• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18 Ngày soạn: 1/1 / 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Bài 37: EM VUI HỌC TOÁN I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Hát và vận động theo nhịp, chơi trò chơi thông qua đó củng cooskix năng cộng, trừ các số trong phạm vi 10.

- Vẽ tranh biểu diễn phép cộng, phép trừ qua đó hiểu ý nghĩa phép cộng, phép trừ.

- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật gắn với các hoạt động tạo hình.

- Phát triển các năng lực toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bài hát

- Bút màu, giấy vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động 1: Cùng hát và giơ ngón tay biểu diễn phép tính: 15p

a. Hát và vận động theo nhịp

- Yêu cầu HS hát và vận động theo nhịp của bài hát. Ví dụ khi hát “Một với một là hai”

Thì HS giơ hai ngón tay( mỗi tay 1 ngón) để minh họa phép tính theo lời bài hát.

- Nhận xét.

b. Giơ ngón tay biểu diễn phép cộng, phép trừ.

- Yêu cầu HS thực hiện theo cặp: đọc phép tính, giơ ngón tay biểu diễn phép tính vừa đọc và ngược lại.

- Gv nhận xét.

- HS hát và vận động theo nhịp.

Chẳng hạn: 1 + 1 = 2; 2 + 2 = 4; 4 + 1

= 5

- HS thực hiện. Chẳng hạn: 1 + 1 = 2;

5 – 3 = 2

B. Hoạt động 2: Cùng nhau tạo hình - Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm:

Cùng nắm tay nhau tạo thành hình

- HS thực hiện theo nhóm

(2)

vuông , hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ, thay đổi tư thế tìm các cách tạo hình sáng tạo.

C. Hoạt động 3: Vẽ tranh rồi viết phép cộng, phép trừ thích hợp: 15p - GV treo các bức tranh.

- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm: Vẽ tranh rồi viết phép cộng, phép trừ rồi viết phép tính thích hợp với mỗi tình huống trong mỗi tranh.

- GV khuyến khích HS sáng tạo theo cách của các em.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát.

- HS thực hiện theo nhóm: Vẽ tranh rồi viết phép cộng, phép trừ rồi viết phép tính thích hợp với mỗi tình huống.

- HS trưng bày các sản phẩm của nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng.

- Các nhóm khác nhận xét.

E. Củng cố, dặn dò:5p

- Em nói cảm xúc sau giờ học.

- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

- Em nói về hoạt động còn lúng túng, nếu làm lại sẽ làm gì?

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS nêu.

--- TIẾNG VIỆ T

B

ÀI 18 :ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

- Đọc trơn từ, câu, đoạn ngắn. Củng cố cách ghép tiếng và đọc tiếng, từ, câu.

- Đọc và hiểu nghĩa của từ, câu, hiểu bài đọc dựa trên câu hỏi gợi ý II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 10 thẻ vần để HS thi ở HĐ1.

- Bảng ôn ở HĐ2a, 2b.

- Thẻ chữ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1.Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

*) HĐ 1. Nghe − nói: 10p

- Thi nói tên vật, con vật có chứa vần trong thẻ.

- Gọi học sinh đọc các vần ghi trên

- Đọc các vần ghi trên thẻ.

(3)

thẻ.

- Đưa tranh lên màn chiếu.

- Hướng dẫn cách thi: Đọc vần ghi trên thẻ, tìm từ có chứa vần trong thẻ.

Có thể dựa trên hình ảnh trên màn chiếu.

- Nhận xét, tuyên dương HĐ 2. Đọc

a) Đọc vần, từ ngữ: 15p

- Dán bảng phụ ghi các vần và từ ngữ lên bảng.

- Yêu cầu mỗi HS đọc 3 vần và 3 từ theo hàng dọc trong bảng.

VD: ac − bác sĩ;ăc − mặc áo; âc − giấc ngủ; oc − mái tóc,...

- Gọi hs đọc vần và từ ngữ giữa các nhóm (mỗi nhóm 1 HS thi).

b) Đọc hiểu: 10p

- Đưa tranh lên màn chiếubức tranh 1

? Bức tranh vẽ gì?

? Em thấy bạn nhỏ đang làm gì?

- Chốt lại nội dung tranh

- Đưa tranh lên màn chiếubức tranh 2

? Bức tranh vẽ gì?

