• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25

Ngày soạn: 05 /03/2018

Ngày giảng: Thứ hai 12/03/2018 Toán

TIẾT 120: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố về biểu tượng thời gian (thời điểm, khoảng thời gian); cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem đồng hồ.

c) Thái độ: Giáo dục ý thức làm việc có giờ giấc, quý trọng thời giờ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Đồng hồ điện tử, mô hình đồng hồ.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. KTBC(5p)

- Q/s hình trong bài 3 (SGK) trả lời miệng B. Bài mới

1. GT bài ( 1p)

2. HD H làm BT(30p) Bài 1: Viết (theo mẫu)

- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi.

+ Bình ăn sáng lúc mấy giờ?

+ Bình tan học lúc mấy giờ?

+ Bình tưới cây lúc mấy giờ chiều?

+ Lúc mấy giờ tối, Bình tập đàn?

+ Lúc mấy giờ đêm, Bình đang ngủ?

- Gọi hs tổng hợp lại các hoạt động trong một ngày của Bình.

+ Em hãy nói thời gian hoạt động trong 1 ngày của em.

Bài 2: Nối (theo mẫu).

- Y/c q/s hình tSGK để làm bài.

- T/c cho H thi nối nhanh theo tổ.

- Nx, tuyên dương.

Bài 3: Số ?

2 HS

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe.

- Hs thảo luận nhóm đôi, một số nhóm nêu ý kiến.

+ Bình ăn sáng lúc 6 giờ kém 15 phút.

+ Bình tan học lúc 11 giờ.

+ Bình tưới cây lúc 5 giờ 17 phút chiều.

+ Lúc 8 giờ 24 phút tối, Bình tập đàn.

+ Lúc 9 giờ 50 phút đêm, Bình đang ngủ.

- 2 Hs nêu.

- 1 H nêu y/c.

- Đại diện 3 tổ tham gia.

- H làm việc cá nhân, chữa bài. 17 giờ 3 phút (ĐH 1) – 5 giờ 3 phút ;

8 giờ 16 phút (ĐH 3) – 8 giờ 16 phút ; 22 giờ 5 phút (ĐH 4) – 10 giờ 5 phút ; 19 giờ 40 phút (ĐH 5) – 19 giờ 40 phút ;

2 giờ 53 phút (ĐH 6) – 2 giờ 53 phút ;

- Hs theo dõi.

(2)

Đ/án: 30 phút.

- Y/c hs qs tranh sgk để xác định thời gian của chương trình, sau đó nêu miệng kết quả.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò(2p) -Về nhà tập xem đồng hồ.

- Lắng nghe.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc- Kể chuyện

HỘI VẬT I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Hiểu các từ mới: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.

- Hiểu nội dung của truyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

b) Kĩ năng

- Đọc đúng: nổi lên, nước chảy, náo nức, sới vật, Quắm Đen, lăn xả, khôn lường, ...

- Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, hs kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp, lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện.

- Nghe và nhận xét ,đánh giá được bạn kể.

c) Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý các lễ hội văn hóa.

*THQTE( THB): Quyền được tham gia vào ngày hội thể thao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

*Tiết 1 A. KTBC(5’)

- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài “Đối đáp với Vua” mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?

- GV nhận xét B . Bài mới 1- Giới thiệu bài 2- Luyện đọc(20’) a) GV đọc toàn bài.

- GV y/c hs q/sát tranh minh hoạ.

b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:

(+) Đọc từng câu: HD phát âm từ khó, dễ lẫn.

(+) Đọc từng đoạn trước lớp:

+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

- 1 HS đọc đoạn 2, lớp nhận xét.

- Học sinh theo dõi.

- Hs quan sát tranh.

- Hs đọc nối tiếp từng câu đến hết bài (2 lượt).

- Hs đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài (2 lượt).

(3)

+ GV kết hợp giải nghĩa từ: sới vật, khôn lường, tứ xứ.

(+) Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.

3) HĐ tìm hiểu bài(15p) - Y/cầu lớp đọc thầm đ1:

+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?

- Gọi 1 hs đọc đoạn 2.

+ Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?

- Giải nghĩa từ: keo vật.

- Y/cầu hs đọc thầm đ 3,4

+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm cho keo vật thay đổi như thế nào?

- Gọi 1 hs đọc đoạn 5.

+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?

+ Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?

- Y/c H nêu ND của bài.

* QTE: Quyền được tham gia vào ngày hội thể thao.

*Tiết 2 4) Luyện đọc lại(15’)

- GV đọc diễn cảm đoạn 2.

- Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2, tổ chức cho hs thi đọc.

* Kể chuyện(20’) 1- GV nêu nhiệm vụ:

2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện:

- Gv yêu cầu dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn

- Gv nhận xét.

- Gọi hs nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Gv nhận xét

C. Củng cố - dặn dò(2’)

- Qua câu chuyện này, em hiểu thêm được điều gì về ông Cản Ngũ?

- Nx tiết học, HDVN.

- Đọc theo nhóm 3.

+ Tiếng trống dồn dập...

+…Quắm Đen : lăn xả vào...

+ Ông Cản Ngũ : chậm chạp, lớ ngớ.

+ Tình huống keo vật không còn chán ngắt nữa...

+…Ông nghiêng mình...

+ …Vì ông điềm đạm, chậm nhưng chắc chắn, giàu kinh nghiệm.

- 2, 3 hs thi đọc đoạn 2.

- Lắng nghe

- 4 HS nối tiếp kể mỗi em 1 đoạn

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng và hay.

- Ông là người giàu kinh nghiệm trong cuộc thi giữa 2 đô vật…

–––––––––––––––––––––––––––––––––

(4)

Ngày soạn: 06/03/2018

Ngày giảng: Thứ ba 13/03/2018 Toán

TIẾT 122: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

c) Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực, hăng say trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: NHư SGK; Đồng hồ( Phúc)

- Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 3 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5p)

- GV kiểm tra bài tiết trước.

