• Không có kết quả nào được tìm thấy

SKKN -BẢY - Website Trường Tiểu Học Lê Dật - Đại Lộc - Quảng Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SKKN -BẢY - Website Trường Tiểu Học Lê Dật - Đại Lộc - Quảng Nam"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1.

1.Mô tả bản chất của sáng kiến:

Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới .Sự phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục các cấp. Trong đó giáo dục Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng, thế nên nền có vững chắc thì hiệu quả đào tạo ở các bậc học trên mới đạt yêu cầu. Vì vậy muốn xây dựng nền tảng vững chắc ở bậc Tiểu học, người giáo viên phải có ý thức xây dựng những kiến thức cơ bản đạt yêu cầu cho từng môn học được quy định trong chương trình. Trong đó môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học ở Tiểu học, có đọc thông viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin và giải quyết những vấn đề mà văn bản nêu ra.

Nghĩa là học tốt môn Tiếng Việt thì mới học tốt các môn học khác. Biết sử dụng Tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp, góp phần phát triển tư duy hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Thông qua môn học Tiếng Việt học sinh sẽ được rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nghe để phát âm đúng và khi phát âm đúng thì các em sẽ viết đúng chính xác các vần, tiếng, từ. Để thực hiện được vấn đề này ngay từ năm lớp 1 các em cần được học thật kĩ từ những âm, vần.

Năm học 2020 – 2021 là năm mà cả nước thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới, đồng thời áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực của Bộ Giáo dục ban hành. Tuy nhiên kết quả giáo dục ở một số vùng, miền và địa phương cũng còn nhiều hạn chế, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy mà vấn đề quan tâm nhất là: Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1.

2. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

2.1.Dạy đọc

Ngay từ đầu năm học giáo viên cần dạy kĩ cho học sinh nắm vững các nét cơ bản và sau đó nắm vững âm và chữ ghi âm. Vì nếu học sinh nắm vững chắc được phần này thì sang phần vần học sinh học sẽ dễ dàng hơn. Trên tiết dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được các nét cơ bản, bằng cách đọc gắn liền với nhận dạng trên bảng lớp, trong vở đặc biệt là các đồ vật có thực tế ở lớp, ở trường.. - Đối với dạy các nét cơ bản : Ví dụ : Nét sổ (| ) giống như cây thước để đứng hay cạnh thẳng đứng của khung cửa lớp ra vào, nét móc ngược ( ) giống như lưỡi câu cá , nét cong kín (O) giống như chiếc vòng đeo tay… Bên cạnh đó nhằm giúp học sinh tránh nhầm lẫn giữa nét này với nét khác, để khắc sâu kiến thức cơ bản giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh so sánh để nhận biết điểm giống nhau giữa các nét. Ví dụ : Nét cong hở – phải ( C ) và nét cong hở – trái ( ) đều giống nhau là nét cong, khác nhau là nét cong hở phải thì hở bên phải, nét cong hở tri thì hở bên trái . - Đối với âm- chữ ghi âm giáo viên cho học sinh nhận dạng

(2)

âm – chữ ghi âm mẫu trên bảng lớp rồi phân tích để nắm được cấu tạo của âm và chữ ghi âm đó. Chẳng hạn như âm d. + Giáo viên : âm d gồm mấy nét và những nét nào?

Giáo viên gọi học sinh tìm đồ vật có trong thực tế giống với chữ ghi âm đó để học sinh nhớ lâu hơn. Ví dụ : Âm d giống như cái gáo múc nước. Âm n giống như cái cổng… Tiếp theo giáo viên gọi học sinh tìm âm d ở trong bộ chữ thực hành cài vào bảng. Điều đáng chú ý là sau mỗi lần giáo viên gọi học sinh tìm các âm trong bộ chữ cài vào bảng, giáo viên nên đôn đốc, khuyến khích học sinh cá nhân hay tổ nào tìm nhanh và đúng thì được khen. Bên cạnh đó giáo viên phát hiện những học sinh tìm chậm để có biện pháp giúp đỡ. Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức đi sâu vào trọng tâm bài, giáo viên gọi học sinh so sánh để nhận biết điểm giống và khác nhau giữa âm này với âm khác. Ví dụ : Khi dạy : d và đ giáo viên hỏi học sinh: + Giáo viên : giữa âm d và đ giống và khác nhau ở điểm nào? + Học sinh : âm d và đ giống nhau là d, khác nhau là đ thêm dấu ngang . Để học sinh nhớ một cách chắc chắn hơn, giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc câu: “ d , đ hai chữ giống nhau Chữ khác bởi trên đầu gạch ngang” Tương tự như trên GV hướng dẫn học sinh nhận biết giữa âm e , ê giống nhau là e , khác nhau là ê có thêm dấu mũ . Hay Gv hướng dẫn học sinh học thuộc câu : “ e , ê giống tựa như nhau ê thì đội mũ, e thì trống trơn” Mặc dù những âm – chữ ghi âm đã học xong đã được nhận dạng trên bảng lớp , nắm được cấu tạo qua phân tích hay nhận dạng trên bộ chữ thực hành …