? Em thấy bà đang làm gì?

- Chốt lại nội dung tranh

- Gọi học sinh đọc từ cho sẵn: rau, trâu

- Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm đôi. Đọc các từ đã cho, chọn từ cho mỗi chỗ trống ở từng câu rồi đọc câu đã đủ từ.

- Gọi học sinh đọc câu hoàn chỉnh.

- Nhận xét, tuyên dương.

Tiết 2 c) Đọc câu đố và giải đố: 5p

- Đưa tranh con kiến và bóng đèn cho hs quan sát

? tranh vẽ con gì?

- Quan sát.

- Mỗi em lên bắt thẻ và tìm từ chứa vần có trong thẻ. Việc tìm từ chỉ được diễn ra trong thời gian các bạn HS đếm từ 1 đến 10. Sau thời gian đó, nếu HS không tìm được từ chứa vần trên thẻ thì bị coi là thua cuộc.

- Lắng nghe.

- 1- 2 hs đọc cá nhân.

- Hs đọc theo nhóm đôi.

- Đại diện nhóm đọc.

- Quan sát tranh.

- Một bạn nhỏ và con trâu.

- Bạn nhỏ đang dắt trâu - Lắng nghe

- Quan sát tranh.

- Bà và những cây rau - Bà đang nhổ rau.

- Lắng nghe.

- 2-3 hs đọc.

- Cùng đọc từng từ, từng câu còn trống từ. Cùng chọn từ cho từng câu. Đọc câu hoàn chỉnh trong nhóm.

- đọc 1 câu hoàn chỉnh, nhận xét

- quan sát tranh - vẽ con kiến, bóng đèn - đọc câu đố

- tham gia giải đố - đọc từ giải đố

(4)

- Gọi hs đọc câu đố

- Yêu cầu mỗi HS xem từng tranh, đọc câu đố, đưa ra lời giải đố trong 1 phút cho mỗi câu đố.

- Gọi hs đọc từ giải đố: con kiến, đèn điện

- Nhận xét, tuyên dương.

d) Ghép tiếng thành từ ngữ: 5p - Phát cho hs bảng nhóm có ghi nội dung HĐ2d.

- Gọi 2 − 3 HS trong nhóm đọc các tiếng ở bên trái rồi đọc các tiếng ở bên phải trong từng bảng.

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm trao đổi để ghép từng cặp tiếng tạo thành từ ngữ trong vòng 3 phút

- Cho hs ghép tiếng giữa các nhóm - Chốt kết quả và nêu nhóm thắng cuộc, tuyên dương.

e) Đọc bài thơ: 10P

- Đọc mẫubài Cò biếtở sạch.

- Đọc tiếp nối từng câu cho đến hết bài - Đưa tranhtrong sgk nêu câu hỏi

? Bức tranh vẽ gì?

? con cò đang làm gì?

? cò tắm gội ở đâu?

- Nhận xét bài đọc và câu trả lời của từng HS.

- Gọi 1 HS khá đọc cả bài thơ.

g) Đọc bài đồng giao: 10P - Đọc mẫu bài Bắc kim thang.

- Gọi HS đọc tiếp nối từng câu cho đến hết bài.

- Yêu cầu học sinh đọc cá nhân từng câu trong bài và trả lời câu hỏi.

- Nêu câu hỏi:

? Con le le làm gì?

- Nhận xét bài đọc và câu trả lời của từng HS.

- Gọi 1 HS khá đọc cả bài đồng giao.

2. Củng cố, dặn dò: 5p

- Nhận bảng nhóm.

- Đọc các tiếng trong bảng.

- Chia nhóm thảo luận

- Mỗi nhóm cử 2 HS đọc từ ngữ đã ghép ở bảng ghép bên trái và bảng ghép bên phải.

- Lắng nghe

- Lắng nghe, nhận xét.

- Đọc tiếp nối từng câu

- Quan sát, đọc lại bài thơ và trả lời câu hỏi.

- Vẽ con cò, ở bờ sông...

- Đang tắm - Ở dưới sông - Đọc cả bài thơ.

- Lắng nghe.

- Đọc tiếp nối từng câu theo hàng dọc.

- Đọc bài và trả lời câu hỏi

- Đọc lại bài thơ và trả lời câu hỏi.

- Con le le đánh trống thổi kèn.

- Lắng nghe - Đọc cả bài.

(5)

- Nhận xét tiết học.

-Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo - Dặn dò học sinh về nhà ôn bài.

--- Ngày soạn: 2/1/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2021 Buổi sáng

TIẾNG VIỆT B

ÀI 18 :ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

- Đọc và hiểu nghĩa của từ, câu, hiểu bài đọc dựa trên câu hỏi gợi ý - Biết viết câu nói về một bức tranh.

- Thực hiện một bài kiểm tra cuối Học kì I.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt đông khởi động: 7p

- Tổ chức trò chơi ghép hoa: Các cánh hoa có vần đã học, HS ghép các từ chứa vần tương ứng.

- Phổ biến luật chơi.

- TC chơi.

2. Bài mới: 25p a. Giới thiệu bài b. Bài mới

* HĐ: Viết

a) Viết các vần, từ ngữ trong Tập viết 1, tập một (tuần 18).

- Yêu cầu học sinh lấy vở Tập viết 1, tập một (tuần 18) ra viết.

b) Viết một câu về tranh.

- Đưa tranh trong sgk

? Trong tranh có con gì?

? Nó đang làm gì?

- Yêu cầu học sinh viết lại câu trả lời vào vở.

?Khi viết ta cần chú ý điều gì ? - Yêu cầu 2 bạn cùng bạn đọc câu mình viết cho nhau nghe.

- Gọi 2- 3 học sinh đọc câu trước

- Thực hiện

- Viết bài trong vở tập viết.

- Quan sát tranh.

- con chuồn chuồn - nó đang bay...

- Viết 1 câu đã trả lời vào vở.

- Khi viết câu chữ cái mở đầu câu cần viết hoa, kết thúc câu viết dấu chấm câu.

- Đọc câu viết trong vở, nhận xét bài bạn.

(6)

lớp.

- Nhận xét, tuyên dương một số bài viết của học sinh.

2. Củng cố, dặn dò: 3p - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh về nhà ôn bài

- Lắng nghe, nhận xét.

--- TIẾNG VIỆT

PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - Phát phiếu cho HS đọc.

- Gọi HS lên đọc phiếu và trả lời câu hỏi với giáo viên.

PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I A BÀI KIỂM TRA ĐỌC, NGHE VÀ NÓI 1. Đọc các âm,vần sau:

ơ d th it ương ay inh

2 . Đọc các tiếng sau :

đa vượn tạch kính thú chùm chuột vương 3. Đọc đoạn đồng dao sau:

Tiếng chim

Tiếng con chim ri Tiếng con tú hú Gọi dì gọi cậu Gọi chú gọi dì Tiếng con sáo sậu Mà đi ra đồng.

Gọi cậu gọi cô Tiếng chim trích cồ Gọi cô gọi chú

4. Nói tên hai loài chim có trong bài ca dao trên

5. Nghe một trong hai câu hỏi và trả lời:

a. Nói tên hai loài chim em biết?

b. em thích nhất loài chim nào ?

(7)

--- TOÁN

ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10.

- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các năng lực toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh tình huồng như trong bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động: 5p

- Chơi trò chơi “Truyền điện” , “Đố bạn”ôn tập tính cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập:

25p Bài 1: Số

- GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau:

+ Đếm số lượng các con vật trong tranh, đọc số tương ứng.

+ Đếm và nói cho bạn nghe về số lượng các con vật vừa đếm được. Chẳng hạn HS chỉ vào hình vẽ thứ nhất, đếm và nói có bảy con gà, viết số 7.

- GV quan sát, nhận xét.

- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết số trong phạm vi 10.

- HS chơi trò chơi.

- HS nêu yêu cầu

- HS thực hiện - HS thực hiện

Bài 2 : > < =

a, Yêu cầu cá nhân HS suy nghĩ , tự so sánh hai số, sử dụng các dấu ( > < =) và viết kết quả vào vở

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm.

(8)

- GV nhận xét, chốt đáp án

3 < 8 4 > 0 10 >0 6 = 6 7 < 9 9 > 6 b, Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

- GV yêu cầu HS lấy các thẻ ghi số 5, 3, 9, 8. Đố bbạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.

- HS thực hiện.

