• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/2/2022

Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2022 Toán

Tiết 123: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS rèn luyện kĩ năng giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”; tính chu vi hình chữ nhật.

- Vận dụng lập đề toán và giải bài toán trong cuộc sống.

- Rèn kỹ năng trình bày bài sạch đẹp.

- GD HS tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích toán học.

- Hs làm (Bài 2, 3, 4). HSNK làm Bài 1.

IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ làm bài tập.

- HS: SGK, vở ô li Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3 - 5 phút)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Hộp quà bí mật”.

- GV nêu luật chơi, cách chơi: Cho HS lựa chọn 1 hộp quà và thực hiện theo yêu cầu của hộp quà đó.

+ Món quà của em là gì?

- HS mở hộp quà có nội dung bài toán:

4 người thợ làm được 16 sản phẩm. Hỏi một phân xưởng có 8 người làm được bao nhiêu sản phẩm?

- Dưới lớp làm ra nháp.

- Gọi hs nhận xét chữa bài, tuyên dương Hs.

+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường tiến hành theo mấy bước?

+ Bước nào là bước rút về đơn vị?

- GV nhận xét, chốt lại.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20-25 phút)

Bài 1: ( Cá nhân – cả lớp) - Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt ở bảng.

+ Muốn biết 1 lô có bao nhiêu cây ta làm như thế nào?

- HS tham gia chơi.

Bài giải:

Một người thợ làm được số sản phẩm là: 16 : 4 = 4 (sản phẩm) 8 người làm được làm được số sản phẩm là: 4 x 8 = 32 (sản phẩm) Đáp số: 32 sản phẩm

+ 2 bước: Bước 1: Tìm giá trị 1 phần; Bước 2: tìm giá trị của nhiều phần.

+ Bước tìm 1 người làm được bao nhiêu sản phẩm.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc bài toán.

- HS trả lời các câu hỏi.

Tóm tắt:

4 lô: 2032 cây 1 lô: … cây?

- HS tự làm bài, 1 HS làm bảng phụ.

(2)

- HS nhận xét chữa bài.

+ Bài toán thộc dạng toán nào?

* Tìm số cây của 1 lô đất chính là tìm giá trị 1 một phần ta làm tính chia.

Bài 2: (Cá nhân – cả lớp) - Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm 5 thùng có bao nhiêu quyển vở em làm như thế nào?

Tóm tắt:

7 thùng: 2135 quyển 5 thùng: … quyển?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng + Bài toán thuộc dạng toán nào?

+ Trong bài này bước nào là bước rút về đơn vị?

+ Muốn tìm 1 phần em làm tính gì?

+ Muốn tìm nhiều phần em làm tính gì?

* Để dễ nhớ có thể chuyển số lên đầu câu trả lời: Bước 1: 1 thùng…; bước 2: 5 thùng ….

* Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

4. Hoạt động vận dụn, trải nghiệm: (8 phút) Bài 3: (cá nhân – cặp đôi - cả lớp)

Lập bài toán theo tóm tắt:

4 xe: 8520 viên gạch 3 xe: ….. viên gạch?

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV đưa tóm tắt lên bảng và hỏi:

+ Bài có mấy yêu cầu? là những yêu cầu nào?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để làm yêu cầu 1 là lập bài toán theo tóm tắt.

Bài giải:

Một lô đất có số cây là:

2032 : 4 = 508 (cây) Đáp số: 508 cây.

- 1 HS đứng tại chỗ đọc bài làm.

- Tìm giá trị của một phần.

- 2 HS đọc bài toán.

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi, 1 HS tóm tắt bảng.

+ Bước 1: Tính số vở trong 1 thùng + Bước 2: Tính số vở trong 5 thùng.

- 1 HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.

Bài giải:

Số quyển vở trong mỗi thùng là:

2135 : 7 = 305 (quyển) Số quyển vở trong 5 thùng là:

305 5 = 1525 (quyển) Đáp số: 1525 quyển vở - Nhận xét, chữa bài.

+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

+ Bước 1: Tính số vở trong 1 thùng.

+ Phép tính chia.

+ Phép tính nhân.

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

+ 2 yêu cầu: Lập đề toán và giải.

- HS trao đổi theo cặp lập bài toán theo tóm tắt.

- Đại diện 1 cặp nêu bài toán.

(3)

+ Đề toán thuộc dạng toán gì?

* Có thể lựa chọn 2 cách viết câu lời giải.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, đọc bài giải với câu trả lời khác.

+ Khi giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị chúng ta giải theo những bước nào?

Bài 4: (cá nhân - cả lớp) - Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tính chu vi HCN ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét.

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?

* Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.

+ Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?

- GV hệ thống lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học.

+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- 1 HS làm bảng phụ.

Bài giải:

Số gạch trong mỗi xe là:

8520 : 4 = 2130 (viên) Số gạch trong 3 xe là:

2130 3 = 6390 (viên) Đáp số: 6390 viên + Bước 1: Rút về đơn vị hay tìm giá trị 1 phần, bước 2: tìm nhiều phần.

- 1, 2 HS đọc bài toán.

- HS trả lời câu hỏi.

+ Tính chiều rộng mảnh đất. Tính chu vi mảnh đất.

- 1 HS lên bảng, cả lớp cùng làm.

Bài giải:

Chiều rộng hình chữ nhật là:

25 – 8 = 17 (m) Chu vi hình chữ nhật là:

(25 + 17) 2 = 84 (m) Đáp số: 84m - Nhận xét, chữa bài.

- 1, 2 HS nêu.

- 1 HS nêu.

Tập đọc - Kể chuyện

Tiết 70+71: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

A. Tập đọc

- Đọc đúng các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo ...

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

(4)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN - Tự nhận thức.

- Thể hiện sự tự tin.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, tranh minh họa - HS:

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tập đọc

A. Hoạt động mở đầu (3p) - Tổ chức cho HS hát

Giới thiệu bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, hỏi:

+ Có mấy người trong bức tranh?

+ Đó là những ai?

+ Em đoán xem họ đang nói với nhau điều gì?

- GV giới thiệu vào bài: Đối đáp với vua B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (25-30p)

a. GV đọc mẫu toàn bài

- GV đọc toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc của từng đoạn.

b. Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc nối tiếp từng câu

- Theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS. Luyện đọc các từ: xa giá, truyền lệnh

* Đọc từng đoạn trước lớp

- Hướng dẫn đọc câu dài: Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá. Trời nắng trang trang/

người trói người.