Các tiết ôn tập ( âm chữ ghi âm ) tôi đố học sinh một câu đố để giúp các em thư giãn trong giờ học , đồng thời củng cố lại các âm và các nét cơ bản : “ Quả gì ở tận trên cao, chẳng phải giếng đào mà có nước trong “ ( là quả gì ? ) + Học sinh trả lời : là” quả dừa” ơ’ trên cao .giáo viên hỏi tiếp : + Hỏi : tiếng dừa có âm gì đứng trước đã học rồi ? Trả lời : âm d giáo viên hỏi tiếp : Am d gồm mấy nét ? Đó là những nét nào ? Học sinh trả lời : có 2 nét : nét cong kín và nét thẳng. Đến đây giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết dừa có chữ d , như vậy nét thẳng đứng sẽ lên cao trên nét cong , q thì ngược lại . - Đối với vần : Tương tự như các âm – chữ ghi âm , để giúp học sinh học tốt phần vần , giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng vần trên bảng lớp rồi phân tích để nắm được vị trí của các âm trong vần từ đó học sinh đọc một cách dễ dàng hơn . Ví dụ : Dạy bài 41 : ui, ưi, giáo viên hướng dẫn học sinh qua câu hỏi gợi mở . + Hỏi : Vần ui có mấy âm ? Học sinh trả lời : có hai âm + Hỏi : âm nào đứng trước , âm nào đứng sau ? học sinh trả lời : âm u đứng trước , âm i đứng sau . Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét xem bạn trả lời đúng , sai, đồng thời kiểm tra học sinh trong lớp có chú ý theo dõi bài không . Tương tự như vậy đối với vần ưi . Song giáo viên gọi học sinh thực hành ghép vần trên bộ chữ thực hành để nắm cấu tạo vần đồng thời khắc sâu kiến thức .

Sau khi học sinh ghép vần xong , giáo viên gợi ý cho học sinh đánh vần và đọc u đứng trước đọc trước , i đứng sau đọc sau . Từ đó gọi đánh vần và đọc.

Trường hợp học sinh đánh vần chưa đạt , giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh ( u –i – ui; đọc ui ) - Đối với tiếng : Để giúp học sinh đọc tốt các tiếng , giáo viên cho học thực hành ghép tiếng , rồi phân tích để nắm được vị trí các âm , vần ,và dấu thanh , rồi đánh vần và đọc như: + Hỏi : các em đã có vần ui muốn

(3)

được tiếng túi ta phải làm gì ? + HS trả lời : Ghép âm t trước vần ui, thêm dấu sắc trên u . Để cho lớp học thêm sinh động GV tổ chức cho HS , học mà chơi – chơi mà học . Bằng cách ghi tìm các tiếng hoặc từ có vần vừa học ở ngoài bài , nhằm giúp học sinh ôn luyện , củng cố âm , vần và mở rộng vốn từ . Ví dụ : Dạy bài 42 : ao- eo. GV yêu cầu tìm tiếng hoặc từ có vần ao– eo vừa học ở ngoài bài viết vào bảng con , em nào tìm đúng và nhanh được tuyên dương . - Chọn 5 tiếng hoặc 5 từ đúng và nhanh nhất trình bày bảng lớp - Lớp nhận xét và đọc kết quả VD:

báo, cháo, xào, béo, heo… + Đối với lớp có nhiều học sinh yếu thì dành nhiều thời gian cho các em đánh vần, nhằm giúp các em có thể hình dung ra cấu tạo của chữ viết một cách dễ dàng.

2.2.Dạy viết

Bên cạnh phần đọc là phần viết, nếu đọc thông thì sẽ viết thạo. Đọc thông mở đường cho viết thạo, hai yếu tố này được phối hợp nhịp nhàng với nhau khi dạy môn Tiếng Việt . Trước tiên giáo viên cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng và cần phải chú ý tạo cho các em có thói quen ngồi viết đúng tư thế. Từ đó giúp thể lực của các em phát triển, đó cũng là nguyên nhân chống mệt mỏi trong giờ học và chống được các bệnh sau này như : cận thị, viễn thị, cong quẹo cột sống … Song giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm cơ bản về dòng kẻ, toạ độ chữ viết điểm đặt bút, điểm dừng bút, tên gọi các nét, cấu tạo chữ cái, vị trí dâú thanh, các khái niệm liên kết nét chữ, hoặc liên kết chữ cái…

Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết, đồng thời giúp các em củng cố thêm các nét cơ bản, âm – chữ , vần … khi đọc .

