• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Tiết : 33 Ôn tập Tiếng Việt:

CÂU CẢM THÁN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức : - Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm kiểu câu cảm thán, dấu hiệu nhận biết, chức năng chủ yếu và những khả năng biểu đạt của kiểu câu này.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng tạo câu, sử dụng trong hoàn cảnh nói và viết.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tinh thần yêu Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP/KTDH:

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

IV:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: ... / Vắng:

8B: : Sĩ số:.... /Vắng:

2.Kiểm tra bài cũ :

Hãy đặt các câu cầu khiến trong trường hợp sau: Đề nghị một người giúp mình một việc gì đó.

3. Bài mới

HĐ của thày - trò Nội dung cần đạt

? Thế nào là câu cảm thán? Chức năng của câu cảm thán?

Ví dụ:

Học sinh tự lấy ví dụ.

? Dựa vào những từ ngữ cảm thán, hãy nêu các kiểu câu cảm thán thường gặp.

Nêu ví dụ cụ thể và nêu dấu hiệu hình thức của câu cảm thán đó?

? Chức năng chính của câu cảm thán là gì?

Nêu một số ví dụ cụ thể.

Học sinh tự lấy ví dụ.

I. Lý thuyết

1. Khái niệm: Là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, t/c, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới.

VD: Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ ! (Tố Hữu) 2. Đặc điểm hình thức và chức năng.

a. Đặc điểm: Câu cảm thán được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào…Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

- Câu cảm thán được cấu tạo bằng thán từ.

VD: Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! (Tố Hữu) + Thán từ đứng tách riêng

VD: Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? (Phạm Duy Tốn) + Thán từ kết hợp với thực từ.

VD: Mệt ơi là mệt !

- Câu cảm thán được cấu tạo bằng từ thay hoặc từ nhỉ.

VD: + Thương thay cũng một kiếp người (Nguyễn Du) + Bố mày khôn nhỉ ! (Nguyễn Công Hoan)

- Các từ lạ, thật, quá, ghê, dường nào, biết mấy, biết

(2)

bao…thường đứng sau VN để tạo câu cảm thán.

VD: + Con này gớm thật ! (Nguyên Hồng) + Thế thì tốt quá ! (Nam Cao)

+ Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao ! (Nguyễn Du)

b. Chức năng chính: Biểu thị cảm xúc trực tiếp của người nói: tự hào, sung sướng, đau đớn, thán phục, khổ sở, hối hận, trách móc, than vãn, mỉa mai…

VD: Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…(Nam Cao)

-> a. Đây là 2 câu, câu sau có ý nhấn mạnh nên đặt dấu chấm than.

Câu đầu (Lan ơi !) có hình thức cảm thán, nhưng không phải là câu cảm thán, vì mục đích là gọi đáp.

b. Đây là câu cảm thán, nhằm biểu thị cảm xúc.

=> Biết bao: từ chỉ số lượng.

=> Biết bao: từ chỉ sự cảm thán ->

Câu cảm thán.

Hình thức hoạt động.

Thi theo nhóm. – tổ chức thành 3 nhóm chơi với các từ bốc thăm.

Thời gian suy nghĩ: 2p Thời gian chơi 2p

Lượng người viết: 2 người

Học sinh nhận xét từng câu trên từng phương diện sau: chức năng biểu cảm, từ ngữ cảm thán và dấu chấm than.

Giáo viên nhận xét cụ thể và chấm điểm đội thắng.

Yêu cầu học sinh viết đoạn văn từ 8 – 10 câu nói về mục đích của việc học tập đối với tương lai.

II. Luyện tập

1. Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không ? Vì sao ?

a. Lan ơi ! Về mà đi học !

b. Thôi rồi, Lượm ơi ! (Tố Hữu)

2. Chỉ ra sự khác nhau ở 2 câu sau:

a. Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc ! b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc !

3. Đặt các câu cảm thán có sử dụng các từ cảm thán sau:

Trời ơi, hỡi ôi, chao ôi, biết bao, thay…

Ví dụ: Trời ơi, những con gấu đang ngày càng kiệt quệ sức lực do chính con người.

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu học, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ôi…

…..

4. Hãy đặt 2 câu trần thuật và sử dụng các hình thức cảm thán khác nhau để tạo thành câu cảm thán.

Ví dụ: Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này.

-> Ôi, tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!

5. Viết đoạn văn ngắn với chủ đề: Học tập để ngày mai lập nghiệp. Có sử dụng câu cảm thán 4. Củng cố:

Câu cảm thán có chức năng chính là gì? Dấu hiệu nhận biết của kiểu câu này là gì?

Nêu cách nhận diện câu cảm thán?

5. Hướng dẫn:

- Về nhà học - ôn lại bài.

(3)

- Ôn tập tiếp về các kiểu câu – Câu trần thuật.

--- Ngày soạn:

Tiết : 34 Ôn tập Tiếng Việt:

CÂU TRẦN THUẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức : - Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm kiểu câu trần thuật, dấu hiệu nhận biết, chức năng chủ yếu và những khả năng biểu đạt của kiểu câu này.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng tạo câu, sử dụng trong hoàn cảnh nói và viết.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tinh thần yêu Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

C: PHƯƠNG PHÁP/KTDH:

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: ... / Vắng:

8B: : Sĩ số:.... /Vắng:

2.Kiểm tra bài cũ :

Hãy đặt các câu cầu khiến trong trường hợp sau: Đề nghị một người giúp mình một việc gì đó.

3. Bài mới

HĐ của thày - trò Nội dung cần đạt

? Thế nào là câu cảm thán? Chức năng của câu trần thuật?

Ví dụ:

Học sinh tự lấy ví dụ.

? Dựa vào những từ ngữ trần thuật , hãy nêu các kiểu câu trần thuật thường gặp.

Nêu ví dụ cụ thể và nêu dấu hiệu hình thức của câu trần thuật đó?

? Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

Nêu một số ví dụ cụ thể.

I. Lý thuyết

1. Khái niệm: Là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày…

VD: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.

2. Đặc điểm và chức năng.

a. Đặc điểm: Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác (không có từ nghi vấn, cầu khiến, từ ngữ cảm thán); thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c, cảm xúc…nó có thể kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc chấm than.

VD: - Con đi đây. (câu trần thuật) - Con đi đi ! (câu cầu khiến) - Con đi à ? (câu nghi vấn ) - Ôi, con đi ! (câu cảm thán) b. Chức năng.

- Trình bày: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.

- Tả: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bạt màu hồng của 2 gò má.

(4)

Học sinh tự lấy ví dụ. - Kể: Mẹ tôi thức theo.

- Biểu lộ t/c, cảm xúc: Cậu này khá !

Bài tập 1:

Câu MĐ Câu MĐ

a 1 Kể 2 MT

b 1 MT 2 MT

c 1 gt,mt

d 1 Mt

e 1 t.báo

Bài tập 2:

a. câu 1,2: Chào (dựa trên từ

“chào”)

b. khuyên bảo (dựa vào từ

“khuyên”)

Bài tập 3: Ngoài chức năng chính:

kể, miêu tả, xác nhận, thông báo, trình bày, câu trần thuật còn có chức năng yêu cầu, đề nghị, bày tỏ cảm xúc … do vậy khi kết thúc câu, câu trần thuật có thể được kết thúc bằng dấu chấm than.

Bài tập 4:

Hai câu thơ trên là câu cảm thán bộc lộ niềm vui

Hình thức hoạt động.

Thi theo nhóm. – tổ chức thành 3 nhóm chơi với các từ bốc thăm.

Thời gian suy nghĩ: 2p Thời gian chơi 2p

Lượng người viết: 2 người

Học sinh nhận xét từng câu trên từng phương diện sau: chức năng, từ ngữ và dấu.