- Hướng dẫn HS giải nghĩa của từ ngữ khó.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Cho HS thi đọc Tìm hiểu bài

- GV yêu cầu đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?

- GV tiểu kết

- GV yêu cầu đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:

+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?

- HS hát

- HS quan sát tranh và nêu ý kiến:

- Trong tranh có 3 người. Đó là nhà vua, một cậu bé tay bị trói và một người lính hầu. ...

- HS theo dõi SGK.

- HS đọc nối tiếp câu (2 lượt).

- HS kết hợp sửa lỗi phát âm.

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn (2 lượt) - HS luyện đọc.

- HS đọc từ chú giải SGK - HS luyện đọc theo cặp.

- Đại diện 4 HS thi đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.

- Cả lớp đọc thầm.

(5)

+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?

- GV nhận xét

- GV yêu cầu đọc đoạn 3, 4, Trả lời câu hỏi:

+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

+ Vua ra vế đối thế nào?

+ Cao Bá Quát đối lại như thế nào?

- GV phân tích để HS thấy được vế đối hay như thế nào của Cao Bá Quát:

+ Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói.

+ Biểu lộ sự bất bình (ngầm oán trách vua bắt trói người)

+ Đối trọi lại vế đối rất chặt chẽ cả về ý lẫn lời.

- Qua nội dung tìm hiểu, em cho biết câu chuyện cho ta thấy điều gì?

* GV nhận xét, chốt: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.

C. Hoạt động luyện tập, thực hành (35p)

Luyện đọc lại - GV đọc đoạn 3.

- GV hướng dẫn đọc đúng đoạn văn trên bảng phụ: Thấy nói là học trò/ vua ra lệnh phải đối cho được một vế đối/ thì mới tha. Nhìn thấy … đuổi nhau/ vua tức cảnh đọc …

Kể chuyện 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài phần kể chuyện trang 51, SGK.

2. Hướng dẫn kể chuyện

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghi thứ tự mà sắp xếp ra nháp.

- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra. Gọi HS phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét: 3 - 1- 2- 4

+ Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua.

Nhưng xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.

+ Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động, cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói....

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

+ Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài, cho cậu có cơ hội chuộc tội.

+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

+ Trời nắng chang chang người trói người.

- Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 2 HS đọc

- Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện rồi kể lại toàn bộ câu

chuyện

- Làm việc cá nhân

(6)

3. Kể mẫu

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- Nhận xét

4. Kể theo nhóm

- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh kể lại câu chuyện cho nhau nghe.

5. Kể trước lớp

- Gọi 2 - 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp

D. Hoạt động vận dung, trải nghiệm (5p)

+ Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau?

- GV nhận xét chung tiết học

- Về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu cách sắp xếp

- Lớp theo dõi, nhận xét và kiểm tra cách sắp xếp của bạn.

- 4 HS kể. Lớp theo dõi, nhận xét

- Làm việc theo cặp. HS theo dõi bạn kể.

- HS kể lại toàn bộ câu chuyện

+ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

+ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

+ Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- HS lắng nghe

Ngày soạn: 19/2/2022

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2022 Toán

Tiết 124: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS giải được “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”;

- Rèn luyện kĩ năng viết và tính giá trị của biểu thức.

- HS yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

- BT cần làm: Bài 2, 3, 4/a, b). HS NK làm Bài 4/ phần c, d.

* Giảm tải: Không làm bài 1 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ làm bài tập, máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Rung chuông vàng”.

- GV nêu luật chơi, cách chơi: Cho HS lựa chọn các ô số mà GV đưa lên màn hình, sau đó nêu đáp các câu hỏi có trong từng ô.

- HS chọn từng ô có nội dung bài toán:

Bài toán 1: 9 bao thóc nặng 81kg. Hỏi 5 bao

- HS tham gia chơi.

- Dự kiến kết quả:

1. Đáp số: 45 kg

(7)

thóc nặng bao nhiêu ki – lô - gam?

Bài toán 2: Có 7 chiếc hộp đựng được 56 cái bút. Hỏi 3 chiếc hộp đựng được bao nhiêu cái bút?

- Dưới lớp tính ra nháp.

- Gọi hs nhận xét chữa bài, tuyên dương Hs.

+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường tiến hành theo mấy bước?

- GV nhận xét, chốt lại.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20-25 phút)

Bài 2: (Cá nhân – cả lớp) - GV gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS giải bài toán theo 2 bước:

+ Tính số gạch lát nền mỗi phòng:

2550 : 6 = 425(viên)

+ Tính số gạch lát nền 7 phòng:

425 7 = 2975(viên)

- Gv khuyến khích HS tìm cách giải khác (nếu có)

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

+ Bước nào là bước rút về đơn vị? Nêu các bước gải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

* Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị

Bài 3: Số? (Cá nhân – cặp đôi – cả lớp) - GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Một người đi bộ 4 giờ được 4km + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

+ Trong ô trống thứ nhất em điền số nào? Vì sao?

Thời gian đi

1 giờ

2 giờ

4 giờ

3 giờ

5 giờ Q.Đường

đi

4k m

8km 16k m

12k m

20k m - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để làm tiếp các cột còn lại.

- Nhận xét, chốt lại.

2. Đáp số: 24 cái bút

+ 2 bước: Bước 1: Tìm giá trị 1 phần; Bước 2: tìm giá trị của nhiều phần.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc bài toán.

- HS trả lời.

- Cả lớp làm bài cá nhân.

- 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài giải:

Số viên gạch lát nền mỗi phòng là:

2550 : 6 = 425 (viên) Số viên gạch lát nền 7 phòng là:

425 7 = 2975 (viên) Đáp số: 2975 viên gạch - HS chia sẻ cách làm khác

- 1, 2 HS nêu.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Hs trả lời.

- 1 HS đứng tại chỗ làm mẫu. Cả lớp theo dõi.

- Làm bài theo cặp.

- Đại diện cặp chia sẻ kết quả, thống nhất kết quả.

