• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

Ngày soạn: 13/10/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2021 Toán

Tiết 31: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết được cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, vở ô li.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động Mở đầu ( 5p)

- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi : Hộp quà bí mật.

+ Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy một hộp quà. Cả lớp đứng dạy hát đồng thanh bài Lớp chúng ta đoàn kết và di chuyển hộp quà qua tay từng bạn. Kết thúc bài hát, hộp quà trong tay ai thì bạn đó lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

HS1: ( 35 + 13 ) : 2 = ? HS2: ( 35 - 13 ) : 2 = ? - Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 10p)

a, Bài toán: Biết tổng của 2 số là 70, hiệu của 2 số là 10. Tìm 2 số đó?

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV vẽ sơ đồ lên bảng và hướng dẫn HS:

* Cách 1:

+ Hãy tìm 2 lần số bé?

+ Tìm số bé, tìm số lớn?

- GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ nếu cần.

+ Vậy muốn tìm số bé ta làm như thế nào?

* Cách 2: Tương tự GV yêu cầu HS tìm

- HS cả lớp hát .

- 2 lên bảng làm bài .

- 1 HS đọc.

- Tổng 2 số là 70, hiệu là 10.

- Tìm 2 số đó.

- HS quan sát và chỉ 2 lần số bé trên sơ đồ.

+ Hai lần số bé là: 70 - 10 = 60 + Số bé là: 60 : 2 = 30

+ Số lớn là: 30 + 10 = 40 Số bé = (tổng - hiệu ) : 2

- HS nêu cách làm

(2)

2 lần số lớn.

+ Nêu cách tìm số lớn?

+ Nêu các bước giải toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu?

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành ( 15p)

Bài 1: Bài toán

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Yêu cầu 1 HS lên giải bài ra bảng phụ dưới lớp làm ra nháp.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

=> GV chốt: Củng cố cách giải bài toán có dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu.

Bài 2: Bài toán

- Yêu cầu HS đọc bài toán.

- GV viết tóm tắt.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm.

- Yêu cầu HS chữa bài.

+ Giải thích cách làm?

+ Nêu cách giải khác?

- Yêu cầu lớp đổi vở kiểm tra bài.

- GV nhận xét, chốt cách làm bài.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm ( 10p)

Bài 3: Bài toán

- Gọi HS đọc bài toán.

Số lớn

(tổng + hiệu) : 2 - 2 HS nêu.

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

+ Tuổi bố cộng tuổi con là 58. Bố hơn con 38 tuổi.

+ Tuổi bố? Tuổi con?

- HS xác định dạng toán.

- HS tự làm bài bằng 1 trong 2 cách hoặc cả 2.

Bài giải:

Hai lần tuổi bố là:

58 + 38 = 96 (tuổi) Tuổi bố là:

96 : 2 = 48 (tuổi) Tuổi con là:

48 - 38 = 10 (tuổi) Đáp số: Bố: 48 tuổi Con: 10 tuổi - HS nhận xét.

- 1 HS đọc đề, tóm tắt.

- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.

- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.

- Chữa bài:

Bài giải Số học sinh trai là:

( 36 + 4 ) : 2 = 20 (HS) Số học sinh gái là:

20 - 4 = 16 (HS)

Đáp số: 20 HS trai; 16 HS gái - HS làm bài và giải thích.

- 1 HS trình bày, lớp nhận xét.

- Đổi chéo vở kiểm tra

(3)

- Tổ chức cho HS giải bài.

- GV: Lưu ý HS đọc kĩ đề bài, chọn cách giải ngắn gọn nhất.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt cách làm bài.

Bài 4: Bài toán

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS tự nhẩm và nêu hai số mình tìm được

+ Một số khi cộng với 0 cho kết quả gì?

+ Một số khi trừ với 0 cho kết quả gì?

+ Vậy áp dụng điều này bạn nào tìm được 2 số mà tổng của chúng bằng hiệu của chúng và bằng 8?

=> GV chốt: Dựa vào tính chất cộng trừ với 0 để giải nhanh bài toán có dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu.

- GV hỏi: Nếu tổng của 2 số là 9, hệu cũng là 9 thì hai số đó là bao nhiêu ? - GV nhận xét và chốt: Khi tổng và hiệu của hai sô giống nhau thì số lớn chính là số đó còn số bé là 0.

- Bài học hôm nay đã giúp các con làm quen với dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

+ Muốn tìm số lớn ta làm thế nào ? + Muốn tìm số bé ta làm thế nào ? - Gv nhận xét giờ học .

- 1 HS đọc.

- HS giải bài.

Bài giải

Số cây của lớp 4A trồng là:

(600- 50) : 2 = 275 (cây) Số cây của lớp 4B trồng là:

275 + 50 = 325 (cây)

Đáp số: 4A: 275 cây 4B: 325 cây - Nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc.

- Số 8 và số 0

+ Số nào cộng với 0 cũng cho kết quả là chính số đó.

+ Một số khi trừ đi 0 cũng cho kết quả là chính số đó.

- Đó là số 8 và số 0.

- HS nêu : Số lớn là 9, số bé là 0 - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

+ HS nêu lại kiến thức đã học . IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Luyện từ và câu

Tiết 13: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam I. Yêu cầu cần đạt:

- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

(4)

- Viết được tên người, tên địa lí Việt Nam, địa chỉ gia đình theo đúng quy tắc viết hoa.

- Vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2 mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3).

- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.

- Giáo dục HS: yêu quý, tự hào về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương đất nước.

* DTYT: Viết tên, vai trò bản đồ danh thắng Yên Tử, DTLS ở thành phố em.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Phiếu học tập, bảng phụ.

- HS: vở BT, bút, ...

