• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:.../8/201 Tiết 3 Ngày giảng:...

Bài 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA.

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn về: lối sống, MĐDS, nhà cửa, hoạt động kinh tế.

- Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các đô thị trên thế giới.

- Biết được một số siêu đô thị trên t/g.

2. Kĩ năng

- Xác định được vị trí của các siêu đô thị trên thế giới.

- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và môi trường

* Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài - Tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích, so sánh

- Tự tin

- Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ,ý tởng Quản lí thời gian

3. Thái độ

- Thấy được hậu quả của quá trính đô thị hoá.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi truờng đô thị ,phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi truờng đô thị

4. Các năng lực cần được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.

5. Tích hợp

GD BVMT: Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới (đặc biệt ở các nước đang phát triển) đã gây nên những hậu quả xấu cho môi trường.

Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên

- Bản đồ dân cư thế giới có thể hiện các đô thị.

- Bảng phụ 2. Học sinh - Sách giáo khoa .

(2)

III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực - Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm

- Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ, trình bày 1 phút

IV.Tiến trình dạy học và giáo dục.

1. Ôn định:1’

2. KT Bài cũ :5’

HS1 : - Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới.

- Trên thế giới có bao nhiêu chủng tộc? Đặc điểm? Phân bố chủ yếu ở đâu?

HS2: Làm bài tập 2 sgk trang 9 3. Bài mới: 1’

Xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Ngay từ thời nguyên thủy con người đã biết tập trung nhau lại tạo nên sức mạnh để chế ngự thiên nhiên.Các làng mạc và đô thị dần hiện lên trên mặt đất. Nó thể hiện những kiểu quần cư khác nhau.Trên thế giới có mấy loại hình quần cư ? Đặc điểm ? Đô thị hoá là gì ? Siêu đô thị là gì ?... Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay: Quần cư- Đô thị hóa.

Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: nhóm bàn- 15’

- Mục tiêu: - So sánh được sự khác nhau giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn về: lối sống, MĐDS, nhà cửa, hoạt động kinh tế.

- Phương pháp: vấn đáp, dạy học nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1’

- Thời gian: 15’

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Gv y/c hs quan sát bức ảnh 3.1, 2 sgk và sự hiểu biết thảo luận theo nội sung câu hỏi sau: 7’

Hoàn thành phiếu học tập sau

Các yếu tố QC nông thôn QC đô thị Cách tổ chức

sinh sống Mật độ Lối sống

Hoạt động kinh tế

1.Quần cư đô thị và quần cư nông thôn.

(3)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh hoàn thành phiếu học tập nêu trên Gv theo dõi hướng dẫn học sinh

Bước 3: trao đổi thảo luận

HS thảo luận, trao đổi để thống nhất ý kiến

GV gọi các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, chốt kt

Các yếu tố QC nông thôn QC đô thị

Cách tổ chức sinh sống

Nhà cửa xen ruộng đồng tập hợp thành làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác đồng cỏ, đất

ừng, hay mặt nước;

Nhà cửa xây thành phố, phường.

Mật độ Mật độ dân số thấp. Mật độ dân số cao.

Lối sống

Dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ, làng xóm, có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền.

Cộng đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ theo pháp luật uy định và nếp sống văn minh, trật tự, bình đẳng.

Hoạt động kinh tế

- Dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

CH Mở rộng- Liên hệ : Nơi em và gia đình đang cư trú thuộc kiểu quần cư nào?

+ Với thực tế địa phương em cho biết kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân tới sinh sống và làm việc? (Tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng trong khi ở nông thôn ngày càng giảm...)

Hoạt động 2:

- Mục tiêu: Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các đô thị trên thế giới.

- Biết được một số siêu đô thị trên t/g.

- Phương pháp: vấn đáp, dạy học nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1’

- Thời gian: 17’

* Thao tác 1: Cá nhân 5’

2. Đô thị hóa và các siêu đô thị.

(4)

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Y/c hs dựa vào thông tin sgk và kiến thức lịch sử kết hợp với hình 3.3 cho biết:

- Đô thị xuất hiện trên TĐ từ thời kì nào ?

- Thời kì đó nước nào có nền kinh tế ptr sớm nhất?

- Đô thị phát triển nhanh nhất khi nào?

- Khi nào các đô thị trở thành các siêu đô thị?