(8)

3. Hoạt động vận dụng: (6 phút)

Bài 4: Viết và tính giá trị của biểu thức - GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Tiếp sức”

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi.

a, 32 chia 8 nhân 3: 32 : 8 3 = 4 3 = 12

b, 45 nhân 2 nhân 5: 45 2 5 = 90 5 = 450 c, 49 nhân 4 chia 7: d, 234 chia 6 chia 3 49 4 : 7 = 196 : 7 234 : 6 : 3 = 39 : 3 = 28 = 13 - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương đội thắng cuộc.

- GV chốt lại: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.

+ Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?

- Nhận xét tiết học

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- 2 đội tham gia chơi (mỗi đội cử 4 hs tham gia chơi).

- Nhận xét, chữa bài.

- 1, 2 HS nêu.

Tự nhiên và xã hội Tiết 51: TÔM, CUA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát. Nêu ích lợi của tôm và cua. Nhận biết các bộ phận trên cơ thể tôm, cua.

- Hình thành phẩm chất: Yêu thích các loài động vật, yêu thích môn học.

- Hình thành năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*BVMT: Học sinh nắm được sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong tự nhiên, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của động vật.

*BĐ: Liên hệ các loài tôm, cua với các sinh vật biển khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các hình trong SGK trang 98, 99, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu

- GV tổ chức chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” với nội dung về Côn trùng:

+ Côn trùng có mấy chân?

+ Chân côn trùng có gì đặc biệt?

+ Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?

+ Bên trong cơ thể chúng có xương

- HS chơi theo hướng dẫn của GV.

(9)

sống không?

+ Trên đầu côn trùng thường có gì?

- GV NX, tuyên dương

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:

+ Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.

+ Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua.

+ Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?

+ Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm chuẩn bị trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

*Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt

3. Hoạt động luyện tập, thực hành - Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý

- Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

=> Câu hỏi gợi ý thảo luận:

+Tôm, cua sống ở đâu?

+ Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm.

+ Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua.

+ Nêu ích lợi của tôm và cua.

- HS lắng nghe, mở SGK.

- HS quan sát các hình trong các hình vẽ trang 98, 99 SGK theo nhóm 2 theo các gợi ý

- HS trình bày - HS khác nhận xét - HS nhắc lại

- HS đọc kết luận trong SGK

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

=> Dự kiến ND chia sẻ:

+Tôm, cua sống ở dưới nước

+Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú …

+Cua bể, cua đồng…

+Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho

(10)

* BVMT:

+ Các con vật sống trong tự nhiên rất đa dạng, phong phú. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của chúng?

* BĐ:

+ Nêu môi trường sống của tôm, cua?

+ Em phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của tôm, cua cũng như các loài vật dưới nước khác?

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và hỏi:

+ Cô công nhân trong hình đang làm gì?

=> GV giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp …

Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua.Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.

4. Hoạt động vận dụng

- Về nhà nói lại kiến thức đã được học cho gia đình nghe. Đọc thêm sách, báo để biết rõ hơn về tôm, cua và các loại động vật khác.

- Cùng với bố mẹ tìm hiểu về mô hình nuôi các loại tôm, cua và các loại động vật khác có tại địa phương.

* Kết luận: Tôm, cua là những loài vật có giá trị lớn về dinh dưỡng cũng như về kinh tế. Vì vậy, cần có môi trường tốt để tôm, cua sinh sống và phát triển tốt.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về cá và các hoạt động nuôi, đánh bắt cá

người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu.

- Học sinh liên hệ và trả lời theo ý hiểu:

+ Chúng ta cần có ý thức bảo vệ chúng và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

+ Tôm cua sống dưới nước

- HS trả lời: Không vứt rác xuống nước, tuyên truyền mọi người cùng giữ gìn môi trường nước,...

- HS QS hình 5:

+ Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh lắng nghe

- HS lắng nghe và thực hiện

- Lắng nghe

(11)

Thủ công

Tiết 26. LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm được một lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật.

- Yêu thích các sản phẩm đồ chơi.

- Hình thành năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Hình thành phẩm chất: Yêu thích môn học, yêu quý sản phẩm đã làm ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy thủ công, kéo, hồ, bìa khổ A4 (Dạy thực hành) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠ Y HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu

- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Hoạt động luyện tập, thực hành - Yêu cầu nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.

- Nhận xét và dùng tranh quy trình để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường.

- Tổ chức cho thực hành theo nhóm.

- Quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm C. Hoạt động vận dụng

- GV yêu cầu các nhóm cắt dán các bông hoa có cành lá để cắm vào lọ trang trí.

- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.

- Tuyên dương một số nhóm có sản phẩm đẹp.

+ Hãy nêu lại ND bài học?

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Mang sản phẩm về nhà trang trí vào góc học tập của mình.

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.

- 2 em nhắc lại các bước về quy trình gấp cái lọ hoa gắn tường.

- Quan sát để nhớ lại các bước gấp lọ hoa gắn tường để thực hành gấp.

- Các nhóm thực hành gấp lọ hoa theo hướng dẫn (sử dụng giấy thủ công, kéo, hồ bìa khổ A4)

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

- Cắt các bông hoa và cành lá để cắm vào lọ hoa.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, đánh giá xếp loại sản phẩm của từng nhóm.

- HS nêu lại.

- HS theo dõi.

Ngày soạn: 20/2/2022

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2022 Toán

Tiết 125: TIỀN VIỆT NAM I. YÊU CẦU CÂN ĐẠT

(12)

- HS nêu được đặc điểm của các tờ tiền: 1000 đồng; 2000 đồng; 5000 đồng; và các tờ tiền: 10.000 đồng; 20.000 đồng; 50.000 đồng; 100.000 đồng; 200.000 đồng và 500.000 đồng.

- HS nêu được cách đổi tiền. Thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.

- HS yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

- Hs làm (Bài 1/a, b; Bài 2/a, b, c; Bài 3)* HS NK làm Bài 1/ c; Bài 2/ d.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, máy chiếu; Bảng phụ bài tập; các tờ giấy bạc: 1000 đồng; 2000 đồng;

5000 đồng; 10000 đồng và 20000 đồng; 50000 đồng; 100.000 đồng; 200.000 đồng;

500.000 đồng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3 - 5 phút)

- Yêu cầu HS thi kể nhanh các tờ tiền mà em biết?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt, liên hệ vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 - 14 phút)

a. Giới thiệu các tờ tiền: 1000 đồng; 2000 đồng; 5000 đồng;

- GV giới thiệu: Khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền để thanh toán. đơn vị thường dùng của tiền VN là đồng. Trong phạm vi 10000 đồng có các tờ tiền: 1000đ, 2000đ, 5000đ,

+ Nêu đặc điểm của các tờ tiền: 1000đ, 2000đ, 5000đ?

b. Giới thiệu các tờ tiền: 10000 đồng;20000 đồng; 50000 đồng

- GV cho HS quan sát 2 mặt của từng tờ tiền nhận xét về đặc điểm của chúng:

+ Màu sắc của tờ tiền?