* Về dòng kẻ: GV dạy HS nắm vững từng dòng kẻ như : vị trí của dòng kẻ ngang số 1 nằm ở dưới , tiếp đó là dòng kẻ ngang số 2 tương tự như vậy đối với dòng kẻ 3,4 VD: - Về tạo độ chữ viết ; điểm đặt bút điểm dừng bút và tên gọi các nét cơ bản, giáo viên hỏi : Nét móc ngược điểm đặt bút bắt đầu từ dòng kẻ nào ? (Nét móc ngược đặt bút ở dòng kẻ 3 ). Hỏi : Cao mấy đơn vị : cao 1 đơn vị ( 2 ô li ) - Giáo viên viết mẫu vừa nêu quy trình viết : đặt bút từ dòng kẻ ngang 3 kéo thẳng xuống dần đến dòng kẻ ngang 1 lượn cong nét bút sang bên phải về phía trên dòng kẻ ngang 2 - HS nhắc lại để nắm rõ qui trình viết Ví dụ: 1/ Là điểm đặt bút 2/ Là điểm uốn 3/ Là điểm dừng bút -Về cấu tạo chữ cái và liên kết cấu tạo chữ: Chẳng hạn như chữ cái C, giáo viên gợi ý, đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để học sinh nhận biết phân tích, hình dáng, cấu tạo chữ như: chữ C gồm mấy nét là những nét gì? Cao mấy đơn vị? Điểm đặt bút, điểm dừng bút của chữ ở vị trí nào trên dòng kẽ? Về vị trí dấu thanh : Giáo viên cần dạy cho học sinh nắm vững cách ghi dấu thanh. Chẳng hạn: các tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần dấu thanh được đặt dưới hoặc trên âm chính , như: “lọ” dấu nặng được đặt dưới o, “bẽ:” dấu ngã được đặt trên ê. Ở các tiếng có âm chính là nguyên âm đơn và có âm cuối vần, dấu thanh được đặt trên chữ ghi âm đơn là âm chính.

Ví dụ : Tiếng “mía” dấu sắc ( / ) đặt trên i. Tiếng “lụa” dấu nặng (. ) được đặt dưới u -Về liên kết trong bộ phận vần giáo viên hướng dẫn học sinh viết liền mạch từ chữ này với chữ khác. Ví dụ: Vần em viết từ e nối liền mạch sang m.

2.3.Dạy kỹ năng nói

(4)

Song song với kỹ năng đọc , kỹ năng viết là kĩ năng nói . Để học sinh nói đủ to rõ ràng thành câu : Giáo viên cần phải theo dõi tâm sinh lý của từng học sinh để phát hiện học sinh năng động và thụ động . Từ đó quan tâm học sinh thụ động nhiều hơn , thường gọi học sinh trả lời câu hỏi do giáo viên yêu cầu , rồi học sinh khác nhận xét , nếu trả lời đúng đươc tuyên dương . Qua đó vào những giờ ra chơi giáo viên nên gần gũi với học sinh thường hay nói chuyện , để học sinh có những thói quen khi tiếp xúc . Từ đó các em nói mạnh dạn hơn . Đôi khi nói nhỏ nhưng có sự quan tâm, tác động của giáo viên và những tràng vỗ tay, biểu dương của các bạn, những em này nói rất tốt. Đối với những học sinh nói chưa thành câu, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh như sau :

