• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
54
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8 NS: 18/10/2021

NG: 25/10/2021

Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2021 SINH HOẠT DƯỚI CỜ

TUYÊN DƯƠNG TẤM GƯƠNG NHI ĐỔNG CHĂM NGOAN I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Biết đánh giá kết quả hoạt động;

- Biết chia sẻ, trình bày, hợp tác cùng các bạn.

- Rèn ý thức tự lực, tự chủ, kĩ năng thiết kế tổ chức hoạt động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; Phần thưởng cho tất cả các Sao nhi đồng chăm ngoan; Kịch bản lễ tuyên dương.

- Học sinh:Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15’)

- Giáo viên hướng dẫn HS tập trung trên sân cùng HS cả trường theo vị trí được phân công.

- Gv quản học sinh nghiêm túc tham gia chào cờ.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- Giáo viên trực ban nhận xét phần thực hiện nghi lễ chào cờ

- GV TPT triển khai kế hoạch của Đội - Cho hs vào lớp

2. SHDC: Tuyên dương tấm gương nhi đồng chăm ngoan (18’)

* Tổng kết: nêu số lượng đạt danh hiệu Sao nhi đồng chăm ngoan.Những thành tích nổi bật, hành động ấn tượng đáng học tập của những cá nhân, tập thể.

* Công bố giải thưởng của các Sao -YC HS HD chương trình

- HS xếp hàng và nghe theo sự HD của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV - Hs thực hiện nghi lễ chào cờ: chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca.

- Nghe giáo viên trực ban nhận xét.

- Nghe cô Tổng phụ trách triển khai các kế hoạch của Đội

-Hs đi theo hàng về lớp.

-HS lắng nghe

-HS thực hiện

- HS dẫn chương trình mời trưởng sao của các Sao đạt thành tích xuất sắc lên sân khấu nhận quà lưu niệm.

- HS dẫn chương trình mời các bạn đạt thành tích lên chia sẻ với các bạn

- Tổ chức các Sao nhi đồng chăm ngoan kể về những hành động tốt, trong đó có những hành động yêu thương của mình và trả lời câu hỏi của

(2)

* Đánh giá

- GV phụ trách nhận xét tinh thần thái độ, kỉ luật HS khi tham gia hoạt động.

- Nhận xét tinh thần, kỉ luật của các Sao

* Vận dụng, sáng tạo

- GV yêu cầu HS về nhà trao đổi với người thân các biện pháp giúp em rèn luyện tốt hơn, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

- HS tập biểu diễn để tham gia các hoạt động của trường.

* Tổng kết, dặndò (2’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS…

các bạn trong lớp.

+ HS kể và trả lời câu hỏi của các bạn - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các que tính. Một số tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện” về phép tính cộng trong phạm vi 10.

- Chia sẻ: Cách cộng nhẩm của mình;

Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài 1. Số (5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài - Cho cá nhân HS làm bài 1:

- HS tham gia chơi

- HS chia sẻ

-HS nhặc lại tên bài

- 3 HS nêu yêu cầu - HS thực hiện

(3)

+ Quan sát tranh minh hoạ và quan sát các thanh chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài. Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.

+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? . Bài 2. Chọn phép tính với kết quả đúng (7’)

- GV nêu yêu cầu - Cho HS tự làm bài 2:

+ Quan sát tranh minh hoạ các số ghi trên mỗi cái xẻng treo trên giá và các phép tính được nêu trên mặt các xô.

- YC HS thảo luận

- GV chốt lại cách làm bài.

Bài 3. Tính (7’) - GV nêu yêu cầu bài

- YC HS dựa vào các phép cộng trong phạm vi 10 để làm

- HS tự làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài. Nhận xét kết quả của các phép tính trong mỗi cột và giải thích cho bạn nghe. Chẳng hạn: 7 + 1 = 8; 1+7 = 8; vậy 7 cộng 1 cũng bằng 1 cộng 7.

- GV chốt lại cách làm bài.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm(8’) Bài 4: Nêu phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ.

- GV nêu yêu cầu bài

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng Ví dụ câu a): Trong hàng rào có 4 con gà. Có 3 con gà đang đi đến. Có tất cả bao nhiêu con gà? Ta có phép cộng: 4 + 3 = 7. Vậy có tất cả 7 con gà.

Vậy phép tính thích hợp là 4 + 3 = 7

* HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10

* Củng cố - dặn dò (3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà HS thực hành và học thuộc

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống đã cho cùng phép tính tương ứng.

- HS nêu kết quả.

-2 HS nhắc lại yêu cầu

+ Tìm kết quả các phép cộng nêu trên và chọn số thích họp ghi trên xẻng.

+ Thảo luận với bạn về cách làm. Chia sẻ trước lớp.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu

-HS làm bài

- HS tự làm bài

-2 HS nhắc lại yêu cầu

-HS qs làm bài vào vở trường hợp còn lại.

-Em có 3 bông hoa, Hà cho em 6 bông hoa. Có tất cả bao nhiêu bông hoa.

- HS ghi nhớ, thực hiện

(4)

các phép cộng trong phạm vi 10

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 5: TRƯỜNG HỌC CỦA EM(TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nói được tên , địa chỉ của trường mình . Xác định được vị trí các khu vực , các phòng của trường học và kể được tên một số đồ dùng có ở trường học .Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ . Kể được tên các hoạt động chính ở trường học : nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó .

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về trường học , các thành viên và hoạt động trường học , Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về trường học , hoạt động ở trường học .

- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng của trường học . Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè , GV và các thành viên khác trong nhà trường .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1: Các khu vực và các phòng trong trường học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3’)

-GV cho lớp hát 1 bài em yêu trường em + Hãy nói tên trường và địa chỉ trường của em ,

+ Em thích nhất điều gì ở trường ? - Giới thiệu bài: Bài 5: Trường học của em(T1)

2. Hình thành kiến thức mới (13’)

* HĐ Khám phá: Tìm hiểu trường học của bạn Hà

- HS quan sát các hình ở trang 34 , 35 trong SGK, TL cặp đôi để trả lời các câu hỏi :

+ Trường học của bạn Hà có những khu vực nào , phòng học nào ?

+ Chúng ở đâu ?