Bài 3: Tính nhẩm

- Yêu cầu cá nhân HS tự làm bài: Tìm kết quả các phép cộng hoặc trừ nêu trong bài.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

6 + 3 = 9 5 + 5 = 10 8 – 2

= 6

1 + 8 = 9 9 + 0 = 9 6 – 6

= 0

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo vở, đặt câu hỏi cho nhau và noischo nhau về kết quả các phép tính tương ứng.

Bài 4:

- GV yêu cầu cá nhân HS quan sát từng tranh vẽ, nói cho bạn nghe hình vẽ được tạo thành từ những hình nào đã được học. Có bao nhiêu hình mỗi loại.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- HS quan sát từng tranh vẽ, nói cho bạn nghe hình vẽ được tạo thành từ 3 hình vuông, 8 hình tròn, 7 hình tam giác và 2 hình chữ nhật

b, Hình vễ bên trái gồm: 5 khối hộp chữ nhật và 3 khối lập phương. Hình vẽ bên phải gồm: 6 khối hộp chữ nhật và 2 khối lập phương.

Bài 5: Nêu phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ.

- GV yêu cầu cá nhân HS quan sát từng tranh vẽ,suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu qua bức tranh.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a, Có 4 bắp cải, bạn thỏ mang đi 1 bắp cải. Hỏi còn lại bao nhiêu bắp cải?

b, Có 5 bắp cải, bạn thỏ mang đến 2 bắp cải. Hỏi có tất cả bao nhiêu bắp cải?

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu qua bức tranh .

- Các nhóm bào cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Thành lập phép tính: 4 – 1 = 3 - Thành lập phép tính: 5 + 2 = 7

(9)

C. Hoạt động vận dụng: 3p

- GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.

E. Củng cố, dặn dò: 2p

- Em nói cảm xúc sau giờ học.

- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

- HS liên hệ thực tế.

--- Buổi chiều:

LUYỆN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh ôn lại các vần, tiếng, từ đã được học; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu. Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh. Trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn văn.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh trong SHS phóng to; tranh, ảnh

- Sách Thực hành Tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1. Khởi động (5’)

- GV cho HS hát - Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn làm bài tập (25’) Bài 4:( 73)

- Gv nêu yêu cầu bài 1: Ghép tiếng thành từ ngữ. Đọc các từ ngữ đã ghép.

- Cho hs đọc các tiếng theo hàng dọc.

- YC HS nối

- Gọi HS đọc các từ vừa nối.

- Nhận xét

- Gọi hs đọc lại bài Bài 2:

- Gv nêu yêu cầu bài: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu. Đọc câu đã hoàn thành.

- Yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu của bài.

- Cho HS quan sát tranh.

- Gọi HS nêu ND tranh - Cho Hs làm bài.

- Gv quan sát , giúp đỡ hs chậm.

- Cho HS đọc trước lớp.

-HS lắng nghe.

-HS mở vở.

- HS lắng nghe.

- Hs đọc - Hs đọc bài - Hs trả lời

- Nhận xét câu trả lời của bạn - Hs đọc lại bài

- HS nhắc lại bài.

- Hs quan sát - HS nêu.

- HS đọc

(10)

- Nhận xét.

Bài 3:

- Gv nêu yêu cầu bài: Đọc câu đố và giải đố.

- Cho HS nhắc lại yêu cầu của bài - Cho HS quan sát tranh.

- Gọi HS nêu ND tranh - Gọi HS đọc bài.

- Gọi HS nêu câu đố.

- Gọi hs trả lời - Nhận xét

- Gv chốt và kết luận 3. Củng cố - Dặn dò (5’) - Hôm nay học bài gì?

- Về học bài, viết lại chữ đã học - Chuẩn bị bài sau.

- Hs nhắc lại - Quan sát - Hs trả lời - HS nêu - Nhận xét - Hs lắng nghe - Hs trả lời

- Hs lắng nghe và thực hiện

--- LUYỆN TOÁN

ÔN TẬP BÀI EM VUI HỌC TOÁN I. MỤC TIÊU

- Củng cố về nhận biết hình, phép trừ trong phạm vi 10

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Biết viết các phép trừ trong phạm vi 10.

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.

- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1. Khởi động: 3p

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài.

b) Hướng dẫn HS làm bài tập.

* Bài 1 ( 58): Tô màu theo ý thích - GV nêu yêu cầu. Cho nhắc lại yêu cầu - Yêu cầu hs làm bài

- HD học sinh làm bài

- Gọi hs lên nêu tên 1 số hình - Nhận xét

- Gv chốt

* Bài 2(58): Tính để biết nơi sống của mỗi con vật

- Gv nêu yêu cầu của bài

- HS nhắc lại yêu cầu - HS làm bài

- Hs nêu

- Nhận xét bài làm của bạn

(11)

- Yêu cầu hs nhắc lại yêu cầu - Gọi HS làm bài

- Cho HS trao đổi cặp, làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ HS - Nhận xét

Bàia 3: (58): Điền dấu +, -, = thích hợp vào chỗ chấm

- Gv nêu YC

- Gọi HS nhắc lại YC

- YC HS thực hiện trong vBT - Gọi HS đọc bài

3. Củng cố- dặn dò

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Nhắc nhở các em về chuẩn bị bài sau.

- HS nhắc lại yêu cầu - HS trao đổi cặp, làm bài - Hs thực hiện

- Thực hiện

- Hs nhắc lại - Hs lắng nghe

--- Ngày soạn: 3/1/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2021 TIẾNG VIỆT

PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - Phát phiếu cho HS đọc.

- HS tự làm vào phiếu.

PHIẾU KIỂM TRA VIẾT

Làm bài ra giấy trong thời gian 30 phút

1. Đọc các tiếng. Nối tiếng thành từ ngữ

2. Điền g hoặc gh vào chỗ trống .

Con ….ấu con ….ẹ

3. Tìm từ điền vào chỗ trống để thành câu.

câu cánh Việt xe

Nam trượt chim đạp

(12)

Bạn ……rau trong vườn các cô chú công nhân …..nhà

4. Viết một câu cho học sinh viết.

……….

………

--- TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh ôn lại các vần, tiếng, từ đã được học; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu. Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh. Trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn văn.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bảng phụ

- Sách VBTTV1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1. Khởi động (5’)

- GV cho HS hát - Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn làm bài tập (25’)

Bài 1: Điền tên các con vật, đồ vật, cây cối vào chỗ trống.

- Gv nêu yêu cầu bài 1:

- Đưa tranh cho sát quan sát và nêu nội dung các tranh.

- Nhận xét

- YC HS điền tên các con vật, đồ vật, cây cối vào chỗ trống.

- Gọi hs đọc các từ đã điền được.

- Nhận xét Bài 2:

- Gv nêu yêu cầu bài: Tạo tiếng có vần ở dòng trên rồi viết vào dòng dưới,

- Yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu của bài.

- Cho Hs đọc các vần theo nhóm đôi.

- Gv gọi HS đọc các vần.

- Gv yêu cầu HS viết tiếng chứa vần.

- Gọ HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS mở vở.

- HS lắng nghe.

- Hs thực hiện - Hs trả lời - Thực hiện

- HS đọc - HS viết

(13)

- Gọi Hs đọc lại các tiền vừa tìm được - Nhận xét.

Bài 3:

- Gv nêu yêu cầu bài: Nối tiếng để thành từ ngữ.

- Cho HS nhắc lại yêu cầu của bài - Gọi hs đọc các tiếng theo hàng dọc.

- Cho HS nối.

- Gọi HS đọc các từ đã nối được - Nhận xét

- Gv chốt và kết luận 3. Củng cố - Dặn dò (5’) - Hôm nay học bài gì?

- Về học bài, viết lại chữ đã học - Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc

- Hs nhắc lại - Hs đọc

- HS thực hiện - Nhận xét - Hs lắng nghe - Hs trả lời

- Hs lắng nghe và thực hiện ---

TOÁN

Kiểm tra cuối học kì I I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm

)

Câu 1. Điền dấu vào phép tính sau 5 + 2 ….. 8 A. > B. < C. =

Câu 2. 7 gồm mấy và mấy ?

A. 3 và 4 B. 3 và 1 C.3 và 3 Câu 3. Kết quả của phép tính : 10 – 5 – 0 = …..

A. 4 B. 5 C.3 Câu 4. 7 bớt 4 còn mấy ?

A. 5 B. 3 C. 2

Câu 5. 6 và 2 được mấy ?

A. 9 B. 8 C.7

Câu 6: Hình bên là :

(14)

A.Khối lập phương B.Khối hộp chữ nhật C.Hình vuông

Câu 7: Nối ?

II. TỰ LUẬN : (3 điểm)

Bài 1:(1 điểm) Số ?

+ 2 - 5

- 2 +3

Bài 2: (1 điểm) Điền > < =

6 ….. 8 – 2 9 + 1 ….. 7 + 1 3 – 1 …4

7 4

(15)

Bài 3: ( 1 điểm ) Viết phép tính thích hợp

--- Ngày soạn: 4/1/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2021 HĐTN

CHỦ ĐỀ 5: KHÁM PHÁ BÀN TAY KỲ DIỆU I.MỤC TIÊU

- HS rèn luyện việc trao đổi yêu thương từ đôi bàn tay với mọi người xung quanh.

- HS thực hành những hành vi yêu thương từ đôi bàn tay.

- HS viết lại được những việc làm tốt từ đôi bàn tay.

II.CHUẨN BỊ

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm 1; tranh ảnh minh họa trong SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 5p

- Cho lớp múa hát theo nhạc.

2.Bài mới(26’):

a. GV giới thiệu bài

b, Các hoạt đông dạy học:

* HĐ1: Yêu thương từ bàn tay em.

( Nhiệm vụ 3)

- thực hiện

(16)

Mục tiêu: HS thực hành những hành vi yêu thương từ đôi bàn tay.

Phương pháp và hình thức: theo nhóm.

- GV yêu cầu: Nêu những việc làm tốt mà em có thể làm cho mọi người.

- Tranh vẽ gì?

- Đôi bàn tay của em đã làm những việc tốt gì cho mọi người.

- GV hướng dẫn hành vi mẫu: Nói những việc làm yêu thương từ đôi bàn tay.

- GV hỏi: Bàn tay em để làm gì?

- GV giải thích một số từ để HS rõ từ đó gồm những hành vi nào.

- GV tổ chức cho HS hoạt nhóm: Thể hiện hành vi yêu thương

- GV: Bàn tay, bàn tay - GV nói: Chào hỏi - GV nói: An ủi bạn….

- GV nhắc HS một số việc làm chưa tốt của bàn tay: đẩy bạn, giật tóc bạn, ném đồ…dặn HS không nên làm những việc xấu, hãy làm những việc tốt từ đôi bàn tay mình.

- GV nhận xét và nhắc nhở HS luôn thực hiện những việc tốt từ đôi bàn tay

* HĐ2: Tạo bàn tay kì diệu

*)Mục tiêu: HS viết lại được những việc

- HS nêu những việc đôi bàn tay mình làm được..

- Em ôm ông bà, em ôm bô, em giúp mẹ quét nhà

-Tình huống 1: Thưa cô, cô để em mang đỡ cho ạ!

-Tình huống 2:Lớp bẩn quá, các bạn ơi nhặt rác nào.

-Tình huống 3: Bàn tay vẫy em, em ơi ra đây chơi với chị.

-Tình huống 4:Để tớ giúp bạn mang áo mưa nhé.

- Tình huống 5: Bố ơi, để con xách dép cho bố.

- Tình huống 6: Tớ ở nhà để xao bóp chân cho ông.

-HS trả lời: bàn tay em để ôm bố, mẹ; bàn tay em giúp mẹ việc nhà;…

- HS thực hiện

- HS: Bàn tay là để làm gì?

- HS thể hiện giơ tay, bắt tay nhau.

- HS: Bàn tay là để làm gì?

- HS: vỗ về vai bạn….

- HS nghe.

-HS nghe

(17)

làm tốt từ đôi bàn tay.

*)Phương pháp và hình thức: cá nhân - Yêu cầu HS từ những tấm bìa hãy vẽ/xé/cắt thành các hình bàn tay của mình. Mỗi em có thể làm 2-3 bàn tay.

- GV hướng dẫn HS viết/vẽ những việc làm tốt của mình vào các bàn tay ấy.

Nhắc HS ghi tên của mình vào các bàn tay.

- GV hỏi: Em đã làm được bao nhiêu việc tốt?

- GV dặn HS nhớ vị trí treo bàn tay của mình và trong tuần các em hãy bổ sung những việc làm tốt của mình để buổi sau GV sẽ xem ai làm được nhiều việc tốt.

- GV nhận xét, tổng kết.

3. Củng cố (4’)

- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện những việc tốt từ đôi bàn tay mình?

-Nhận xét giờ học

- HS cắt bàn tay theo HD của GV

- HS thực hiện.

-HS thực hiện, và treo bàn tay mình làm lên “ Cây việc tốt” của lớp.

-HS trả lời

- HS nghe và thực hiện ---

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TẬP VIẾT TUẦN 18 I/ MỤC TIÊU:

- Biết viết chữ ghi vần thuộc các nhóm đã học : oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu ong, ung, uông, ương, iếc, uốc, ước.

- Biết viết từ ngữ: hươu sao, cuộc họp , hoa súng ,rạp xiếc ,ghế xoay, yểu điệu.

- Biết viết đoạn thơ ngắn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng mẫu các chữ cái kiểu viết thường.

- Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và chữ viết thường .oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu ong, ung, uông, ương, iếc, uốc, ước. hươu sao, cuộc họp , hoa súng ,rạp xiếc ,ghế xoay, yểu điệu.

- Tranh ảnh: hươu sao, cuộc họp , hoa súng ,rạp xiếc ,ghế xoay, yểu điệu.

- Tập viết 1 ,bút mực cho học sinh III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Tiết 1

1. Hoạt động khởi động : 5P

(18)

HĐ1 Chơi trò chơi chuyền thẻ đọc từ Gv hướng dẫn cách chơi

Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá

HĐ2: Nhận diện các tổ hợp chữ cái ghi vần : 15P

Gv chỉ từng vần và yêu cầu học sinh đọc

3. Hoạt động luyện tập

HĐ3: Viết chữ ghi vần : 15P.

Gv làm mẫu hướng dẫn viết từng chữ ghi vần :

oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu ong, ung, uông, ương, iếc, uốc, ước.

Mỗi vần giáo viên hướng dẫn 1-2 lần chú ý điểm đặt bútở từng vần .

Gv quan sát giúp đỡ học sinh Nhận xét phần viết của học sinh.

Nghỉ giải lao Tiết 2

* Hoạt động 4 : Viết từ ngữ : 30P Giáo viên đọc từng từ ngữ và làm mẫu , Hướng dẫn học sinh viết các từ :

hươu sao, cuộc họp , hoa súng ,rạp xiếc ghế xoay, yểu điệu

GV nhận xét một số bài viết HĐ 5 Viết đoạn thơ ngắn.

Gv đọc đoạn thơ:

Cả lớp thực hiện

Nghe giáo viên hướng dẫn

Học sinh thực hiện trong nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.

Hs nhìn vào thẻ chữ và đọc theo chỉ dẫn của giáo viên.

oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu ong, ung, uông, ương, iếc, uốc, ước.

Cả lớp nghe

Hs thực hiện viết

Học sinh nghe gv đọc

Hs viết từng từ ngữ.

(19)

Con ong chăm chỉ

Lưng nó cong cong Đi khắp cánh đồng Tìm hoa gây mật.

Gv hướng dẫn viết chữ tiếp theo chữ hoa đầu mỗi dòng thơ.

Nhận xét bài viết của học sinh và chọn ra 3 bài viết đúng ,đẹp nhất lớp để trưng bày trong góc học tiếng việt.

4. Củng cố và dặn dò : 5P

- Cho HS đọc lại một số tiếng, từ trên bảng.

- Nhận xét tiết học

HS nghe giáo viên đọc.

1-2 học sinh đọc cả đoạn thơ

Hs thực hiện viết dòng thơ và đủ đoạn thơ.

Nhận xét và bình chọn

- Lắng nghe

--- Ngày soạn: 5/1/ 2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2021 Buổi sáng:

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 1. Tổ chức cho hs đọc lại các vần đã học.

2. Tổ chức cho HS đọc các bài đọc:

Bà ngoại

Mẹ và Lan về thăm bà ngoại. Nhà bà rất mát mẻ và sạch sẽ. Bà cho Lan đủ thứ: bánh táo, sô – cô – la và gà rán.

Câu hỏi: Bà cho Lan những gì?

Bạn thân

Thành, Quế và Hoa là bạn thân. Ngày nghỉ, ba bạn rủ nhau tập đá cầu, tập làm toán và vẽ tranh.

Câu hỏi: Vào ngày nghỉ, ba bạn rủ nhau làm gì?

(20)

Hoa ban

Vào tháng tư, qua Tây Bắc bạn sẽ thấy bạt ngàn hoa ban, Hoa nở rộ, trắng xóa.

Câu hỏi: Hoa ban có màu gì?

3. Tổ chức cho HS ôn lại các quy tắc chính tả:

- Điền

c

hay

k

:

cây ...ảnh cái ...ính

bờ ...át …..ế hoạch - Điền

ng

hay

ngh

:

ngộ ...ĩnh cây ...ô

ba ...ả ngẫm ...ĩ --- Buổi chiều

TIẾNG VIỆT

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

SINH HOẠT NHẬN XÉT TUẦN 18

- Giúp học sinh thấy được ưu, nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua.

- Đánh giá ý thức của học sinh.

- HS có thói quen phê và tự phê.

- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II. NỘI DUNG:

1. Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần qua:

a. Về nề nếp học tập:

- Các tổ trưởng nhận xét về tình hình học tập của các bạn trong nhóm mình.

- Nêu đánh giá, xếp loại các thành viên trong nhóm.

- Giáo viên nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần qua . b. Về nề nếp quy định của nhà trường:

+ Các em thực hiện tương đối tốt các nội quy của lớp, của trường.

- Tồn tại:

+ Nề nếp xếp hàng ra vào lớp còn chưa nhanh.

2. Phương hướng tuần sau:

- Nhanh ổn định các nề nếp của trường, lớp.

(21)

- Khắc phục dần những khuyết điểm còn mắc.

Phần 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Chủ đề 5: KHÁM PHÁ BÀN TAY KÌ DIỆU I. MỤC TIÊU:

- Sau bài học học sinh:

+ Nghe- hiểu được ý nghĩa của Tết truyền thống.

+ Biết nói lời chúc Tết với các thành viên trong gia đình vài bạn bè.

- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp: cùng các bạn tham gia tập thể dục, múa hát giữa giờ để rèn luyện sức khỏe.

II. DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, video

- Sách hoạt động trải nghiệm

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Các hoạt động của gv Các hoạt động của hs 1. HĐ khởi động: 3p

- Gv cho hs hát 1 bài hát: Sắp đến Tết rồi

2. HĐ khám phá: 15p

a. Tìm hiểu về ngày Tết truyền thống

- Đưa video về ngày Tết.

- Các con thấy gì trong vi deo?

- Gv NX

- Gv Nêu: Tết Nguyên Đán là một dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm. Mọi

người tạm gác công việc chính

để dành thời gian về quê thăm gia đình, cùng sum họp, đoàn viên bên nhau sau một năm dài xa cách. Về quê để được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại nhà, ngôi mộ, giếng nước, sân nhà,…

được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương bên gia đình và người thân. Về quê để được cùng quây quần bên nồi bánh chưng đêm 30 Tết, cùng nhau ngồi bên mâm cơm ngày Tết ấm cúng.

- Vào ngày Tết các con thường được bố

- Cả lớp vừa hát vừa vận động

- Hs lắng nghe

- Hs chia sẻ trong nhóm

(22)

mẹ mua cho những gì?

- Các con đã gửi những lời chúc Tết cho ông bà, bố mẹ, và các thành viên trong gia đình mình như thế nào?

- Gv nhận xét

* Củng cố, dặn dò: 2p - Nhận xét tiết học

- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bì bài sau

- Hs nêu

- Hs lắng nghe

Nguyễn Huệ, ngày …… tháng …. năm 2020 Tổ trưởng ký duyệt

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS đọc trơn.. GV cho từ ngữ khoai sọ xuất hiện dưới tranh. - GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần oai trong khoai sọ phân tích và đánh vần khoai sọ đọc trơn từ

- Nhận biết và đọc đúng các vần ui, ưi; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ui, ưi; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã

- Nhận biết và đọc đúng các vần oai, uê, uy; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oai, uê, uy; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội

- Nhận biết và đọc đúng các vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ac, ăc, âc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung

- Nhận biết và đọc đúng các vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ac, ăc, âc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần ôn-ơn và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ôn, ơn - Phát triển

- Nhận biết và đọc,viết đúng các vần ut, ưt, tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ut, ưt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.. -

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ôn,ơn và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ôn,ơn.. - Phát triển