Ví dụ : Dạy bài 88 vần : op, ôp, ơp Giáo viên gọi học sinh so sánh điểm giống và khác nhau giữa 3 vần thì học sinh khá giỏi trả lời rất tốt : rõ ràng, lô gic, tròn câu . Còn đối với những em nói chưa tốt chỉ trả lời đúng nội dung câu hỏi nhưng chưa tròn câu . Do đó giáo viên gọi học sinh khá giỏi trả lời trước . Sau đó giáo viên lặp lại câu hỏi và gọi những em nói chưa tròn câu trả lời giúp đỡ những em yếu nói tròn câu : chẳng hạn : giữa vần ip –up giống nhau âm p đứng sau , khác nhau : âm i và âm u đứng trước . Giáo viên giúp các em nói tròn câu trong mọi tình huống giao tiếp . Chẳng hạn như : đầu giờ giáo viên vào lớp , học sinh biết nói câu : “ chúng em kính chào cô ( thầy )”. Trước khi đi học (hoặc đi học về )phải biết kính thưa ông ba, cha mẹ….như: thưa ông , bà cháu đi , hay thưa ba mẹ con đi học về . - Tổ chức cho học sinh luyện nói trong tiết dạy : Khác với chương trình cũ , chương trình mới có thêm phần luyện nói trong tiết học, giúp học sinh tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và rèn kỹ năng nói. Giáo viên tổ chức cho nhiều em được nói , nếu em nào nói không tròn câu giáo viên cho em tập nói lại theo bạn .

-Để giúp các em nghe hiểu trong giờ học trước tiên giáo viên cần phải phát âm chuẩn, lời nói ngắn gọn đảm bảo nội dung. Chẳng hạn nghe để nhận biết sự khác nhau của âm, các thanh, nghe hiểu câu hỏi đơn giản, nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu của giáo viên… Về nhận biết sự khác nhau của âm: Ví dụ: Như âm e - ê giáo viên hướng dẫn học sinh bằng câu hỏi gợi mở để nghe hiểu và nhận biết sự khác nhau của các âm trên dấu mũ e. Giáo viên : Giữa âm e, ê khác nhau ở điểm nào ?

-Tổ chức cho các em hoạt động nhóm. Khi giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu. Nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm...kiểm tra thử một vài thành viên xem các em có hiểu nhiệm vụ được giao hay chưa. Giáo viên cần gợi ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phát biểu, ít được đề bạt ý kiến của mình có quyền đưa ra câu trả lời trước nhất.

-Mặt khác tôi luôn cho các nhóm thi đua với nhau qua bảng điểm làm việc giữa các nhóm. Trong quá trình diễn ra hoạt động nhóm, nhóm nào làm việc tốt, không gây ồn ào, không có thành viên lo ra, làm việc riêng và có nhiều thành viên trưng bày ý kiến thì nhóm đó sẽ được cộng điểm. Ngựợc lại nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm khi có bạn trong nhóm không hợp tác.

(5)

-Để tránh nhóm làm nhanh chờ đợi sẽ sinh ra nói chuyện, làm việc riêng, tôi cho các nhóm trửởng có thể chọn nhóm để kiểm tra chéo hay trao đổi thêm các thông tin có liên qua đến bài học từ các nhóm khác. Hoặc những thắc mắc trong bài mà các em chưa tự tin nên trao đổi với các nhóm khác trước khi hỏi tôi.

-Sau khi hết thời gian làm việc cho các nhóm trình bày trước lớp và các thành viên trong nhóm đều phải tham gia trả lời, các nhóm khác nghe, hỏi, nhận xét. Qua hoạt động này tôi có thể kiểm tra được sự hợp tác của các thành viên trong nhóm và đánh giá khả năng kiểm tra chéo của các nhóm trưởng.

*Về thiết bị dạy học Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh , thực hiện chương trình sách giáo khoa mới. Ngoài việc thực hiện các phương pháp và nội dung dạy học cũng cần chú ý đến phương tiện để phục vụ cho bài học ở từng dạng bài, từng phần trong chương trình, đây là một vấn đề cần suy nghĩ xem để đạt được mục tiêu của bài học nói chung cần phải sử dụng những đồ dùng nào, những phương tiện dụng cụ nào không thể thiếu trong tiết dạy. Qua đó cần xem lại các danh mục về thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà trường hoặc bản thân đã tích luỹ được từ trước, để xác định được những đồ dùng dạy học đó học sinh sẽ phải chuẩn bị gì, giáo viên sẽ phải chuẩn bị gì để liệt kê trong thiết kế bài học và nhớ chuẩn bị chúng. Có như vậy trong tiết dạy mới thu hút, hấp dẫn học sinh phải tạo ra hứng thú học tập cho các em.

3. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết

Chất lượng dạy môn Tiếng Việt của lớp một đạt hiệu quả chưa cao có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu mà một số học sinh lớp một đến cuối năm đọc, viết vẫn còn chậm tập trung vào những nguyên nhân sau đây:

-Đối với giáo viên: Vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng chưa cao, một số giáo viên chưa nhiệt tình giúp đỡ học sinh.

-Đối với học sinh: Bị bệnh lý bẩm sinh, học hay quên; lười học; do hoàn cảnh gia đình.

-Đối với phụ huynh: Một số gia đình không quan tâm đến con em mình, phó mặc khoán trắng cho nhà trường.

4. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại -Dạy hoc được phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng khác nhau. Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan cho học sinh. Hướng dẫn học sinh học đi từ dễ đến khó. Ngay từ đầu năm học giáo viên dạy kĩ cho học sinh nắm vững các nét cơ bản và sau đó nắm vững âm và chữ ghi âm. Vì nếu học sinh nắm vững chắc được phần này thì sang phần vần học sinh học sẽ dễ dàng hơn.

-Bên cạnh phần đọc là phần viết. Trước tiên giáo viên cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng và cần phải chú ý tạo cho các em có thói quen ngồi viết đúng tư thế. Từ đó giúp thể lực của các em phát triển. hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm cơ bản về dòng kẻ, toạ độ chữ viết điểm đặt bút, điểm dừng bút, tên gọi các nét, cấu tạo chữ cái, vị trí dâú thanh, các khái niệm liên kết nét chữ, hoặc liên kết chữ cái.

-Dạy kỹ năng nói: giáo viên cần phải theo dõi tâm sinh lý của từng học sinh để phát hiện học sinh năng động và thụ động . Từ đó quan tâm học sinh thụ động

(6)

nhiều hơn , thường gọi học sinh trả lời câu hỏi do giáo viên yêu cầu , rồi học sinh khác nhận xét , nếu trả lời đúng đươc tuyên dương . Qua đó vào những giờ ra chơi giáo viên nên gần gũi với học sinh thường hay nói chuyện , để học sinh có những thói quen khi tiếp xúc . Từ đó các em nói mạnh dạn hơn trong học tập.

5. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng khiến được áp dụng cho tất cả những ai đang giảng dạy lớp 1.

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Học sinh được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, kết hợp với sự hổ trợ nhiệt tình của các bật phụ huynh, sự quan tâm chu đáo đúng mực. Đối với giáo viên luôn chuận bị đầy đủ đồ dùng dạy học trước khi đến lớp.

7. Hiệu quả sáng kiến mang lại:

Phân loại học sinh

Đầu năm Cuối học kì I Tổng số học

sinh

Tổng số học sinh

30 30

Học sinh đọc, viết tốt 5 17

Học sinh đọc, viết theo chuẩn 10 12

Học sinh đọc, viết chậm so với chuẩn 10 0

Học sinh chưa đọc, viết được một số vần, tiếng khó

5 1

8. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu :

TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú 1 Nguyễn Thị Minh Tâm TH Lê Dật TH Lê Dật

2 Triệu Thị Diễn TH Lê Dật TH Lê Dật *KẾT LUẬN:

Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo con người cho ngày hôm nay và cho mai sau là làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, muốn thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi người quản lí trong nhà trường nói chung và giáo viên trường tiểu học nói riêng phải chú trọng đặc biệt ngay ở khối lớp Một bởi vì lớp Một là lớp quan trọng nhất ở khối tiểu học, hết lớp Một các em phải đọc, viết thành thạo thì các em mới làm tính nhanh và học lên lớp trên có chất lượng. Chất lượng dạy và học chính là thước đo giá trị của nhà trường, để mục đích cuối cùng tạo một nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về văn hoá. Để hoàn thành nhiệm vụ này người giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi và có biện pháp cụ thể trong quá trình dạy học, vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, tạo tiền đề tốt cho các em học lên các lớp trên.

Đại Chánh, ngày 15 tháng 3 năm 2021

(7)

Người viết Đỗ Thị Bảy

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đối với trường hợp câu: Quét sân giúp mẹ. Tôi chỉ cho các em thấy câu văn của em chưa đúng về mặt cấu tạo câu. Muốn nó đúng về cấu tạo câu thì em hãy trả lời cho cô

Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền

Tại trường tôi được phân công sinh hoạt cùng tổ khối một, trong những lần họp tổ chuyên môn có những khó khăn, vướng mắc gì trong giảng dạy môn âm nhạc, tôi chia sẻ

Giáo viên tiểu học vẫn còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi cho học sinh khi phát âm, làm thế nào để các

Hồ sơ gồm: Sổ điều tra trình độ văn hóa nhân dân (5 thôn, trong đó lưu ý đến diễn biến học tập của từng trẻ, nơi học, tình trạng khuyết tật...) do từng giáo viên

Hoạt động của con đom đóm được tả bằng những từ Anh Chuyên cần Lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi?. suốt đêm, lo cho

Khi đó, chúng ta thấy cây cối, sự vật, con vật, trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè.... Ôn cách đặt và trả lời

So sánh Bài 2: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau.. Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh