• Không có kết quả nào được tìm thấy

KIỂM TRA GIỮA HKI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KIỂM TRA GIỮA HKI "

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid–19 TUẦN 9 (TỪ 1/11/2021 ĐẾN 06/11/2021)

1. MÔN: MỸ THUẬT 8

BÀI 6 : VẼ TRANH ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (Tiết 1)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I− Tìm và chọn nội dung đề tài :

Nên tìm những nội dung có hình ảnh sinh hoạt gia đình quen thuộc như :

− Bữa cơm gia đình ;

− Một ngày vui (sinh nhật, đón xuân,...) ;

− Thăm ông bà ;

− Sắp đặt đồ đạc trong căn phòng ;

− Đón khách thăm gia đình.

II− Cách vẽ tranh :

− Khi đã chọn được nội dung, cần tiến hành vẽ như đã hướng dẫn ở các bài trước.

− Nếu có điều kiện nên tập sử dụng và làm quen với các chất liệu khác như màu nước, màu bột.

B. LUYỆN TẬP:

Vẽ một bức tranh đề tài “Gia đình”. Sử dụng màu tùy thích.

---HẾT---

(2)

2. MÔN: NGỮ VĂN 8

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1

Năm học:2021-2022

PHẦN 1: Tiếng Việt

1. Trường từ vựng : Tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa Vd: bút, thước, vở,..

-> chỉ dụng cụ học tập

2.Từ tượng hình, từ tượng thanh

- Từ tượng hình: Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật..

Vd: rón rén, lom khom

- Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thảnh Vd: líu lo, rì rào

3. Tình thái từ: Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói

Vd : (1) Bạn đi chơi à?

-> Tạo câu nghi vấn

(2) Nhanh lên nào, anh em ơi!

-> Tạo câu cầu khiến

(3) Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài mà chi!

-> Tạo câu cảm thán (4) Em chào cô ạ!

-> Biểu thị sắc thái (sự lễ phép) – bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói đối với người nghe

PHẦN 2: Viết đoạn văn tự sự, kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

I/ Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là:

+ Sự việc: Gồm một hay nhiều hành vi, hành động đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để những người khác cùng được biết.

+ Nhân vật chính: là chủ thể của hành động hoặc là một trong những người đã chứng kiến sự việc đã xảy ra.

- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm:

+ Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Điều này làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

+ Miêu tả trong văn bản tự sự: Miêu tả thường hiện diện trong nhiều loại văn như trần thuật, kể chuyện… và được xem như một yếu tố không thể coi nhẹ hoặc vắng mặt. Nhờ miêu tả mà ta có thể tái hiện cảnh vật và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian. Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật, làm cho câu chuyện kể trở nên hấp dẫn, lôi cuốn.

+ Biểu cảm trong văn bản tự sự: Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật… còn có yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận hờn, lo âu, mong ước, hy vọng, nhớ thương, …) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến.

+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng em, tôi.

- Quy trình xây dựng đoạn một văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm gồm:

1. Lựa chọn sự việc chính.

(3)

2. Lựa chọn ngôi kể.

3. Xác định thứ tự kể.

4. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.

5. Viết thành đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.

II. VIẾT ĐOẠN VĂN:

1. VỀ HÌNH THỨC: Viết 1 đoạn văn từ 12 -15 câu.

- Đoạn văn phải đảm bảo các phần sau: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

- Thế nào là đoạn văn? Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

2. VỀ NỘI DUNG: Viết đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một tình huống cho sẵn ở đề bài.

3. DÀN Ý:

- Mở đoạn: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.

- Thân đoạn: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. (Trả lời các câu hỏi: Câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Như thế nào?…)

Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.

- Kết đoạn: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.

Lưu ý: Viết 1 đoạn, không xuống hàng khi viết đoạn.

III. TÌNH HUỐNG CỤ THỂ:

Tình huống 1: Vào một ngày cuối tuần, mẹ phân công em phụ giúp việc nhà, chẳng may em đánh vỡ một bình hoa đẹp…

Hãy viết đoạn văn tự sự (khoảng 12-15 câu) có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, để kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện trên.

