghi nhớ

Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.

- Y/c HS làm việc cặp đôi, thảo luận trả lời bài tập số 1 SGK.

- Y/c đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình.

- Gv kết luận: Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung,...; tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi.

Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)

- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2.

- Mời một số HS giải thích lí do.

- GV kết luận từng nội dung:

a- Tán thành

- HS thảo luận theo nhóm 4.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS nêu

- 3- 4 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ.

- HS làm việc cặp đôi, thảo luận trả lời bài tập số 1 SGK.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến.

(5)

b- Không tán thành c- Không tán thành d- Tán thành

- HS giải thích: câu a đúng vì không biết hợp tác với những người xung quanh....

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Em đã làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh ?

- Hằng ngày thực hiện việc hợp tác với mọi người ở nhà, ở trường, ở khu dân cư,...

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- HS nêu

HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

ĐẠO ĐỨC: ( Lớp 3C3)

Tiết 16: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh, liệt sĩ.

- Biết tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

- Tôn trọng, biết ơn các thương binh liệt sĩ. Sẵn sàng tham gia các hoạt động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ. Phê bình, nhắc nhở những ai không kính trọng, giúp đỡ các cô chú thương binh, liệt sĩ. Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu. Tranh vẽ minh họa truyện “Một chuyến đi bổ ích”.

Phiếu thảo luận nhóm, tranh ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản).

- Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu(5 phút):

- Tiết trước học bài gì?

- Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng om láng giềng?

- Kể những việc em đã làm để giúp đỡ làng xóm láng giềng?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- Hát: “Anh Kim Đồng”

- Học sinh nêu.

- Lắng nghe.

(6)

2. HĐ luyện tập-thực hành: (25 phút) Việc 1: Tiểu phẩm “Một chuyến đi bổ ích ” (Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu: Các nhóm chú ý nghe câu chuyện và thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau:

(treo bảng phụ có ghi 3 câu hỏi)

1. Vào ngày 27/7, các bạn học sinh lớp 3A đi đâu?

2. Các bạn đến trại điều dưỡng để làm gì?

3. Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào?

- Lưu ý: Kể chuyện, có tranh minh họa cho chuyện.

- Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm và kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Vì vậy chúng ta phải biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh, liệt sĩ.

Việc 2: Việc làm nào là đúng:

(Làm việc cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi Đọc yêu cầu bài 2

Chốt lại các tranh đúng

Yêu cầu hs liên hệ khu mình ở có gia đình có người, thương binh, liệt sĩ

Việc 3: (Làm việc cả lớp)

Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối cới cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì?

- Ghi lại ý kiến của các nhóm lên bảng.

- Giáo viên kết luận: Về các việc học sinh có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

- Các nhóm chú ý đọc câu hỏi, theo dõi câu chuyện. Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:

1. Vào ngày 27/7 các bạn học sinh lớp 3A đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng.

2. Các bạn đến trại thương binh nặng để thăm sức khỏe các cô chú thương binh và lắng nghe cô chú kể chuyện.

3. Chúng ta phải biết ơn, kính trọng các cô chú thương binh, liệt sĩ.

- Đại diện của từng nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- 1, 2 học sinh nhắc lại kết luận.

- Tiến hành thảo luận cặp đôi.

- Đại diện mỗi nhóm trả lời từng bức tranh

- Hs nêu Ví dụ:

+ Chào hỏi lễ phép.

+ Thăm hỏi sức khỏe.

+ Giúp làm việc nhà.

+ Giúp các con của cô chú học bài.

+ Chăm sóc mộ thương binh, liệt sĩ.

- Trả lời: Vì hành động đó thể hiện sự

(7)

- Giáo viên kết luận: Bằng những việc làm đơn giản tường gặp, các em hãy cố gắng thực hiện để đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ.

không kính trọng lễ phép đối với thương binh, liệt sĩ.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

Học sinh chơi trò chơi “ Ngôi sao may mắn

- Gv nhận xét * Củng cố

- Gv nhận xét tiết học

- Sưu tầm các bài hát ca ngợi thương binh, liệt sĩ.

- Tìm hiểu gương một số anh hùng liệt sĩ như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản ...

- Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, những mẫu chuyện nói tấm gương dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

- Hs chơi

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô giới thiệu tên bài thơ “Nắng mùa hè”sưu tầm - Giảng nội dung: Bài thơ nói về ánh nắng gay gắt của mùa hè làm cho mọi động vật con người phải đi tìm nơi trú

- Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về một người biết tiết kiệm tiền của; có thể cho học sinh kể những việc làm của mình hoặc của

Hoạt động 4: Vận dụng (kho ng 2 phút) ả - Cho hs xem thêm 1 số sản phẩm sáng tạo được giới thiệu trong SGK, vở thực hành (hoặc sưu tầm) để gợi mở cho học sinh nhận

- Giáo viên kiểm tra ảnh của HS chuẩn bị - Chia nhóm 4: học sinh giới thiệu người trong ảnh mà mình sưu tầm được với các bạn trong nhóm: Họ là

Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng tháng xóm giềng.. *Giảm tải: Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm

- Tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân; Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình để tự chăm sóc cho bản thân trong

- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm những câu chuyện, những bài báo kể về những bạn có trách nhiệm với việc làm của mình1. - Yêu cầu HS tìm hiểu xung quanh (trường, lớp, gần nơi

* Hoạt động 1: Giới thiệu với bạn về một loài cá, tôm, cua ở địa phương em hoặc sưu tầm đượca. Ích lợi đối với