+ Dòng chữ và số?

- GV nhận xét, chốt lại cho HS biết cách nhận biết giá trị các tờ tiền bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ tiền.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (18 – 20 phút)

Bài 1: (Cá nhân – cả lớp) Trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền?

- GV gọi HS nêu yêu cầu.

- GV lưu ý HS: Cần cộng nhẩm (cộng nhẩm các số tròn trăm) rồi trả lời câu hỏi:

- Nhiều HS tham gia thi kể.

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát các tờ tiền và nêu.

- HS quan sát.

- Nhiều HS nêu.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.

- HS cộng nhẩm.

(13)

a, 6200 đồng b, 8400 đồng

c, Hướng dẫn HS làm.

- Gọi Hs chia sẻ kết quả

- GV nhận xét, chữa bài.

+ Khi cộng, trừ các số có đơn vị là đồng ta làm như thế nào?

Bài 2: (Cá nhân – Cặp đôi - cả lớp) - Gọi HS nêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS quan sát mẫu.

- Hướng dẫn HS cách làm.

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp làm bài.

- Khuyến khích Hs chia sẻ kết quả

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nêu thêm câu hỏi:

+ 1 tờ tiền 2000 đồng đổi được mấy tờ tiền 1000 đồng?

+ 1 tờ tiền 5000 đồng đổi được mấy tờ tiền 2000 đồng và 1000 đồng?

d, Hướng dẫn HS làm.

+ Làm thế nào để lấy được 5000 đồng? Vì sao?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng. Nhắc HS cộng số tiền cho cẩn thận thật chính xác.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (7 phút)

Bài 3: (Cá nhân – cả lớp) - GV gọi HS đọc yêu cầu.

- Quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật.

- Thực hiện phép cộng (trừ) nhẩm rồi trả lời câu hỏi.

a, Đồ vật ít tiền nhất là quả bóng bay, đồ vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa.

- HS nối tiếp chia sẻ kết quả.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- HS tự làm bài.

- 1 HS đứng tại chỗ chia sẻ kết quả.

c, Chú lợn (c ) có 4000 đồng.

- Nhận xét.

- HS nêu.

- 1 HS nêu: Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền bên phải?

- Cả lớp quan sát câu mẫu.

- HS theo dõi.

- HS làm bài theo cặp.

- Đại diện cặp chia sẻ kết quả bài làm.

a, Phải lấy 2 tờ tiền loại 1000 đồng để được 2000 đồng.

b, Phải lấy 2 tờ tiền loại 5000 đồng để được 10000 đồng

c, Phải lấy 5 tờ tiền loại 2000 đồng để được 10000 đồng.

- Chữa bài (nếu sai).

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS nêu các cách làm khác nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân.

- HS lần lượt trả lời.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

(14)

b, Mua một quả bóng bay và một chiếc bút chì hết:

1000 + 1500 = 2500 (đồng)

c, Giá tiền một lọ hoa nhiều giá tiền một cái lược là:

8700 – 4000 = 4700 (đồng) - Nhận xét, chốt lại đáp án đúng.

- GV có thể cho HS so sánh giá trị của các đồ vật khác với nhau.

+ Một quyển truyện đắt hơn một cái bút chì bao nhiêu tiền?

+ Hãy sắp xếp các đồ vật theo thứ tự từ rẻ đến đắt?

+ Khi so sánh các số đo có đơn vị là đồng ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe.

- HS tự tìm và so sánh.

- HS trả lời

- Lắng nghe

Chính tả TIẾT 48: TIẾNG ĐÀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT (2) a/.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu

- Yêu cầu HS viết các từ: xào rau, cái sào, xông lên, dòng sông ...

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài mới

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

1. Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi nội dung đoạn viết - GV đọc một lần đoạn văn.

- GV yêu cầu HS nói lại nội dung đoạn văn

+ Em hãy tả lại khung cảnh thanh bình bên ngoài như hoà cùng tiếng đàn?

b. Hướng dẫn cách trình bày

-3 HS nên bảng, cả lớp cùng viết nháp.

- Nhận xét.

- 1HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.

- Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống vườn, lũ trẻ thả thuyền trên vũng nước mưa, dân chài tung lưới bắt cá, hoa mười giừo nở, mấy con chim câu lướt nhẹ trên mái nhà.

(15)

+ Đoạn văn có mấy câu?

- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu HS tập viết nhiều chữ mình dễ mắc lỗi: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh, …

- GV nhận xét

d. Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc cho HS viết bài.

+ Lưu ý tư thế ngồi và cách cầm bút của HS.

- GV đọc cho HS chữa lỗi.

e. Chấm, chữa bài

- GV thu 1 số bài chấm, nhận xét cụ thể từng bài.

C. Hoạt động luyện tập, thực hành Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2/a: Thi tìm nhanh

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

D. Hoạt dộng vận dụng, trải nghiệm (5p)

- GV nhận xét bài viết của HS.

- Dặn dò HS: Sửa những lỗi chính tả viết sai.

- HS nêu: ... có 6 câu.

- Tên riêng Hồ Tây và những chữ đầu dòng, đầu câu.

- HS tập viết ra nháp, 2 HS lên bảng viết.

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi chéo vở, soát lỗi.

- HS tự soát lỗi và chữa bằng bút chì ra lề vở.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

- Nêu miệng kết quả.

- Các từ gồm 2 tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s : sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, sòng sọc, …

- Các từ gồm 2 tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm x : xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xông xênh, xúng xính,…

- HS lắng nghe

Tập đọc

Tiết 72: Tiếng đàn I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng khó, dễ lẫn

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

(16)

II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu (3p)

- Tổ chức HS thi kể lại câu truyện Đối đáp với vua.