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

- Tổ chúc cho hs chơi trò chơi “bắn tên”: nêu các danh từ riêng và danh từ chung.

+ Khi viết, ta cần phải viết hoa trong những trường hợp nào?

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững và vận dụng các quy tắc viết hoa khi viết.

- HS tham gia chơi, giáo viên nhận xét.

+ Khi viết, ta cần viết hoa chữ cái ở đầu câu, tên riêng của người, tên địa danh.

- Lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10p)

* Tìm hiểu ví dụ - Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.

+ Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.

+ Các tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào?

+ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?

Kết luận: Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam các chữ cái đầu cần viết hoa.

* Ghi nhớ

- Yêu cầu học sinh lấy VD về tên người, tên địa lý Việt Nam.

- Tên người Việt nam thường gồm những nhành phần nào? Khi viết ta cần chú ý điều gì?

- Hs nêu: Nhận xét cách viết tên riêng.

+ Tên người, tên địa lí được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

+ Tên riêng thường gồm một, hai hoặc 3 tiếng trở lên. Mỗi tiếng đực viết hoa chữ cái đầu của tiếng.

+ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu cuẩ mỗi tiếng tạo thành tên đó.

- 2 HS đọc ghi nhớ

- HS lấy VD về tên người, tên địa lí VN

- Tên người Việt Nam thường gồm họ, tên đệm, tên riêng. Khi viết ta cần chú ý viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên

(5)

người.

3, Hoạt động luyện tập - thực hành (15p)

Bài tập 1: (VBT/45)

- Y/c hs tự làm bài, viết tên mình và địa chỉ gia đình.

- Gọi HS nhận xét

- Yêu cầu hs nêu rõ vì sao lại viết hoa tiếng đó.

- GV nhận xét, chốt:

Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

Chú ý: các từ số nhà (xóm), phường (xã), quận (huyện), thành phố 9 (tỉnh) không viết hoa vì là danh từ chung.

Bài tập 2: (VBT/45) - Gọi hs đọc yêu cầu

- Y/c hs tự làm bài, viết tên một số xã, thị trấn ở huyện của em. Gọi 3 hs viết trên bảng

- Gọi hs nxét cách viết của bạn.

- Vì sao lại viết hoa các từ đó mà các từ khác lại không viết hoa.

GV nhận xét, chuyển ý:

- Sau bài tập 1 và bài tập 2 các con biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam, tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam

Bài tập 3: (VBT/45)

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề

- Yêu cầu hs làm bài tập theo nhóm 2

- GV nxét, chốt lại kiến thức:

Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng

- H/s đọc to, cả lớp theo dõi.

- Hs lên bảng viết. Hs dưới lớp làm vào vở.

VD: Đinh Bảo Trang

Địa chỉ: Tổ 3, khu Cầu sến, phường Phương Đông, tỉnh Quảng Ninh.

- Hs nhận xét

- Tên người, tên địa lí Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

- Lắng nghe.

- H/s đọc y/c, cả lớp lắng nghe.

- 3 Hs lên bảng viết, cả lớp viết vào vở.

phường Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

- Hs nhận xét bạn viết trên bảng.

- Vì tên người, tên địa lí Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

Các từ số nhà (xóm), phường (xã), quận (huyện), thành phố 9 (tỉnh) không viết hoa vì là danh từ chung.

- Lắng nghe.

Bài tập 3 - H/s đọc y/c.

- Làm việc theo nhóm.

thành phố Hưng Yên.

huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ, Khoái Châu, Yên Mỹ, Kim Động,...

(6)

tạo thành tên đó.

Chú ý: các từ số nhà (xóm), phường (xã), quận (huyện), thành phố 9 (tỉnh) không viết hoa vì là danh từ chung.

4. Hoạt động vận dụng và trải nghiệm (10p)

- Em hãy nêu tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em.

- GV giới thiệu cho HS danh thắng YT trên bản đồ để HS biết vị trí của YT nằm ở đâu ...

- Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ.

- Nhận xét tiết học .

- Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em ( Vịnh Hạ Long, Chùa Yên Tử;...)

- 2 HS nhắc lại . - HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Ngày soạn: 13/10/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2021 Toán

Tiết 32: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).

- Đọc tên góc.

- Chăm chỉ, trung thực

II. Đồ dùng dạy học

1.GV: Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS) 2. HS: Vở BT, bút, ê-ke

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.HĐ khởi động: ( 4p)

- Gv yêu cầu Hs bỏ đồ dùng học tập đã chuẩn bị đặt lên bàn

- GV giới thiệu ê – ke, dẫn vào bài 2. HĐ khám phá (12p)

a. Giới thiệu góc nhọn:

- Vẽ góc nhọn AOB lên bảng A O

B

? Hãy đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc

GV giới thiệu:" Đây là góc nhọn". Đọc

- Hs thực hiện theo yêu cầu

- Quan sát.

- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB

(7)

là: Góc nhọn góc đỉnh 0; cạnh 0A và 0B.

- Cho HS nêu VD thực tế về góc nhọn.

- Dùng ê-ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?

- Yêu cầu HS vẽ góc nhọn b. Giới thiệu góc tù:

- Gv vẽ góc tù MON lên bảng.

M

N O

? Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.

- GV giới thiệu: đây là góc tù.

- Yêu cầu hs dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc.

? Góc tù như thế nào so với góc vuông?

- Gv hs vẽ góc tù.

c. Giới thiệu góc bẹt: ( Tương tự)

* Lưu ý HS: Nếu xác định điểm I trên cạnh OC, điểm K trên cạnh OD (của góc bẹt đỉnh 0 cạnh OD, OC) ta có ba điểm thẳng hàng I, 0, K.

* Kết luận: Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc vuông.