- Trên thế giới có bao nhiêu siêu đô thị(23) Châu lục nào có nhiều siêu đô thị?( châu Á 12) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân GV dự kiến câu trả lời

- Thời cổ đại: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp, La Mã ... Đây là những nước nằm bên cạnh những lưu vực sông lớn có nền kinh tế phát triển sớm nhất.

- Ai Cập.

- Thế kỉ XIX.

- Năm 2016 dân số đô thị 54,3% ( ds 7,4 tỉ người) Bước 3: Trao đổi thảo luận

HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi với các bạn

GV: Gọi 1 số bạn báo cáo kết quả của mình, bạn khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

GV nhận xét đánh giá thái độ và học tập của hs. Sau đó đi đến kết luận

- Đô thị là xu thế tất yếu của thế giới.

- Số dân đô thị ngày 1 tăng.

Hiện có khoảng hơn 1 nửa dân số thế giới sống trong các đô thị (54,3% năm 2016).

- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị.

* Thao tác 2: nhóm bàn 5’

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Sự phát triển của đô thị có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển KT- XH ở các quốc gia ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận theo nhóm bàn Gv theo dõi, hướng dẫn Bước 3: Trao đổi thảo luận

Gv gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt

nhận xét, đánh giá thái độ, kq của các em

* Thuận lợi:

- Kinh tế phát triển, trình độ cao. Nhiều dịch vụ phục

(5)

vụ cho con người.

* Khó khăn:

- Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, sức khỏe suy giảm.

* Tích hợp GDBVMT (KT 3 lần 3)

- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, hiểu biết thực tế, TLN bàn theo KT 3x3:

+ Mỗi HS tìm 3 hậu quả của tốc độ đô thị hóa tự phát quá nhanh – 3 giải pháp – 3 thực trạng quá trình đô thị hóa ở nước ta.

- HS làm việc cá nhân để trả lời CH

- - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời.

- Đại diện HS nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.

- GV chuẩn kiến thức.

Đô thị hóa ngày càng phát triển, số đô thị ngày càng tăng đã ảnh hưởng xấu tới môi trường, làm môi trường bị ô nhiễm… Từ đó các em cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường xung quanh( trường học, nơi ở,….

4. Củng cố (3’)

- Hãy nêu đặc điểm khác nhau cơ bản của 2 loại quần cư?

- Hướng dẫn làm bài tập 2 ( số liệu năm 2015)

Từng cột từ trên xuống dưới, từ trái sang phải để rút ra sự thay đổi của 10 siêu đô thị đông dân nhất - Theo ngôi thứ. - Theo châu lục. - Nhận xét.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau - Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập trang 12 SGK GV. Hướng dẫn HS làm BT2 sgk/12.

* Khai thác số liệu thống kê.

* Nhận xét: Số siêu đô thị ngày càng tăng ở các nước đang phát triển thuộc châu Á và Nam Mĩ. Dân số của siêu đô thị đông nhất tăng từ 12 27 triệu người.

- Chuẩn bị bài 4: “Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”:

+ Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận xét và phân tích các tháp tuổi.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

(6)

Ngày soạn:.../8/201 Tiết 4 Ngày giảng:...

BÀI 4: THỰC HÀNH

PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- Biết nhận xét tình hình dân số của 1 địa phương qua tháp tuổi.

- Biết được sự phân bố dân cư ở châu Á

- Nêu tên các đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các đô thị ở châu Á 2. Kĩ năng

- Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư và các đô thị trên lược đồ.

- Nhận dạng và phân tích tháp tuổi.

*Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài - Tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích, so sánh - Tự tin

- Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ,ý tưởng Quản lí thời gian

3. Thái độ: Ý thức tự giác tích cực trong học tập 4. Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.

II. Chuẩn bị của gíao viên và học sinh 1. Giáo viên : H4.1,4.2,4.3

2. Học sinh : Sách giáo khoa .

III. Các ph ương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực - Đàm thoại, trực quan, thảo luận.

- Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ, trình bày 1 phút

IV. Tiến trình giảng dạy và giáo dục 1. Ôn định:1’

2. Bài cũ :5’

? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

? Đô thị hoá là gì? Siêu đô thị hình thành khi nào? Ở đâu? Hậu quả của quá trình phát triển siêu đô thị như thế nào ?