Tình huống 2: Trên đường đi học về bằng xe bus, em nhìn thấy cụ già với dáng vẻ khắc khổ lên xe nhưng không có tiền mua vé…

Hãy viết đoạn văn tự sự (khoảng 12-15 câu) có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, để kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện trên

** Lưu ý:

- HS ôn tập theo nội dug hướng dẫn trên - Hoàn thành đoạn văn tình huống trên - Xem kỹ 2 video hướng dẫn ôn tập

---HẾT---

(4)

3. MÔN: TIN HỌC 8

BÀI TẬP

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Bài 1. Viết các biểu thức toán dưới đây với các kí hiệu trong Pascal

a) X3 – 2x2 + x b) 2x2 + 4x + 2 – 2y2 c) 2xy – x2 – y2 + 16 d) x4 – 2x2

Bài 2. Viết các biểu thức so sánh theo quy ước của Pascal

a) 20-10 ≥ 3 b) (15 - 5)2 ≠ 100 c) 60 + 10 ≤ 80 d) 52 = 25

Bài 3. Các câu lệnh writeln sau đây in thông tin gì ra màn hình?

a) writeln(’15 div 4’, 15 div 4);

b) writeln(’20 mod 3’, 20 mod 3);

c) writeln(’60 + 15 = ’, 60 + 15);

d) writeln(’ 5/3 = ’, 5/3 : 4 : 2 );

B. LUYỆN TẬP:

Dặn dò: Xem trước Bài 4. Sử dụng biến và hằng trong chương trình.

---HẾT---

(5)

4. MÔN: CÔNG NGHỆ 8

KIỂM TRA GIỮA HKI

Hình thức kiểm tra tập trung trên trang lớp học.

Nội dung: - Gồm 14 câu hỏi ôn tập;

- Xem lại video bài giảng

- Xem lại các bài tập trong SGK trang 19,21,27,28 - Xem lại các bài tập 1 trang 53 và bài tập 2 trang 54

- Xem lại cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp trong SGK trang 32,42 Lịch kiểm tra: Giờ làm bài : 15h00 ngày thứ 3 (2/11/21)- TG: 45 phút

( HS nhớ đăng nhập trước giờ làm bài 15 phút để Giám thị điểm danh)

 DẶN DÒ:

- Học sinh ôn bài và tham gia làm KTGK1 trên trang lớp học kết nối theo lịch của Nhà trường vào tuần 9.

- Xem trước bài Bản vẽ nhà.

---HẾT---

(6)

5A. MÔN: TOÁN ĐẠI SỐ LỚP 8

BÀI 12. CHIA ĐA THỨC MỘT BIẾN ĐÃ SẮP XẾP 1/Phép chia hết

Ví dụ: Tính

)(2 2 12 18) : (2 6) a xxx

3 2

)( 3 3 1) : ( 1)

b xxxxGiải

a)

Vậy 2x2 12x18(2x6)(x3)

B1. Đặt tính

Đa thức chia Đa thức bị chia

B2. Thực hiện lần lượt các phép tính sau:

+Xét 2x2: 2xx.Viết x (thương lần 1) Lấy x(2x 6) 2x2 6x. Viết 2x2 6x Tính hiệu của đa thức bị chia và 2x26x ta được dư thứ nhất là  6x 18

+ Xét 6 : 2x x 3. Viết -3 (thương lần 2) Lấy 3(2x   6) 6x 18. Viết  6x 18 Tính hiệu của đa thức dư thứ nhất và  6x 18

ta được dư thứ hai là 0.

+ Kết luận

3 2

)( 3 3 1) : ( 1)

b xxxxKết quả:

3 2 2

3 3 1 ( 1)( 2 1)

xxx  xxx

HS làm tương tự

2/Phép chia hết có dư Ví dụ: Tính

)( 3 9) : ( 2) a  x x

)( 2 2 1) : ( 1) b xxxGiải

a)

Vậy   x3 9 (x2)( x2 2x 4) 1

B1. Đặt tính

Đa thức chia Đa thức bị chia

B2. Thực hiện lần lượt các phép tính sau:

+ Xét x3:x x2.Viết -x2 (thương lần 1) Lấy x x2(    2) x3 2x2. Viết

3 2

2

x x

 

Tính hiệu của đa thức bị chia và  x3 2x2 ta được dư thứ nhất là 2x2 9

+ Xét 2x2:x 2x. Viết -2x (thương lần 2)

Lấy 2 (x x  2) 2x24x. Viết 2x2 4x

 

2x2 12x18 2x6 2x2 6x

6x 18

  6x 18

 

3

0 x

x2

 2x2 4x

  2x2 9

 

4x 9

 

1

3 9

xx2

3 2

2

x x

 

4x 8

 

2x 4

(7)

Tính hiệu của đa thức dư thứ nhất và 2x2 4x

  ta được dư thứ hai là  4x 9. + Xét 4 :x x 4. Viết -4(thương lần 3) Lấy 4(x   2) 4x 8. Viết  4x 8 Tính hiệu của đa thức dư thứ hai và  4x 8 ta được dư thứ ba là 1.