Giáo viên nhận xét cụ thể và chấm

II. Luyện tập.

1. Bài tập 1:

Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây.

a. Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

b. Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên trời thì xanh, dưới nước thì xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

c. Em gái tôi là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là mèo vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.

d. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

e. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.

2. Bài tập 2:

Những câu trần thuật in đậm dưới đây có gì đặc biệt? Chúng được sử dụng với chức năng gì?

a. Thôi, em chào cô. Chào tất cả các bạn, tôi đi.

b. Thôi, tôi ốm yếu quá rồi chết cũng được.

Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh, ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy.

3. Bài tập 3: Nhiều người thắc mắc: Tại sao nhiều câu trần thuật khi viết lại được lại được kết thúc bằng dấu chấm than.

Bài tập 4. Trong câu thơ sau của Tố Hữu là câu nghi vấn, câu cảm thán hay câu trần thuật?

Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ Bài tập 5: Đặt 5 câu trần thuật với chức năng trần thuật chuyển sang các kiểu câu khác: cầu khiến, nghi vấn, cảm thán.

(5)

điểm, tuyên dương đội thắng.

4. Củng cố:

Câu cảm thán có chức năng chính là gì? Dấu hiệu nhận biết của kiểu câu này là gì?

Nêu cách nhận diện câu cảm thán?

5. Hướng dẫn:

- Về nhà học - ôn lại bài.

- Ôn tập tiếp về các kiểu câu – Câu trần thuật.

--- Ngày soạn:

Tiết : 35 Ôn tập Tiếng Việt:

CÂU PHỦ ĐỊNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức : - Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm kiểu câu phủ định, dấu hiệu nhận biết, chức năng chủ yếu và những khả năng biểu đạt của kiểu câu này.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng tạo câu, sử dụng trong hoàn cảnh nói và viết.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tinh thần yêu Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP/KTDH:

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: ... / Vắng:

8B: : Sĩ số: ... /Vắng:

2.Kiểm tra bài cũ :

Hãy đặt các câu cầu khiến trong trường hợp sau: Đề nghị một người giúp mình một việc gì đó.

3. Bài mới

HĐ của thày - trò Nội dung cần đạt

? Thế nào là câu cảm thán? Chức năng của câu phủ định?

Ví dụ:

Học sinh tự lấy ví dụ.

? Dựa vào những từ ngữ phủ định , hãy nêu các kiểu câu phủ định thường gặp.

Nêu ví dụ cụ thể và nêu dấu hiệu hình thức của

I. Lý thuyết

1. Khái niệm: là câu cho những từ ngứ phủ định như:

không, chưa, chẳng, không phải, chẳng phải, đâu có, đâu, làm gì, chả….

VD: Chúng ta chẳng lầm đâu các em ạ.

2. Đặc điểm và chức năng.

a. Đặc điểm: Câu PĐ thường được cấu tạo bằng các phương tiện sau đây: không, chưa, chẳng; các tổ hợp:

khôgn phải, chưa phải…..

- Từ ngữ phủ định toàn bộ câu.

VD: Không phải (là) anh ấy giỏi nhất đâu.

- Từ ngữ phủ định có thể phủ định bộ phận của câu:

(6)

câu phủ định đó?

? Chức năng chính của câu phủ định là gì?

Nêu một số ví dụ cụ thể.

Học sinh tự lấy ví dụ.

+ PĐ vị ngữ: Tôi không mua cái bút mà mua cái kẹp giấy.

+ Phủ định phụ ngữ: Tôi ăn cơm không phải bằng thìa.

Khi phủ định bộ phận nào của câu, từ phủ định thường đứng trước bộ phận đó.

b. Chức năng.

- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.(Chức năng miêu tả)

+ Ví dụ: Mấy hôm nay trời không mưa mà cũng không có gió.

Chức năng phản bác ý kiến, nhận định. (Chức năng phủ định bác bỏ)

Ví dụ: Con gà nhà anh gáy to thật.

Bác bỏ: Đâu phải, con gà nhà hàng xóm đấy.

Không phải đâu, đó là con gà nhà hàng xóm đấy chứ.

Gà nhà tôi còn bé lắm, chưa gáy được.

Trong một số trường hợp, câu phủ định dùng để khẳng định.

VD: Chúng ta không thể không học tập tinh thần học tập của bạn Nam.

Bài tập 1:

Câu TN Chức năng

a 1 Chưa PĐMT

b 1 Chưa PĐMT

c 1 Chẳng PĐMT

d 1 Không PĐMT

e 2 Chẳng PĐMT

g 1 Chưa PĐMT

Bài tập 2:

Câu phủ định: a,c,g Bài tập 3:

Chưa: phủ định sự có mựt của sự việc tại một thời điểm nào đó (tại thời điểm nói)

Không: có thể dùng để phủ định bộ phận hoặc toàn bộ sự việc “tôi ăn cơm”

Bài tập 4:

Không thể thay thế được vì từ

“không ” dùng để dừng lại sự việc, và không tiếp tục nữa. Còn từ

“chưa” biểu thị sự bắt đầu của một sự việc nào đó được hoãn lại đến thời điểm sau, chứ không hoàn toàn

II. Luyện tập.

1. Bài tập 1:

Tìm từ ngữ phủ định và chức năng phủ định của những câu sau:

a. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.

b. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.

c. Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy ông giáo ạ!

d. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp so với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền.

e. Con nhà người ta 7,8 tuổi đã đi ở chăn bò.

Còn mày thì chẳng được tích sự gì?

h. Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về.

2. Bài tập 2:

Trong những câu sau đây, câu nào là câu phủ định?

a. Nó thì có mà hát.

b. Không phải là tôi không thích đọc truyện.

c. Làm sao mà nó có thể đạt điểm 10.

d. Không phải ai cũng không nói được tiếng Pháp đâu.

e. Cậu ấy chưa bao giờ không làm bài tập ở

(7)

không xảy ra.

Bài tập 4.

Học sinh làm theo các bước sau:

Tìm câu phủ định lại ý câu vừa nói:

VD: Hôm qua, nó ở nhà.

-> Hôm qua, nó không ở nhà.

Bước 2: Chuyển ý chính của câu phủ định bằng một cụm từ đồng nghĩa:

VD: không ở nhà -> đi đâu đó.

Đặt câu phủ định với cụm từ đồng nghĩa vừa tìm được.

VD: Hôm qua, nó không đi đâu cả.

Tương tự, đặt câu với phần b.

Khi chuyển câu PĐ -> KĐ hoặc ngược lại mà ý chính của câu không thay đổi, phải sử dụng những từ, cụm từ đồng nghĩa.

nhà.

g. U không ăn, con cũng không muốn ăn nữa.

3. Bài tập 3: Chỉ ra sự khác nhau của hai câu sau:

a. Tôi chưa ăn cơm.

b. Tôi không ăn cơm.

* Có thể thay từ chưa cho từ không trong câu sau được không? Vì sao?

Thưa ông, cháu ăn đủ rồi, cháu không ăn nữa ạ.

Bài tập 4. Diễn đạt ý nghĩa trong các câu sau bằng các câu phủ định.

a. Hôm qua, nó ở nhà.

b. Trong giờ học, nó rất trật tự.

Từ đó, trả lời câu hỏi: Bằng cách nào có thể biến câu phủ định thành câu khẳng định và ngược lại mà ý chính của câu không thay đổi?

4. Củng cố:

Câu cảm thán có chức năng chính là gì? Dấu hiệu nhận biết của kiểu câu này là gì?

Nêu cách nhận diện câu cảm thán?

5. Hướng dẫn:

- Về nhà học - ôn lại bài.

- Ôn tập tiếp về các kiểu câu – Câu trần thuật.

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh