• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn: 8/17/ 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 55. ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh nắm vững cách đọc các vần et, êt, it, ut, ưt, ap, ăp, âp, op, ôp, ơp và cách đọc các tiếng , từ ngữ, câu có các vần đó. Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học.

- Biết quan tâm, chia sẻ với người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên: Tranh minh họa (ứng dụng CNTT)

Học sinh: Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1,vở tập viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. MỞ ĐẦU( 6 – 7’)

- Tổ chức trò chơi "truyền điện" HS nối tiếp nhau nhắc lại những vần đã học.

- GV nhận xét đánh giá, giới thiệu bài, ghi bảng.

- HS tham gia trò chơi.

- Lắng nghe.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức- Luyện tập, thực hành: (20 phút)

* Đọc vần, từ ngữ

- GV đưa bảng như SGK, yêu cầu HS đánh vần từng vần theo mẫu:

sau đó đọc trơn từng vần -> tất cả các vần.

- Gọi 3-5 HS đọc to trước lớp.

- HS đánh vần, đọc trơn (CN).

nét Tết Thịt sút Mứt

tháp Sắp Lấp Chóp Lốp Lớp

* Đọc từ ngữ

- GV đưa các từ: nét chữ, tấp nập, gom góp, chút ít, mứt sen, hồi hộp, xe đạp, nết na, gặp gỡ, tia chớp.

- Yêu cầu HS đọc trơn các từ ngữ trên.

phân tích một số tiếng có vần đã học.

- Gọi 2-3 HS đọc tốt đọc to trước lớp

- HS quan sát, nhẩm thầm

- HS đọc (CN - lớp).

- Lớp nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ: tấp nập, mứt sen, nét chữ

- Lắng nghe.

* Đọc đoạn

- GV đưa đoạn cần luyện đọc . + Đoạn văn có mấy câu?

+ Tiếng nào có vần đã học trong tuần?

- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi + …6 câu.

- HS nối tiếp nhau nêu: lộp độp, ắp, sập

(2)

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng có vần mới.

- GV đọc mẫu cả đoạn

- Gọi 6 HS đọc nối tiếp 6 câu.

- Yêu cầu HS đọc trơn cả đoạn.

Lưu ý HS: Nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp

- Lắng nghe

- 5 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc (CN, lớp)

- 3-5 HS thi đọc cả đoạn trước lớp

* Tìm hiểu nội dung:

+ Mưa được miêu tả như thế nào?

+ Tiếng sấm sét như thế nào?

+ Khi mưa dứt, mặt trời thế nào?

+ Sau cơn mưa, vạn vật như thế nào?

- Tóm tắt nội dung đoạn đọc, giới thiệu cho hs về cảnh lúc trời mưa.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe.

*Viết: (15 phút)

- Yêu cầu HS mở vở tập viết, nêu yêu cầu bài viết.

- Cho HS đọc bài viết, phân tích, đánh vần các tiếng lộp độp.

+ Trong câu viết chữ nào được viết hoa?

- GV hướng dẫn HS viết hoa chữ M - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.

- Yêu cầu HS viết bài, lưu ý các nét nối giữa các chữ cái, vị trí của dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

- 1-2 HS nêu: viết 2 dòng Mưa lộp độp rồi dứt hẳn

- 2-3 HS đọc bài.

+ … chữ M trong từ sen.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS chuẩn bị vở, bút - HS viết bài.

- Quan sát, nhận xét đánh giá bài viết của bạn.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kể chuyện: (10 phút)

* GV kể chuyện: Mật ong của gấu con - Kể lần 1: Kể toàn bộ câu chuyện kết hợp với tranh (văn bản SGV)

- Kể lần 2: Kể từng đoạn và đặt câu hỏi gọi HS trả lời.

Đoạn 1: Từ đầu đến " ăn nhé."

+ Gấu mẹ đã chuẩn bị gì cho gấu con khi đi chơi?

+ Gấu mẹ dặn gấu con điều gì?

Đoạn 2. Từ Gấu con ôm lọ mật ong đến

- Lắng nghe, kết hợp quan sát tranh.

- Lắng nghe, trả lời câu hỏi:

(3)

giấu lọ mật ong đi.

1. + Vì sao gấu con giấu lọ mật ong đi?

Đoạn 3: Từ Lát sau đến thẹn đỏ mặt 2. + Khi thấy gấu con không mang theo đồ

ăn, các bạn nói gì?

3. + Vì sao gấu con thẹn đỏ mặt?

4. Đoạn 4: Từ Mấy bạn đến rất nhiều nấm + Vì sao thức ăn bị rơi mất?

5. + Đồ ăn bị rơi mất, các bạn đã làm gì?

Đoạn 5: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:

+ Nhớ ra lọ mật ong, gấu con đã làm gì?

+ Chia mật ong cho các bạn, gấu con nghĩ gì?

* HS kể chuyện: (15 phút)

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm nêu nội dung từng tranh.

- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận

- Yêu cầu HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn cho bạn nghe.

- Gọi HS kể trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

- HS thảo luận, nêu nội dung tranh.

+ Tranh 1: Gấu mẹ chuẩn bị đồ cho gấu con đi chơi

Tranh 2: Gấu con giấu lọ mật ong đi Tranh 3: Các bạn đi tìm đồ ăn bị mất Tranh 4: Gấu chia mật ong cho các bạn.

- HS kể trong nhóm.

- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

- 1-2 HS kể toàn truyện trước lớp - Lớp nhận xét, đánh giá.

* 3. Hoạt động 3. Vận dụng (5 phút) + Qua câu chuyện em học tập được điều gì?

– - GV giáo dục HS: Qua câu chuyện, HS còn được rèn luyện kĩ năng sống và ứng xử trong tập thể, biết quan tâm, chia sẻ với người khác. Để làm được như vậy trước hết phải ghi nhớ và làm theo những lời dạy bảo của người lớn

- HS lắng nghe.

*Tổng kết, dặn dò: (2 phút) - GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà kể lại chuyện cho bạn bè và người thân nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

__________________________________________

TOÁN

Bài 26. LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng làm tính trừ trong phạm vi 6.

(4)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động (5’)

HS thực hiện các hoạt động sau:

+ Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập phép trừ trong phạm vi 6.

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập (25’) Bài 1

- Cho HS làm bài 1:

+ Quan sát các thẻ chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài.

+ Chia sẻ: Cách trừ của mình; Để có thể tìm nhanh, chính xác kết quả phép tính cần lưu ý điều gì?

+ Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.

+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? .

- GV chốt lại cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính. Gọi một vài cặp HS chia sẻ cách tính nhẩm cho cả lớp nghe.

Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).

- HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng.

Lưu ý: Ở bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau (có thể nhẩm, có thể dùng thanh chấm tròn, que tính, ngón tay,...), GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chi chú ý đến kết quả của phép tính.

Bài 3

- Cho HS tự làm bài 3: Thực hiện tính trừ để tìm kết quả rồi chọn ổ có ghi số chỉ kết quả tương ứng.

-HS chọn ổ có số chỉ kết quả thích hợp, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân.

Chia sẻ trước lớp.

Lưu ý: Có thể tổ chức thành trò chơi chọn thẻ “kết quả” để gắn với thẻ “phép tính”

tương ứng.

Bài 4

(5)

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.

- HS quan sát tranh. Chia sẻ trước lóp.

Vi dụ: a) Trong bến có 6 xe ô tô. Có 3 xe ô tô rời khỏi bến. Còn bao nhiêu xe ô tô đang đậu trong bến? Thực hiện phép trừ 6 - 3 = 3. Còn 3 xe ô tô đang đậu trong bến.

Vậy phép tính thích hợp là 6 - 3 = 3.

HS làm tương tự với trường hợp b).

GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.

C. Hoạt động vận dụng (4’)

- Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

D. Củng cố, dặn dò(1’)

về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

___________________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 7. THỰC HÀNH : QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH TRƯỜNG (Tiết 2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toà nhà , đường phố , ... xung quanh trường học.

- Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ , viết , đóng vai , ... ).

- Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các Phiếu quan sát (theo SGK).

- Giấy A0 , giấy màu, bút màu, băng keo, kéo.

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 2.

Quan sát cuộc sống xung quanh trường LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 2 : Thực hiện quan sát cuộc sống xung quanh trường (35P)

* Cách tiến hành

- GV HD HS đi theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ quan sát hiện trường theo sự phân công của nhóm .

- Trong quá trình đi tham quan HS cần tập trung theo sự HD của GV

- HS đi tham quan theo sự hướng dẫn của GV

(6)

- GV bao quát hoạt động của các nhóm , hỗ trợ hướng dẫn thêm các em

- Hết thời gian , GV tập hợp HS và dẫn các em trở lại trường

- GV nhận xét quá trình tham quan

__________________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BÀI 7: Kính yêu thầy cô (tiết 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS thường xuyên thực hiện những việc làm cụ thể để bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng thầy cô.

- HS biết sắm vai giải quyết những tình huống cụ thể.

- Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sưu tầm câu chuyện vể tấm lòng của thầy cô và lòng biết ơn của HS đối với thầy cô;

- Một số mẫu thiệp chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Học sinh: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.HĐ 1: MỞ ĐẦU (5P)

-Tổ chức cho HS hát những bài hát vể thầy, cô giáo các em đã biết. Có thể vừa hát, vừa múa phụ hoạ hoặc hát và múa phụ hoạ bài hát Cô và mẹ.

-Kết luận:

-HS tham gia hát -HS chia sẻ

-HS lắng nghe 2. HĐ 2 :LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH

Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống

- GV yêu cầu HS quan sát tranh hai tình huống ở hoạt động 3 trong SGK và hỏi:

+ Tranh ở tình huống 1 nói vể điểu gì?

+ Tranh ở tình huống 2 nói vể điểu gì?

- Sau phần trả lời của HS, GV chốt lại:

+ Tình huống 1: Hai bạn HS nhìn thấy cô giáo không dạy ở lớp mình và tự hỏi “Mình có chào cô không?”.

+ Tình huống 2: Hai bạn HS nhìn thấy cô giáo đang bê chồng sách nặng. Hai bạn nên làm gì?

- GV tổ chức cho HS thảo luận cách xử lí tình huống và phân công các bạn sắm vai xử lí tình huống (một bạn sắm vai cô giáo, hai bạn sắm vai HS).

- HS lắng nghe Trả lời

(7)

- Lần lượt từng nhóm HS lên bảng sắm vai xử lí tình huống. Các HS khác quan sát và nêu nhận xét.

- GV nhận xét chung và kết luận: Khi gặp thầy, cô giáo, dù là thầy cô không dạy lớp mình, các em cần lễ phép chào và giúp thầy cô những việc phù hợp với khả năng của mình. Có như vậy mới xứng đáng là HS ngoan và biết kính trọng, lễ phép thầy, cô giáo.

Hoạt động 4: Làm thiệp để kính tặng thầy cô GV nêu câu hỏi: Trong lớp có những bạn nào đã biêt làm thiệp?

- Mời một đến hai HS giơ tay nói vể cách làm thiệp.

- GV hướng dẫn HS làm thiệp theo trình tự sau:

+ Lấy một tờ bìa đã chuẩn bị. Gấp đôi tờ bìa theo chiểu dài

+ Trang trí một mặt phía trong của tờ bìa bằng cách xé, dán hoặc dùng bút màu vẽ hình theo ý tưởng của em. Có thể viết những lời thể hiện tình cảm của em với thầy cô.

- GV giới thiệu một số mẫu thiệp để HS tham khảo.

Ngoài việc làm thiệp, GV gợi ý cho HS có thể vẽ tranh, làm bông hoa,... để bày tỏ lòng biết ơn của em đối với thầy, cô giáo.

- HS thực hành làm sản phẩm theo ý tưởng, ý thích của bản thân.

- Tổ chức cho HS tặng thầy cô sản phẩm đã làm được.

- GV cảm ơn và dặn dò những điều thầy cô mong muốn ở các em HS của mình.

III. VẬN DỤNG

Hoạt động 5: Thực hiện những điều thầy cô dạy hằng ngày

Hướng dẫn HS thường xuyên thực hiện những điểu thầy cô dạy để rèn luyện thói quen tốt trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

Tổng kết:

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều đã học được và cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động.

- GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc

(8)

lại để ghi nhớ: Thầy, cô giáo dạy em học chữ, học điều hay, lẽ phải để trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội. Em cấn biết ơn và kính yêu thấy, cô giáo.

-GV yêu cầu các bạn trong lớp quan sát để đưa ra nhận xét. Đồng thời khen ngợi các bạn thể hiện những biểu hiện khuôn mặt đúng với tình huống

-HS nhận xét -Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị tiết sau -HS lắng nghe

___________________________________________

Ngày soạn: 8/17/ 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT BÀI 56: EP, ÊP, IP, UP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các âm ep,êp,ip,up; đọc đúng các tiếng, từ ngữ có các ẩm ep, êp, ip, up. Viết đúng các chữ ep, êp, ip, up; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ep, êp, ip, up.

- Phát triển vốn tiếng từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm ep, êp, ip, up có trong bài học.

- Yêu quý gia đình và người thân xung quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ.

- Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ 1:MỞ ĐẦU (3 phút)

- Kiểm tra đọc nội dung trang 122.

- Gọi HS kể lại câu chuyện Mật ong của gấu con

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài : ep, êp, ip, up

- 2- 3 HS lên bảng đọc từ ngữ, đoạn.

- 1-2 HS lên bảng kể.

- Lớp nhận xét, đánh giá.

2.HĐ 2: HÌNH THÀNH KT - LTTH

Nhận biết: (5 phút)

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Em nhìn thấy gì trong tranh?

- GV giới thiệu nội dung tranh, vừa chỉ, vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Trong bếp, lũ cún con múp míp nép vào bên mẹ."

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi

+ … trong bếp chó mẹ và mấy chú cún con - HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Trong bếp, / lũ cún con /múp míp /nép vào bên mẹ."

(9)

- GV giới thiệu 4 vần mới: ep, êp, ip, up . Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

- HS quan sát.

Đọc:(20 phút) a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 4 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 4 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm p đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước âm p là e, ê, i, u

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần

+ ep: e- pờ - ép + ếp: ê - pờ - ếp + ip: i- pờ - íp + up: u - pờ - úp - Gọi HS đánh vần cả 4 vần

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần (CN, lớp).

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần - HS đọc trơn cả 4 vần ep, êp, ip, up (CN, lớp)

* Ghép chữ tạo vần

- Yêu cầu HS nêu cấu tạo vần ep - Gọi HS phân tích vần ep

+ Đang có vần ep muốn có vần êp thì phải làm thế nào?

- GV quan sát, nhắc nhở.

- Yêu cầu HS cấu tạo ip, nêu cách ghép.

- Yêu cầu HS cấu tạo up, nêu cách ghép.

- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm giống và khác nhau của 4 vần.

- HS nêu.

- 1-2 em nhận xét.

+ Vần ep có 2 âm e đứng trước, âm p đứng sau.

+ Thay âm e bằng âm ê, để nguyên âm p - HS nêu vần êp.

- HS nêu cách ghép: thay âm ê bằng âm i giữ nguyên âm p

- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép: thay âm i bằng âm u giữ nguyên âm p

* Đọc lại vần - HS đọc trơn lại 4 vần (CN, lớp) b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Có vần ep rồi, làm thế nào để có tiếng nép?

- GV đưa mô hình tiếng vẹt, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

n ep nép

+ ... thêm âm n trước vần ep, dấu sắc trên âm e.

- HS đánh vần, đọc trơn: nờ - en - nep - sắc - nép (CN, lớp).

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:

kẹp, nẹp, nếp, xếp, kịp, nhịp, búp, giúp

- Quan sát, trả lời câu hỏi;

+ … kẹp, nẹp

(10)

+ Tiếng nào chứa vần ep?

+ Tiếng nào chứa vần êp?

+ Tiếng nào chứa vần ip?

+ Tiếng nào chứa vần up?

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

- Đọc trơn tất cả các tiếng.

+ …. nếp, xếp + … kịp, nhịp + …. búp, giúp

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng (CN, lớp).

- HS đọc (CN, lớp)

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng nép ta thêm chữ ghi âm n trước vần ep và dấu sắc trên âm e . Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần ep, êp, ip, up.

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần ep (êp, ip, up)?

- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép được.

- HS tự tạo các tiếng có vần ep, êp, ip, up trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

- Lớp đọc đồng thanh.

* Vận động giữa giờ - HS vừa hát vừa vận động c. Đọc từ ngữ

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh đôi dép, đầu bếp, bìm bịp, búp sen đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới ep, êp, ip, up phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 2, hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

- GV đưa từ đôi dép.

+ Từ đôi dép có tiếng nào chứa vần mới đang học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng dép, đọc trơn từ đôi dép.

- Thực hiện tương tự với các từ đầu bếp, bìm bịp, búp sen

- GV giải thích từ đầu bếp.

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi +....đôi dép.

+ .... tiếng dép chứa vần ep

+ … tiếng dép có âm d đứng trước, vần ep đứng sau, dấu sắc trên âm e. Dờ - ep - dep - sắc - dép. Đôi dép. (CN, lớp)

- HS đọc (CN, lớp)

(11)

d. Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2 trang 124).

- HS đọc (CN, lớp).

Viết bảng (7 phút) * Viết vần ep, ep, ip, up

+ Các vần ep, êp, ip, up có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần ep, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút trên ĐK 1 một chút, viết chữ e, từ điểm dừng bút con chữ e đưa bút viết tiếp chữ p . Ta được vần ep.

+ Viết vần êp như thế nào?

- GV viết mẫu vần ip, vừa viết vừa mô tả: Đặt bút trên ĐK2 viết chữ i.

Từ điểm dừng bút của con chữ i viết tiếp con chữ p. Ta được vần ip.

- Yêu cầu HS viết bảng con vần ep, êp, ip, up

- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm p ở cuối, khác nhau âm thứ nhất e, ê, i, u.

- Quan sát, lắng nghe.

+… viết vần ep trước rồi thêm dấu mũ trên đầu con chữ e.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con vần ep, êp, ip, up - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

* Viết tiếng bếp, bịp, búp

- GV đưa tiếng bếp, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng bếp ta viết thế nào?

- GV viết mẫu tiếng bếp, vừa viết vừa mô tả cách viết: Đặt bút trên ĐK 2 viết âm b, viết nét xoắn sâu xuống một chút. từ điểm dừng bút của con chữ b đưa bút viết tiếp vần êp, đánh dấu sắc trên âm ê. Ta được chữ bếp.

- GV đưa tiếng bịp, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng bịp ta viết thế nào?

- Yêu cầu HS nêu cách viết tiếng búp.

- Yêu cầu HS viết bảng con 3 tiếng bếp, bịp, búp

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,

+ Tiếng bếp có âm b đứng trước, vần êp đứng sau, dấu sắc trên âm ê. Bờ - êp- bếp - sắc - bếp.