+ Nêu nội dung chính của bài?

- Gv nhận xét.

- GV giới thiệu bài

- Nêu mục đích yêu cầu giờ học

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20p)

a. GV đọc mẫu

- GV: Giọng nhẹ nhàng, giàu cảm xúc.

Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm:

trắng trẻo, khẽ chạm vào...

b. Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc nối tiếp từng câu

- Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS. Rèn đọc các từ: vi-ô-lông, ắc-sê ...

* Đọc nối tiếp từng đoạn

- GV chia 2 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn)

- Hướng dẫn đọc câu dài: Khi ắc - sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn/ thì như có phép lạ,/ những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.//

- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ mới.

- Cây đàn mà Thuỷ chơi có tên là gì?

- Cho HS quan sát tranh về cây đàn vi-ô- lông và giới thiệu ác - sê là chiếc cần có căng dây để kéo đàn vi-ô-lông.

+ Khi nhận đàn, bạn Thủy đã làm gì?

+ Lên dây nghĩa là gì?

* Đọc từng đoạn trong nhóm: Theo dõi hướng dẫn đọc đúng với giọng đọc từng đoạn.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

- GV yêu cầu đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

+ Thủy làm những việc gì để chuẩn bị vào phòng thi?

* GV: Đó là những công việc quen thuộc

- 2 HS kể câu chuyện Đối đáp với vua.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét, bổ sung.

-HS theo dõi SGK.

- HS theo dõi nghe.

- HS đọc nối tiếp câu (2 lượt) - HS sửa lỗi phát âm.

- HS theo dõi, đánh dấu trong SGK.

- HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)

- HS nêu cách ngắt giọng và luyện đọc câu khó

- HS luyện đọc cá nhân.

- Là đàn vi-ô- lông.

+ Thủy lên dây và kéo thử vài nốt nhạc + Chỉnh dây đàn cho đúng.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Đại diện các nhóm thi đọc, nhận xét.

- 1 HS đọc đoạn 1. Lớp đọc thầm.

+ Thủy lên dây đàn và kéo thử vài nốt nhạc.

(17)

và không bao giờ thiếu với người chơi đàn.

+ Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?

- Tìm câu văn miêu tả của chỉ, nét mặt của Thuỷ?

+ Cử chỉ. nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì?

- GV nhận xét

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:

+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn?

* GV tiểu kết, ghi bảng: Cuộc sống và khung cảnh thiên nhiên xung quanh thật nhẹ nhàng, thanh bình, đã hoà quyện với tiếng đàn trong trẻo của Thuỷ tạo nên bức tranh cuộc sống thật thanh bình và làm cho tâm hồn con người thư thái, dễ chịu.

C. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p)

Luyện đọc lại - GV đọc lại bài văn.

- GV hướng dẫn HS tả âm thanh của tiếng đàn: Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào … dây đàn/ thì như có phép lạ,/ những … trong trẻo vút bay lên … làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc

- GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay D. Hoạt động vận dụng trải nghiệm - Gọi HS nhắc lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài sau.

+ Tiếng đàn trong trẻo, bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng.

+ Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

+ Thủy rất tập trung vào việc thể hiện bản nhạc nên vầng trán bạn hơi tái đi, không những vậy tâm hồn Thuỷ dường như đang đắm mình theo bản nhạc gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

+ Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi; Lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa; Dân chài đang tung lưới bắt cá; Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ; Mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.

- HS theo dõi, nhắc lại.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS luyện đọc cá nhân.

- Vài HS đọc đoạn văn.

- 2 HS thi đọc toàn bài.

- Nhận xét, bình chọn.

- 2, 3 HS nêu lại.

- HS lắng nghe

(18)

Âm nhạc

TIẾT 24: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: EM YÊU TRƯỜNG EM, CÙNG MÚAHÁT DƯỚI TRĂNG- TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG I. YÊU CẦU CÂN ĐẠT

- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.

- Tập biểu diễn bài hát II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe.

- Chép khuông và một số nốt nhạc để giới thiệu tên nốt và hình nốt trên khuông nhạc.

- Đàn và hát thuần thục hai bài hát Em yêu trường em và Cùng múa hát dưới trăng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: (5 phút) Ôn tập lại một số hình nốt nhạc

- Gv gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu viết một số hình nốt nhạc đã học ở tiết trước

- GV nhận xét, sửa sai cho HS

*Hoạt động 2: (10 phút) Ôn tập 2 bài hát:

+Ôn tập bài hát: Em yêu trường em

- GV treo bức tranh và yêu cầu HS tả nội dung bức tranh:

- GV hỏi đó là nội dung bài hát nào đã học?

- GV đệm đàn, HS trình bày bài hát.

- GV yêu cầu HS vừa hát vừa vận động như đã ôn tập (tiết 22). Sau đó mời một nhóm 3-4 em lên trình bày trước lớp.

+ Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng

- GV: Các em đã hát bài Cùng múa hát dưới trăng.Em nào biết tác giả bài hát này là ai?

- Em nào có thể nói về nội dung của bài hát?

- GV mở băng hoặc trình bày bài hát.

- GV hướng dẫn từng động tác một

- Khi HS tập thuần thục, GV mời một số em lên trình bày trước lớp.

*Hoạt động 3: (15 phút) Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông

- GV treo bảng phụ có khuông nhạc, khoá Son và nốt nhạc:

- GV chỉ vào một vài dòng và khe, yêu cầu HS đọc tên những dòng, khe đó.

- Viết chữ Rê,Pha, La lên bảng và hỏi: Em nào xung phong nhắc lại vị trí của nốt Rê, Pha, La?

GV: Các em nghe đàn 3 nốt Rê; Pha; La

- Tương tự , GV hỏi HS về vị trí nốt Đô, Mi,

- HS hát và vận động theo nhạc

- Các nhóm HS thảo trả lời câu hỏi

- HS trả lời

- HS lên bảng trình bày

- HS lắng nghe

(19)

Son, và Rê, Son, Si trên khuông nhạc?.

- ở tiết trước ( tiết 20), các em đã tập nhận biết tên nốt nhạc trên “Khuông nhạc bàn tay” Em nào xung phong chỉ nốt Rê, Son, Đố trên bàn tay?

Em nào xung phong chỉ nốt Đồ, mi, la trên bàn tay?