3. HĐ luyện tập (15p)

Bài 1 : Trong các góc sau đây. Góc nào là góc vuông, góc từ, góc nhọn, góc bẹt.

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Gọi HS nhận xét, bổ sung, chữa bài (nếu cần)

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- 2 em đọc tên góc; góc nhọn A0B

- 1 em lên kiểm tra và nêu

- 1 em vẽ bảng - HS quan sát.

- Góc MON có đỉnh O và cạnh OM và ON.

- HS đọc tên góc.

+ Góc tù lớn hơn góc vuông.

- 1 hs vẽ bảng, lớp vẽ nháp.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm đôi.

đáp án:

+ Các góc nhọn là: góc đỉnh A,

(8)

? Muốn biết góc đó là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt em làm như thế nào?

+ So sánh góc nhọn, góc bẹt, góc tù với góc vuông?

* Kết luận:Để biết được một góc là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt chúng ta có thể quan sát bằng mắt hoặc sử dụng ê ke.

Bài 2:

- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả trong nhóm 4 sau đó thảo luận, thống nhất kết quả và trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là là góc nhọn, góc tù và góc bẹt?

4. HĐ ứng dụng (4p)

- Nêu đặc điểm của các góc vừa học?

- Góc nhọn, góc tù, góc bẹt so với góc vuông như thế nào?

* Kết luận: Nhận xét, chốt đáp án đúng.

cạnh AM, AN; góc đỉnh D, cạnh DU, DV.

+ Các góc vuông là: góc đỉnh C, cạnh CI, CK.

+ Các góc tù là: góc đỉnh B, cạnh BP, BQ; góc đỉnh O, cạnh OG, OH.

+ Các góc bẹt là: góc đỉnh E, cạnh EX, EY

- Ta dùng ê ke để kiểm tra các góc.

- 1 Hs nêu

Đ/a:

Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.

Hình tam giác DEG có một góc vuông.

Hình tam giác MNP có một góc tù

- Hs xác định các góc do chữ tạo thành

- HS nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. Góc tù lớn hơn góc vuông. Góc bẹt bằng hai góc vuông.

-Hs nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

---

(9)

Kể chuyện

Tiết 7: Lời ước dưới trăng I. Yêu cầu cần đạt

- Dựa vào lời kể của GV, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện.

- Biết theo dõi nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều mơ ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.

- HS có những ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

* GDMT: (Khai thác gián tiếp nội dung bài) GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy giá trị của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

II. Đồ dùng dạy học

Gv : Tranh minh họa từng đoạn câu chuyện trang 69 SGK HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV cho HS kể về điều ước, ước mơ của mình.

- GV nhận xét - Giới thiệu

GV: Trong giờ học hôm nay các em sẽ được nghe kể về những điều ước tốt đẹp qua câu chuyện Lời ước dưới trăng.

Nhân vật trong truyện là ai? Ngươì đó đã ước điều gì? Các em cùng theo dõi.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc lời dưới tranh và thử đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung truyện kể là gì

?

- GV kể toàn bộ câu chuyện lần1: “Lời ước dưới trăng”, giọng chậm rãi, nhẹ nhàng

- Gv kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh - Đặt một số câu hỏi để HS nhớ lại ND câu chuyện

+ Quê tác giả có phong tục gì?

+ Tác giả chứng kiến tục lệ thiêng liêng này cùng với ai?

+ Chị Ngàn là người có hoàn cảnh như

- HS nối tiếp nhau kể

- Lắng nghe

- Quan sát, đọc thầm.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và lắng nghe GV kể chuyện.

- Phong tục là đêm rằm tháng riêng các cô gái tròn 15 tuổi đến bên hồ cầu phúc.

- Cùng với chị Ngàn và nhiều các cô gái khác.

- Chị là người đẹp người, đẹp nết nhưng

(10)

thế nào?

+ Không khí ở hồ Hàm Nguyệt đêm rằm như thế nào?

+ Chị Ngàn Đã ước điều gì?

+ Chị Ngàn nói gì với tác giả

3. Hoạt động luyện tập- thực hành(20) - Gọi HS đọc yêu cầu (SGK)

- GV lưu ý HS: Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của thầy cô; trao đổi nội dung, ý nghĩa của truyện

a) Kể trong nhóm:

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS) - Yêu cầu HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm. Sau đó 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện

b) Thi kể chuyện trước lớp:

- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn, cả câu chuyện

- Hướng dẫn HS bình chọn bạn kể truyện hay nhất. theo các tiêu chuẩn sau:

+ Kể chính xác nội dung câu chuyện chưa?

+ Lời kể hấp dẫn có sự sáng tạo trong khi kể chưa?

+ Đã kết hợp được động tác chưa?

+ Câu chuyện này có bao nhiêu nhân vật? Em thích nhân vật nào trong chuyện?

- GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay.

c) Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung

- GV phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gi?

+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào?

bị mù từ nhỏ.

- Không khí tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng.

- Chị Ngàn đã ước mẹ chị Yên được khỏi bệnh.

- Năm ngoái chị Yên....

- 1,2 HS nêu - 1 em đọc - Nghe, ghi nhớ

- Học sinh chia nhóm 4.

- Học sinh hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV: mỗi HS 1 đoạn.

- HS thi kể từng đoạn trước lớp - 3 HS thi kể toàn chuyện.

- HS bình chọn bạn kể hay

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

- HS thảo luận trong nhóm để trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày.

+ Cô gái mù trong truyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.

+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác, cô có tấm lòng nhân ái bao la.

+ Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi. Đúng đêm rằm ấy, cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngàn sáng lại. Điều ước

(11)

+ Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên?

- GV nhận xét, chốt.

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:

( (5 P)

-( BVMT ) Hãy nêu những câu văn miêu tả vẻ đẹp của đêm trăng trong bài?

- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ?

- Hãy kể tên những câu chuyện có cùng nội dung ý nghĩa với câu chuyện các con vừa học?

- Nhận xét tiết học, dặn dò.

thiêng liêng ấy đã trở thành hiện thực.

Năm sau, chị được bác sĩ phẫu thuật và đối mắt đã sáng trở lại. Chị có một gia đình hạnh phúc với người chồng và hai đứa con ngoan.

+ Có lẽ trời phật rủ lòng thương cảm động trước tấm lòng vàng của chị nên đã khẩn cầu cho chị sáng mắt như bao người. Năm sau, mắt chị sáng trở lại nhờ phẫu thuật. Cuộc sống của chị hiện nay thật hạnh phúc và êm ấm. Mái nhà của chị lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ.

+ HS nêu

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mỗi em.

(Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và mọi người)

- HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

.

--- Tập đọc

Tiết 13: Ở vương quốc tương lai I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn: vương quốc, Tin - tin, Mi – tin, sáng chế, trường sinh,...

- Nắm được ý nghĩa của màn kịch: ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.

- Có niềm mơ ước ca đẹp, chính đáng và quyết tâm biến mơ ước thành hiện thực

* Giảm tải: Không hỏi câu hỏi 3,4 II. Đồ dùng dạy học

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 70, 71 SGK (phóng to) + Bảng lớp ghi sẵn các câu, đoạn cần luyện đọc.

(12)

+ Kịch bản Con chim xanh của Mát- téc- lích (nếu có).

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: ( 7 phút)

- Cho học sinh nghe hát bài: “Ước mơ tuổi thơ” sáng tác của nhạc sĩ Thập nhất.

- Trong bài hát các bạn nhỏ có những ước mơ gì?

- GV nhận xét

- Trình chiếu tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Giới thiệu: Vở kịch Con chim xanh của tác giả Mát-téc-lích, một nhà văn nổi tiếng đã từng đoạt giải Nô-bel. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng này.

- Yêu cầu HS đọc 4 dòng mở đầu vở kịch và trả lời câu hỏi:

+ Nội dung của vở kịch là gì?

- Câu chuyện tiếp diễn như thế nào? Các em cùng đọc và tìm hiểu tiếp.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (20 phút)

a. Luyện đọc:

- GV đọc mẫu màn kịch.

+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ - GV giới thiệu các nhân vật.

- GV chia đoạn, yêu cầu HS đọc nối tiếp (3 lần).

- Lần 1: HS đọc nối tiếp, GV sửa phát âm: sáng chế, trường sinh, sọt quả.

- Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa từ:

thuốc trường sinh,...

- Lần 3: Hướng dẫn HS đọc ở bảng phụ:

- Hs thực hiện theo yêu cầu

- Ước mơ trở thành cô giáo, nhà du hành vũ trụ, bác sĩ, kĩ sư xây dựng,...

+ Bức tranh thứ nhất vẽ các bạn nhỏ đang ở trong nhà máy với những cỗ máy kỳ lạ.

+ Bức tranh thứ 2 vẽ các bạn nhỏ đang vận chuyển những quả rất to và lạ.

+ Nội dung của vở kịch kể về 2 bạn nhỏ Tin-tin và Mi-tin đã được bà tiên giúp đỡ, vượt qua bao nhiêu gian lao thử thách đến nhiều nơi để tìm con chim xanh về chữa bệnh cho 1 bạn hàng xóm.

- Hs theo dõi Màn 1:

+ Đoạn 1: Năm dòng đầu.

+ Đoạn 2: Tám dòng tiếp theo.

+ Đoạn 3: Còn lại.

Màn 2:

+ Đoạn 1: 6 dòng đầu.

+ Đoạn 2: 6 dòng tiếp.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Hs thực hiện theo yêu cầu

(13)

ngắt giữa tên nhân vật và lời nhân vật ( Từ cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy... nó có ồn ào không?).

- HS luyện đọc thep cặp.

- 2 HS đọc lại cả màn 1 và 2.

- Gv đọc mẫu b. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm màn 1.

+ Tin-tin và Mi-tin đến đâu, gặp những ai?

+ Vì sao ở đó có tên là Vương quốc Tương lai?

+ Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?

+ Các phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?

- Kết luận: Đến vương quốc tương lai, Tin-tin đã gặp những em bé thông minh, giỏi giang với bao điều kỳ lạ.

+ Màn 1 nói lên điều gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm màn 2.

+ Màn 2 cho em biết điều gì?

- Kết luận: Những thứ Tin-tin và Mi-tin gặp ở vương quốc tương lai rất đẹp, khác lạ và hấp dẫn.

+ Nêu ý nghĩa của bài?

3. Hoạt động luyên tập, thực hành: ( 10 phút)

- HS đọc nối tiếp (6 HS).

+ Nêu giọng của các nhân vật?

- HS đọc theo nhóm - phân vai HS.

- Hs luyện đọc theo cặp - Lắng nghe

1. Trong công xưởng xanh

+ Đến vương quốc Tương lai gặp những bạn nhỏ sắp ra đời.

+ Vì những người sống ở vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời.

+ Các bạn sáng chế ra:

+ Vật làm con người hạnh phúc, + Ba mươi vị thuốc trường sinh, + Một loại ánh sáng kì lạ,

+ Một cái máy biết bay trên không như một con chim,...

+ Được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng chinh phục được vũ trụ.

+ Màn 1 nói đến những phát minh của các bạn thể hiện mơ ước của con người.

2. Trong khu vườn kì diệu

- Chùm nho tưởng chùm quả lê, - Quả táo đỏ to như quả dưa đỏ, - Quả dưa to như quả bí đỏ

+ Màn hai giới thiệu những trái cây lạ ở vương quốc tương lai.