- Nhận xét B. Bài mới 1. GT bài( 1p)

2. Tìm hiểu bài (16p) c. Bài toán 1

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tính số mật ong có trong mỗi can ta phải làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

Tóm tắt:

7 can: 35l 1 can:…l?

- GV nhận xét và hỏi lại HS:

Bài toán 2:

- 1 HS đọc YC.

+Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tính được số mật ong có trong 2 can, tr hết chg ta phải tính đc gì?

+ Làm thế nào để tính được số mật ong có trong một can?

+ Số lít mật ong có trong 1 can là bao nhiêu?

- 3 HS lên bảng làm BT.

- Nghe giới thiệu.

- 1 HS nêu BT SGK.

+ Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?

+Hỏi số lít mật ong có trong mỗi can.

+Làm phép tính chia vì có tất cả 35l được chia vào 7can(chia đều thành 7phần bằng nhau)

- 1HS lên bảng làm , cả lớp làm bài vào nháp.

Bài giải

Số lít mật ong trong mỗi can là:

35 : 7 = 5 (l) Đáp số: 5lít Bài toán 2

- 1 HS nêu yêu cầu BT SGK.

+ Có 35 l mật ong chia đều cho 7 can.

+ Số lít mật ong trong 2 can.

+ Tính được số lít mật ong có trong 1 can.

+ Lấy số mật ong có trong 7 can chia cho 7.

+Số l mật ong có trg 1 can là: 35 : 7 = 5 (l)

(5)

+ Biết số lít mật ong có trong một can, làm thế nào để tính số mật ong có trong 2 can.

- HS giải bài toán.

+Trong bài toán 2, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị?

- Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước:

* B1: Tìm giá trị một phần trong các phần bằng nhau (T/h phép chia).

* B2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau.

- HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

3. Luyện tập(17’)

Bài 1: 1 HS đọc yc và tóm tắt Tóm tắt:

4 vỉ: 24 viên 3 vỉ: …viên?

- Chữa bài

- Bài toán thuộc dạng toán nào?

- Bước rút về đơn vị trong bài toán trên là bước nào?

Bài 2

- 1HS đọc yêu cầu BT.

- HĐ HS PT và TT b/ toán

* TT

7 bao: 28kg 5 bao: …kg?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

- HS giải bài toán.

+Lấy số lít mật ong có trong một can nhân lên 2 lần: 5 x 2 = 10 (l).

+ 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào VBT.

Bài giải

Số lít mật ong trong 1 can là: (*) 35 : 7 = 5 (l)

Số lít mật ong trong 2 can là:

5 x 2 = 10 (l).

Đáp số: 10 lil mật ong + Bước tìm số lít mật ong trong một can gọi là bước rút về đơn vị.

- Lắng nghe

- 3 HS nhắc lại

Bài 1

- 2 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 1 HS lên bảng làm , lớp làm bài vào VBT.

Bài giải:

Số viên thuốc trong một vỉ là:

24 : 4 = 6(viên)

Số viên thuốc trong ba vỉ là:

6 x 3 = 18 (viên) Đáp số: 18 viên Bài 2

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- HĐ tập thể

+ Dạng toán rút về đơn vị.

- 1 HS lên bảng giải, lớp làm bài VBT.

Bài giải:

Số ki-lô-gam có trong một bao là:

28 : 7 = 4(kg)

Số ki-lô-gam có trong một bao là:

(6)

+ Bước rút về đơn vị trong bài toán trên là bước nào?

- Chữa bài

Bài 3: T/C trò chơi

- Nêu y/c BT, sau đó chia tổ.

- Tuyên dương tổ thắng C. Củng cố – Dặn dò(2’) - Gọi HS nêu các bước giải BT - Nxét, C bị bài sau.

4 x 5 = 20 (kg)

Đáp số: 20kg + Tìm số kg có trong một bao .

Bài 3

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- 3 HS đại diện 3 tôt thực hiện trò chơi.

- Lớp nhận xét

- 2 HS

- Lắng nghe.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Chính tả ( Nghe - viết)

HỘI VẬT I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi - Làm đúng BT2 (a )

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng bài chính tả c) Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Bảng phụ, SGK - HS : SGK, vở chính tả, BC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y- H CẠ Ọ A. KTBC(5p)

- HS đọc và viết các từ khó của tiết chính tả trước.

- Nhận xét B. Bài mới(30’) 1. GTB

2. HD viết chính tả

* Trao đổi về ND đoạn viết - GV đọc đoạn văn 1 lần.

- Qua câu chuyện, em thấy Cản Ngũ là người ntn?

* HD cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu?

- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

- Có những dấu câu nào được sử dụng?

* HD viết từ khó

- 1 HS đọc, 3 HS lên bảng viết, HS lớp viết vào bảng con.

- xã hội,sáng kiến, dễ dãi, sặc sỡ, san sát,…

- Lắng nghe và nhắc đề.

- Tdõi GV đọc.HS đọc lại, lớp đọc thầm.

- Là người có kinh nghiệm, điềm tĩnh, đấu vật rất giỏi.

- 6 câu.

- Những chữ đầu câu, tên riêng phải viết hoa.

- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.

(7)

- HS tìm từ khó rồi phân tích.

- HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

*Viết chính tả

- GV đọc bài cho HS viết vào vở.

- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.

* Soát lỗi

* Chấm bài: Thu 5 - 7 bài kiểm tra và nhận xét.

3. HD làm BT( 7p)

Bài 2: GV chọn câu a hoặc câu b.

Câu a:

- HS đọc YC.