Em nào xung phong lên bảng, chỉ các nốt nhạc trên bàn tay để đố các bạn?

Sau khi HS thực hiện, GV nhận xét và cho điểm.

- Nốt nhạc hoàn chỉnh gồm tên nốt và hình nốt - GV kẻ khuông và viết khoá Son.

- GV viết nốt Son trắng lên khuông nhạc và nói:

Chúng ta tô đen thân nốt thành nốt Son đen – thêm dấu móc vào, thành nốt Son móc đơn – thêm dấu móc nữa, thành nốt Son móc kép.

*Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

- Cho HS ôn lại các nốt nhạc trên khuông lần nữa

- HS lên bảng chỉ

- Hs lắng nghe

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 19/2/2022

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2022 Toán

Tiết 126: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Sử dụng được đúng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. Thực hiện được các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.

- Giải được các bài toán có liên quan đến tiền tệ. Phân biệt được mệnh giá, màu sắc của các tờ tiền.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

- GDHS yêu thích môn học. Rèn kĩ năng sử dụng tiền đúng mục đích. GD học sinh yêu thích môn toán.

* HSNK làm bài 2/c.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Một số tờ giấy bạc các loại. Bảng phụ - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:

Mua và bán.

- GV phổ biến luật chơi: Gọi 2 HS lên chơi, 1 em đóng người bán hàng, 1 em đóng người mua hàng. GV phát tiền

- 2 HS lên tham gia chơi.

- Mua một quả bóng bay giá 1.500 đồng.

- Người mua đưa 2000 đồng.

(20)

cho cả 2 HS. Người mua hàng có thể mua bất kì mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm.

- GV cho cả lớp nhận xét.

- GV nhận xét, khen.

- GV giới thiệu bài mới.

B. Hoạt động luyện tập, thực hành (25 phút)

Bài 1: (Cặp đôi - cả lớp) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- YC HS thảo luận nhóm đôi tìm

“Chiếc ví nào nhiều tiền nhất?”

- Yêu cầu HS quan sát, xác định số tiền trong mỗi chiếc ví rồi so sánh và làm bt.

+ GV hỏi thêm: Muốn biết chiếc ví nào nhiều tiền nhất ta làm ntn?

- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.

* GV chốt kiến thức: Cách cộng trừ các số trên đơn vị là đồng.

Bài 2 ( cá nhân – nhóm đôi – lớp) - YC HS tự tìm hiểu YC đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân(a,b) khuyến khích hs làm hết.

a, Chọn ra những tờ giấy bạc bên khung bên trái để cộng lại bằng số tiền tương ứng ở bên phải.

+ Có thể lấy ra 3 tờ 1000 đồng, 1 tờ 500 đồng và 1 tờ 100 đồng hoạc 1 tờ 2000 đồng, 1 tờ 1000 đồng, 1 tờ 500 đồng và 1 tờ 100 đồng để được 3600 đồng.

b, Có thể lấy 1 tờ 5000 đồng, 1 tờ 2000 đồng và 1 tờ 500 đồng hoặc …. để được 7500 đồng.

* c, Hướng dẫn HSNK làm.

+ Để có 3100 đồng, ta phải lấy những tờ giấy bạc nào?

+ Ngoài cách đó, còn có những cách nào?

- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.

* GV chốt kiến thức trừ trên các số với đơn vị đồng.

Bài 3 ( cá nhân – cả lớp)

- Người bán phải trả lại bao nhiêu tiền?

- HS đọc: Chiếc ví nào nhiều tiền nhất?

- HS thảo luận cặp đôi làm bài.

- Đại diện cặp trình bày, chia sẻ trước lớp.

Chiếc ví ( c ) có nhiều tiền nhất.

+ 2 -3 HS chia sẻ về cách tìm chiếc ví nào nhiều tiền nhất?

- Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải.

- HS theo dõi GV hướng dẫn.

- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.

- 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung:

3000 + 500 + 100 = 3600 (đồng)

hoặc 2000 + 1000 + 500 + 100 = 3600 (đồng).

- HS nêu kết quả và chia sẻ về cách làm.

(21)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS quan sát tranh và làm bài cá nhân.

- Gọi HS nêu miêng kết quả.

- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.

+ Mai không đủ tiền để mua những gì?

Vì sao?

+ Mai còn thiếu mấy nghìn nữa thì mua được hộp màu?

C. Hoạt động vận dụng: ( 8 phút) Bài 4 (cá nhân – cả lớp)

- Gọi HS đọc bài 4.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở, chữa bài.

- GV nhận xét, củng cố bài.

* GV chốt kiến thức: HS giải được các bài toán có liên quan đến tiền tệ.

+ Qua bài học hôm nay các con nắm được kiến thức gì?

- Về nhà các con hãy ghi lại chiều cao, cân nặng của các thành viên trong gia đình mình để chuẩn bị cho tiết học sau bài Làm quen với thống kê số liệu.

- Xem tranh rồi TLCH ...

- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.

- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:

a) Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ để mua 1 cái kéo.

b) Nam có 7000 đồng, Nam mua được 1 cái kéo và 1 cây bút.

- 1 HS đọc bài toán.

- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.

- HS lên bảng giải bài, lớp bổ sung:

Bài giải

Số tiền Mẹ mua hết tất cả là:

6700 + 2300 = 9000 ( đồng ) Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:

10000 - 9000 = 1000 ( đồng ) Đáp số: 1000 đồng.

- HS chia sẻ về cách làm

+ Cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng, giải được các bài toán về tiền tệ, phân biệt được màu sắc của tiền.

Luyện từ và câu

TIẾT 24: TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT - DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).

- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).

- Vận dụng đặt được câu với một số từ ngữ về nghệ thuật ở BT1.

- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ về nghệ thuật, dấu câu hợp lí.

- Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, bảng tương tác; máy chiếu ActiView.

(22)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

- Trò chơi “Dấu câu”: GV tổ chức cho HS chơi:

+ Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

+ Học sinh nêu sự vật nhân hoá...

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

Bài tập 1:Tìm và ghi vào vở những từ ngữ a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật:

diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà ảo thuật, kiến trúc sư,…

b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật: đóng phim, ca hát, múa, vẽ, làm thơ, làm văn, viết kịch,

c) Chỉ các môn nghệ thuật: điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, xiếc, ảo thuật, múa rối,…

- GV chiếu lên bảng tương tác ghi kết quả.