+ Qua bài ta thấy ước mở của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.

- HS đọc nối tiếp.

- HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật: vui tươi, hồn nhiên

(14)

- Tổ chức các nhóm thi đọc.

- Nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

( 3 phút)

- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?

- Nhận xét tiết học.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từng màn kịch.

+ Phân vai trong nhóm

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS trình bày theo suy nghĩ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Khoa học

Tiết 13: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ? Ăn uống khi bị bệnh

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,… Nhận biết người bị bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.

- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

* VHƯX: biết nói với cha mẹ, người thân về biểu hiện khó chịu của cơ thể..

* GDBVMT: Cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường luôn sạch sẽ để phòng tránh bệnh tật.

* QTE: Mọi trẻ em sinh ra đều được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

* Các kĩ năng sống giáo dục trong bài

THLM: Môn Đạo đức: HS có kĩ năng tự chăm sóc bản thân và và người thân khi bị bệnh. Quan tâm, chăm sóc người thân khi bị bệnh.

- Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể.

- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh.

III. Đồ dùng dạy học

- GV: Các hình minh họa trong sgk - HS: SGK, trang phục, dụng cụ đóng vai IV. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động Mở đầu(5p)

+ Hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa? Nguyên nhân?

+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá là:

bệnh tiêu chảy, bệnh lị, bệnh tả,..

Nguyên nhân là do ăn uống không hợp vệ sinh, ăn các loại thức ăn ôi

(15)

+ Nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá? Liên hệ?

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài

B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 20 phút)

a. Hoạt động 1: Quan sát và kể chuyện

- GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa và nêu nội dung từng tranh.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Sắp lại thứ tự các tranh kể thành 3 câu chuyện - 3p

- Yêu cầu các nhóm trình bày. Lớp nhận xét.

+ Kể tên một số bệnh em đã bị mắc ? + Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào ? + Khi nhận thấy cơ thể không bình thường em phải làm gì ? Tại sao ?

* Kết luận: Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu; khi bị bệnh,có thể có những dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, chán ăn mệt mỏi hoặc đau bụng, ôn mửa, tiêu chảy, sốt cao,…

b. Hoạt động 2: Chế độ ăn uống khi bị bệnh (10’)

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

Quan sát các hình minh hoạ SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?

+ Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn đặc hay loãng? Tại sao?

+ Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn chế độ nào?

+ Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì

thiu, không giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ…

+ Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở của gia đình, … - Lớp theo dõi, nhận xét.

+ 3 - 5 HS nêu.

- Lớp theo dõi.

- 3 HS nối tiếp nói về nội dung tranh.

- HS làm việc theo nhóm 4 - Đại diện 2 nhóm kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

+ Đau đầu, sởi, cúm, thủy đậu,...

+ Em cảm thấy mệt mỏi, chán ăn + Nói với người lớn để có cách chữa trị hiệu quả.

- Lớp theo dõi.

- Các nhóm 4 quan sát các hình ảnh minh hoạ SGK thảo luận các câu hỏi.

+ Ta cần cho người bệnh ăn các thức ăn có chứa nhiều chất như thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa nhiều các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành.

+ Nên cho ăn loãng Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn.

+ Ta nên dỗ dành , động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong ngày.

+ Thì tuyệt đối phải cho ăn theo chỉ

(16)

nên cho ăn thế nào?

+ Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy đặc biệt là trẻ em?

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận.

- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết

c) Hoạt động 3: Thực hành chăm sóc người bị tiêu chảy (10’)

- GV chia các nhóm 4. các nhóm nhận đồ dùng đã chuẩn bị, xem kĩ hình minh họa SGK trang 35, tiến hành thực hành nấu cháo muối và pha dung dịch ô-rê- dôn.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả.

- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành(10)

d) Hoạt động 4: Trò chơi “Em tập làm bác sĩ” (10’)

- GV chia các nhóm 6

- Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận tình huống, đóng vai trong nhóm.

- Gọi các nhóm lên trình diễn.

- GV nhận xét, kết luận.

C. Hoạt động Vận dụng,trải nghiệm (5p)

+ Mỗi khi cơ thể có biểu hiện khó khịu em thường làm gì?

+ Em cần làm gì khi thấy cơ thể mệt mỏi khác thường ?

*QTE: Khi bị bệnh chúng ta cần ăn uống thế nào?

* GDBVMT: Cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường luôn sạch sẽ để phòng tránh bệnh tật, có kỹ năng nhận thức chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường. Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh.

dẫn của bác sĩ.

+ Vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô- rê-dôn, uống nước cháo muối.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 2 HS đọc Bạn cần biết SGK.

- Mỗi nhóm thực hành 1 nội dung.

- 3 nhóm trình bày.

- Nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- Các nhóm 6 thảo luận tình huống, đóng vai trong nhóm

- Các nhóm lên trình diễn, nhóm khác nhận xét.

+ 2-3 HS: khi cơ thể có biểu hiện khó khịu em thường nói với bố mẹ, người thân những triệ chứng của mình…

+ 2 HS nêu mục Bạn cần biết SGK.

- Lớp theo dõi, đọc thầm.

- Ăn uống đủ chất.

- Lắng nghe, ghi nhớ

(17)

- GV nhận xét giờ học.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

……….

..………...

--- Đạo đức

Tiết 7: Tiết kiệm tiền của ( tiết 2 ) I. Yêu cầu cần đạt

- Biết được cách tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,... trong cuộc sống hằng ngày.

- Nêu dược ích lợi của việc tiết kiệm tiền của.

- Có ý thức tiết kiệm tiền của.