3. Bài mới. 1’

(7)

Trong các bài trước , chúng ta đã được tìm hiểu về dân số , mật độ dân số , tháp tuổi , đô thị . Để củng cố những kiến thức này và tăng khả năng vận dụng chúng trong thực tế, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài thực hành với những nội dung sau đây :

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt đông 1

- Mục tiêu: - Biết nhận xét tình hình dân số của 1 địa phương qua tháp tuổi.

- Phương pháp: vấn đáp, dạy học nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1’

- Thời gian: 20’

Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2.

GV hướng dẫn HS quan sát hình 4.2 và 4.3 sgk, thảo luận theo bàn (4 phút). Nội dung :

Sau 10 năm (1989- 1999)

- Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi ? (đáy tháp, thân tháp).

- Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? tăng bao nhiêu ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ? Giảm bao nhiêu?

- Sự thay đổi trên nói lên điều gì về tình hình dân số ở thành phố Hồ Chí Minh?

Hs : Đại diện nhóm báo cáo kq, nhận xét, bổ sung.

Đặc điểm H 4.2 H 4.3

Đáy tháp Rộng 0 - 4t Nam : 5%

Nữ : 5%

Hẹp→có xu hướng giảm.

0 - 4t Nam : 4%

Nữ : 3,5%

Thân tháp Thon dần về đỉnh. Lớp tuổi đông nhất là : 15 - 19t

Phình rộng ra → có xu hướng tăng. Lớp tuổi đông nhất là : 20 – 24 t, 25 – 29t Nhận xét Tháp dân số trẻ Tháp dân số già GV nhận xét, kết luận nội dung bài tập 2

Hoạt động 2 - Mục tiêu:

2. Thá 1. Tháp tuổi tp HCM

- Sau 10 năm (1989- 1999) dân số thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng già đi.

- Tỉ lệ nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động (0- 14t) giảm - Tỉ lệ nhóm tuổi trong độ tuổi lao động (15- 59t) tăng lên.

3. Các đô thị

- Nơi đông dân: Nam Á,

(8)

+ Biết được sự phân bố dân cư ở châu Á

+ Nêu tên các đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các đô thị ở châu Á

- Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày 1’

- Thời gian: 20’

GV: Y/c hs nhắc lại các bước đọc bản đồ . HS: nhắc lại

GV: Y/c hs làm việc cá nhân

- Những khu vực tập trung đông dân cư ở châu Á?

- Các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố ở đâu ? Hs trình bày – Gv chuẩn xác

Đông Á, Đông Nam Á.

- Các đô thị lớn thường tập trung ở ven biển hoặc ven sông lớn .

4. Củng cố: 2’

- Đánh giá về kết quả của bài thực hành.

- Hình dạng hai tháp tuổi cho thấy dân cư có xu hướng trẻ lại hay già đi ? Vì sao ?

5. Hướng dẫn học tập (3)

- Xem lại các đới khí hậu ở lớp 6

- Chuẩn bị bài 5 : Đới nóng . Môi trường xích đạo ẩm . + Xác định vị trí đới nóng, các kiểu môi trường đới nóng . + Đặc điểm môi trường xích đạo ẩm .

+ Đọc biểu đồ khí hậu . V. Rút kinh nghiệm

………

………

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Lịch sử 7 - KNTT: Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp

Vì: khi chế độ phong kiến phân quyền bị xóa bỏ, sự thống nhất của quốc gia, dân tộc sẽ được thiết lập, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của các nước Tây Âu ở

Ban hành gói cước tích hợp các dịch vụ: ngoài các dịch vụ truyền thống, trong thời gian tới FPT Chi nhánh Huế cần ban hành thêm một số gó cước tích hợp nhằm đa

Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng

Hiện nay, quá trình đô thị hóa nhanh đang diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển, nơi đô thị hóa bền vững ít liên quan đến cuộc sống của người dân.. Nhà của họ chỉ là

Tham gia hội chợ: Siêu thị nên đưa các sản phẩm đặc trưng của mình như gạo, café, trà, các loại rau quả được trồng tại các trang trại theo tiêu chuẩn

Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô

Chương 3: Tác động của con người đến các hệ sinh thái ven biển1. Phát triển đô thị