- GV nhắc lại yêu cầu BT, sau đó YC HS tự làm.

- Cho HS trình bày bài làm.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

C. Củng cố – Dặn dò ( 2p) - Nhận xét tiết học, bài viết HS.

- Về ghi nhớ các q/ tắc ch/ tả. Ch bị bài sau.

- HS: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình,……

- 3 HS lên bảng, HS lớp viết vào bảng con.

- HS nghe viết vào vở.

- HS tự soát lỗi - HS nộp bài.

Bài 2

- 1 HS đọc YC trong SGK. HS làm bài cá nhân.

- Một số HS trình bày bài làm.

- Đọc lời giải và làm vào vở.

- Lời giải: trăng trắng, chăm chỉ, chong chóng.

- Lắng nghe

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc

HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Hiểu nghĩa các từ: trường đua, chiêng, man- gát.

- Hiểu nội dung của bài: Miêu tả hội đua voi ở Tây Nguyên qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.

b) Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ : vang lừng, man- gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi.

c) Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý hội đưa voi của đồng bào Tây Nguyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A- KTBC (5p)

- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài “ Hội vật”

mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?

- GV nhận xét B - Bài mới( 30p) 1- GT bài( 1p) 2- Luyện đọc

a) GV đọc toàn bài : Giọng vui, sôi nổi.

- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.

- 2 học sinh lên bảng.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh theo dõi.

- Lắng nghe + Theo dõi SGK.

- Q/sát tranh

(8)

b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:

*Đọc từng câu: HD phát âm từ khó, dễ lẫn.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn , GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng.

+ GV kết hợp giải nghĩa từ: trường đua, chiêng, man- gát.

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV y/cầu hs đọc nhóm đôi.

- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.

3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:

+ Gọi 1 em đọc đoạn 1.

- Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua voi.

+ Yêu cầu 1 hs đọc đoạn 2.

- Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?

- Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?

+ Gv giải nghĩa : ghìm đà, huơ vòi.

- Nêu ND của bài?

- Nx và KL, cho H thấy được nét VH đặc sắc của đồng bào vùng TN.

4- Luyện đọc lại:

- GV đọc đoạn 2, hướng dẫn đọc diễn cảm.

- Tổ chức cho hs thi đọc đoạn 2.

C- Củng cố - dặn dò( 2’)

- Quê em có hội gì không. Hội đó diễn ra ntn ?

- Nhận xét tiết học

- Về dọc bài và c/bị tuần 26

- Hs đọc nối tiếp từng câu.

- Hs đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài ( 2 lượt).

- HS luyện đọc nhóm đôi.

- Đại diện 1 số nhóm lên đọc.

- hs đọc thầm theo.

+ … voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát.

+ Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con voi lao đầu chạy…

- ... ghìm đà, huơ vòi chào khán giả.

- Lắng nghe - 4 HS thi đọc . - Hs nêu.

- Lắng nghe

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Toán

LUYỆN TẬP XEM ĐỒNG HỒ I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Củng cố về cách xem đồng hồ theo giờ hơn và giờ kém.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem đồng hồ theo giờ hơn và giờ kém.

c) Thái độ: GD tính nhanh nhạy, ham học.

II. CÁC HĐ DẠY HỌC A. KTBC (5p)

- Dùng mô hình đồng hồ để KT Hs - Nx

- 3 H nêu số giờ theo Gv quay kim.

(9)

B. Bài mới 1. GT bài ( 1p)

2.HD H làm BT( 30’)

Bài 1: Điền vào chỗ chấm (theo mẫu) - T/c cho H làm bài cá nhân.

- Nx và y/c H đọc lại kết quả

Bài 2: Xem tranh rồi điền giờ

- Y/c H nêu y/c, t/c cho H làm bài cá nhân.

- Gọi H chữa bài.

- nx

Bài 3 : Nối hai đồng hồ …

- Gọi H nêu y/c, đọc số giờ của từng đồng hồ

- HD H nắm được số giờ từ 13 giờ -> 24 giờ trong ngày được tính ntn..

- Nx.

C. Củng cố, dặn dò( 2’) - Gọi HS nhắc nội dung ôn tập - Nx tiết học, HDVN.

Bài 1

- H nêu y/c, 2 H lên bảng làm bài - Lớp nx.

- H làm bài cá nhân.

- H chữa bài.

9 giờ 10 phút ; 10 giờ 45 phút hoặc 11 giờ kém 15 phút ; 6 giờ 20 phút ; 7 giờ 49 phút hoặc 8 giờ kém 11 phút.

Bài 2

b) 7 giờ 20 phút ; c) 9 giờ 30 phút ; d) 5 giờ 45 phút ; e) 8 giờ 10 phút ; g) 10 giờ .

Bài 3

- 1 h đọc số giờ nối tiếp.

- H làm bài sau đó lên bảng chữa bài.

3 giờ 10 phút - 15 giờ 10 phút 7 giờ 40 phút - 19 giờ 40 phút 8 giờ 5 phút – 20 giờ 5 phút 2 giờ 15 phút – 14 giờ 15 phút.

- 2 HS

- Lắng nghe.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 07/03/2018

Ngày giảng: Thứ tư 14/03/2018 Toán

TIẾT 123: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Củng cố kiến thức giải: “Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật.

- Vận dụng vào giải toán có liên quan thực tế

b) Kĩ năng: Rèn KN giải: “Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật.

c) Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực, hăng say trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, phấn màu ; Đồng hồ ( Phúc) - HS; VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A.Kiểm tra bài cũ(5p)

(10)

- Nêu các bước giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. GT bài ( 1p): Nêu MT 2.Thực hành (30’)

Bài 1: Treo bảng phụ - Gọi hs đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?hỏi gì?

- Cho hs lên tóm tắt bài toán.

- Gọi 1 HS giải bài toán Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

- Gọi hs lên tóm tắt bài toán.

- Nêu các bước giải của bài toán này?

- Cho HS làm vào vở - GV chấm Bài 3

- Gọi hs đọc đề bài.

- GV tóm tắt lên bảng : 4 xe : 8520 viên gạch.

3 xe : ? viên gạch.

- Yêu cầu HS giải toán.

- Gọi 1 HS chữa bài.

Bài 4

- Gv yêu cầu hs tìm hiểu bài toán.

- Yêu cầu học sinh chữa bài.

- Nhắc lại cách tính chu vi HCN.

- GV nhận xét.

C.Củng cố - dặn dò (2p)

- Nhắc lại cách tính chu vi HCN

- HS nêu, lớp nhận xét.

Bài 1 - 2 hs đọc.

- 4 lô đất: 2032 cây.

- 1 lô đất… cây?

- HS làm nháp: ĐS: 508 cây.

Bài 2 - Hs nêu.

-1 Hs tóm tắt bài toán.

- B1: Tính số vở trong mỗi thùng.

- B2: Tính số vở trong 5 thùng.

- Hs làm vở. ĐS: 1525 quyển vở.

Bài 3

- 1Hs đọc đề toán.

- Hs tự giải bài toán.

ĐS: 6390 viên gạch.

Bài 4

- Hs đọc thầm - Hs làm, chữa bài.

Đáp số: 84 mét.

- Lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng một đơn vị đo) rồi nhân với 2.

––––––––––––––––––––––––––––––––––

Luyên từ và câu

NHÂN HOÁ

ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?

I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Củng cố về biện pháp nhân hoá và trả lời câu hỏi: Vì sao?

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp nhân hoá ,nêu được cảm nhận ban đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá: Tìm và trả lời đúng câu hỏi: Vì sao?

c) Thái độ: GD học sinh ý thức sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: Vở thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(11)

A-KTBC( 5’)

- Tìm từ ngữ chỉ người hđ nghệ thuật, các môn nghệ thuật?

- Nhận xét

B - Bài mới (30’)

1- GTB( 1p) : Nêu MT bài học 2-Hướng dẫn làm bài tập a) Bài 1

- Gv gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ.

- Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào?

- Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?

- Gv nhận, chốt lại lời giải đúng.

b) Bài 2

- Gọi hs nêu yêu cầu của bài.

- Gọi 2 hs làm bảng lớp: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Vì sao?

- Gv nhận xét.

c) Bài 3

- Gv treo bảng phụ, nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs đọc lại bài “ Hội vật”, lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Vì sao người tứ xứ đổ về xem hội rất đông?

+ Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?

+Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống?

+ Vì sao Quắm đen thua ông Cản Ngũ?

- GV cùng hs nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò (2p)

- Chú ý cho H sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết câu, viết văn.

-2 HS nêu, lớp theo dõi . - Hs theo dõi.

- Lắng nghe Bài 1

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời.

- …phất phơ mái tóc, bá vai nhau đứng học,...

- Làm cho chúng trở nên sinh động, đáng yêu.

Bài 2

- HS thảo luận, ghi vào VBT.

- 2 hs lên làm bài.

- HS nhận xét Bài 3

- 1 Hs đọc bài: Hội vật.

+ Vì ai cũng muốn được xem mặt và xem tài của ông Cản Ngũ.

+ Vì Quắm Đen thì lăn xả vào đánh rất hăng còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp.

+ Vì ông bước hụt, thực ra là ông muốn đánh lừa Quắm Đen.

+ Vì anh mắc mưu ông về cả mưu trí, kinh nghiệm.

- Hs theo dõi.

- Lắng nghe

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập viết

ÔN CHỮ HOA: S I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố cách viết chữ viết hoa S thông qua bài tập ứng dụng.

+ Viết tên riêng : Sầm Sơn bằng cỡ chữ nhỏ.

(12)

+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ . c) Thái độ: GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: CNTT( từ ứng dụng); Mẫu chữ, phấn màu, máy chiếu, phông, máy tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KTBC (5’)

- Y/c H viết : R, Phan Rang.

- GV nhận xét

B . Bài mớiài mới(30’) 1.GT bài( 1p)

2. HD HS viết bảng con a) Luyện viết chữ hoa:

- Tìm các chữ hoa có trong bài:

- GV viết mẫu + nhắc lại cách viết từng chữ. S, C, T

- GV nhận xét sửa chữa . b) Viết từ ứng dụng : - GV đưa từ ứng dụng

*Slide1: GVGTSầm Sơn.

- HD viết

- Y/cầu hs viết: Sầm Sơn.

c) Câu ứng dụng: Gv ghi câu ứng dụng.

Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng.

- Yêu cầu hs viết bảng con.

3. HD HS viết vào vở:

- GV nêu yêu cầu viết .

- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi ,cách cầm bút

4. Chấm, chữa bài.

- GV ktra 5 - 7 bài trên lớp, nhận xét C- Củng cố - dặn dò (2’)

- GV nhận xét tiết học.

- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.

- HS tìm : S, C, T.

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: S, T, C.

- HS đọc

- Hs nghe và q/sát.

- HS viết bảng con.

- 3 HS đọc câu ứng dụng.

- Hs viết bảng con: Côn Sơn, Ta.

- Học sinh viết vở

- Hs theo dõi

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 08/03/2018

Ngày giảng: Thứ năm 15/03/2018 Toán

TIẾT 124: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Củng cố về “ BT liên quan đến rút về đơn vị”, tính giá trị biểu thức.

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải toán.

(13)

c) Thái độ: Vận dụng vào tình huống có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KTB cũ (5p)

- Gọi H chữa bài 1, 2 (129 - SGK) - GV nhận xét chung

B. Thực hành(30’) Bài 1: Giải toán.

Tóm tắt:

6 bút bi : 7200 đồng 4 bút bi : … đồng?

- Gv gọi 1HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

+ Nêu các bước giải?

- Yc hs tự giải - Gọi 1 em chữa bài

- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.

Bài 2

- Hướng dẫn tương tự bài 1.

Bài 3: Số?

Một người đi xe đạp, mỗi giờ đi được 9km.

Thời gian đi 1 giờ 2 giờ 4 giờ 3 giờ Quãng

đường đi

9km 18km 36km 27km

- Gv treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng như sgk - Yc hs tự điền vào vở. Gv nhận xét.

*Bài 4: (HSNK làm cả 4 biểu thức) - Gv ghi 2 biểu thức lên bảng.

- Yêu cầu hs tính vào vở?

a, 45 : 9 x 2 = 5 x 2

= 10

b) 45 x 2 : 9 = 90 : 9 = 10

- Gọi HS nêu cách tính biểu thức C. Củng cố - dặn dò(2p)

- Củng cố KT bài - nx tiết học

- 2 HS làm bảng - Lớp nhận xét

Bài 1

- 1 H đọc bài toán.

+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

B1: Tính giá tiền mỗi chiếc bút.

B2: Tính số tiền mua 4 chiếc bút.

- hs tự giải vào vở.

- 1 H lên bảng làm.

Bài giải

Mua một bút bi hết số tiền là:

7200 : 6 = 1200 (đồng) Mua 4 bút bi như thế hết số tiền

là:

1200 x 4 = 4800 (đồng) Đáp số: 4800 đồng Bài 2

Đáp số: 2075 viên gạch.

Bài 3

- 4 HS lên bảng điền nhanh kết quả.

Bài 4

- HS làm VBT - 2 HS làm bảng.

- Lớp nhận xét

a) Làm tính chia trước sau đó làm tính nhân.

b) Làm tính nhân trước sau đó làm tính chia.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

(14)

Chính tả (nghe - viết )

HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Nghe - viết đoạn văn Hội đua voi ở Tây Nguyên. Làm bài tập tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng âm s/x.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng bài chính tả, làm chính xác bài tập c) Thái độ: GD ý thức trình bày VSCĐ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ; phấn màu - HS: Vở viết, nháp, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A-KTBC (5’)

- GV gọi 2 HS viết bảng lớp.

- GV nhận xét B - Bài mới( 30’) 1- GTB(1p): Nêu MT 2- HD HS nghe - viết : a) Chuẩn bị :

- GV đọc đoạn văn

+ Cuộc đua voi diễn ra ntn.?

+ Trong bài có những chữ nào viết hoa?

- Tìm từ khó viết - gv hd viết b) Hướng dẫn HS viết bài - GV đọc từng câu cho HS viết.

- Đọc lại cho HS soát lỗi.

c) Chấm, chữa bài:

- GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung.

3 - HD làm bài tập +Bài 2a: Treo bảng phụ

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “tiếp sức”: 2 đội, mỗi đội 4 em lần lượt điền từng từ theo yêu cầu, sau 2 phút đội nào viết được nhiều, đúng đội đó thắng cuộc.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng . - Gọi hs đọc lại bài.

4- Củng cố - dặn dò( 2’) - Nhận xét tiết học.

- Về luyện viết chính tả.

- HS khác viết bảng con : sông, xoan, sóng, loăn xoăn.

- Lắng nghe

- HS theo dõi.

- Hs nêu.

+ Những chữ đầu câu, - HS viết ra bảng con.

- Hs nghe + viết bài chính tả - Nghe + soát lỗi.

- HS theo dõi.

- 1Hs nêu yêu cầu.

- HS thi theo nhóm, mỗi nhóm 4 em lên bảng viết.

- Lớp nx bình chọn.

- Hs theo dõi.

- 2 HS

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn:09/03/2018

Ngày giảng: Thứ sáu 16/03/2018 Toán

TIẾT 125: TIỀN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU

(15)

a) Kiến thức: Bước đầu biết đổi tiền, biết thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo là đồng.

b) Kĩ năng: Nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.

c) Thái độ: Có ý thức tiêu tiền hợp lý.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các tờ giấy bạc: 2000đ, 5000đ , 10000đ - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. KTBC (5p)

- Gọi hai em lên bảng làm lại BT1 và 2 tiết trước.

- Nhận xét

B. Bài mới (30p)

1. GT bài ( 1p): Nêu MT tiết học 1. Giới thiệu tờ giấy bạc

2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.

- Em có nx gì về màu sắc của những tờ bạc này ?

- Nêu đặc điểm riêng của từng loại tiền này?

- Đưa 3 tờ tiền đó, hs đọc lại giá trị 2. Luyện tập

+ Bài 1: Viết số thích hợp…

- Y/c quan sát hình vẽ sgk, làm bài cá nhân

- Gọi H trả lời miệng: trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền?

- Nx, củng cố.

+ Bài 2: Tô màu…(theo mẫu) - Gv cho hs quan sát phần mẫu.

- Hdẫn cách làm: chọn ra các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải.

- Nx, gọi H nêu các cách chọn để tô màu khác nhau.

+ Bài 3: Xem tranh rồi viết số hoặc chữ…

- GV cho HS quan sát tranh

+ Trong các đồ vật trên đồ vật nào có giá tiền ít nhất? đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất?

+ Mua 1 chiếc thước kẻ và 1 đôi dép ? tiền.

+ Giá tiền 1 cái compa ít hơn giá tiền 1

- 2HS làm bảng - Lớp quan sát, n/xét

- Lắng nghe

+ 2000 đồng màu xanh pha nâu.

+ 5000 đồng màu xanh + 10 000 đồng màu đỏ.

Bài 1

- Hs cộng nhẩm và nêu.

Đ/án: 7200 đồng ; 6400 đồng ; 2800 đồng.

Bài 2

- H theo dõi sau đó làm bài cá nhân, 2 H làm trên phiếu sau đó treo kết quả - Lớp nx, bổ sung.

Bài 3

- H đọc tên các đồ vật và giá tiền của chúng.

+ Thước kẻ ít tiền nhất, búp bê nhiều tiền nhất.

+ 2000 + 6800 = 8800(đồng) + 7500 - 4500 = 3000(đồng)

(16)

gói bánh là ? đồng. Nx, củng cố.

C. Củng cố- dặn dò ( 2p)

- Liên hệ thực tế cho H thấy việc tiêu tiền trong cuộc sống: Cần phân biệt đúng các tờ bạc và biết tiêu tiền một cách hợp lí.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

KỂ VỀ LỄ HỘI I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nắm được 1 số hoạt động của lễ hội.

- Quan sát 2 bức tranh lễ hội trong sgk kể lại được tự nhiên và sinh động quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội.

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng kể về hoạt động của lễ hội c) Thái độ: GD ý thức tôn trọng lễ hội.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - TD sáng tạo .Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.

- Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, tranh trong sgk.

- HS: VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A) KTBC(5’)

- Gọi 1 hs kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn.

- Gv nhận xét B) Bài mới(30’)

1) GTbài( 1p): Nêu MT bài 2) Hướng dẫn làm bài tập - Gọi hs đọc yc của bài tập - Gv treo tranh.

+ Em hãy cho biết tranh vẽ gì?

+ Quang cảnh trong bức ảnh ntn?

+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì?

- 2HS kể - Lớp nhận xét - Lắng nghe - Hs theo dõi .

- 1 Hs đọc yc của bài.

- Hs quan sát.

- HS đọc và trả lời:

Ảnh 1: Đây là cảnh lễ hội vào năm mới ở một làm quê. Người người tấp nập…

đến sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở trung tâm. Khẩu hiệu Chúc mừng năm mới treo trước cổng đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Mọi người chăm chú ngước nhìn hai thanh niên với vẻ tán thưởng.

Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bong bóng

(17)

- Gv yêu cầu hs quan sát, trao đổi nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia hoạt động trong từng ảnh. (KT nói cách khác).

- Gọi vài hs thi nhau nói trước lớp

- HS khác nhận xét bình chọn bạn nói hay nhất.

- Gv nhận xét

C. Củng cố- dặn dò(2p)

- Qua bài học này em biết thêm điều gì về lễ hội?

- Cần có ý thức khi đi xem lễ hội.

bay nhiều màu sắc được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội.

Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là những thanh niên khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút

- Hs luyện kể theo nhóm đôi.

Hs theo dõi.

- Một số H tham gia.

+ Lễ hội là 1 nét văn hoá riêng của mỗi vùng miền…

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

SINH HOẠT LỚP TUẦN 26 I. MỤC TIÊU

- Đánh giá các HĐ trong tuần chỉ ra ưu và nhược điểm.

- Đề ra phương hướng tuần mới

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Đánh giá các hoạt động của tuần học qua.

1. Ưu điểm:

………...………...

………...………...

………...………...

………...………...

2. Nhược điểm:

………...………...

………...………...

Tuyên dương: ……...………...

Phê bình: ……...…………...………...

B. Phương hướng tuần tới.

- Duy trì sĩ số. Đi học đầy đủ, đúng giờ và thực hiện đúng giờ giấc ra vào lớp.

- Thực hiện nghiêm túc giờ truy bài.

- Tiếp tục thi đua thực hiện tốt các hoạt động giáo dục giữa. Ôn luyện các động tác TDNĐ Chào ngày 26/3.

- Tham gia tốt các HĐ ngoại khoá. Nghiêm cấm ăn quà vặt ở cổng trường.

(18)

- Thực hiện tốt luật ATGT, đội mũ bảo hiểm khi đi học trên xe gắn máy.

- Tích cực luyện chữ viết đẹp.

- Thực hiện tốt nề nếp ăn ngủ bán trú.

- Tiếp tục chăm sóc, giữ gìn cây hoa và cây cảnh của trường.

C. Lớp sinh hoạt văn nghệ - Đọc báo Măng non nhi đồng, chơi trò chơi.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

(19)

GIÁO ÁN CHIỀU

Ngày soạn: 07/03/2018

Ngày giảng: Thứ tư 14/03/2018 Thực hành Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC: AO LÀNG HỘI XUÂN ÔN CÂU HỎI VÌ SAO?

I.MỤC TIÊU a) Kiến thức

- Hiểu từ khó (mưa bụi, lúng liếng, râu quằm, vượt vũ môn, lướt khướt) - Hiểu ND bài: Sự vui nhộn của các loài cá trong ao làng khi mùa xuân đến.

- Củng cố về câu hỏi Vì sao?

b) Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng các từ khó, câu dài. Đọc trôi chảy toàn bộ truyện.

c) Thái độ: GD tình cảm yêu quý sự ngộ nghĩnh của các chú cá trong bài thơ.

II. CHUẨN BỊ: VTH Tiếng việt và Toán III. CÁC HĐ DẠY HỌC

A.KTBC(5’)

- Gọi HS đọc đoạn văn viết về một nghệ sĩ hoặc một môn nghệ thuật.

- Nx

B. Bài mới 1. GT bài ( 1p)

2. HD H làm BT(30’)

Bài 1: Đọc bài thơ Ao làng hội xuân.

- Gv đọc mẫu, HD H cách đọc toàn bài.

- Đọc câu nối tiếp.

- Đọc nối tiếp từng khổ thơ cá nhân, nhóm + giải nghĩa từ.

- Đọc cả bài.

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng.

- Y/c Hs đọc thầm theo khổ thơ sau đó nêu kết quả.

- Nx, chốt KT.

Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.

a) Cá chày “mắt ngầu màu men” vì say khướt.

b) Vì Ca-ru-sô không có thẻ căn cước, nhân viên ngân hàng không đưa tiền cho ông.

- Gọi Hs nêu y/c của bài. Sau đó t/c cho H làm bài cá nhân, chữa bài.

- Nx, củng cố.

C. Củng cố - dặn dò (2p) - Nx tiết học, HDVN.

- 2H đọc bài - Lớp nx.

- H theo dõi.

Bài 1

- H đọc câu cá nhân (2 câu/H).

- H thực hiện.

- Nhóm thực hiện.

- 2 H đọc.

Bài 2

- H làm bài sau đó nêu kết quả.

a) ý 1 ; b) ý 2 ; c) ý 1 ; d) ý 2 ; e) ý 3.

- Lớp nx, bổ sung.

Bài 3

a) Vì sao cá chày “mắt ngầu màu men”?

b) Vì sao nhân viên ngân hàng không đưa tiền cho ông?

- Lắng nghe ––––––––––––––––––––––––––––––––––

(20)

Tin học

BÀI 2: CHỮ HOA I . MỤC TIÊU

a) KT: Nhận biết được vị trí của đèn Caps Lock và công dụng của phím Caps Lock, công dụng của phím Shift.

- Biết cách sửa lỗi sai và biết cách phục hồi lại khi xóa nhầm.

b) KN: Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, sáng tạo khi trình bày văn bản.

c) TĐ: Hoccj tập tích cực và chủ động.

II. CHUẨN BỊ

GV: Giáo án, tài liệu liên quan, phòng máy.

HS: Sách

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 51

1. Ổn định lớp 2. KT bài cũ:

3. HĐ dạy-học: (35 phút) HĐ1: Gõ chữ hoa

*Mục tiêu: HS biết được công dụng, vị trí của phím Caps Lock và công dụng của phím Shift.

*Cách tiến hành

- GV treo hình ảnh minh họa bàn phím và chỉ ra vị trí của phím Shift, Caps Lock, vị trí của đèn Caps Lock.

- Đèn Caps Lock là đèn nhỏ nằm phía bên phải bàn phím. Khi đèn sáng thì tất cả những chữ em gõ vào sẽ là chữ hoa.

- Nhấn giữ phím Shift để gõ chữ in hoa.

Ví dụ: Muốn gõ chữ M (GV thực hiện cho cả lớp quan sát)

Shift + Meaning

* Kết luận

- Đèn Caps Lock là đèn nhỏ nằm phía bên phải bàn phím.

- Để gõ chữ in hoa.

+ Bật đèn Caps Lock.

+ Nhấn giữ phím Shift đồng thời gõ chữ tương ứng.

HĐ 2: Gõ kí hiệu trên của phím

* Mục tiêu

HS cách để gõ các kí hiệu trên của phím có hai kí hiệu.

* Cách tiến hành

- GV giới thiệu: có một số phím có hai kí hiệu: kí hiệu trên và kí hiệu dưới.

- GV minh họa một số phím cho HS quan sát.

- Học sinh quan sát.

- HS quan sát.

- Hs ghi vào vở.

- HS quan sát.

(21)

- Nếu bình thường các em nhấn phím này thì sẽ được kí hiệu dưới. Để gõ các kí hiệu trên ta làm thế nào? Muốn vậy ta phải nhấn giữ phím Shift và gõ những phím này sẽ được kí hiệu trên.

GV minh họa trên hình vẽ cách gõ các kí hiệu trên.

HĐ 3: Sửa lỗi gõ sai

*Mục tiêu

- HS biết cách để sửa lỗi gõ sai và biết phục hồi các chữ đã xóa nhầm.

*Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát vị trí của phím Backspace, và phím Delete trên bàn phím.

+ Phím Backspace: để xóa các chữ phía bên trái con trỏ soạn thảo.

+ Phím Delete: xóa các chữ phía bên phải con trỏ soạn thảo.

GV nêu chú ý

- Nếu xóa nhầm một chữ em nhấn đồng thời 2 phím Ctrl + Z.

Tiết 52: Thực hành

- GV ổn định vị trí cho các em. Yêu cầu HS tự khởi động phần mềm Word và thực hành theo yêu cầu sau:

Bài 1: Gõ theo mẫu sau:

HOA MAI LONG LANH RUNG RINH BAN MAI XANH LAM BAO LA TRONG VEO Bài 2: Viết hoa chữ cái đầu từ:

Nha Trang Sa Pa

Quang Trung Tam Thanh Nam Cao

Bài3: Tập gõ không dấu đoạn thơ sau:

Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ Suối dài xanh mát nương ngô Bốn phương lồng lộng Thủ đô gió ngàn.

- HS quan sát.

- HS quan sát.

- HS ghi vào vở.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS xem SGK/78, 79 và thực hiện theo yêu cầu.

- HS thực hiện nhấn phím Shift hoặc bật đèn Caps Lock để gõ chữ hoa đầu từ

- HS thực hiện nhấn phím Shift để gõ các kí hiệu trên.

(22)

Tố Hữu Bài 4: Tập gõ các phép tính sau:

12 + 8 = 20 63 : 9 = 7

25 – 5 +10 = 30 45 >25

- GV quan sát lớp và nhắc nhở các em thực hành theo đúng yêu cầu đề bài.

Bài 3 GV nhắc nhở HS nhấn phím cách để đưa các chữ thụt vào đầu dòng.

Ngày soạn: 08/03/2018

Ngày giảng: Thứ năm 15/03/2018 Thực hành Tiếng việt

ÔN TẬP VỀ NHÂN HÓA I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố và mở rộng kiến thức về nhân hóa.

- Tìm được các hình ảnh được nhân hóa trong bài thơ.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các cách nhân hóa trong bài thơ.

c) Thái độ: Giáo dục ý thức học tập tích cực cho học sinh II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: Vở T hành.

II.CÁC HĐ DẠY HỌC A.KTBC (5p)

- Gọi H đọc bài Ao làng hội xuân.

- Nx

B. Bài mới

1. GT bài (1p): Nêu MT 2.HD H LT(30p)

Bài 1: Đọc lại bài thơ Ao làng hội xuân, cho biết các con vật trong bài được nhân hóa bằng cách nào?

- Gọi H nêu y/c, sau đó làm bài cá nhân.

- HD H làm bài sau đó chữa bài.

Đ/ án Tên sự vật được nhân hóa

gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người

Tả các đặc điểm của sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người

Cá trê anh Gõ trống tùng, tùng

- 2HS đọc đoạn 2,3

- Lắng nghe.

Bài 1

- 1 H nêu y/c.

- H làm bài cá nhân - H nêu kết quả.

- làm bài sau đó nêu kết quả.

(23)

chuối

anh Gõ trống tùng, tùng

Cá trôi Thoa phấn, môi hồng trái tim Cá chép ông Vuốt đuôi râu

quằm

Bọ gậy Loăng quăng,

đầu làng cuối xóm

Cá trắm đô vật cuồn cuộn bắp

Cá diếc Le te, gặp ai cũng chúc

Cá chày cô lướt khướt, mắt ngầu màu men - GV nx, bổ sung.

Bài 2:

- Gọi Hs nêu y/c của bài.

- T/c cho H làm bài cá nhân, chữa bài.

- Nx, chốt đáp án

C. Củng cố, dặn dò(1p) - Nx tiết học, HDVN.

Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

a, Bác thùng thư được gọi và tả bằng những từ ngữ: bác, đứng ở đầu ngã tư, chỉ ăn toàn những thư, bụng chật căng tâm sự, chẳng kể ai bao giờ, khuôn mạt tư lự, giống hệt nhà thơ

b, Cách gọi và tả thùng thư như thế làm cho người đọc thấy thùng thư như một con người gần gũi có khuôn mặt tư lự,

––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Toán

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1tiết) BÀI 7: Tấm lòng của Bác

I. MỤC TIÊU

- Cảm nhận được tấm lòng đôn hậu, yêu thương đồng bào của Bác Hồ - Hiểu được sự quan tâm chu đáo đến từng người xung quanh mình của Bác - Hình thành ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo gương Bác: luôn luôn yêu thương, gần gũi, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ mọi người

II. CHUẨN BỊ

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3 - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG

A.KT bài cũ( 5p)

Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ

+ Câu chuyện trên cho em hiểu điều gì về công lao của các thương binh, liệt sĩ cho cuộc sống hòa bình?

2 HS trả lời,

(24)

- GV nhận xét.

B.Bài mới

1.Giới thiệu bài( 1p) Tấm lòng của Bác 2.Các hoạt động

HĐ 1: Đọc hiểu

- GV kể lại câu chuyện “Tấm lòng của Bác ”(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Trang 25)

+ Bác đã dặn dò anh hùng quân đội Hồ Thị Bi như thế nào trong những ngày các anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc? Câu nói đó thể hiện tình cảm của bác như thế nào với các anh hùng chiến sĩ?

GV cho HS làm trên bảng phụ:

+Nối thông tin cột A với cột B cho phù hợp

Cột A Cột B

Bác hỏi thăm chú Đỉnh

Bác sẽ vào thăm quê hương của chú

Bác nói với chú Vai

Về việc chú bị sốt ra sao + Cảm xúc của các chiến sĩ miền Nam như thế nào khi nhận được tình cảm yêu thương của Bác?

HĐ 2: Hoạt động nhóm

+ TC: Ai nhanh nhất? GV hướng dẫn học sinh thực hiện chơi

HĐ 3: Thực hành - ứng dụng

+Em hiểu tn về lời dạy “Yêu đồng bào” của Bác?

+ Em hãy kể 1 câu chuyện về tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau của những người cùng làng, xóm, phố nơi em sinh sống

HĐ 4: Hoạt động nhóm

+ Xây dựng kế hoạch phong trào “ Lá lành đùm lá rách” theo gợi ý. GV hướng dẫn học sinh làm trên bảng nhóm theo mẫu

Tên phong trào

ND công việc thực hiện

Số lượng người tham gia

Ý nghĩa phong trào Mẫu: Phong

trào áo ấm tặng bạn miền núi

Quyên góp áo cũ tặng bạn miền núi

Học sinh trướng/lớ p

Giúp đỡ, chia sẻ, thể hiện tình yêu thương đùm bọc với các bạn vùng

- HS lắng nghe

- HS trả lời - HS trả lời

- HS làm trên bảng phụ

- HS trả lời cá nhân

- HS chơi theo hướng dẫn của GV

- HS trả lời cá nhân - Lớp nhận xét

- HS chia làm 6 nhóm, thảo luậnvà thực hiện theo hdẫn - Đại diện nhóm báo cáo, trình bày và giải thích ý tưởng của nhóm mình. Lớp nhận xét

- HS trả lời

(25)

khó -Chọn kế hoạch hay nhất, phù hợp nhất để cùng nhau thực hiện

C. Củng cố, dặn dò ( 1p)

- Em hiểu thế nào về lời dạy “Yêu đồng bào” của Bác?

- Nhận xét tiết học

–––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. b) Kĩ năng :Rèn kĩ năng xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. c) Thái độ :Giáo dục HS có ý thức