* BVMT:Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước… trong cuộc sống hằng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

* NLTK&HQ: Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: Điện, nước, xăng, dầu,than đá, gas,…Chính là tiết kiệm tiền của bản thân, gia đình và đất nước.

- Đồng tình với các hành vi, việc làm với sử dụng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng

* TTHCM: Tiết kiệm là một trong những đức tính tốt đẹp của BH. GD học sinh noi theo tấm gương đạo đức HCM.

* Giảm tải: -Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành.

- Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về một người biết tiết kiệm tiền của; có thể cho học sinh kể những việc làm của mình hoặc của các bạn về tiết kiệm tiền của.

* KNS:

- Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.

- Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK Đạo đức 4, thẻ xanh đỏ.

- HS: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Hoạt động mở đầu(5 phút)

- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện

- Ở nhà em đã thực hiện tiết kiệm tiền cuả như thế nào?

-GV: Thế nào là tiết kiệm tiền của và thực hiện tiết kiệm tiền cuả như thế nào cho hợp lí chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay?

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- HS tham gia chơi - HS lắng nghe.

- 1 HS đọc thông tin

(18)

mới( 10 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin

- GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK/11 và thảo luận câu hỏi SGK (t 12)

Thông tin:

- Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.

- Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.

- Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.

+ Qua xem tranh và các thông tin trên theo em cần phải tiết kiệm những gì?

+ Theo em có phải do nghèo nên cần phải tiết kiệm của công?

* GV KL: Sử dụng tiết kiệm như quần áo, sách vở, điện nước….trong cuộc sống hằng ngày là bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần vào bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

* NLTK&HQ: Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: Điện, nước, xăng, dầu, than đá, gas,…

Chính là tiết kiệm tiền của bản thân, gia đình và đất nước.

3 Hoạt động luyện tập thức hành( 20 phút)

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến, thái độ (BT1- SGK/12):

- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, YC HS cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến đã cho (Tán thành, không tán thành)

- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.

* Kết luận:

+ Các ý kiến c, d là đúng.

+ Các ý kiến a, b là sai.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân.(BT2- SGK/12):

- Thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi:

+...tiết kiệm các nguồn năng lượng như điện, nước, xăng, dầu, ga….; thức ăn, sách vở, đồ chơi…

+ Không vì tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước, chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước

- HS nêu việc mình đã làm để tiết kiệm tiền của

(19)

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận liệt kê các việc nên làm và không nên làm.

- GV kết luận về việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.

* BVMT: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước… trong cuộc sống hằng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Hãy nêu việc tiết kiệm tiền của của bản thân

4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm( 5 phút)

- Em hãy kể những tấm gương về tiết kiệm tiền của ở lớp, ở trường, nơi em ở hoặc đọc trên sách báo?( trong 1 phút) TTHCM: Liên hệ BH là tấm gương tiết kiệm mà chúng ta cần học tập và noi theo,…

-Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét bỏ sung

-HS lắng nghe, ghi nhớ

-HS lắng nghe

-3HS kể

IV.Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Lịch sử

Tiết 7 : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đão (Năm 938) I. Yêu cầu cần đạt:

-Kể được ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938

- Nêu được ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

- Tự hào về truyền thống yêu nước hào hùng của ông cha ta.

GD MTBĐ: Biết được sông Bạch Đằng ở Quảng Ninh; Hiểu được hiện tượng thủy triều; Ngô Quyền đã mưu trí lợi dụng thủy triệu đưa ra kế đánh giặc; Giáo dục ý thức giữ gìn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: VBT.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu ( 5 phút) - GV hướng dẫn HS giải câu đố:

Đố ai trên Bạch Đằng giang Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời

Phá quân Nam Hán tơi bời

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?

- 2HS lên bảng trả lời.

(20)

- Cho HS suy nghĩ, trả lời.

- GV: Ngô Quyền là người lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Để hiểu được nguyên nhân, diễn biến kết quả và ý nghĩa của trận Bạch Đằng cô trò chúng mình cùng tìm hiểu bài hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền (8p)

- Thảo luận nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS đọc SGK phần chữ in nhỏ/T21, thảo luận nhóm 4 và hoàn thành phiếu học tập sau:

- Gọi đại diện HS một số nhóm trình bày kết quả làm việc.

- Gọi các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- GV cho HS giới thiệu về tiểu sử của Ngô Quyền.

+ Vì sao Ngô Quyền đánh quân Nam Hán?

* GV kết luận: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm. Ông là người có tài, nên được Dương Đình Nghệ gả con gái cho.

Được tin viên tướng Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân đi đánh để báo thù. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cớ đó nhà Nam Hán đem quân đánh nước ta, biết tin Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.

Hoạt động 2: Diễn biến trận Bạch Đằng (8p)

- HS suy nghĩ, trả lời: Ngô Quyền.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Đại diện 2 nhóm trình bày.

Câu hỏi

Ngô Quyền là người

Đường Lâm (Hà Tây)? x

Ngô Quyền là con rể của

Dương Đình Nghệ? x

Ngô Quyền chỉ huy quân

ta đánh quân Nam Hán? x Trước trận Bạch Đằng

Ngô Quyền lên ngôi vua?

- Các nhóm theo dõi, bổ sung.

- 2 HS trình bày.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(21)

- Thảo luận nhóm 4.

- GV chia nhóm giao nhiệm vụ học tập, cho lớp quan sát tranh ảnh.

+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?

+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?

+ Trận đánh diễn ra như thế nào?

+ Kết quả trận đánh ra sao?

* GV kết luận: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.

Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (7p)

- Hoạt động cá nhân.

- GV gọi HS trả lời các câu hỏi.

+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì?

+ Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

- GV gọi HS nhận xét.

* GV kết luận: Ngô Quyền lên ngôi vua kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta.