-GV yêu cầu HS trình bày kết quả

- Hát -HS trả lời - Lắng nghe

-HS quan sát

-HS tìm hiểu và làm việc theo cặp

-Đại diện trình bày kết quả

-Trường học của bạn Hà có sân trường, vườn trường , khu vệ sinh và nhiều phòng : phòng học , phòng ban giám hiệu , phòng hội đồng , phòng

(5)

- GV cùng HS nhận xét ,kl.

3. HĐ Vận dụng, thực hành (14’):

- GV cho HS đi tham quan trường : các khu vực trước sân trường , vườn trường , khu vệ sinh , ... ) , sau đó lần lượt đến các phòng . Đến mỗi nơi , HS tìm hiểu xem có đồ dùng gì ?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :

+ Trường em có những khu vực và phòng nào ?

+ Kể tên một số đồ dùng có ở trường em - HS làm câu 1 , 2 của Bài 5 (VBT) - GV yêu cầu HS trình bày kết quả - HS khác nhận xét , bổ sung . GV bình luận , hoàn thiện phần trình bày các nhóm .

- GV hỏi : Các em làm gì để giữ gìn đồ dùng có ở trường ?

- GV cùng HS nhận xét, KL

**Một số hoạt động chính ở trường học

- Yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 36 , 37 trong SGK, TL nhóm 4 để trả lời các câu hỏi :

+ Nói về một số hoạt động ở trường học trong các hình 1 - 4 trang 36 ( SGK ) . + Những hoạt động nào trong các hình 1 -4 trang 37 ( SGK ) không an toàn cho bản thân và người khác ?

-GV yêu cầu HS trình bày kết quả

- GV cùng HS nhận xét bổ sung

* GT các hoạt động ở trường mình

truyền thống , phòng y tế ở tầng 1 ,

-HS xếp đôi đi tham quan

HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :

-HS làm vào vở Bài tập

-Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp .

-Với bàn ghế – lau chùi , không viết , vẽ bẩn , không đứng lên ; với đồ điện như quạt thì phải bật , tắt đúng cách ; với vòi nước , khi không sử dụng thì khoá vòi ;

- HS quan sát, TL nhóm

-Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp

- Một số hoạt động thể hiện là an toàn ở các hình : chào cờ ở sân trường , thảo luận nhóm trong lớp , làm việc trong thư viện , chăm sóc cây ở vườn trường , hoạt động đuổi nhau ở cầu thang , hoạt động du cành cây là không an toàn cho bản thân và người khác

(6)

- GV yêu cầu HS TL nhóm 4, TLCH : + Kể về một số hoạt động diễn ra ở trường mình .

+ Em thích tham gia vào những hoạt động nào ? Vì sao ?

- Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp .

-- GV cùng HS theo dõi, bổ sung

* Củng cố, dặn dò (3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS

-HS thảo luận theo nhóm 4, TLCH Các thành viên quan sát chia sẻ thống nhất trong nhóm.

- Lần lượt đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.

- HS nhận xét nhóm bạn -Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

TIẾNG VIỆT

Bài 40: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm vững cách đọc các vần om, ôm, ơm, em, êm, im, um, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi;

cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần om, ôm, ơm, em, êm, im, um, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển kĩ năng viết thông qua viết câu có những từ ngữ chứa một số vần đã học. Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua truyện kể Hai người bạn và con gấu.

Qua câu chuyện, HS bước đầu được rèn luyện kĩ năng đánh giá tình huống, xử lí vấn đề trong các tình huống và kĩ năng hợp tác.

- Giáo dục HS rèn luyện kĩ năng đánh giá tình huống, xử lí vấn đề trong các tình huống và kĩ năng hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: tranh minh họa SGK, bộ học vần, bảng phụ - Học sinh: SGK, Vở tập viết, bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.HĐ khởi động (5’)

- GV tổ chức HS chơi trò chơi: “Trời mưa, trời mưa”

- Quản trò: (hô): Trời mưa, trời mưa - Quản trò: Mưa nhỏ

- Quản trò: Trời chuyển mưa rào - Quản trò: Sấm nổ

- Quản trò: Đã 9 giờ tối

- HS tham gia chơi trò chơi

+ Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu)

+ Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)

+ Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)

+ Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần)

+ Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp

(7)

- Quản trò: Trời đã sáng tỏ - Quản trò: Rủ nhau tới trường -GV giới thiệu bài, ghi bảng

2. HĐ hình thành kiến thức mới (12’)

* Đọc tiếng

- GV yêu cầu HS đọc các tiếng trong SGK

- GV quan sát. Sửa lỗi phát âm cho HS.

* Đọc từ:

- GV cho HS đọc trơn các từ, GV chỉ không theo thứ tự. Đối với HS không đọc trơn được thì yêu cầu HS đánh vần rồi đọc trơn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đoạn:

- GV treo bảng phụ đoạn văn.

- Yêu cầu hs đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng chứa các âm vừa ôn trong tuần.

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc mẫu lần 2.

- Yêu cầu HS đọc trơn

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

+ Nhím con ra bãi cỏ để làm gì?

+ Nhím thấy gì ngoài bãi cỏ?

+ Em chọn từ nào để khen ngợi nhím:

“thông minh” hay “tốt bụng”? Tại sao em chọn từ đó.

- GV nhận xét, tuyên dương Viết: (13’)

- GV vừa hướng dẫn vừa viết mẫu lên bảng

+Lưu ý hs các nét nối giữa các con chữ, vị trí các dấu thanh, khoảng các giữa các con chữ, giữa các tiếng.

- YC hs viết vào vở Tập viết 1 tập một + GV nhắc hs viết đúng tư thế khi ngồi viết.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

vào nhau, đưa lên sát má, nghiêng đầu) + Cả lớp: Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy)

+ Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay lên bàn)

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh

-HS nhận xét bạn.

- HS theo dõi

- HS đọc thầm và nêu: Nhím, bãi, tìm, thấy, chín, vội, chạy, gọi, hai, lại.

- HS lắng nghe - HS đọc theo Gv

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS trả lời.

+ tìm cái ăn

+ vô số quả chín và thơm ngon

+ tốt bụng vì nhím biết nghĩ đến bạn, biết chia sẻ với bạn

- 3 hs đọc to từ cần viết - HS chú ý lắng nghe

- HS viết vào vở

- Quan sát, nhận xét đánh giá bài viết của bạn.

(8)

- GV nhận xét, đánh giá.

3. HĐ vận dụng (3’)

Kể tên các đồ vật, con vật có chứa các vần đã được học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nhận xét giờ học,tuyên dương HS.

- Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- HS kể.

- Lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (10’)

*GV Kể chuyện: Hai người bạn và con gấu

? Hãy kể tên các loại thú dữ?

- GV cho Hs xem 4 bức tranh trong bài kể chuyện SGK/93 và hỏi:

• Trong tranh có nhân vật gì?

• Nhân vật đó đang làm gì?

- Dẫn: Để biết con gấu và hai người kia đang làm gì, chúng ta cùng nghe câu

chuyện: Hai người bạn và con gấu.

HAI NGƯỜI BẠN VÀ CON GẤU Một ngày nọ, có hai người bạn, một béo một gấy, cùng nhau vào rừng. Đột nhiên có một con gấu xuất hiện. Chàng gầy liền nhanh chân trèo lên cây và nấp sau các cành cây. Còn chàng béo do không chạy được nhanh nên đã nằm xuống đất và giả chết.

Khi con gấu tới, nó ngửi khắp người chàng béo và nhanh chóng rời đi vì tưởng rằng anh đã chết. Anh chàng gấy từ trên cây leo xuống và đến hỏi thăm chàng béo:

“Cậu không sao chứ? Con gấu đã thì thấm điều gì với cậu thế?”

Chàng béo nhìn chàng gấy với vẻ thất vọng và trả lời: “Gấu nói với tớ là không nên chơi với người bạn bỏ mình khi gặp nguy hiểm”

* Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi

- Hs thực hiện - Lắng nghe.

- HS trả lời

- HS quan sát tranh, trả lời:

- HS lắng nghe

(9)

- GV treo 4 bức tranh lên bảng giới thiệu câu chuyện.

- GV kể lần 1

- GV kể lần 2 theo từng đoạn kết hợp chỉ tranh minh họa. Gv đặt câu hỏi khai thác nội dung câu chuyện.

Đoạn 1: Từ đầu đến một con gấu xuất hiện. GV hỏi HS:

1. Hai người bạn đi đâu?

2. Trên đường đi, chuyện gì xảy ra với họ?

Đoạn 2: Tiếp theo đến giả chết. GV hỏi HS:

3. Họ làm gì khi nhìn thấy con gấu?

- Anh gầy làm gì khi nhìn thấy con gấu?

- Anh béo làm gì để đánh lừa con gấu?

Đoạn 3: Tiếp theo đến tưởng rằng anh đã chết. GV hỏi HS:

4. Con gấu làm gì chàng béo?

5. Vì sao con gấu bỏ đi?

Đoạn 4: Tiếp theo đến hết. GV hỏi HS:

6. Anh gầy hỏi anh béo điều gì?

7. Anh béo trả lời anh gầy thế nào?

8. Theo em, anh gầy có phải là người bạn tốt không? Tại sao?

- GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể.

- GV chốt, nhận xét, chỉnh sửa để HS nói đủ câu, tuyên dương hs nói tốt.

3. HĐ luyện tập, thực hành (15’)

* Học sinh kể chuyện

- HS quan sát

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh.

- HS nghe và trả lời:

- Dự kiến:

. cùng nhau vào rừng

. Đột nhiên có một con gấu xuất hiện

- HS nghe và trả lời.

Dự kiến:

. Chàng gầy liền nhanh chân trèo lên cây và nấp sau các cành cây . Chàng béo do không chạy được nhanh nên đã nằm xuống đất và giả chết.

- HS nghe và trả lời:

- Dự kiến:

. nó ngửi khắp người chàng béo và nhanh chóng rời đi

. vì tưởng rằng anh đã chết - HS nghe và trả lời. Dự kiến:

. Cậu không sao chứ? Con gấu đã thì thấm điều gì với cậu thế?

. Gấu nói với tớ là không nên chơi với người bạn bỏ mình khi gặp nguy hiểm

. HS trả lời

(10)

- Yêu cầu hs kể theo nhóm 4 và kể chuyện theo tranh.

YC cầu hs kể từng đoạn câu chuyện - GV tuyên dương nhóm kể tốt.

- Yêu cầu hs kể lại toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét, tuyên dương

Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm (3’) - GV chuẩn bị một số đồ vật như: hình ảnh các con vật.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6, đóng kịch, xử lý tình huống tương tự như trong câu chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương

* Củng cố - dặn dò (2’)

- GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp tại nhà. Kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện Hai người bạn và con gấu. Truyện kể không nhất thiết phải đầy đủ và chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản và kể lại.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài tiết sau.

- HS kể chuyện trong nhóm sau đó đại diện các nhóm lên thi đua kể trước lớp.

- 1 vài hs kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung - HS quan sát

- Đại diện các nhóm lên đóng kịch xử lý tình huống.

- HS thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

NS: 18/10/2021 NG: 26/10/2021

Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2021 TOÁN

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Tìm được kết quả các phép cộng có kết quả đến 10 (trong phạm vi 10) và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 10.. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các que tính, các thẻ phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.

(11)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu( 5’)

- Gọi 2 HS lên bảng làm phép tính:

2+5= ; 3+5=

7+3= ; 5+4 = -Gọi HS nhận xét

-GV nhận xét, KL - Giới thiệu bài mới

2. HĐ hình thành kiến thức (10’) - Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 10 (thể hiện trên các thẻ phép tính). Chẳng hạn: 1 + 1= 2; 3 + 2 = 5; 4 + 3 = 7; 5 + 4 = 9; 6 + 4= 10;...

- Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt.

- GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 10 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.

- GV tổng kết: Có thể nói:

Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng:

Một số cộng 1.

Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng:

Một số cộng 2

Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng:

Một số cộng 3.

Dòng thứ chín được coi là Bảng cộng:

Một số cộng 9.

- 2HS lên bảng làm, lớp làm nháp 2+5= 7 ; 3+5= 8 7+3= 10 ; 5+4 = 9 -HS nhận xét

-HS nhắc lại tên bài

-Lắng nghe

- HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc tùng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vỉ 10.

- HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).

