• Không có kết quả nào được tìm thấy

SKKN- HỒNG - Website Trường Tiểu Học Lê Dật - Đại Lộc - Quảng Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SKKN- HỒNG - Website Trường Tiểu Học Lê Dật - Đại Lộc - Quảng Nam"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường Tiểu học Lê Dật

Tôi: kính đề nghị đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:

1. Họ và tên tác giả : ĐỖ THỊ HỒNG

2. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Dật 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Đỗ Thị Hồng

4. Tên sáng kiến: Một vài biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ học Âm nhạc cho học sinh lớp 1.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

6.Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : Ngày 7/9/2020.

Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại Chánh, ngày 10. Tháng 3 năm 2021 Người nộp đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Thị Hồng

(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ HỌC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 1

1. Mô tả bản chất của sáng kiến:

Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao, là món ăn tinh thần

không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặt biệt đối với các em thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách của mình.

Qua thực tế giảng dạy từ những năm học trước. Tôi nhận thấy rằng trước một bài hát, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thực hiện đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn.

Mục tiêu đào tạo nhà trường đề ra là giáo dục toàn diện thế hệ trẻ qua các tiêu chí Đức, Trí, Thể, Mĩ. Với mơ ước góp phần nhỏ vào việc tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội, bởi lẽ con người luôn hướng tới cái đẹp và khao khát sống đẹp, như Mác đã từng nói “ Muốn thưởng thức nghệ thuật, trước tiên phải được giáo dục về nghệ thuật”. Các em là những chồi non tương lai của đất nước nên việc giáo dục các em cần chú trọng ngay từ ban đầu. Với học sinh tiểu học, hoạt động học tập là chủ đạo, các em cần học tốt các môn. Hơn ai hết là một giáo viên âm nhạc tôi muốn các em hội tụ tất cả các điều kiện để tiếp thu mọi kiến thức tốt nhất. Người giáo viên tiểu học không những có trách nhiệm là người hình thành ở các em những cơ sở ban đầu cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc mà còn là người đầu tiên phát hiện những mầm non có năng khiếu âm nhạc để sớm có điều kiện bồi dưỡng các em thành nhân tài của đất nước. Âm nhạc có tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Là cách thể hiện giao tiếp giữa công việc và tinh thần, để đảm bảo được tính năng âm nhạc không chỉ cảm nhận mà còn biết hưởng thụ và phát huy đúng tầm vóc. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc vận dụng âm nhạc vào cuộc sống hằng ngày đối với những em nhỏ ở bậc tiểu học là rất cần thiết, điều này không chỉ phụ thuộc vào công việc giảng dạy, phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc vào cách truyền đạt của người giáo viên, ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc của gia đình và toàn xã hội. Trẻ em tham gia chơi ca hát là tự hoạt động nhận thức thế giới xung quanh vào bản thân mình. Những hình tượng qua giai điệu âm thanh của bài hát của bản nhạc đã tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho các em phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục đạo đức lối sống tự tin cùng với bạn bè.

(3)

1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Xuất phát từ việc giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của một giáo viên. Vì vậy người giáo viên phải giúp các em có được tự tin, nắm được kiến thức, phải tạo điều kiện để các em phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc, mạnh dạn biểu hiện khả năng của mình. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm được đối tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp giáo dục, giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo sự say mê trong học tập cho các em.

Qua kết quả thực tế , cho thấy các em còn rất thụ động, chưa tự tin với môn học này. Nhiều em cứ hát theo quán tính. Với kết quả đó tôi quyết định đưa những biện pháp thiết thực để áp dụng vào giảng dạy trong năm học 2020-2021.

Hiện nay với sự quan tâm, chỉ đạo của ngành cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên với lòng yêu nghề mến trẻ sẽ nhanh chóng giúp các em nhanh tiếp cận để có kết quả học tập tốt hơn.

* Một số kĩ năng cơ bản khi học hát:

+ Tư thế ngồi học: Tư thế ngồi thỏa mái, vai không so, hai tay buông dọc theo thân, khi ngồi thì hai tay đặt lên đầu gối, lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ qua chân kia.

+ Hơi thở: Giáo viên cần biết cách điều khiển, chỉ huy để học sinh biết lấy hơi vào đầu câu hát, không lấy hơi giữa các tiếng trong một câu hát. Tốt nhất là hơi thở luôn được củng cố ngay trong lúc hát.

+ Khi hát: Khẩu hình mở vừa phải, phát âm rõ lời, không ê a, không hát quá to, tránh gào thét khi hát.

* Một số phương pháp dạy học có thể áp dụng:

+ Phương pháp trình bày tác phẩm.

