• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngữ Văn 6,7 năm học 2015-2016

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngữ Văn 6,7 năm học 2015-2016"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (4 điểm)

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

Trích văn bản Cô Tô - Nguyễn Tuân

Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam a)

Chỉ ra các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.

b) Nêu tác dụng của các phép so sánh đó trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên của nhà văn.

Câu 2: (4 điểm)

“Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng…”

Trích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam a) Tìm và giải nghĩa các từ láy trong khổ thơ trên.

b) Nêu cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ bằng một bài viết ngắn gọn (10 đến 12 dòng tờ giấy thi).

Câu 3: (12 điểm)

Bằng lời người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi (Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), em hãy viết bài văn thuật lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái mình.

---Hết---

Họ và tên: ……… ; Số báo danh: …………

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016

Môn: NGỮ VĂN 6

I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).

II. Đáp án và thang điểm

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1:

a)

Chỉ ra các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên:

Yêu cầu hs chỉ ra 3 phép so sánh như sau:

- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

- Mặt trời … Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh …

4.0 1,5

0,5

0,5

0,5

Câu 1

b) Nêu tác dụng của các phép so sánh đó trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên của nhà văn:

- Bằng việc sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc, nhà văn đã miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh thiên nhiên đẹp rực rỡ, tráng lệ...

- Cảnh mặt trời mọc trên biển được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la, trong trẻo và tinh khôi...càng làm cho bức tranh thêm sống động...

- Qua đoạn văn, ta thấy rõ tài năng quan sát, sử dụng phép so sánh tinh tế, độc đáo của tác giả.

2,5

1,0

1,0

0,5

(3)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 2:

a) Tìm và giải nghĩa 2 từ láy trong khổ thơ:

* mơ màng: Trạng thái chập chờn, nửa thức, nửa ngủ

* (Cao) lồng lộng: Cao tới mức cảm thấy như vô cùng tận (nghĩa khác: gió thổi rất mạnh ở nơi trống trải) - Chỉ yêu cầu hs giải nghĩa thứ nhất gắn với văn cảnh (cao lồng lộng).

4,0 1,0 0,5 0,5

Câu 2

b) Nêu cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn (10 đến 12 dòng tờ giấy thi).

- Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh ngọn lử hồng có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.

- Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, thân thuộc, giản dị

- Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu

- Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ.... Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

- Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng

- Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn ngọn lửa hồng...

3,0

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 3

Bằng lời người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi (Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), em hãy viết bài văn thuật lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái mình.

Yêu cầu chung:

- Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh kể lại một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiêu niên trong đời sống

12

(4)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM hàng ngày ở gia đình. Qua đó, tác phẩm đã nêu được một cách thuyết

phục vấn đề thái độ, cách ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác và cả vấn đề thái độ, cách ứng xử của người có được sự thành công đối với những người xung quanh mình.

- Thông thường, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, mặc cảm, tự ti trước thành công của người khác và thói kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh của người đạt được thành công bước đầu...

- Nội dung chính của truyện diễn tả tâm trạng và thái độ của người anh trước tài năng hội hoạ của em gái mình; đề bài yêu cầu học sinh viết bài văn (bằng lời của người anh) tự thuật lại tâm trạng khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái mình.

Mở bài:

- Thuật lại tình huống: trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, tôi cùng bố mẹ chen qua đám đông để đến xem bức tranh của Kiều Phương - em gái tôi.

- Học sinh có thể kết hợp miêu tả khung cảnh phòng trưng bày tranh.

2,0 1,0

1,0

Thân bài:

HS chọn ngôi thứ nhất để thuật lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình:

- Điều bất ngờ nhất với tôi là: bức tranh lại vẽ chính tôi - hình ảnh tôi qua cái nhìn của em gái “ Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn

ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh…”

- Trong phút chốc, tâm trạng của tôi đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện

rồi tự xấu hổ với chính mình...

- Tâm trạng xấu hổ ở đây chính là do sự tự nhận ra yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng như thế trong tranh của em gái – tôi chợt hiểu rằng: bức chân dung của mình được vẽ bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của em gái tôi …

8,0

2,5

2,5

3,0

Kết bài:

Lời tự nhủ của người anh với chính mình:

- Mỗi người cần vượt qua thói ghen tị, mặc cảm và tự ti trước thành công của người khác, biết nâng niu, trân trọng thành công của người khác...

- Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp mỗi người tự vượt lên chính mình...

2,0

1,0

1,0

(5)

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 3

Điểm 11 -12: Đúng ngôi kể, ngôn ngữ sáng tạo, có sự kết hợp tốt giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng. Biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, , chữ viết đúng chính tả…

Điểm 9-10: Đúng ngôi kể, có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể, có một số đoạn sao chép như văn bản, bố cục tương đối rõ.

Điểm 7 - 8: Đúng ngôi kể, có kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại diễn biến tâm trạng chưa đầy đủ, có đoạn sao chép như văn bản, bố cục rõ, có thể mắc một số lỗi diễn đạt.

Điểm 5 - 6: Đúng ngôi kể, có kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng nhưng chưa rõ, có đoạn sao chép như văn bản, bố cục chưa chặt chẽ , có thể mắc một số lỗi diễn đạt.

Điểm 3 - 4: Ghi nhớ văn bản nhưng có thể chưa thật chính xác, có kết hợp với miêu tả và biểu cảm nhưng chưa rõ, ngôi kể chưa thật đúng, chưa thuật lại được diễn biến tâm trạng, có đoạn còn lạc sang kể lể lại sự việc, mắc lỗi diễn đạt.

Điểm 1 - 2: Ghi nhớ văn bản nhưng chưa chính xác, có đoạn sao chép lại văn bản, ngôi kể chưa thật đúng, quên nhiều tình tiết, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

Hãy viết đoạn văn tự sự (khoảng 12-15 câu) có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, để kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện trên... Sử dụng biến

2. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?.. Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc kể trong

2/ Ngoaïi hình cuûa chò Nhaø Troø noùi leân ñieàu gì veà tính caùch vaø thaân phaän cuûa.. nhaân

Cuï hoûi: “Löôõi rìu naøy coù phaûi cuûa con?” Chaøng trai möøng rôõ:” Ñaây môùi laø rìu cuûa con”.. Chaøng

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động về màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động?. - Yếu tố

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác. * Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, Sự vô tâm của mọi