* GV chốt một số từ ngữ về nghệ thuật.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p) Bài tập 2:Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp - Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV chiếu bài của HS lên bảng tương tác.

- GV chốt lời giải đúng: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài,… tốt đẹp hơn.

+ Nêu nội dung đoạn văn?

+ Em có nhận xét gì về các cụm từ được ngăn cách bởi các dấu phẩy?

* GV củng cố cách đặt dấu phẩy.

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm(5 phút)

- Đặt 5 câu với 5 từ ngữ về nghệ thuật chọn trong bài tập 1.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò

- Hệ thống kiến thức toàn bài.

- Dặn HS hoàn chỉnh bài tập.

- Học sinh tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

- HS trao đổi bài theo cặp.

- HS nêu miệng kết quả.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

- 1, 2 HS đọc kết quả.

- Cả lớp chữa bài vào vở.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

- HS nhận xét.

- HS chữa bài.

- HS nêu, HS khác nhắc lại.

- HS trả lời.

- 1, 2 HS đọc lại đoạn văn.

- HS thi đặt theo nhóm 5.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

- HS thực hiện.

(23)

Chính tả HỘI VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện: Hội vật - Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu, dấu thanh dễ lẫn: ch/tr; ut/ưc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút )

- Yêu cầu HS viết các từ: xã hội, sáng kiến, xúng xính, san sát.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 10 phút)

a. Trao đổi nội dung đoạn viết - GV đọc đoạn văn

+ Thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen?

b. Hướng dẫn cách trình bày + Đoạn viết có mấy câu?

+ Giữa hai đoạn ta cần trình bày thế nào?

+ Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa? Vì sao?

+ Tên bài viết thế nào cho đẹp?

c. Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả

- Yêu cầu HS luyện viết các từ: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay...

- Yêu cầu đọc và viết lại các từ trên 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20 phút)

- GV đọc bài chính tả: Lưu ý tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV đọc cho HS soát lỗi - Chấm: 5 - 7 bài

+ Nhận xét từng bài về chính tả, chữ viết, rút kinh nghiệm trước lớp.

* Hướng dẫn làm bài tập

Bài 2a: Tìm các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch

- 3 HS lên bảng. Cả lớp cùng viết vào nháp.

- Nhận xét.

- HS theo dõi.

- 1HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm.

- Ông Cản Ngũ đứng như cây trồng giữa sới.

Quắm Đen thì gò lưng, loay hoay, mồ hôi mồ kê nhễ nhại.

+ Có 6 câu.

+ Giữa hai đoạn viết phải xuống dòng và lùi vào 1 ô.

+ Những chữ đầu câu: Tiếng, Ông, Còn, Cái và tên riêng Cản Ngũ, Quắm Đen.

+ Viết vào giữa dòng.

- HS tìm và nêu

- HS viết nháp, 3 em viết bảng lớp.

- 2 HS đọc.

- HS nghe và viết bài.

- Tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

- HS nghe rút kinh nghiệm.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

- 4 HS lên làm trên bảng lớp.

(24)

có nghĩa như sau:

- Màu hơi trắng: trăng trắng.

- Cùng nghĩa với siêng năng: chăm chỉ.

- Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió: chong chóng.

b. Làm tương tự phần a

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút )

+ Tìm 1 số từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr?

- GV nhận xét tiết học

- Đọc kết quả.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Cả lớp chữa bài vào vở.

- Lời giải: trực nhật, lực sĩ, vứt.

- HS tìm

- HS lắng nghe

Đạo đức

Tiết 26: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Trình bày được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- Giải thích được vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- Biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm, láng giềng....

- Biết ý nghĩa của việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- Tôn trọng nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè.

- Phát triển cho học sinh các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề; Phát triển bản thân; Điều chỉnh hành vi đạo đức.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN - Kỹ năng tự trọng

- Kỹ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: VBT; phiếu thảo luận, máy chiếu, loa - HS: VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu (5p)

- GV cho HS hát bài: “Bác đưa thư vui tính”

- GV hỏi:

+ Bác đưa thư nhờ bé gái điều gì?

+ Khi giúp người khác nhận thư, hay bưu phẩm con nên làm gì?

- GV giới thiệu bài: Để giúp các con hiểu rõ hơn về điều này thì chúng ta cùng tìm hiểu bài: Tôn trọng thư từ, tài của người khác ( tiết 1)

2. Hình thành kiến thức mới (30p)

- HS hát và vận động theo nhạc

+ Nhờ bé gái đưa thư cho bố

+ Con đưa tận tay cho người đó/ con mở ra xem trước rồi đưa lại cho người đó.

(25)

Hoạt động 1: Xử lí tình huống đóng vai - GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 3 xử lí các tình huống:

Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng.

Nam nói với Minh:

Đây là lá thư của chú Hà, con ông Tư gửi ở nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.

+ Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ? - GV nhận xét.

+ Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu như thư bị bóc?

- GV nêu: Ở tình huống trên Minh cần khuyên bạn không mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác. Nên cất đi và chờ ông Tư về rồi đưa cho ông.

+ Với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì?

- GV KL: Với thư từ của người khác chúng ta cần tôn trọng, đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm 3 thảo luận:

a, Điền những từ : bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp.

+ Thư từ , tài sản của người khác là...

mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phậm chúng là việc làm....vi phạm...Mọi người cần tôn trọng....riêng của trẻ em.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

b. Xếp những cụm từ chỉ hành vi, việc

- Các nhóm HS thảo luận tìm cách giải quyết, phân vai cho nhau.

- Các nhóm thể hiện cách xử lí tình huống của mình.

- Các nhóm khác nhận xét.

+ Bác Tư sẽ trách Nam vì xem thư của bác mà chưa được bác cho phép./ Bác sẽ cho Nam là người tò mò.

+ Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng.

- HS lắng nghe

- HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ Thư từ , tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS làm việc theo cặp.

(26)

làm sau đây vào 2 cột " Nên làm" hoặc "

không nên làm" liên quan đến thư từ, tài sản của người khác:

+ Tự ý sử dụng khi chưa được phép.

+ Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn.

+ Hỏi mượn khi cần.

+ Xem trộm nhật kí của người khác.

+ Nhận thư giùm khi hàng xóm vắng nhà.

+ Sử dụng trước, hỏi mượn sau.

+ Tự ý bóc thư của người khác.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

-> GV kết luận: Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật.

Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần; chỉ sử dụng khi được phép; giữ gìn bảo quản khi sử dụng.

*QTE: Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em.

3. Vận dụng, trải nghiệm (5p)

+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa?

+ Việc đó xảy ra như thế nào?

- GV nhận xét, khen ngợi HS làm tốt.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS

- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS theo dõi và nhắc lại.

+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác rồi ạ.

+ Khi bố mẹ vắng nhà, có bác hàng xóm sang đưa đồ cho bố mẹ em đã không tự ý mở ra xem.

- HS lắng nghe.

Tập viết

Tiết 24: ÔN CHỮ HOA R

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R(1 dòng), Ph, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng:

Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

bằng chữ cỡ nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Mẫu chữ

(27)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu (3-5p)

- Tổ chức cho HS hát - GV nhận xét, đánh giá Giới thiệu bài

-Nêu mục đích, yêu cầu giờ học

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

Hướng dẫn viết trên bảng con a) Luyện viết chữ hoa.

- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài?

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ Ph; R

- Yêu cầu HS viết các chữ trên.

- GV nhận xét

b)Luyện viết từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng

- GV giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận

+ Gọi HS nhận xét độ cao các chữ?

+ Khoảng cách các chữ trong từ ứng dụng?

- Yêu cầu viết từ ứng dụng Phan Rang - GV nhận xét

c) Luyện viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng

- Giúp HS hiểu nội dung câu ca dao:

* Câu ca dao khuyên ta phải chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày an nhàn, đầy đủ, sung sướng.

+ Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

- Yêu cầu viết: Rủ, Bây - GV nhận xét

C. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p)

Hướng dẫn viết vào vở - GV nêu yêu cầu.

- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.

Trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.

- HS hát.

- HS theo dõi.

- HS tìm và nêu P (Ph), R - HS theo dõi.

- 2 HS viết bảng. Lớp viết bảng con.

- 2 HS đọc: Phan Rang - Nghe giới thiệu

- Chữ p, h, R cao 2,5 li, các chữ còn lại cao 1 li.

- Bằng con chữ o

- 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết bảng con.

- 1,2 HS đọc

Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

- Chữ R, h, y, B, g, l cao 2,5 li; chữ đ, p cao 2li, các chữ còn lại cao 1li.

- Bằng con chữ o

- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.

- Viết vào vở nắn nót, trình bày sạch:

+ 1 dòng chữ R, cỡ nhỏ.

+ 1 dòng chữ Ph, H cỡ nhỏ.

(28)

* Nhận xét, chữa: 5 - 7 bài

- Nhận xét từng bài về chữ viết, trình bày.

D. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- GV nhận xét, tuyên dương bài viết tốt - Dặn HS về nhà luyện viết và chuẩn bị bài sau

+ 2 dòng Phan Rang,cỡ nhỏ.

+ 4 dòng câu ứng dụng.

- HS theo dõi, rút kinh nghiệm.

- HS theo dõi và ghi nhớ.

Ngày soạn: 19/2/2022

Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2022 Toán

Tiết 127:LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm quen với dãy số liệu.

- Xử lí được số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

* HSNK làm bài 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động ( 5 phút)

- Cô trò mình cùng chơi một trò chơi có tên “Chuyền hoa”. Trò chơi như sau. Cả lớp mình cùng hát và chuyền tay nhau bông hoa khi bài hát kết thúc bạn nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ trả lời câu hỏi được giấu trong bông hoa.

- GV bắt nhịp hát.

- Bông hoa của em là gì?

- Em hãy lên bảng, giải bài toán sau ( chiếu bài toán): Mai có 10000 đồng, Mai mua 1 cây bút chì giá 3500 đồng và mua một quyển vở giá 5000 đồng.

Hỏi Mai còn lại bao nhiêu tiền?

- Dưới lớp làm ra giấy nháp.

- Gọi HS nhận xét chữa bài, tuyên dương.

- Ở tiết học trước các con đã được học

- HS chơi.

Bài giải

Mai mua 1 quyển vở và 1 cây bút chì hết số tiền là:

3500 + 5000 = 8500(đồng) Mai còn lại số tiền là:

10 000 - 8500 = 1500(đồng) Đáp số: 1500 đồng

(29)

về một số mệnh giá tiền Việt Nam.

Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một kiến thức mới qua bài Làm quen với thống kê số liệu

2. Hoạt động khám phá (14 phút) - Hướng dẫn HS làm quen với dãy số liệu ( HĐ cả lớp).

- Yêu cầu quan sát tranh sách giáo khoa.

+ Bức tranh cho ta biết điều gì?

- Gọi 1 HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, một HS khác ghi lại các số đo.

- Giới thiệu các số đo chiều cao ở trên là dãy số liệu.

* Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy.

+ 122cm là số thứ mấy trong dãy?

+ Số nào là số đứng thứ hai trong dãy?

+ Số thứ 3 trong dãy số liệu là số nào?

+ Dãy số liệu trên có mấy số?

- Gọi 1 HS lên bảng ghi tên các bạn theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp để tạo ra danh sách.

- Gọi 1 HS nhìn danh sách để đọc chiều cao của từng bạn.

+ Xếp tên các bạn HS trên theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp? (ngược lạ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh..

Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội..?. Hãy quan sát kĩ mái đình, cây đu và đoán

- Quan sát ảnh minh họa hai lễ hội (chơi đu và đua thuyền) hình dung và kể lại một cách tự nhiên, sinh động quang cảnh và hoạt động của những

- Quan sát ảnh minh họa hai lễ hội (chơi đu và đua thuyền) hình dung và kể lại một cách tự nhiên, sinh động quang cảnh và hoạt động của những

- Quan sát ảnh minh họa hai lễ hội (chơi đu và đua thuyền) hình dung và kể lại một cách tự nhiên, sinh động quang cảnh và hoạt động của những

- Quan sát ảnh minh họa hai lễ hội (chơi đu và đua thuyền) hình dung và kể lại một cách tự nhiên, sinh động quang cảnh và hoạt động của những

- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh2.

Kiến thức: - Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh... Thái độ: - GDHS ý thức tự