+ Viết âm b trước, vần êp sau, dấu sắc trên âm ê.

- Quan sát, lắng nghe.

+ Tiếng bịp có âm b đứng trước, vần ip đứng sau, dấu nặng dưới âm i. Bờ - ip - bip - nặng - bịp.

+ Viết âm b trước, vần ip sau, dấu nặng dưới âm i.

- HS nêu: Viết âm b trước, vần up sau, dấu sắc trên âm u.

- HS viết bảng con tiếng bếp, bịp, búp dưới vần ep, êp, ip, up

- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

(12)

sửa chữa chữ viết của bạn.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Viết vở (10 phút)

- Yêu cầu HS mở vở tập viết nêu yêu cầu bài viết.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút.

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

Lưu ý HS: con chữ p phải nối liền con chữ e, ê, i, u.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần ep, 1 dòng vần êp, 1 dòng ip, 1 dòng up, 1 dòng bếp, 1 dòng bìm bịp, 1 dòng búp sen.

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

Vận động giữa tiết - HS vận động.

Đọc đoạn:(10 phút) - GV đưa đoạn đọc

+ Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học ep (êp, ip, up).

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần những tiếng mới.

- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả đoạn.

- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước lớp

- HS quan sát, trả lời + … 5 câu.

+ … dịp, chép, xếp, dẹp.

- HS phân tích, đánh vần (CN -lớp) các tiếng: dịp, chép, xếp, dẹp.

- Từng nhóm 5 HS đọc nối tiếp từng câu.

- Đọc cả đoạn (CN, lớp)

- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp.

- HS theo dõi, nhận xét, đánh giá.

* Tìm hiểu nội dung

- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:

+ Dịp nghỉ lễ, nhà hà có ai đến chơi?

+ Mẹ Hà nấu món gì?

+ Hà giúp mẹ làm gì?

+ Bố Hà làm gì?

- Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu, trả lời câu hỏi.

+ …. chú Tư và cô Lan đến chơi.

+ … súp gà, cơm nếp và rán cá chép.

+ …. rửa rau quả và sắp xếp bát đĩa.

+ … dọn dẹp nhà cửa.

Nói: (10 phút)

* Nói theo tranh:

- GV giới thiệu chủ đề: Khi nhà có khách

- Cho HS quan sát tranh , hỏi:

+ Em nhìn thấy những ai trong tranh?

+ Mọi người đang làm gì?

+ Khi nhà có khách, em nên làm gì?

- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:

+ … Hà và bố mẹ Hà, cô lan và chú Tư.

+ … ăn cơm và nói chuyện vui vẻ.

+ …. chào hỏi khách, vui vẻ và niềm

(13)

nở với khách; giúp bố mẹ tiếp khách;

….

3.HĐ 3: VẬN DỤNG (5P)

+ Nhà em hay có khách đến thăm không? Đó là những ai?

+ Khi có khách đến, em thường làm gì?

- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe khi nhà có khách em thường làm gì?

- GV nhận xét, đánh giá, giáo dục HS biết tỏ thái độ lịch sự, lễ phép khi khách đến nhà.

- HS nói.

- 2,3 HS nói trước lớp.

- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe.

Tổng kết dặn dò

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Yêu cầu HS tìm từ có vần ep, ếp, ip, up đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

+ …. vần ep, ếp, ip, up

- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.

- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.

- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

____________________________________________

Ngày soạn: 10/ 18/ 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 57: ANH, ÊNH, INH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các âm anh,ênh,anh ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ có các ẩm anh,ênh,anh.Viết đúng các chữ anh,ênh,anh; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ anh,ênh,anh

- Phát triển vốn tiếng từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm anh,ênh,anh có trong bài học.

- Yêu quý gia đình và người thân xung quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ - Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ 1: MỞ ĐẦU (3 phút)

- Kiểm tra đọc nội dung 2 và 4 trang 124, 125

- Kiểm tra viết vần ep, êp, ip, up, bếp, búp, bịp.

- 2- 3 HS lên bảng đọc.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.

- Lớp nhận xét, đánh giá.

(14)

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài : Vần anh, ênh, inh 2.HĐ 2: HTKT - LTTH

Nhận biết: (5 phút)

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Em nhìn thấy gì trong tranh?

- GV tóm tắt nội dung, vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Con kênh xinh xinh chảy qua cánh đồng."

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: anh, ênh, inh. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … dòng sông, cánh đồng, hàng cây,

…..

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

"Con kênh xinh xinh /chảy qua cánh đồng."

- HS quan sát.

Đọc:(20 phút) a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm nh đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước âm nh là a,ê, i

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần anh, ênh, inh yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

anh: a - nhờ - anh ênh: ê - nhờ - ênh inh: i - nhờ - inh

- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần (CN, lớp).

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần - HS đọc trơn cả 3 vần anh, ênh, inh (CN, lớp)

* Ghép chữ tạo vần

- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép vần anh

- Gọi HS phân tích vần anh

+ Đang có vần anh muốn có vần ênh thì phải làm thế nào?

- Yêu cầu HS ghép vần ênh - GV quan sát, nhắc nhở.

- Yêu cầu HS ghép vần inh, nêu cách ghép.

- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm giống và khác nhau của 3 vần.

- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.

- 1-2 em nhận xét.

+ Vần anh có 2 âm a đứng trước, âm nh đứng sau.

+ Thay âm a bằng âm ê, để nguyên âm nh

- HS ghép vần trên bảng cài vần ênh.

- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép:

thay âm ê bằng âm i giữ nguyên âm nh

* Đọc lại vần - HS đọc trơn lại 3 vần (CN, lớp)

(15)

b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Có vần anh rồi, làm thế nào để có tiếng cánh?

- GV đưa mô hình tiếng cánh, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

c anh cánh

+ ... thêm âm c trước vẫn anh, dấu sắc trên âm a

- HS đánh vần, đọc trơn: Cờ - anh - canh - sắc - cánh (CN, lớp).

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:

chanh, mảnh, cạnh, kênh, ghềnh, lệnh, kính, chỉnh, thịnh

+ Tiếng nào chứa vần anh?

+ Tiếng nào chứa vần ênh?

+ Tiếng nào chứa vần inh?

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

- Đọc trơn tất cả các tiếng.

- Quan sát, trả lời câu hỏi;

+ … chanh, mảnh, cạnh.

+ … kênh, ghềnh, lệnh.

+ …. kính, chỉnh, thịnh

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng (CN, lớp).

- HS đọc (CN, lớp)

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng cánh ta thêm chữ ghi âm c trước vần anh và dấu sắc trên âm a . Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần anh, ênh, inh.

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần anh (ênh, inh)?

- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép được.

- HS tự tạo các tiếng có vần anh, ênh, inh trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

* Vận động giữa giờ - HS vừa hát vừa vận động c. Đọc từ ngữ

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh quả chanh, bờ kênh, kính râm đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới anh, ênh, inh phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 1, hỏi:

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi +....quả chanh.

(16)

+ Tranh vẽ gì?

- GV đưa từ quả chanh.

+ Từ quả chanh có tiếng nào chứa vần mới đang học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng chanh, đọc trơn từ quả chanh.

- Thực hiện tương tự với các từ bờ kênh, kính râm.

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

+ .... tiếng chanh chứa vần anh.

+ … tiếng chanh có âm ch đứng trước, vần anh đứng sau.

Chờ - anh - chanh. Quả chanh (CN , lớp)

- HS đọc (CN, lớp) d. Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2 trang 126).

- HS đọc (CN, lớp).

Viết bảng (7 phút) * Viết vần anh, ênh, inh

+ Các vần anh, ênh, inh có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần anh, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết chữ a, từ điểm dừng bút con chữ a đưa bút viết tiếp con chữ n và con chữ h. Ta được vần anh.

+ Viết vần ênh như thế nào?

- GV viết mẫu vần ênh, vừa viết vừa mô tả quy trình viết.

- Viết vần inh tương tự.

- Yêu cầu HS viết bảng con vần anh, ênh, inh.

- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm nh ở cuối, khác nhau âm thứ nhất a, ê, i.

- Quan sát, lắng nghe.

+… đặt bút trên ĐK 1 một chút, viết co chữ ê, từ điểm dừng bút của con chữ ê viết tiếp chữ nh.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con vần anh, ênh, inh - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

* Viết tiếng chanh, kênh, kính

- GV đưa tiếng chanh, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng chanh ta viết thế nào?

- GV viết mẫu tiếng chanh vừa viết vừa mô tả cách viết: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút viết âm ch, từ điểm dừng bút của con chữ h lia bút lên dưới ĐK 3 viết vần anh. Ta được chữ chanh.

- GV đưa tiếng kính, yêu cầu HS phân

+ Tiếng chanh có âm ch đứng trước, vần anh đứng sau.

+ Viết âm ch trước, vần anh sau.

- Quan sát, lắng nghe.

+ Tiếng kính có âm k đứng trước, vần inh đứng sau, dấu sắc trên âm i. Cờ - inh - kinh - sắc - kính.

(17)

tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng kính ta viết thế nào?

- Hướng dẫn HS viết tiếng kênh tương tự.

- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng chanh, kênh

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa chữ viết của bạn.

+ Viết âm k trước, vần inh sau, dấu sắc trên âm i.

- HS viết bảng con tiếng chanh, kênh - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Viết vở (10 phút)

- Yêu cầu HS mở vở tập viết nêu yêu cầu bài viết.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút.

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

Lưu ý HS: con chữ nh phải nối liền con chữ a, ê, i.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần anh, 1 dòng vần ênh, 1 dòng inh, 1 dòng chanh, 1 dòng kênh, 1 dòng kính.

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

Vận động giữa tiết - HS vận động.

Đọc đoạn:(10 phút) - GV đưa đoạn đọc

+ Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học anh (inh, ênh).

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần những tiếng mới.

- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả đoạn.

- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước lớp

- HS quan sát, trả lời + … 5 câu.

+ … kênh, nhanh, đình.

- HS phân tích, đánh vần (CN - lớp) các tiếng: kênh, nhanh, đình.

- Từng nhóm 5 HS đọc nối tiếp từng câu.

- Đọc cả đoạn (CN, lớp)

- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp.

- HS theo dõi, nhận xét, đánh giá.

* Tìm hiểu nội dung

- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:

+ Nhà vịt ở đâu?

+ Bố mẹ cho vịt con ra kênh để làm gì?

+ Những câu nào nói lên gia đình vịt

- Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu, trả lời câu hỏi.

+ …. ở gần con kênh xinh xinh.

+ … tập bơi.

+ …..bố mẹ vịt vui quá kêu cạp cạp.

Gia đình vịt làm xôn xao cả mặt kênh.

(18)

rất vui? nằm im, mặt đen thẫm.

Nói: (10 phút)

* Nói theo tranh:

- GV giới thiệu chủ đề: Giữ gìn sức khỏe

- Cho HS quan sát tranh, hỏi:

+ Tranh 1 vẽ hoạt động thể thao nào?

+ Tranh 2 vẽ hoạt động thể thao nào?

+ Tranh 3 vẽ hoạt động thể thao nào?

+ Trong các hoạt động thể dục thể thao trên, em đã tham gia hoạt động nào?

+ Ngoài các hoạt động rèn luyện thân thể trên, em còn biết những hoạt động thể dục thể thao nào khác.

+ Thể dục thể thao có lợi ích gì?

- GV nhận xét, đánh giá, tóm tắt nội dung.

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ … bơi.

+ .. chạy.

+ … tập thể dục.

+ … tập thể dục.

- HS nối tiếp nhau nói: đá bóng, đánh bóng bàn, …

+ … rèn luyện sức khỏe.

- Lắng nghe.

3. HĐ 3: VẬN DỤNG (5P)

+ Ở trường, giữa mỗi buổi học các em lại được tham gia hoạt động thể dục thể thao để vận động, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Vì vậy các em phải tham gia nghiêm túc,….

- Lắng nghe.

Tổng kết dặn dò

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Yêu cầu HS tìm từ có vần anh, ênh, inh đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

+ …. vần anh, ênh, inh

- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.

- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.

- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

_________________________________________

Ngày soạn: 10/ 18/ 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2021 Tiếng Việt

BÀI 58: ACH ÊCH ICH (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các vần ach, êch, ich đọc đúng các tiếng, từ ngữ có các ẩm ach, êch, ich.Viết đúng các chữ ach, êch, ich; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ach,êch,ich.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, NL tự chủ tự học.

(19)

- Phẩm chất: Nhân ái: Yêu quý gia đình và người thân xung quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.

- Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ 1: MỞ ĐẦU (3 phút)

- Chiếu trò chơi Ghép tranh và tổ chức trò chơi: ghép tranh

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài : Vần ach, êch, ich

- 2- 3 HS đọc các từ trong thẻ và chọn với tranh có hình ảnh nội dung tương ứng.

2.HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

Nhận biết: (5 phút)

- Chiếu tranh cho HS quan sát tranh, hỏi

+ Em nhìn thấy gì trong tranh?

- GV tóm tắt nội dung, vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Ếch con thích đọc sách."

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: ach, êch, ich. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … ếch đang ngồi đọc sách.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Ếch con /thích đọc sách."

- HS quan sát.

Đọc:(20 phút) a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm ch đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước âm ch là a,ê, i

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần ach, êch, ich yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

ach: a - chờ - ach êch: ê - chờ - êch ich: i - chờ - ich

- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần .

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần - HS đọc trơn cả 3 vần ach, êch, ich

* Ghép chữ tạo vần

- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép vần ach

- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.

- 1-2 em nhận xét.

(20)

- Gọi HS phân tích vần ach

+ Đang có vần ach muốn có vần êch thì phải làm thế nào?

- Yêu cầu HS ghép vần êch - GV quan sát, nhắc nhở.

- Yêu cầu HS ghép vần ich, nêu cách ghép.

- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm giống và khác nhau của 3 vần.

+ Vần ach có 2 âm a đứng trước, âm ch đứng sau.

+ Thay âm a bằng âm ê, để nguyên âm ch

- HS ghép vần trên bảng cài vần êch.

- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép:

thay âm ê bằng âm i giữ nguyên âm ch

* Đọc lại vần - HS đọc trơn lại 3 vần . b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Có vần ach rồi, làm thế nào để có tiếng sách?

- GV đưa mô hình tiếng sách, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

s ach sách

+ ... thêm âm s trước vần ach, dấu sắc trên âm a

- HS đánh vần, đọc trơn: Sờ - ach - sach - sắc – sách.

* Đọc tiếng trong SGK

- GV chiếu ra các tiếng mới trong SGK: vách, tách, sạch, chếch, mếch, lệch, bích, xích, kịch.

+ Tiếng nào chứa vần ach?

+ Tiếng nào chứa vần êch?

+ Tiếng nào chứa vần ich?

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

- Đọc trơn tất cả các tiếng.

- Quan sát, trả lời câu hỏi;

+ … vách, tách, sạch.

+ …. chếch, mếch, lệch.

+ …. bích, xích, kịch.

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng.

- HS đọc.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng sách ta thêm chữ ghi âm s trước vần ach và dấu sắc trên âm a . Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần ach, êch, ich.

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần ach (êch, ich)?

- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép được.

- HS tự tạo các tiếng có vần ach, êch, ich trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

- Lớp đọc đồng thanh.

(21)

* Vận động giữa giờ - HS vừa hát vừa vận động c. Đọc từ ngữ

- GV trình chiếu lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh sách vở, chênh lệch, tờ lịch đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới ach, êch, ich phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 3, hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

- GV đưa từ tờ lịch.

+ Từ tờ lịch có tiếng nào chứa vần mới đang học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng lịch, đọc trơn từ tờ lịch.

- Thực hiện tương tự với các từ chênh lệch, sách vở.

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi +....tờ lịch

+ .... tiếng lịch chứa vần ich.

+ … tiếng lịch có âm l đứng trước, vần ich đứng sau. Lờ - ich - lich - nặng - lịch. Tờ lịch.

- HS đọc.

d. Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2 trang 126).

- HS đọc.

Viết bảng (7 phút) * Viết vần ach, êch, ich

+ Các vần ach, êch, ich có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần ach, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết chữ a, từ điểm dừng bút con chữ a lia bút lên dưới ĐK 3 một chút viết chữ ch. Ta được vần ach.

+ Viết vần êch như thế nào?

- GV viết mẫu vần cnh, vừa viết vừa mô tả quy trình viết.

- Viết vần ich tương tự.

- Yêu cầu HS viết bảng con vần ach, êch, ich.

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm ch ở cuối, khác nhau âm thứ nhất a, ê, i.

- Quan sát, lắng nghe.

+… đặt bút trên ĐK 1 một chút, viết co chữ ê , từ điểm dừng bút của con chữ ê lia bút lên dưới ĐK 3 một chút viết chữ ch. Ta được vần êch

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con vần ach, êch, ich

(22)

- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.

- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

* Viết tiếng sách, lệch, lịch

- GV đưa tiếng sách, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng sách ta viết thế nào?

- GV viết mẫu tiếng sách vừa viết vừa mô tả cách viết: Đặt bút trên ĐK 1 viết âm s, từ điểm dừng bút của con chữ s lia bút lên dưới ĐK 3 viết vần ach. Từ điểm dừng bút của con chữ h lia bút lên dưới ĐK 4 viết dấu sắc. Ta được chữ sách.

- GV đưa tiếng lệch, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng lệch ta viết thế nào?

- Hướng dẫn HS viết tiếng lịch tương tự.

- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng sách, lịch

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa chữ viết của bạn.

* Củng cố: Hôm nay các em được học mấy vần?

* Đó là vần nào?

- Nhận xét tiết học, dặn dò.

+ Tiếng sách có âm s đứng trước, vần ach đứng sau.

+ Viết âm s trước, vần ach sau.

- Quan sát, lắng nghe.

+ Tiếng lệch có âm l đứng trước, vần êch đứng sau, dấu nặng dưới âm ê. Lờ - êch - lêch - nặng - lệch.

+ Viết âm l trước, vần êch sau, dấu nặng dưới âm ê.

- HS viết bảng con tiếng sách, lịch - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Viết vở (10 phút)

- Yêu cầu HS mở vở tập viết nêu yêu cầu bài viết.

- GV hướng dẫn kĩ quy trình viết các chữ, phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ HS luyện viết ở nhà.

Lưu ý HS: con chữ ch phải sát với điểm dừng bút của nối liền con chữ a, ê, i.

- HS nêu: viết 1 dòng vần ach, 1 dòng vần êch, 1 dòng ich, 1 dòng sách, 1 dòng chênh lệch, 1 dòng lịch.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Phụ huynh cho HS viết bài ở nhà.

Vận động giữa tiết - HS vận động.

Đọc bài thơ:(10 phút)

(23)

- GV trình chiếu đoạn đọc + bài thơ có mấy dòng thơ?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học ach (ich, êch).

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần những tiếng mới.

- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả đoạn.

- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước lớp

- HS quan sát, trả lời + … 8 dòng thơ.

+ … ếch, nghịch, sách.

- HS phân tích, đánh vần các tiếng:

ếch, nghịch, sách.

- Từng nhóm 8 HS đọc nối tiếp từng câu.

- Đọc cả đoạn.

- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp.

- HS theo dõi, nhận xét, đánh giá.

* Tìm hiểu nội dung

- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:

+ Ếch cốm để quên sách ở đâu?

+ Vì sao ếch cốm để quên sách?

+ Ếch nói gì khi cô giáo hỏi sách của ếch đâu?

- Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu, trả lời câu hỏi.

+ …. bờ cỏ.

+ .. tinh nghịch nấp bờ ao, bắt cào cào.

+ … xin lỗi.

* Liên hệ, giáo dục

+ Em thấy ếch con thế nào?

- GDHD cần chăm chỉ học, không nô nghịch trong học tập

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- Lắng nghe.

Nói: (10 phút)

* Nói theo tranh:

- GV giới thiệu chủ đề: Lớp học của em

- Cho HS quan sát tranh, hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu?

+ Các bạn đang làm gì?

- Yêu cầu HS nói cho người thân nghe lớp học của em.

- GV nhận xét, đánh giá, tóm tắt nội dung.

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ … lớp học ở trong lớp.

+ .. Học theo nhóm.

- HS nói cho người thân nghe.

- 2, 3 HS nói trước lớp.

- Lắng nghe.

3.HĐ 3: VẬN DỤNG (5P)

+ Khi ngồi học trong lớp em cần lưu ý điều gì?

- GV nhận xét, nhắc nhở HS.

+ … giữ trật tự, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Lắng nghe.

Tổng kết dặn dò

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Yêu cầu HS tìm từ có vần ach, êch, ich đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4)

- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động

+ ….vần ach, êch, ich

- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.

- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.

- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

(24)

viên HS.

_________________________________________

TIẾNG VIỆT ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Củng cố và phát triển kĩ năng đọc, viết các âm trong bài 56, bài 57 qua các tiếng, từ, câu có chứa âm ep,êp,ip,up.ênh,inh,anh

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết âm đã học trong bài 56,57 và hoàn thành bài tập .

- Yêu thích môn học, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, thiết bị ứng ụng CNTT.

2. HS: Bảng , bút, vở Bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Mở đầu(5-7’)

* Khởi động:

- GV yêu càu cả lớp hát.

* Kết nối

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô số bí mật( 3’)

- GV phổ biến luật chơi, HD cách chơi:

Trên màn hình có 4 ô số được đánh số thứ tự từ 1-4. Trong mỗi ô số là 1 câu hỏi. Nếu HS trả lời được thì sẽ nhận được một phần thưởng…

Ô số 1: Em hãy đọc to những âm sau:

ep,ip,up,ênh,inh,anh

Ô số 2: Em hãy đọc to những tiếng sau:

nếp,giúp,mảnh, chỉnh

Ô số 3: Hãy so sánh ênh,inh,anh ?

Ô số 4: Bài 56, 57 đã học những âm nào?

- GV đánh giá, nhận xét.

=> GV giới thiệu bài: Giờ trước cô đã học bài 56,57, hôm nay….

- GV ghi đầu bài: Ôn tập( tiết 2) 2.HĐ 2: HTKT - LTTH( 20 – 22’)

* Luyện đọc âm, tiếng, từ, câu:( 6- 8’) - GV ghi bảng:

Ep,êp,up,ip,ênh,inh,anh

Bìm bịp, đầu bếp,kính râm, quả chanh - GV nhận xét, sửa phát âm.

* Luyện viết và làm bài tập ( 14 – 15’)

- Cả lớp hát - HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS tiến hành chơi

- Cả lớp lắng nghe.

- 1,2 HS nhắc lại.

- HS đọc thầm.

- HS đọc: cá nhân, cả ớp.

+ 5-7 HS đọc âm, tiếng, từ.

+ 3 – 5 HS đọc câu

(25)

+ Viết bảng con

- GV hướng dẫn viết chữ: chép, khánh - GV hướng dẫn quy trình viết

- GV gọi HS đọc các chữ: chép , khánh

? Con chữ nào cao 5 dòng li?

? Những con chữ nào cao 2 dòng li?

? Độ rộng các con chữ như thế nào?

+ Quan sát, uốn nắn.

+ GV đánh giá, nhận xét.

- GV hướng dẫn viết chữ: mắm tép, xinh xắn( Tiến hành tương tự)

+ Làm bài tập vở BTTV Bài 1( 50): Nối.

- GV giúp HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, đánh giá

=> Đáp án đúng:Đầu bếp , búp bê,kẹp tóc, béo múp míp với hình ảnh

Bài 2(50): Điền ep,êp,ip hoặc up - GV hướng dẫn

- GV nhận xét, đánh giá:

Đáp án : búp sen, gác xép,sắp xếp, bìm bịp Bài 1( 51): Nối

- GV hướng dẫn.

- GV nhận xét, đánh giá:

Đáp án đúng: Học sinh,con kênh, chim cánh cụt, cành cây với hình ảnh.

Bài 3( 51): Nối - GV nêu yêu cầu

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Đáp án:

Hai anh em chơi bập bênh.

Cành chanh đã ra quả.

+ Lớp đọc đồng thanh.

- HS nghe - HS quan sát

- HS tập viết trên không

- HS đọc và nêu độ cao con chữ - HS nhận xét.

- Cả lớp viết bảng

- HS nhận xét bảng viết của bạn.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS làm bài – Chữa bài

- 1 2 HS nhắc lại yêu cầu - Hs lắng nghe, ghi nhớ - Cả lớp làm bài

- Hs đọc bài làm - 1HS nêu yêu cầu

- HS nghe, ghi nhớ - Cả lớp làm bài

- 2HS đọc bài làm - Hs khác nhận xét - HS lắng nghe, ghi nhớ

- 2HS nhắc lại - HS nghe

- Cả lớp làm bài –

3HS đọc nối tiếp bài làm.

- Cả lớp lắng nghe.

- Hs thực hiện theo yêu cầu - 5 – 6 HS đọc

- Lớp đọc đồng thanh

(26)

Bé vẽ hình tròn.

- GV chấm nhanh 2,3 bài, nhận xét.

3. Hoạt động 3: Vận dụng( 3-5’)

- GV yêu cầu học sinh tìm tiếng, từ ngoài bài có âm ep,êp,up,ip,anh,ênh,inh

- GV gọi HS trả lời

GV nhận xét, ghi bảng nhanh tiếng, từ Hs vừa tìm: tép,súp,lệnh…

*Tổng kêt – nhận xét:

- GV hệ thống kiến thức ôn tập

- Dặn HS hoàn thành bài 3/50, bài 2/51 trong vở BTTV1 – tập 1.

- Nhận xét giờ học.

- Cả lớp lắng nghe

____________________________________________

TOÁN

BÀI 27: Phép trừ trong phạm vi 6 ( tiếp theo) TIẾT 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được các kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Yêu thích môn Toán, có ý thức vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số tình huống đơn giản liên quan đến phép trừ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.HĐ1: MỞ ĐẦU (5P)

KHỞI ĐỘNG:

- Chơi trò chơi Đố bạn

- Hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét

- Tổng kết trò trò chơi Giới thiệu bài:

2.HĐ2: KHÁM PHÁ – THỰC HÀNH LUYỆN TẬP (20p)

- YC HS tìm kết quả của từng phép trừ trong phạm vi 6

- HD Hs sắp xếp các thẻ phép trừ theo 1 quy tắc nhất định.

- Gv giới thiệu Bảng trừ trong phạm vi 6 và hướng dẫn Hs đọc các phép trừ trong bảng - YC Hs nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng

- Cả lớp chơi trò chơi

- Tìm kết quả

- sắp xếp theo từng bảng trừ

- nhận xét - đố nhau

(27)

- YC Hs đưa ra phép trừ và đố nhau tìm kết quả - GV tổng kết

Bài 1: Tính nhẩm?

- YC Hs làm cá nhân bài 1

- Gọi 2- 3 cặp HS chia sẻ trước lớp - gọi HS chia sẻ cách tính nhẩm

- Nêu ra một vài phép tính đơn giản, gọi Hs trả lời miệng.

3.VẬN DỤNG (5P)

- YC Hs nghĩ ra 1 tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6

* Tổng kết dặn dò - Nhận xét tiết học

- YC HS về nhà tìm những tình huống liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để chia sẻ với bạn

- Làm cá nhân vào VBT, đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau - Đặt câu hỏi, chia sẻ - chia sẻ cách nhẩm - Trả lời

- Nêu tình huống - Lắng nghe

______________________________________

Ngày soạn: 11/ 19/ 2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2021 TOÁN

BÀI 27: Phép trừ trong phạm vi 6 (tiếp theo) TIẾT 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

HS yêu thích môn học, tích cực giơ tay xây dựng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập Toán 1

- Một số tình huống đơn giản liên quan đến phép trừ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1.HĐ1: MỞ ĐẦU (5P) Khởi động

- Chơi trò chơi Đố bạn

- Hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp.

2.HĐ 2: KHÁM PHÁ – LUYỆN TẬP TH Bài 2: Tìm phép tính có kết quả là 2 - Gv hướng dẫn cách làm

- yc hs làm cá nhân vào vở BT

- gọi 2- 3 cặp chia sẻ bài tập - Nhận xét, tuyên dương.

- Cả lớp chơi trò chơi

- HS quan sát

- Làm cá nhân. Có thể dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả

- chia sẻ kết quả

(28)

Bài 3: Nêu các phép tính còn thiếu

- Nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách làm - Gọi hs chia sẻ

- Chốt lại cách làm bài Bài 4:Tính nhẩm

- YC Hs làm cá nhân bài 4

- Gọi 2- 3 cặp HS chia sẻ trước lớp

- Khuyến khích HS lấy thêm các ví dụ về phép trừ có kết quả = 0 và phép trừ cho số 0.

- Chốt, nhận xét Bài 5:Nêu phép trừ?

- Yc Hs quan sát tranh, suy nghĩ vả tập kể tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- Khuyến khích HS nói theo cách của mình, - Chốt, nhận xét

3. HĐ 3: VẬN DỤNG

- YC Hs nghĩ ra 1 tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6

Tổng kết dặn dò - Nhận xét tiết học

- YC HS về nhà tìm những tình huống liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để chia sẻ với bạn

- HS làm bài - Chia sẻ trước lớp

- Làm cá nhân vào VBT - Trả lời

- hs chia sẻ

- Quan sát tranh, nêu tình huống

- Đọc phép tính - HS nêu tình huống - Lắng nghe

Tiếng Việt

BÀI 59: ANG ĂNG ÂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các âm ang,ăng,âng ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ có các ẩm ang,ăng,âng.Viết đúng các chữ ang,ăng,âng; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ang,ăng,âng

- Phát triển NL ngôn ngữ, NL tự chủ và tự học.

- Phẩm chất: Nhân ái: Yêu thương bạn bè, mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, phần mềm zoom, bài giảng điện tử.

- Học sinh: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.HĐ 1: MỞ ĐẦU (5P)

- Đọc nội dung 2 và 4 trang 128, 129.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài: Vần ang, ăng, âng

- 2- 3 HS lên bảng đọc.

- Lớp nhận xét, đánh giá.

2.HĐ 2: HTKT - LTTH Nhận biết: (5 phút)

(29)

- Chiếu tranh cho HS quan sát tranh, hỏi

+ Em nhìn thấy gì trong tranh?

- GV tóm tắt nội dung, vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Vầng trăng sáng lấp ló sau rặng tre."

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: ang, ăng, âng. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + …vầng trăng sáng lấp ló sau rặng tre.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

"Vầng trăng sáng /lấp ló /sau rặng tre."

- HS quan sát.

Đọc:(20 phút) a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Chiếu 3 vần. Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm ng đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước âm ng là a, ă, â

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần ang, ăng, âng yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

ang: a - ngờ - ang ăng: ă - ngờ - ăn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS đọc trơn.. GV cho từ ngữ khoai sọ xuất hiện dưới tranh. - GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần oai trong khoai sọ phân tích và đánh vần khoai sọ đọc trơn từ

- GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt. GV cho từ ngữ khoai sọ xuất hiện dưới tranh. - GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần oai trong khoai

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần am,âm và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ăm,âm - Phát triển

- Giúp học sinh ôn lại các tiếng có chứa vần uc, ưc; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu. Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh. Trả lời được câu hỏi đọc hiểu

+ Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần iêu,yêu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần iêu, yêu.. -

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ong, ông và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ong, ông.. - Phát

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần eng,iêng và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần eng, iêng2. - Phát

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ach và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ach.. - Phát triển lời