+ Phương pháp thực hành, luyện tập.

+ Phương pháp thuyết trình, diễn giải.

+ Phương pháp trực quan: sử dụng các phương tiện dạy học như nhạc cụ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh….trong giờ lên lớp khiến cho những khái niệm trừu tượng trở nên rõ ràng cụ thể.

+ Phương pháp kiểm tra - đánh giá.

* Biện pháp thực hiện :

+ Biện pháp1: Lập kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc lớp 1

Theo phân phối chương trình,các em sẽ được học một tuần 1 tiết. Để cho công việc giảng dạy được thuận tiện, tôi lên kế hoạch giảng dạy âm nhạc lớp 1 cho cả năm học, đảm bảo việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng như các công văn chính thức về việc điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục- Đào tạo.

+ Biện pháp 2: Giáo viên phải nắm vững quy trình dạy hát:

Thông thường, quy trình dạy hát gồm các bước như sau:

*Khởi động giọng:

Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ âm nhạc nói chung và tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh. Do cao

(4)

độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi, tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường, giáo viên phải hướng dẫn các em khởi động giọng. Đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. Tuy nhiên chỉ cần hướng dẫn các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ thực hiện.

Ví dụ:

Giáo viên có thể cho các em khởi động bằng các nguyên âm: u, a, o theo thang âm đi lên, đi xuống.

Cụ thể: Ù, u, u, ú. Ú, u, u, ù À, a, a, á. Á, a, a ,à Ò, o, o, ó. Ó, o, o, ò.

*Giới thiệu bài mới.

Để mở đầu gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho các em. Giáo viên cần đưa tranh, ảnh minh họa, đặt câu hỏi về bức tranh để dẫn dắt vào bài hát, học sinh dễ thấy được nội dung bức tranh thể hiện qua bài hát mà các em sẽ được học.

*Hát mẫu.

Không nhất thiết giáo viên phải hát mẫu cho học sinh nghe, giáo viên có thể cho các em nghe qua băng hoặc bài hát đã được thu vào bộ nhớ của đàn. Tốt hơn giáo viên nên hát mẫu kết hợp động tác phụ họa các em sẽ thấy hứng thú hơn.

*Đọc lời ca: (Đọc lời ca theo tiết tấu)

Giáo viên có thể cho các em đọc lời ca theo hướng dẫn đọc từng câu ngắn có sẵn trên bảng phụ, nhưng phương pháp này càng sử dụng ít, càng tốt. Vì học sinh lớp 1 các em rất khó đọc thuộc bài qua cách này. Giáo viên có thể hướng dẫn các em đọc lời ca qua hình ảnh minh họa bài hát.

VD: Trong bài Tổ Quốc Ta, hay Gà Gáy...

Chú ý khi đọc giáo viên nên để ý đến việc nghỉ, lấy hơi của các em cho đúng, chú ý phát âm, đọc lại những từ khó đọc.

Cần giải thích đơn giản nghĩa một số từ khó.

VD: Bài hát “Tổ Quốc Ta” từ “mởn mơ” nghĩa là tươi tốt,xum xuê.

Bài hát “Gà Gáy” từ “Le té le” nghĩa là mô phỏng tiếng gà gáy.

*Dạy hát:

Khi tập hát cần chú ý tới sự đồng đều, hoà giọng, chưa đòi hỏi sự chính xác hay hát diễn cảm. Với những trạng thái khác nhau và đặc biệt là hát rõ lời, giáo viên luôn phải đặt ra kế hoạch để hướng dẫn các em thực hiện tốt.

Giáo viên cho cả lớp nghe qua một lần giai điệu của bài hát . Dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Giáo viên đàn giai điệu câu hát 1 lượt, hát lại câu đó rồi bắt nhịp học sinh hát. Khi hát xong câu 1, gọi 1 học sinh hát lại để sửa sai, tiếp theo câu 2 (giáo viên thực hiện tương tự như vậy), gọi cá nhân hát câu 2 sửa sai, đàn giai điệu 2 câu, giáo viên hát mẫu, bắt nhịp lớp hát, cá nhân hát để sửa sai. Trình tự như vậy thực hiện đến hết bài. Khi học sinh hát giáo viên chú ý các em khi phát âm phải rõ lời, không ê a, lè nhè, hát đúng giai điệu bài hát.