*Bài 1: Tính nhẩm? (5’) - GV nêu yêu cầu bài tập - YC HS tự làm bài - Gọi HS lên bảng làm

- GV cùng HS nhận xét

- 3HS nhắc lại yêu cầu bài tập - HS thực hiên

- 3HS lên bảng

4 + 2 = 6; 1 + 9 = 10; 6 + 4 = 10 5 + 3 = 8 ; 5 + 5 = 10; 1 + 6 = 7 7 + 3 = 10; 3 + 4 = 7; 1 + 7 = 8 - Nhận xét

(12)

*Bài 2: chọn phép tính đúng với mỗi kết quả (5’)

- GV nêu yêu cầu bài tập

- Cho HS tự làm bài 2: Thực hiện tính cộng để tìm kết quả rồi chọn ô có số chỉ kết quả tương ứng; Thảo luận với bạn về chọn ô có sổ chỉ kết quả thích hợp;

- GV cùng HS nhận xét 4. Hoạt động vận dụng (7’)

*Bài 3: Nêu phép tính đúng với mỗi tranh vẽ

- GV nêu yêu cầu bài tập

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- GV cùng Hs nhận xét

* Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10

* Củng cố, dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học

- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- 3HS nhắc lại yêu cầu bài tập - HS thực hiện chia sẻ với bạn

- HS nhận xét

- 3HS nhắc lại yêu cầu bài tập - HS quan sát

- HSNK nêu bài toán

a) Hai đội chơi kéo co. Bên trái có 5 bạn. Bên phải có 5 bạn. Có tất cả bao nhiêu bạn? Phép tính tương ứng là 5 + 5 = 10.

b) Có 7 bạn đang trồng cây. Thêm 2 bạn cầm bình tưới đi đến. Có tất cả bao nhiêu bạn? Phép tính tương ứng là 7 + 2 = 9.

-Nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

TIẾNG VIỆT BÀI 41: UI, ƯI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các vần ui, ưi; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ui, ưi; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

Viết đúng các vần ui, ưi (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ui, ưi.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ui, ui có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói lời xin phép theo tình huống được gợi ý trong tranh: xin phép bố mẹ hoặc ông bà được ra ngoài đi chơi với bạn bè (đá bóng). Phát triển kỹ năng

(13)

quan sát và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua bức tranh vẽ vùng núi cao với phong cảnh và con người nơi đây.

- Cảm nhận được vẻ đẹp vùng núi cao của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, hình ảnh, bộ học vần - HS: SGK, Vở tập viết, bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 1 SGK trang 92 - GV đọc cho HS viết bảng: sớm tối - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (13’) a. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh + Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Bà gửi cho Hà túi kẹo."

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo.

+ Tiếng nào chứa vần /ui/?

+ Tiếng nào chứa âm/ ưi/?

- GV KL: Trong câu "Bà gửi cho Hà túi kẹo." có vần ui, ưi là vần mới hôm nay chúng ta sẽ học.

- GV ghi bảng. Bài 41: ui ưi b. Đọc

* Đọc vần

+ GV giới thiệu vần ui ưi

+ GV yêu cầu HS so sánh vần ui ưi có điểm gì giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vẫn ui ưi GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.

- 3 HS đọc trước lớp.

- HS viết bảng con - Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

+ Bà gửi túi kẹo cho bạn nhỏ - HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: túi - 1 HS lên bảng chỉ: gửi - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời: Giống nhau là đều có i đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: u ,ư ).

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc (CN - nhóm - lớp)

(14)

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ui

+ GV yêu cầu HS tháo chữ u, ghép ư vào để tạo thành ưi

- Lớp đọc đồng thanh ui ưi một số lần.

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

+ GV giới thiệu mô hình tiếng /con/

t ui túi

+ Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng.

+ GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- Đọc tiếng ứng dụng:

+ GV viết bảng các tiếng …... Yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng.

+ Yêu cầu HS ghép các tiếng mới

+ GV y/c HS phân tích tiếng.

+GV theo dõi, chỉnh sửa cách đọc, ghép + GV y/c cả lớp đọc đồng thanh

+GV nhận xét chung.

- Đọc từ ngữ:

- GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: dãy núi, bụi cỏ, gửi thư.

+ dãy núi: GV đưa vật thật - GV kết hợp giải nghĩa từ:

- GV kết hợp ghi bảng dãy núi

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần mới.

- Phân tích và đánh vần tiếng chứa vần mới.

- GV YC HS đọc trơn các từ ngữ.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc đồng thanh

- HS lắng nghe.

- HS thực hành.

- HS đọc đồng thanh

+ HS trả lời, sau đó đánh vần

tiếng.HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần.

+ HS tìm điểm chung của các tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn các tiếng.

+ HS đọc lại tất cả các tiếng trên bảng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tìm các chữ và dấu thanh đã học, ghép thành các tiếng mới.

+ HS phân tích tiếng + HS đọc cá nhân.

+ HS nhận xét bạn + HS đọc đồng thanh.

- HS quan sát

- HS tìm tiếng : núi

- HS đánh vần, phân tích tiếng.

- HS đọc lại các từ ngữ trên bảng.CN

(15)

(cá nhân, đồng thanh)

- GV tiến hành tương tự với bụi cỏ, gửi thư

- GV đưa toàn bài, y/c HS đọc lại các tiếng, từ ngữ vừa học

- GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS.

3. HĐ luyện tập, thực hành (12’)

*Tô và viết Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ /ui/, YCHS quan sát.

+ Chữ /ui/ được viết bằng con chữ và cao mấy li?

- GV nêu cách viết chữ ng trên chữ mẫu GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

- GV đưa mẫu chữ /ưi/, Yêu cầu HS quan sát

+ Chữ /ưi/ gồm con chữ nào? cao mấy ô li?

- GV nêu cách viết chữ ch trên chữ mẫu GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

Viết chữ ghi từ/ dãy núi /, /gửi thư/

- GV đưa từ /dãy núi/, yêu cầu HS đánh vần

+ Từ / dãy núi / gồm mấy tiếng? tiếng nào đứng trước, tiếng nào đứng sau?

+ Nêu độ cao các con chữ vị trí ghi dấu thanh

( Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 tiếng là 1,5 li)

- GV viết mẫu từ / dãy núi / vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

- Tương tự chữ ghi từ: gửi thư 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3’)

– ĐTH

- HS thực hiện - HS đọc

- HS quan sát.

+ chữ ui gồm 2 con chữ, cao 2 dòng li

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ /ui/

- Quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát.

+ HS nêu

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con - Quan sát, lắng nghe HS đánh vần (CN-nhóm)

+ 2 tiếng. Tiếng/ dãy/ đứng trước, tiếng / núi / đứng sau.

- Con chữ y cao 5 dòng li, chữ d cao 4 dòng lí; các con chữ còn lại cao 2 dòng li, dấu ngã trên con chữ a của chữ dãy; dấu sắc trên con chữ u của chữ núi .

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con từ dãy núi - Nhận xét chữ viết của bạn.

(16)

+ HS tự tạo các tiếng có chứa/ui/, / ưi/

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng vừa tìm.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới.

* Củng cố - dặn dò (2’)

? Hôm nay cô dạy lớp mình vần gì mới?

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- HS tạo tiếng: vui, cùi, chửi, … - 3 HS đọc

- Cả lớp đọc.

- HS trả lời: ui, ưi - HS lắng nghe TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. HĐ luyện tập, thực hành a. Viết vở: (10’)

- YC HS mở vở tập viết tập 1, GV nêu yêu cầu bài viết

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài,

Chú ý liên kết giữa các móc của con chữ u, ư với nét móc của con chữ i.

GV quan sát, uốn nắn.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

b. Đọc câu: (8’)

- Cho HS quan sát tranh + Bức tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu câu

+ Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học ui, ưi

- Gọi HS đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm được.

- Gọi vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Nói theo tranh (8’)

- GV giới thiệu chủ đề: xin phép

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

- Cả lớp hát

- 2 HS đọc lại toàn bài - HS nhận xét

- 1 HS nhắc lại

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh .

+ Tranh vẽ bạn nhỏ đang đi trong rừng - Có 4 câu.

- HS tìm: gửi, núi

- HS đánh vần sau đó đọc trơn tiếng.

- HS đọc

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh .

- HS quan sát tranh theo cặp trong

(17)

+ Em thấy những ai trong tranh?

+ Muốn đi đá bóng với bạn, Nam xin phép mẹ như thế nào?

+ Còn em, muốn đi chơi với bạn, em nói thế nào với ông/ bà, bố/ mẹ?

- GV mở rộng giúp HS có ý thức về việc xin phép người lớn khi đi đâu đó hoặc làm một việc gì đó trong những tình huống cụ thể.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (4’) - GV tổ chức trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần ui, ưi.

- Sau mỗi lần GV y/c HS nhận xét, - GV nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố - dặn dò (2’)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Bài luyện nói có chủ đề là gì?

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

SGK và trả lời câu hỏi.

+ Mẹ, Nam và các bạn của Nam + HS trả lời.

- HS trả lời nối tiếp + HS thực hiện

- HS nhận xét

- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần ui, ưi.

- HS nhận xét chéo bạn.

+ Vần ui, ưi + xin phép - 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

NS: 18/10/2021 NG: 27/10/2021

Thứ 4 ngày 27tháng 10 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 42: AO, EO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các vần ao, eo; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ao, eo; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

Viết đúng các chữ ao, eo (chữ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ao, eo.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ao, eo có trong bài học. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ Em chăm chỉ (bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang đọc truyện, làm bài,... được ví như chú chim ri đang miệt mài đan tổ).

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua phong cảnh ao nước mùa thu, cảnh sinh hoạt của những chú chim.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh, Bộ chữ học vần

(18)

- HS: SGK, bảng, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 2,4 trang 94, 95 - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (13’) a. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh + Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.”

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo.

+ Tiếng nào chứa vần /ao/?

+ Những tiếng nào chứa vần/ eo/?

- GV KL: Trong câu Ao thu lạnh lẽo nước trong veo ” có vần ao, eo là vần mới hôm nay chúng ta sẽ học.

- GV ghi bảng. Bài 42: ao, eo

* Đọc vần

+ GV giới thiệu vần ao, eo

+ GV yêu cầu HS so sánh vần ao, eo có điểm gì giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần ao, eo GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần.

Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ

- 2 HS đọc trước lớp.

- Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát + HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: ao - 1 HS lên bảng chỉ: lẽo, veo - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời:Giống nhau là đều có o đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a,e).

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc (CN - nhóm - lớp)

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc đồng thanh

- HS lắng nghe.

(19)

chữ để ghép thành vần ao

+ GV yêu cầu HS tháo chữ a, ghép e vào để tạo thành eo

- Lớp đọc đồng thanh ao, eo

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

+ GV giới thiệu mô hình tiếng /lẽo/

l eo Lẽo

+ Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng.

+ GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- Đọc tiếng ứng dụng:

+ GV viết bảng các tiếng chòi, hỏi, mỗi, xôi, đợi, mới.Yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng.

+ Yêu cầu HS ghép các tiếng mới

+ GV y/c HS phân tích tiếng.

+GV theo dõi, chỉnh sửa cách đọc, ghép + GV y/c cả lớp đọc đồng thanh

+GV nhận xét chung.

- Đọc từ ngữ:

- GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: ngôi sao, quả táo, cái kẹo, ao bèo + GV đưa tranh: ngôi sao

- GV kết hợp giải nghĩa.

- GV kết hợp ghi bảng ngôi sao

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần mới.

- Phân tích và đánh vần tiếng chứa vần mới.

- GV YC HS đọc trơn từ ngôi sao(cá nhân, đồng thanh)

- GV tiến hành tương tự với từ: quả táo, cái kẹo, ao bèo

- GV đưa toàn bài, y/c HS đọc lại các tiếng, từ ngữ vừa học

- GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS.

3. HĐ luyện tập, thực hành (12’)

*Tô và viết Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ /ao/, YCHS quan sát.

- HS thực hành.

- HS đọc đồng thanh

+ HS trả lời, sau đó đánh vần tiếng.

+ HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần.

+ HS tìm điểm chung của các tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn các tiếng.

+ HS đọc lại tất cả các tiếng trên bảng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tìm các chữ và dấu thanh đã học, ghép thành các tiếng mới.

+ HS phân tích tiếng + HS đọc cá nhân.

+ HS nhận xét bạn + HS đọc đồng thanh.

- HS quan sát - Lắng nghe - HS quan sát - HS tìm tiếng bói

- HS đánh vần, phân tích tiếng.

- HD đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS đọc lại các từ ngữ trên bảng.CN – ĐT

- HS đọc CN-ĐT

(20)

+ Chữ /ao/ được viết bằng mấy con chữ và cao mấy li?