3.3. Hoạt động thực hành, luyện tập (8p)

Trò chơi “Ô chữ bí mật”.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Ô chữ gồm 8 hàng ngang và 1 hàng dọc.

+ Chia lớp thành 4 đội chơi.

+ Các đội chơi lần lượt chọn hàng ngang, GV đọc gợi ý về từ hàng ngang, đội chơi đưa ra câu trả lời. Nếu sai hoặc sau 30 giây không có câu trả lời thì đội khác được quyền đoán.

+ Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm.

+ Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra được từ hàng dọc.

+ Đội nào có điểm cao hơn là đội thắng cuộc.

- HS đọc thầm “Sang đánh nước ta ...

hoàn toàn thất bại” và kết hợp quan sát tranh ảnh hoàn thành thảo luận câu hỏi.

+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh.

+ Để đóng cọc nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng ...

+ 3HS kể lại diễn biến trận Bạch Đằng.

+ HS nêu kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

+ Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cô Loa.

+ Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc Đô hộ.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(22)

- Tổ chức chơi và đánh giá.

- GV củng cố nội dung kiến thức toàn bài, gọi HS đọc nội dung chính của bài.

- Đưa ảnh sông Bạch Đằng cho HS quan sát.

* GD MTBĐ: Em đã được đến thăm di tích Bạch Đằng chưa? Em hãy nêu cảm nghĩ của mình sau khi đến thăm di tích?

Chúng ta phải làm gì để giữ gìn di tích lịch sử đó?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (4p)

Kĩ thuật: trình bày 1 phút

+ Em hãy kể tên các con đường, tuyến phố được mang tên, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng?

+ Nhận xét, tuyên dương học sinh + Hệ thống bài học

- HS tham gia chơi, nhận xét.

- HS lắng nghe, 2HS đọc ghi nhớ.

- HS quan sát.

+ HS trả lời.

-HS nối tiếp nhau trình bày -Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

Vòng tay bạn bè

I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu sưu tầm được một số bài thơ - Biết làm thơ, đọc thơ về bạn bè.

- Hs biết quan tâm giúp đỡ bạn bè.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Các bài thơ, bài hát - HS: giấy màu, bút màu,…

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Hát và vận động theo bài hát: Ngày đầu tiên đi học

- GV kết nối giới thiệu bài 2. Khám phá (5p)

? Theo em tình bạn trong sáng là tình bạn như thế nào?

? Để có một tình bạn đẹp em cần làm gì?

3. Trải nghiệm (25p)

- Tổ chức cho học sinh trình bày, vẽ và sáng tác các bài hát, bài thơ, các tiết mục văn nghệ nói về tình bạn.

- Nhận xét khen ngợi học sinh.

4. HĐ vận dụng (2 phút)

- Sau khi tham gia các tiết mục đọc thơ, vẽ tranh, sưu tầm các bài thơ, bài hát các con cảm

- Hát tập thể

- HS chia sẻ - HS nêu

- HS tham gia

(23)

thấy như thế nào?

? Con có thích là một nhà thơ nhí không?

- GV GD HS tích cực sưu tầm các bài hát, bài thơ nói về bạn bè.

- HS chia sẻ - HS lắng nghe.

--- Ngày soạn: 13/10/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 20 tháng 10 năm 2021 Toán

Tiết 33. Hai đường thẳng vuông góc I. Yêu cầu cần đạt.

- HS nhận biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau. HS biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra 4 góc vuông có chung đỉnh.

- HS nêu được từng cặp cạnh vuông góc với nhau và cắt nhau nhưng không vuông góc với nhau - Rèn sự cẩn thận, chính xác khi kẻ đường thẳng

II. Đồ dùng dạy - học - GV : Ê ke

- HS : Ê ke

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV vẽ hình lên bảng, sau đó yêu cầu HS xác định hình bên có bao nhiêu góc vuông, bao nhiêu góc nhọn, bao nhiêu góc tù.

A B O

D C

- Yêu cầu HS lên bảng dùng ê ke để kiểm tra lại.

- GV chữa bài, nhận xét và khen ngợi HS.

- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc.

2. Hoạt động hình thành hiến thức mới (15’)

- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?

- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt ?)

- GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Cô kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.

- Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?

- Các góc này có chung đỉnh nào ?

- Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông

- HS đứng tại chỗ nêu kết quả, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

- 1 HS lên bảng kiểm tra - HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nghe GV giới thiệu bài, ghi tên bài vào vở

- Hình ABCD là hình chữ nhật.

- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.

- HS theo dõi thao tác của GV.

- Là góc vuông.

- Chung đỉnh C.

- Lắng nghe.

(24)

góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.

- GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.

- GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau:

+ Vẽ đường thẳng AB.

+ Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.

- GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.

3. Hoạt động luyện tập thực hành (15’) Bài 1

- GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK.

- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến.

- Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ?

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 2

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào vở.

- GV nhận xét, kết luận về đáp án đúng.

Bài 3

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.

- GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp.

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen.

- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.

C

A O B D

- HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.

- Lớp quan sát

- Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.

- HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV.

- Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.

- Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I.

- 1 HS đọc trước lớp.

- HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp: AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC, BC và AB.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở.

- HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp: Hình ABCDE có các cặp cạnh vuông góc với nhau là: AE và ED, ED và DC; Hình MNPQR có các cặp cạnh vuông góc với nhau là: MN và NP, NP và PQ;

- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

(25)

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (5’) - GV vẽ hình lên bảng.

- Yêu cầu HS thảo luận N2 trao đổi, trả lời câu hỏi:

a, Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau.

b, Hãy nêu tên từng cặp cạnh cắt nhau và không vuông góc với nhau.

- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.

- GV nhận xét tiết học

- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Lớp quan sát

- HS thảo luận N2. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.

- AB vuông góc với AD; AD vuông góc với DC

- Các cặp cạnh cắt nhau và không vuông góc với nhau là: AB và BC, BC và CD.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Tập làm văn

Tiết 13: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I. Yêu cầu cần đạt:

- Vận dụng và xây dựng được hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).

- Sử dụng được tiếng Việt hay, lời văn sáng tạo sinh động.

- Tự giác, làm việc nhóm tích cực.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh hoạ truyện: “Vào nghề”, bảng nhóm. Bảng phụ, phiếu học tập thống kê các lỗi.

- HS: Vở BT, bút,...

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV cho học sinh chơi trò chơi hái hoa dân chủ.

- Học sinh lên bôc thăm kể lại câu chuyện “Ba lưỡi rìu”.

- GV nhận xét

- GV trình chiếu tranh minh hoạ và hỏi:

+ Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Mọi công việc đều bắt đầu từ việc nhỏ nhất, mọi thiên tài đều bắt đầu từ trẻ em.

Cố bé Va-li-a đã làm gì để đạt được niềm mơ ước của mình? Hôm nay, các em dựa vào cốt truyện để viết những đoạn văn kể chuyện.

2. Luyện tập, thực hành: ( 30 phút)

- Hs làm theo yêu cầu - HS nhận xét.

- Bức tranh vẽ cảnh 1 em bé dọn vệ sinh chuồng ngựa đang chuyện trò, âu yếm chú ngựa trước sự chứng kiến của ông giám đốc rạp xiếc.

(26)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu quan sát tranh

+ Bức tranh minh hoạ cho chuyện gì?

- HS thảo luận cặp đôi. Nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên.

- Vài HS nêu các sự việc chính.

- GV chốt lại.

- HS đọc lại các sự việc chính.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ Bài yêu cầu gì?

- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh.

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Chia làm 4 tổ, mỗi tổ hoàn chỉnh một đoạn.

- Chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi về câu cho từng nhóm.

- HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh, GV + lớp nhận xét.

3. Hoạt động ứng dụng (5 phút) - Viết lại những đoạn em chưa ưng ý.

- GV nhận xét bài làm.

- HS đọc đề.

- Vào nghề.

- Hs thảo luận

1.Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiét mục phi ngựa đánh đàn.

2. Va-li-a xin được học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.

3. Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.

4. Sau này Va-li-a trở thành diễn viên giỏi như em hằng mơ ước.

- 2 hs đọc lại - Hs đọc đề bài - Hs đọc

- Theo dõi, ghi nhớ - Hs làm theo yêu cầu

*Đoạn 1

Nô - en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc. Chương trình xiếc hôm ấy, em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa,đánh đàn” và mơ ước thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.

Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh của diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn ràng.

*Ví dụ: Nhóm 4

+ Mở đầu: Thế rồi cũng đến ngày Va- li-a trở thành một diễn viên thực thụ.

+ Diễn biến: (Sách giáo khoa)

+ Kết thúc: Va-li-a kết thúc tiết mục…

Ước mơ thuở nhỏ đã trở thành sự thật.

- 2 hs đọc

- HS đọc đoạn văn.

- HS nhận xét.

(27)

- Nhận xét tiết học

IV.Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

--- Luyện từ và câu

Tiết 14: Luyện viết tên người, tên địa lí Việt nam I.Yêu cầu cần đạt

- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

- Vận dụng quy tắc đã viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam viết được các tên riêng trong bài tập 1, tìm và viết được một vài tên riêng Việt Nam (BT2).

- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ ghi sẵn bài ca dao, vở BT Tiếng Việt. 3 bản đồ địa lý việt nam - HS: vở BT Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động mở đầu(5 phút)

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “Tiếp sức”.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam?

- Nhận xét, giới thiệu bài: hôm nay chúng ta sẽ vận dụng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam cũng như viết đúng một vài tên riêng khác theo yêu cầu bài tập.

2. Hoạt động luyện tập- thực hành (25p)

Bài tập 1: Viết lại cho đúng các tên riêng

- 1 HS nêu yêu cầu, 1 đọc nội dung bài.

- HS làm bài cá nhân, 1 hs làm bản phụ

- Chữa bài, yêu cầu hs:

+ Nhận xét Đ/S.

+ Giải thích cách làm.

+ Yêu cầu HS đọc lại bài thơ khi đã viết lại đúng các tên riêng.

- Bài ca dao cho em biết điều gì?

- 2 đội tham gia chơi, mỗi đội có 4 hs nối tiếp nhau viết 1 VD tên người, tên địa lí trong thời gian 3 phút.

- HS khác nhận xét

- 2hs thực hiện theo yêu cầu. Nhận xét - Lắng nghe.

- Hs thực hiện theo yêu cầu - HS làm bài

Đáp án: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, ...

- Hs giải thích cách viết: vì đây đều là tên địa lí Việt Nam.

- 2 Hs đọc

- Bài ca dao đã cho em biết 3 phố cổ ở

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

*Giảm tải: Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về các tấm gương giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng; có thể yêu cầu học sinh kể

*Giảm tải: Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về các tấm gương giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng; có thể yêu cầu học sinh kể

- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.. - Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số

- Vì: Các cấp độ tổ chức này có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát

* Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình..

Nếu em ở nông thôn, em có thể kể về nông thôn (quê mình) hoặc nhân một chuyến đi lên thị xã, thành phố, biết được gì về nơi ấy, em kể ra theo sự hiểu biết và cảm xúc của

Nếu em ở nông thôn, em có thể kể về nông thôn (quê mình) hoặc nhân một chuyến đi lên thị xã, thành phố, biết được gì về nơi ấy, em kể ra theo sự hiểu biết và cảm xúc của

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,