*Luyện hát kết hợp vận động:

Khi các em hát được lời ca và hát theo giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện tập củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các em vừa hát

(5)

vừa vỗ tay, gõ đệm nhạc cụ để tạo sự sinh động của bài hát và giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng các nhạc cụ, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán đơn điệu của tiết học. Thông thường, có 3 cách gõ đệm đó là: Hát gõ đệm theo nhịp, hát gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Tùy theo yêu cầu chuẩn kiến thức từng bài học cụ thể mà vận dụng cho phù hợp. Tuy nhiên giáo viên có thể hướng dẫn các em thêm vào các tiết luyện để các em biết thực hiện hết các cách vận động theo bài hát.

Khi hướng dẫn cách hát, gõ đệm, giáo viên phải thực hiện mẫu để các em làm theo.

VD: Bài Tổ quốc ta.

Hát vỗ tay, gõ đệm theo nhịp, phách.

Tổ quốc ta, rộng bao la ngàn đất đai phì nhiêu đồng lúa xanh mởn mơ.

X X X X X X X X X x Xx X x XxX x X x X x X

*Tập biểu diễn bài hát.

Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo viên nên tổ chức cho các em thể hiện bài hát theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca. Trong quá trình này việc động viên, khuyến khích các em là hết sức quan trọng, cho dù các em có thể chưa thực hiện được bài hát một cách tốt nhất.

+ Biện pháp 3 : Sử dụng nhạc cụ trong giờ học âm nhạc:

* Đàn điện tử organ.

Đây là một nhạc cụ rất cần thiết, nó được sử dụng trong cả tiết học và trong cả quả trình dạy âm nhạc. Nhạc cụ này không những giúp cho giáo viên và học sinh hát chuẩn xác bài hát, đúng giai điệu, cao độ mà còn giúp bài hát sinh động hơn.

Giúp tiết học thêm phần vui tươi, nhộn nhịp, học sinh ham thích và bớt nhàm chán trong giờ học âm nhạc. Đặc biệt khi dạy hát từng câu, giáo viên nên sử dụng nhạc cụ này, vì: Học hát có nhạc cụ sẽ tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi, học sinh hào hứng luyện tập.Việc đàn giai điệu các câu hát giúp học sinh phát triển tai nghe nhạc.

Nhạc cụ còn là chỗ dựa, đồng thời còn nâng cánh cho tiếng hát hay hơn.

Không nên lạm dụng sử dụng nhạc cụ một cách thái quá. Nếu tiếng đàn quá to, giáo viên lại đàn liên tục, sẽ vừa át tiếng hát vừa xao nhãng việc bao quát lớp học.

*Thanh phách, song loan,..

Đây là nhạc cụ học sinh thường sử dụng trong giờ học âm nhạc, đặc biệt là gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu.

* Sử dụng đĩa nhạc:

- Giáo viên sử dụng đĩa để cho học sinh nghe các bài hát trong chương trình + Sử dụng khi giới thiệu bài mới.

+ Sử dụng khi ôn tập bài hát.

+ Biện pháp 4 : Lồng ghép giáo dục.

Trong một bài hát không thể không giáo dục cho học sinh, việc đầu tiên phải giáo dục các em yêu thích âm nhạc, biết phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân

(6)

tộc. Việc lồng ghép giáo dục tình cảm đạo đức qua mỗi bài hát, hướng các em học sinh tới những cái hay, cái đẹp của cuộc sống nó cũng giúp cho học sinh thấy được vẻ đẹp thực sự của Âm nhạc, các em sẽ hiểu, sẽ thích - có tình cảm với các bài hát từ đó các em diễn cảm bài hát tốt hơn. Ở mỗi bài hát, nội dung bài hát là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục tình cảm học sinh, tuy nhiên giáo viên nên giáo dục thực tế, đơn giản, gần hơn với nội dung bài học VD: Qua bài hát: “Tổ quốc ta” giáo dục học sinh biết yêu quê hương, đất nước.

+ Biện pháp 5 : Tổ chức trò chơi âm nhạc:

Như chúng ta đã biết, giáo dục âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng phải bằng mọi hình thức và nhiều biện pháp. Vì thế tổ chức giờ học dưới hình thức trò chơi âm nhạc rất được học sinh thích thú và là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao. Đồng thời tạo sân chơi, giúp các em gắn bó, hòa đồng với nhau. Tạo không khí được học mà chơi, chơi mà học, làm thư giãn tinh thần qua những tiết học văn hóa. Làm giờ học âm nhạc phong phú, hấp dẫn. Góp phần giúp học sinh phát triển trí tuệ.

Ví dụ: Trong những tiết ôn tập bài hát, nên lồng ghép trò chơi âm nhạc.

* Một số trò chơi:

- Mở ô chữ để đoán tên bài hát.

- Giai điệu thân quen - Hát chuyền tay.

- Tập làm ca sĩ.

- Hát theo nguyên âm o, a, u, e.

+ Biện pháp 6 : Biện pháp khen thưởng:

Đây là một biện pháp rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối 1 nói riêng.

Biện pháp này giúp học sinh có hứng thú, tự tin khi tham gia học tập 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết

Là một giáo viên chuyên trách về phân môn âm nhạc bậc tiểu học, trong quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi cũng đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy đa phần việc học tập và tiếp thu kiến thức của các em chưa cao. Tính tự giác thấp do đó ảnh hưởng rất nhiều đến bài dạy của cô ở trên lớp. Đứng trước những hạn chế và thực tại đó tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm, phương pháp dạy học, hướng dẫn các em học hát, nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát mà tôi đã thực hiện tại trường trong năm học vừa qua. Đặc biệt là việc dạy phân môn âm nhạc ở lớp một, chúng ta biết rất rõ việc học hát của học sinh lớp một chủ yếu là truyền khẩu vì các em đọc chưa rành (thậm chí một vài em chưa đọc được). Do đó giáo viên đọc, học sinh đọc theo từng câu đến khi thuộc bài hát thì mới có thể dạy các em hát được. Nhiều em còn bở ngỡ khi phải hát theo đàn hay sử dụng nhạc cụ gõ. Ngay cả việc biểu diễn bài hát trước lớp nhiều em cũng rất ngại, chưa tự tin. Đây là vấn đề dễ gây thụ động cho học sinh dẫn đến hiệu quả học của các em chưa cao.

Qua việc dạy và học ở trường, tôi nhận thấy những khó khăn thường gặp của cá em là về tư thế ngối, phát âm chưa rõ, nói nhỏ, hay bỏ tay vào miệng. Nhiều em còn rụt rè khi biểu diễn bài hát trước lớp. Từ lẽ đó, bản thân luôn nghiên cứu tìm tòi

(7)

các phương pháp giúp các em để học tốt hơn. Tôi nghĩ với những ai đã từng tâm đắc với nghề chắc chắn sẽ dành những điều tốt đẹp nhất cho học sinh thân yêu của mình.

Và cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài: Một vài biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ học âm nhạc cho học sinh lớp 1.

1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại * Đổi mới phương pháp giảng dạy Âm nhạc là một nội dung mang tính đột phá và đổi mới trong dạy học .

Phương pháp dạy môn hát nhạc cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối lớp 1 nói riêng là khoa học sư phạm. Để dạy tốt đặc trưng bộ môn này giáo viên cần có những kiến thức về âm nhạc vững vàng và biết vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học để đạt được những thành công trong tiết dạy của mình.

Ngoài các phương pháp chung thường được sử dụng, dạy âm nhạc phải chú ý đến đặc trưng của nghệ thuật âm thanh và đổi mới phương pháp giảng dạy ở một số điểm sau.

*Tích hợp sư phạm trong dạy học:

Một bài âm nhạc thường bao gồm học hát(học bài hát mới), vận động theo nhạc, nghe nhạc,đọc nhạc,vận dụng sáng tạo. Khi giảng dạy ngoài việc giáo viên thuyết trình, diễn giảng, học sinh phải thực hành liên tục theo hướng dẫn của giáo viên.

Ví dụ: khi dạy hát, ngoài việc giáo viên giới thiệu bài (nội dung, đặc điểm âm nhạc), học sinh phải liên tục thực hành những câu hát mẫu do giáo viên hướng dẫn.

*Tăng cường trực quan trong dạy học:

Trực quan trong dạy học âm nhạc ở tiểu học là tiếng hát và tiếng đàn(nói chung là âm thanh, âm nhạc).Trực quan còn thể hiện ở những hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến bài hát, những động tác phụ họa cho bài hát, cho điệu nhạc, những điệu múa, điệu nhảy liên quan đến tiết tấu và giai điệu âm nhạc.

*Phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc:

Giáo dục âm nhạc phải bằng mọi hình thức và mọi biện pháp, làm cho tai nghe của học sinh ngày một nhạy bén hơn, tinh tế hơn nhằm nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc và trình độ nhận thức âm nhạc. Do vậy dạy âm nhạc cho các em phải hết sức tránh giảng giải những vấn đề lí thuyết nặng nề, khô cứng, những kiến thức chuyên môn chỉ dành cho những người làm nghề âm nhạc.

Phải cho các em được nghe âm nhạc, được hoạt động theo âm nhạc và được bày tỏ sự cảm nhận bằng trực giác khi âm nhạc tác động tới bản thân.

1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Với những biện pháp trên tôi đã nhận được sự ủng hộ của học sinh và phụ huynh. Đặc biệt các em rất thích thú trong giờ học âm nhạc và kết quả cũng tăng lên so với năm học trước. Tính chuyên nghiệp trong các tiết học âm nhạc dần dần được khẳng định. Sự hiểu biết về âm nhạc của học sinh được nâng cao hơn, góp phần giáo dục cho các em về tầm quan trọng của âm nhạc và định hướng tốt cho việc cảm thụ và thưởng thức âm nhạc cho các em sau này.

1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là

(8)

rèn cho học sinh có hiệu quả. Giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập. Có được kết quả như thế, là nhờ vào sự nổ lực của bản thân, yêu nghề mến trẻ, say mê với công việc, luôn tìm tòi học hỏi, thường xuyên nói chuyện với các em học sinh trong giờ ra chơi hoặc trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở cuối mỗi tiết học để tìm hiểu về tâm tư, tình cảm của các em. Bên cạnh đó còn có sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu trường, của các bạn đồng nghiệp trong tổ bộ môn âm nhạc đã tạo điều kiện để anh em thoải mái, thẳng thắn trao đổi về chuyên môn trong những lần mở chuyên đề, thao giảng hoặc họp tổ bộ môn.

Tại trường tôi được phân công sinh hoạt cùng tổ khối một, trong những lần họp tổ chuyên môn có những khó khăn, vướng mắc gì trong giảng dạy môn âm nhạc, tôi chia sẻ cùng các giáo viên chủ nhiệm lớp để các đồng chí này nhắc nhở học sinh lớp mình hỗ trợ thêm cho tôi một số các dụng cụ đơn giản như: thanh phách ( hai thanh tre ), Từ những việc làm như trên đã giúp cho tiết dạy âm nhạc của tôi sinh động hơn, vui hơn….học sinh rất thích khi tới môn học của tôi.

Sáng kiến này áp dụng được với tất cả các em học sinh từ khối 1 đến khối 5, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học. tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:

a) Đối với nhà trường:

- Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập như; tranh minh họa, máy cac- set, băng đĩa.

b) Đối với Phòng Giáo dục:

- Tăng cường phong trào Văn hoá văn nghệ, tạo cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh vực nghệ thuật.

1.4. Hiệu quả sáng kiến mang lại:

Qua một thời gian áp dụng thực tế vào trong các giờ học nhạc, học sinh rất phấn khởi và yêu thích giờ học nhạc hơn, các em mạnh dạn và tự tin hơn mỗi khi thể hiện bài hát trước lớp. Từ đấy tôi nhận thấy rõ ý thức học tập của các em, đặc biệt là những em học sinh không có năng khiếu âm nhạc. Đợt khảo sát chất lượng cuối kì 1 các em đã có những kết quả đáng mừng cụ thể như sau :

Lớ p

TSH S

Hoàn thành tốt ( T )

Tỉ lệ

Hoàn thành ( H )

Tỉ lệ

Chưa hoàn thành

( C ) 1C 30 23 77

%

7 23% 0

Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú

(9)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: ...

Thời gian họp: ...

Họ và tên người nhận xét: ...

Học vị: ... Chuyên ngành:...

Đơn vị công tác: ...

Địa chỉ: ...

Số điện thoại cơ quan/di động: ...

Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:...

NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Nhận xét, đánh giá TT Tiêu chí

của thành viên Hội đồng 1 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến:

Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải pháp mang tính mới hoàn toàn.

Tính khả thi của sáng kiến:

Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ 2 thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực;

ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng

áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào.

Tính hiệu quả của sáng kiến:

Sáng kiến phải so sánh lợi ích kinh tế, xã hội 3 thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so

với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế,

(10)

2

lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);

Sáng kiến nếu được số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể.

Đánh giá chung (Đạt hay không đạt):

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Họ, tên và chữ ký)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con

+ Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo?. Luyện từ và câu

Sau này, chú bé Vô-phơ- găng trở thành nhạc sĩ Mô-da - một thiên tài âm nhạc của thế giới... Học sinh tìm đọc lại câu chuyện Học sinh tìm đọc

nói, nói chuyện, trò chuyện.. Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:. a) Cô Tuyết Mai …… môn

Những người trong gia đình, họ hàng các em cần phải biết thương yêu, đoàn kết,đùm bọc và chia sẻ với nhau.…...... Dấu chấm, dấu

Học sinh vận dụng những điều đã học được ở môn Mĩ thuật để làm sản phẩm trưng vào.. “Góc tri ân”

- Em hãy chia sẻ về sản phẩm của mình (tạo hình bằng vật liệu gì, sắp xếp các chi tiết và trang trí như

GIÁO VIÊN: NGUYỄN NGỌC ẢNH.