- GV nêu cách viết chữ ng trên chữ mẫu GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

* Tiến hành tương tự chữ eo

Viết chữ ghi từ/ ngôi sao /, /ao bèo

- GV đưa từ /ngôi sao/, yêu cầu HS đánh vần

+ Từ / ngôi sao / gồm mấy tiếng? tiếng nào đứng trước, tiếng nào đứng sau?

+ Nêu độ cao các con chữ vị trí ghi dấu thanh

( Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 tiếng là 1,5 li) - GV viết mẫu từ / ngôi sao / vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

- Tương tự chữ ghi từ: ao bèo 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3’) + HS tự tạo các tiếng có chứa/ao/, / eo/.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng vừa tìm.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới.

* Củng cố - dặn dò (2’)

? Hôm nay cô dạy lớp mình vần gì mới?

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- HS quan sát.

+ chữ ao gồm 2 con chữ, cao 2 dòng li

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ /om/

- Quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện tương tự.

- HS đánh vần (CN-nhóm)

+ 2 tiếng. Tiếng/ ngôi/ đứng trước, tiếng / sao/ đứng sau.

- HS nêu

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con từ ngôi sao - Nhận xét chữ viết của bạn.

- HS tạo tiếng: cao, cáo, ngao, chéo, méo...

- 3 HS phân tích.

- Cả lớp đọc.

- HS trả lời: ao, eo - HS lắng nghe TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. HĐ luyện tập, thực hành (26’) a. Viết vở: (10’)

- YC HS mở vở tập viết tập 1, GV nêu yêu cầu bài viết

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết)

- Cả lớp hát

- 2 HS đọc lại toàn bài - HS nhận xét

- 1 HS nhắc lại

(21)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài,

Chú ý liên kết giữa các móc của con chữ a, e với con chữ o.

GV quan sát, uốn nắn.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

b. Đọc câu: (8’)

- Cho HS quan sát tranh + Bức tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu câu

+ Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học - Gọi HS đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm được.

- Gọi vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.

+ Đàn chào mào làm gì?

+ Mấy chú sáo đen làm gì?

+ Chú chim ri làm gì?

+ Em thích chú chim nào? Vì sao?

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Nói theo tranh (8’) - Cho HS quan sát tranh

- GV giới thiệu chủ đề: em chăm chỉ + Bạn nhỏ trong tranh đang chăm chỉ làm gì?

+ Các em có chăm chỉ không?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV mở rộng giúp HS có ý thức chăm chỉ, cần cù học tập.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (4’)

* Trò chơi:

- GV tổ chức trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần ao, eo.

- Sau mỗi lần GV y/c HS nhận xét, - GV nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố - dặn dò (2’)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Bài luyện nói có chủ đề là gì?

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh .

+ Tranh vẽ các chú chim chào mào đang bay....

- Có 4 câu.

- HS tìm: ca, chào mào, sáo, véo, khéo léo..

- HS đánh vần sau đó đọc trơn tiếng.

- Cho HS đọc trơn cả bài.

+ đàn chào mào bay đi, bay lại + vui ca véo von

+ chăm chỉ - HS trả lời - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS trả lời nối tiếp

- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần ao, eo.

- HS nhận xét chéo bạn.

+ Vần ao,eo + Em chăm chỉ - 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

(22)

HS

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các thẻ phép tính

- Một số tình huống đơn giản đẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC

(23)

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- G i HS đ c các phép tính trong ph m viọ ọ ạ 10.

- G i HS nh n xétọ ậ - GV nh n xétậ

- HS đ c.ọ

- HS khác nh n xét.ậ - Lắng nghe.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1: Tìm KQ của mỗi phép tính (6’) - GV nêu yêu cầ#u

- GVHD HS làm bài 1: Tìm kêt qu các phépả c ng nêu trong bài (th hi n trong các thộ ể ệ ẻ ghi phép tính).

-YC HS làm bài vào vở - YC HS trình bày -Chốt KQ đúng

- HS nhắc l i YCạ - HS th c hi n ự ệ

-HS làm bài vào vở - HS trình bày Bài 2 (6’)

- GV nêu yêu cầ#u

- Cho HS làm bài 2: Tìm kêt qu các phépả c ng nêu trong bài (HS có th tính nh mộ ể ẩ ho c dùng ặ B ng c ng trong ph m vi 10 đả tính).

-G i HS trình bàyọ -Nh n xétậ

- HS nhắc l i YCạ

- HSl làm bài, đ i v , đ t cầu h i choổ ở ặ ỏ nhau và nói cho nhau vê# kêt qu c aả ủ mố;i phép tính.

-Chia s trẻ ướ ớc l p.

Bài 3 (8’)

- GV nêu yêu cầ#u

- Cho HS quan sát các ngối nhà và số ghi trên mố;i mái nhà đ nh n ra các phép tínhể ậ trong ngối nhà có kêt qu là số ghi trênả mái nhà. HS l a ch n số thích h p trongự ọ ọ mố;i dầu ? c a t ng phép tính sao cho kêtủ ừ qu mố;i phép tính đó là số ghi trên máiả nhà, ví d ngối nhà ghi số 7 có các phépụ tính: 5 +2; 4+ 3 ;6+ 1 .

- HS nhắc l i YCạ - HS th c hi n ự ệ

- HS chia s v i b n, đ t cầu h i choẻ ớ ạ ặ ỏ nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thê đ t vào mố;i ngối nhà.ặ

- GV chốt l i cách làm. GV nên khuyênạ khích HS suy nghĩ và nói theo cách c a cácủ em.

(24)

3. Hoạt động vận dụng (7’)

- HS nghĩ ra m t số tình huống trong th cộ ự tê liên quan đên phép c ng trong ph m viộ ạ 10.

Bài 4.

- GV nêu yêu cầ#u

Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ cách gi iả quyêt vần đê# nêu lên qua b c tranh. ứ

a)Vần đê# đ t ra là: Tìm hai số đ khi c ngặ ể ộ l i ta đạ ược kêt qu là 10, nghĩa là: Nêuả ch n trọ ước m t số thì cầ#n tìm số còn l iộ ạ sao cho c ng hai số ta độ ược kêt qu là 10.ả D a vào ự B ng c ng trong ph m vi 10ả đê tìm số còn l i. Ví d : Nêu ch n số 9 thì sốạ ụ ọ còn l i là 1; nêu ch n số 5 thì số còn l iạ ọ ạ ph i là 5.ả

b) Cá nhần HS quan sát tranh, suy nghĩ và t p k cho b n nghe tình huống x y raậ ể ạ ả trong tranh rố#i đ c phép tính tọ ương ng. ứ

- 3 HS chia s trẻ ướ ớc l p

- HS nhắc l i YCạ Chia s trong nhóm.ẻ - Chia s trẻ ướ ớc l p.

Trong h p có 5 chiêc bút màu. B nộ ạ Lan b thêm vào 3 chiêc. Trong h pỏ ộ có tầt c bao nhiêu chiêc bút màu?ả Th c hi n phép c ng 5 + 3 = 8. Có 8ự ệ ộ chiêc bút màu.

V y phép tính thích h p là 5 + 3 = 8.ậ ợ

*Củng cố, dặn dò (3’)

Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

TIẾNG VIỆT BÀI 43: AU, ÂU, ÊU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các vần au, âu, êu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần au, âu, êu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng các chữ au, âu, âu (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần au, âu, êu.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần au, âu, êu có trong bài đọc. Phát triển ky; nắng nói l i xin phép theo tình huống đờ ược g i ý trong tranh: ợ Xin phép cố gìáo được ra ngoài và được vào lớp. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua bức tranh vẽ phong cảnh nông thôn.

- Cảm nhận được vẻ đẹp làng quê, tình cảm gìa đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh, SGK, bảng phụ

(25)

- HS: Bộ thẻ chữ học vần thực hành , SGK, Vở tập viết, bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 2,4 trang 96,97 - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (13’) a. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh + Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. Đàn sẻ nâu kêu ríu rít ở sau nhà

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo.

+ Tiếng nào chứa vần /au/?

+ Những tiếng nào chứa vần/ âu/?

+ Những tiếng nào chứa vần/ êu/?

- GV KL: Trong câu " Đàn sẻ nâu kêu ríu rít ở sau nhà có vần au âu êu là vần mới hôm nay chúng ta sẽ học.

- GV ghi bảng. Bài 43: au, âu, êu

* Đọc vần

+ GV giới thiệu vần au, âu, êu

+ GV yêu cầu HS so sánh vần au, âu, êu có điểm gì giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần au, âu, êu GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một

- 2 HS đọc trước lớp.

- Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

+ đàn chim bay sau nhà - HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: sau - 1 HS lên bảng chỉ: nâu - 1 HS lên bảng chỉ: kêu - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời:Giống nhau là đều có u đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước:

a, â, ê).

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc (CN - nhóm - lớp)

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc đồng thanh

(26)

lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần au.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ a, ghép â vào để tạo thành âu.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ â, ghép e vào để tạo thành êu.

- Lớp đọc đồng thanh oi ôi ơi

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

+ GV giới thiệu mô hình tiếng /voi/

s au

s

+ Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng.

+ GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- Đọc tiếng ứng dụng:

+ GV viết bảng các tiếng cau, tàu, bậu, gấu, khều, rêu. Yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng.

+ Yêu cầu HS ghép các tiếng mới

+ GV y/c HS phân tích tiếng.

+GV theo dõi, chỉnh sửa cách đọc, ghép

+ GV y/c cả lớp đọc đồng thanh +GV nhận xét chung.

- Đọc từ ngữ:

- GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: rau củ, con trâu, chú tễu.

+ GV đưa tranh: rau củ - GV kết hợp giải nghĩa.

- GV kết hợp ghi bảng rau củ

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần mới.

- Phân tích và đánh vần tiếng chứa vần mới.

- GV YC HS đọc trơn từ rau củ (cá nhân, đồng thanh)

- GV tiến hành tương tự với từ: con trâu, chú tễu

- HS lắng nghe.

- HS thực hành.

- HS đọc đồng thanh

+ HS trả lời, sau đó đánh vần tiếng.

+ HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần.

+ HS tìm điểm chung của các tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn các tiếng.

+ HS đọc lại tất cả các tiếng trên bảng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tìm các chữ và dấu thanh đã học, ghép thành các tiếng mới.

+ HS phân tích tiếng + HS đọc cá nhân.

+ HS nhận xét bạn + HS đọc đồng thanh.

- HS quan sát - Lắng nghe - HS quan sát - HS tìm tiếng rau

- HS đánh vần, phân tích tiếng.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS đọc lại các từ ngữ trên bảng.CN – ĐT

(27)

- GV đưa toàn bài, y/c HS đọc lại các tiếng, từ ngữ vừa học

- GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS.

3. HĐ luyện tập, thực hành (12’)

*Tô và viết Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ /au/, YCHS quan sát.

+ Chữ /au/ được viết bằng mấy con chữ và cao mấy li?

- GV nêu cách viết chữ au trên chữ mẫu

GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, sửa lỗi.

* Tiến hành tương tự chữ âu, êu

Viết chữ ghi từ/ con trâu /, /chú tễu/

- GV đưa từ /con trâu/, YC HS đánh vần

+ Từ / con trâu / gồm mấy tiếng? tiếng nào đứng trước, tiếng nào đứng sau?

+ Nêu độ cao các con chữ vị trí ghi dấu thanh

( Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 tiếng là 1,5 li)

- GV viết mẫu từ / con trâu / vừa viết vừa mô tả quy trình viết

- Yêu cầu HS viết bảng

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

- Tương tự chữ ghi từ: chú tễu 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3’) + HS tự tạo các tiếng có chứa /au/, / âu/, /êu/.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng vừa tìm.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới.

* Củng cố - dặn dò (2’)

? Hôm nay cô dạy lớp mình vần gì mới?

- GV nhận xét chung giờ học, khen

- HS đọc CN-ĐT

- HS quan sát.

+ chữ au gồm 2 con chữ, cao 2 dòng li - Quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ /au/

- Quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện tương tự.

- HS đánh vần (CN-nhóm)

+ 2 tiếng. Tiếng/ con/ đứng trước, tiếng / trâu/ đứng sau.

+ HS nêu

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con từ con trâu - Nhận xét chữ viết của bạn.

- HS tạo tiếng: máu, cháu, chấu, tâu, tếu, nếu….

- 3 HS phân tích.

- Cả lớp đọc.

- HS trả lời: /au/, / âu/, /êu/.

- HS lắng nghe

(28)

ngợi và động viên HS.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Y/c HS hát một bài

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. HĐ luyện tập, thực hành (26’) a. Viết vở: (10’)

- YC HS mở vở tập viết tập 1, GV nêu yêu cầu bài viết

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, chú ý liên kết giữa các móc của con chữ /a/, / â/, /ê/ với con chữ u.

GV quan sát, uốn nắn.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

b. Đọc câu: (8’)

- Cho HS quan sát tranh + Bức tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu câu

+ Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học

- Gọi HS đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm được.

- Gọi vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.

+ Nhà dì Tư ở quê có những gì?

+ Sau nhà có những gì?

+ Gần nhà dì có cái gì?

+ Phía xa xa có gì?

- GV nhận xét, chốt lại c. Nói theo tranh (8’) - Cho HS quan sát tranh

- GV giới thiệu chủ đề: xin phép

+ Các em nhìn thấy những ai trong bức tranh thứ nhất?

+ Nam đang làm gì?

- Cả lớp hát

- 2 HS đọc lại toàn bài - HS nhận xét

- 1 HS nhắc lại

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh .

+ Tranh vẽ phía sau nhà nhà dì tư trồng rất nhiều rau...

- Có 4 câu.

- HS tìm: cau, trầu, sau, rau, hấu, cầu - HS đánh vần sau đó đọc trơn tiếng.

- Cho HS đọc trơn cả bài.

+ Có cây cau, dàn trầu

+ Sau nhà có rau cải, rau dền, dưa hấu

+ Gầu nhà có cây cầu tre nhỏ + Xa xa có dãy núi cao

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh . - Cô, Nam và các bạn.

(29)

+ Nam sẽ nói thế nào khi muốn xin phép cô ra ngoài?

+ Các em nhìn thấy những ai trong bức tranh thứ hai?

+ Hà đang làm gì?

+ Hà nói gì với cô giáo khi vào lớp - GV nhận xét, tuyên dương.

- 3-4 HS thực hành xin phép khi ra vào lớp

- GV mở rộng giúp HS có ý thức vể việc xin phép thầy cô giáo khi ra, vào lớp.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (4’) - GV tổ chức trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần au, âu, êu.

- Sau mỗi lần GV y/c HS nhận xét, - GV nhận xét, tuyên dương HS.

* Giáo dục:

- GV giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp làng quê, tình cảm gia đình

* Củng cố - dặn dò (2’)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Bài luyện nói có chủ đề là gì?

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- Nam xin phép cô giáo ra ngoài - HS trả lời

- Cô, Hà và các bạn.

- Hà xin phép cô giáo khi vào lớp - HS trả lời

- HS nhận xét + HS thực hành + HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần au, âu, êu.

- HS nhận xét bạn.

+ HS lắng nghe

+ Vần au, âu, êu.

+ xin phép - 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

TIẾNG VIỆT BÀI 44: IU, ƯU (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các vần iu, ưu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần iu,ưu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học. Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần iu, ưu có trong bài học. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung qua các tranh minh hoạ Bà em: Bà đã nghỉ hưu nhưng vần gìúp đỡ gìa đình trong công việc nội trợ và gìúp các cháu học tập.

- Cảm nhận được tình yêu của ông, bà đối với gìa đình và các cháu thông qua đoạn vần học và các hình ảnh trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh, SGK, Bộ chữ học vần - HS:, SGK, Vở tập viết, bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(30)

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc nội dung 2,4 trang 98,99 - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (13’) a. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh + Em thấy gì trong tranh?

- GV nhận xét.

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. “Bà đã nghỉ hưu mà luôn bận bịu”

- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo.

+ Tiếng nào chứa vần /iu/?

+ Những tiếng nào chứa vần/ ưu/?

- GV KL: Trong “Bà đã nghỉ hưu mà luôn bận bịu” có vần iu,ưu là vần mới hôm nay chúng ta sẽ học.

- GV ghi bảng. Bài 44: iu,ưu

* Đọc vần

+ GV giới thiệu vần iu,ưu

+ GV yêu cầu HS so sánh vần iu,ưu có điểm gì giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần iu,ưu GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần.

Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.

- Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần iu

+ GV yêu cầu HS tháo chữ i, ghép ư vào để tạo thành iu.

- Lớp đọc đồng thanh iu,ưu

- 2 HS đọc trước lớp.

- Lớp nhận xét, đánh giá

- Hs quan sát

+ bà và bạn nhỏ. Bà HD bạn học bài - HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

- 1 HS lên bảng chỉ: bịu - 1 HS lên bảng chỉ: hưu - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời:Giống nhau là đều có u đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước:

i, ư).

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc (CN - nhóm - lớp)

- HS đọc (CN - nhóm - lớp) - HS đọc đồng thanh

- HS lắng nghe và thực hành.

- HS thực hành.

(31)

* Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu:

+ GV giới thiệu mô hình tiếng /voi/

h ưu hư

+ Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng.

+ GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- Đọc tiếng ứng dụng:

+ GV viết bảng các tiếng chòi, hỏi, mỗi, xôi, đợi, mới.Yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng.

+ Yêu cầu HS ghép các tiếng mới

+ GV y/c HS phân tích tiếng.

+GV theo dõi, chỉnh sửa cách đọc, ghép + GV y/c cả lớp đọc đồng thanh

+GV nhận xét chung.

- Đọc từ ngữ:

- GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: cái rìu, cái địu, quả lựu, con cừu

+ GV đưa tranh: cái rìu - GV kết hợp giải nghĩa.

- GV kết hợp ghi bảng cái rìu

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần mới.

- Phân tích và đánh vần tiếng chứa vần mới.

- GV YC HS đọc trơn từ cái rìu (cá nhân, đồng thanh)

- GV tiến hành tương tự với từ: cái địu, quả lựu, con cừu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết và đọc đúng vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.. Viết

- Nhận biết và đọc đúng các âm h, l hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ; Viết đúng các chữ h,

- Nhận biết và đọc đúng các vần oan oăn oat oăt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oan oăn oat oăt; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan

- Nhận biết và đọc đúng vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.. Viết

- Nhận biết và đọc đúng các vần iêt, iêu, yêu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần iêt, iêu, yêu; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung

- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc..

- Nhận biết và đọc đúng các vần uyên, uyêt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uyên, uyêt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung

- Nhận biết và đọc đúng các âm h, l hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ; Viết đúng các chữ h,