+ Kết luận

)( 2 2 1) : ( 1) b xxx

Kết quả: x2 2x 1 (x1)(x 1) 2

HS làm tương tự

Chú ý: (SGK/31)

LUYỆN TẬP Bài 1. Tính

)( 2 3 2) : ( 2)

a x x x b)(3x24x1) : (3x1)

)( 2 4 3) : ( 1)

c x x x d)(2x34x25x2) : (x1) Bài tập ở nhà: 67,70/SGK tr 31,32

(8)

5B. MÔN: TOÁN. HÌNH HỌC 8

BÀI 12: HÌNH VUÔNG – LUYỆN TẬP A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1/Định nghĩa:

Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau

Tứ giác ABCD là  Aˆ    Bˆ Cˆ Dˆ 900 hình vuông AB=BC=CD=DA

2/Tính chất

Hình vuông có tất cả các tính chất cuả hình chữ nhật và hình thoi 3/ Dấu hiệu nhận biết

1/Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông

2/Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông

3/Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác cuả một góc là hình vuông 4/Hình thoi có một góc vuông là hình vuông

5/Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông B. LUYỆN TẬP:

Hướng dẫn ?2 a/

Tứ giác ABCD có O là trung điểm của 2 đường chéo AC và BD AC = BD ( gt)

Nên ABCD là hình chữ nhật Mà AB = BC ( gt)

Do đó ABCD là hình vuông ( hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau) Bài tập 81 trang 108 sgk toán 8 tập 1

A

D C

B

(9)

Tứ giác AEDF có E =F=A = 90° (gt) nên AEDF là hình chữ nhật

mà đường chéo AD là phân giác của A (gt) Do đó AEDF là hình vuông ( hình chữ nhật có đường chéo là phân giác của góc)

Bài tập 85 trang 109 sgk toán 8 tập 1 ( tự luyện thêm)

---HẾT---

(10)

6. MÔN: SINH 8

CHỦ ĐỀ: HỆ TUẦN HOÀN BÀI 17: TIM VÀ MẠCH MÁU A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I.CẤU TẠO TIM:

- Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải, tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ thất, van động mạch) - Thành các ngăn tim có độ dày không đều nhau, dày nhất là thành tâm thất trái

II. CẤU TẠO MẠCH MÁU:

1.Động mạch:

- Thành dày, 3 lớp: mô liên kết, môcơ trơn, mô biểu bì. Lòng trong hẹp.

- CN: Dẫn máu từ tim đến các cơ quan.

2.Tĩnh mạch:

- Thành gồm 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và cơ trơn mỏng hơn động mạch. Lòng trong rộng, có van một chiều..

- CN: Dẫn máu từ cơ quan về tim.

3.Mao mạch:

- Thành rất mỏng, chỉ có 1 lớp biểu bì. Lòng trong rất hẹp, nhỏ, phân nhánh - CN: Trao đổi chất.

III. CHU KỲ CO DÃN CỦA TIM:

- Tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ có 3 pha: pha nhĩ co (0,1s), pha thất co(0,3s) , pha dãn chung(0.4s).

- Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.

B. LUYỆN TẬP: Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào ? A. Tĩnh mạch phổi B. Tĩnh mạch chủ

C. Động mạch chủ D. Động mạch phổi

Câu 2: Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ?

A. Mao mạch B. Tĩnh mạch

C. Động mạch D. Tất cả các phương án

Câu 3. Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ? A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm

B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ?

A. 0,3 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,1 giây

Câu 5. Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu ? A. 0,6 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,3 giây

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

(11)

- Đọc trước bài 18 SGK sinh học 8 - Xem mục “em có biết”.

CHỦ ĐỀ: HỆ TUẦN HOÀN

BÀI 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH – VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH

- Máu vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra khi tâm thất co.

- Sức đẩy này tạo ra một áp lực trong mạch gọi là huyết áp và vận tốc máu..

* huyết áp tối đa khi tâm thất co (120mm/Hg) * huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn (70-80mm/hg).

- Ở động mạch, sức đẩy này còn được hổ trợ và điều hòa bởi sự co dãn của động mạch.

- Ở tĩnh mạch, có sự hổ trợ của các cơ quanh thành mạch, sức hút khi hít vào và khi tâm nhĩ dãn, các van một chiều.

II. VỆ SINH TIM MẠCH

- Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch.

- Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thể dục, thể thao, xoa bóp.

B . LUYỆN TẬP: Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch ? A. Bệnh nước ăn chân B. Bệnh tay chân miệng

C. Bệnh thấp khớp D. Bệnh á sừng

Câu 2. Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch ?

A. Kem B. Sữa tươi C. Cá hồi D. Lòng đỏ trứng gà Câu 3. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng

B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4. Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?

A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…) B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài

Câu 5. Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.

B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.

C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

(12)

C.DẶN DÒ:

Học sinh:

- Đọc phần em có biết

Học thuộc bài ghi, làm bài tập trên trang lophoc.hcm.edu

- Xem video hướng dẫn ôn tập trên trang web trường THCS Nguyễn Văn Phú và trang lophoc.hcm.edu.vn

- Lịch thi môn sinh 8 lúc 15h00 ngày 3/11/2021 (thứ tư) học sinh lên trang lophoc.hcm.edu.vn để làm bài kiểm tra đánh giá giữa kì I, học sinh nhớ có mặt trước 15 phút để giáo viên điểm danh.

---HẾT---

(13)

7. MÔN: HÓA HỌC KHỐI 8

CHỦ ĐỀ 6: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

- Thí nghiệm: xem SGK

- Định luật: Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

- Giải thích:

 Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố vẫn giữa nguyên.

 Khối lượng nguyên tử không thay đổi.

 Chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, chất này biến đổi thành chất khác.

- Công thức về khối lượng:

 A + B → C + D

ĐLBTKL: mA + mB = mC + mD

 A → B + C

ĐLBTKL: mA = mB + mC

 A + B → C

ĐLBTKL: mA + mB = mC B. BÀI TẬP

1. Đốt cháy 9 gam kim loại magnesium (Mg) trong khí oxygen (O2) thu được 15 g magnesium oxide (MgO)

a. Viết công thức về định luật bảo toàn khối lượng của phản ứng xảy ra?

b. Tính khối lượng của khí oxygen đã phản ứng?

2. Cho 16,8 g iron (Fe) tác dụng với 31,95 g khí chlorine (Cl2) sinh ra iron (III) chloride (FeCl3)

a. Viết công thức về định luật bảo toán khối lượng của phản ứng xảy ra?

b. Tính khối lượng sản phẩm tạothành.?

3. Cho kim loại zinc (Zn) vào dung dịch có chứa 7,35 g sulfuric acid (H2SO4) thu được 12,075 g zinc sulfate (ZnSO4) và 0,15 g khí hydrogen (H2)

a. Viết công thức về đinh luật bảo toàn khối lượng của phản ứng xảy ra?

b. Tính khối lượng của zinc đã phản ứng cần dùng?

Mẫu

Đốt 46,5 g phosphorus (P) trong khí oxygen (O2) sinh ra 106,5 g diphosphorus pentoxide (P2O5)

a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra?

b. Tính khối lượng của khí oxygen đã phản ứng?

Giải

a. ĐLBTKL: mP + mO2 = mP2O5 b. 46,5+ m O2 = 106,5

m O2= 106,5 - 46,5 m O2= 60 g

Vậy khối lượng khí oxygen đã phản ứng là 60 g.

(14)

C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo khoa - Làm bài tập theo mẫu.

- Ôn tập KTGHKI vào chiều thứ 7 ngày 06/11/2021.

---HẾT---

(15)

8. MÔN: VẬT LÝ 8

ÔN TẬP A – LUYỆN TẬP:

TRẮC NGHIỆM

1/ Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?

A. Sự rơi của chiếc lá.

B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.

C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng khi gặp gương phẳng.

D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.

2/ Hành khách đang ngồi yên trên xe buýt và xe rời khỏi trạm xe buýt. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hành khách đứng yên so với trạm xe buýt.

B. Xe buýt đứng yên so với trạm xe buýt.

C. Hành khách chuyển động so với trạm xe buýt.

D. Xe buýt chuyển động so với hành khách.

3/ Một ô tô đang chạy trên đường. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tài xế đứng yên so với ô tô.

B. Tài xế đứng yên so với mặt đường.

C. Tài xế chuyển động so với ô tô.

D. Ô tô chuyển động so với tài xế.

4/ Chuyển động nào sau đây là chuyển động thẳng?

A. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Chuyển động của thang máy.

C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

D. Chuyển động của vòng đu quay.

5/ Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?

A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.

B. Chuyển động của xe đạp khi lên dốc

C. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định.

D. Chuyển động của vận động viên điền kinh.

6/ Khi chơi quần vợt, lực tác dụng lên quả bóng gây ra kết quả nào sau đây?

(16)

A. Làm biến dạng quả bóng.

B. Làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

C. cả A và B đều đúng.

D. Làm thay đổi khối lượng của quả bóng.

7/ Câu nào phát biểu đúng về lực được vẽ trong hình sau:

A. Lực đặt tại A, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn F = 10 N.

B. Lực đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn F = 20 N.

C. Lực đặt tại A, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn F = 20 N.

D. Lực đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn F = 10 N.

8/ Một bình hoa nằm trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của những lực nào?

A. một lực: trọng lực

B. một lực: phản lực của bề mặt C. một lực: lực đàn hồi

D. hai lực cân bằng: trọng lực và phản lực của bề mặt

9/ Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động. Xe thắng gấp thì hành khách bị ngã phía nào?

A. Bị nghiêng sang trái.

B. Bị nghiêng sang phải.

C. Bị ngã chúi về trước.

D. Bị ngã ra sau.

10/ Con thỏ muốn tránh sự đuổi bắt của con báo săn thì khi chạy sẽ thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác. Điều này là do:

A. Màu sắc của con thỏ.

B. Quán tính.

C. Tốc độ của con thỏ.

D. Tốc độ của con báo.

A

10N

(17)

11/ Khi cưa gỗ, chỗ tiếp xúc giữa lưỡi cưa và gỗ sinh ra lực ma sát gì?

A. Lực ma sát trượt B. Lực ma sát lăn C. Lực ma sát nghỉ D. Không xác định.

12/ Giày đi mãi đế bị mòn. Lực ma sát là có lợi hay có hại?

A. Có lợi.

B. Có hại.

C. Không có lợi cũng không có hại.

D. Không xác định được.

BÀI TẬP VỀ TỐC ĐỘ (Có 1 quãng đường)

Một người trên xe máy đi đoạn đường 60 km trong 1,5 giờ. Vậy tốc độ của người đó là bao nhiêu?

BÀI TẬP VỀ TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH (Có nhiều quãng đường)

Một ô tô đi đoạn đường thứ nhất dài 36 km với thời gian là 0,5 h. Xe đi tiếp đoạn đường thứ hai dài 60 km với thời gian là 1 h. Tốc độ trung bình của xe trên cả hai quãng đường là bao nhiêu?

B – DẶN DÒ: Xem trước bài 7: Áp suất

---HẾT---

(18)

9. MÔN: LỊCH SỬ 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI)

CHƯƠNG III; CHÂU Á THẾ KỈ XVIII – ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 9: ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII – ĐẦU THẾ KỈ XX I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

-Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở Ấn Độ.

-Anh đã thi hành các chính sách: tận lực vơ vét, chia để trị và “ngu dân”.

 Hậu quả nặng nề cho xã hội và nhân dân Ấn Độ.

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ 1/ Nguyên nhân

Do chính sách cai trị nặng nề của thực dân Anh  mâu thuẫn gay gắt với nhân dân Ấn Độ.

2/ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

*Khởi nghĩa của binh lính Xi-pay (1857-1859)

*Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân (1875-1885)

*Từ 1885 phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản do Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhưng sau đó phân hóa thành 2 phái: Ôn hòa và Cấp tiến.

*Năm 1905, phong trào chống chính sách “chia để trị” đối với xứ Ben-gan.

*Tháng 7/1908, công nhân Bom-bay bãi công chính trị, vũ trang chống lại quân Anh.

3/ Ý nghĩa

Tuy thất bại nhưng phong trào yêu nước của nhân dân dân Ấn Độ không bị dập tắt và đặt cơ sở cho thắng lợi sau này.

B. LUYỆN TẬP

Em hãy hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:

1.Thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở Ấn Độ từ A. Thế kỉ XVI

B. Thế kỉ XVII C. Thế kỉ XVIII D. Thế kỉ XIX

2. Chính quyền thực dân Anh đã thi hành các chính sách như thế nào?

A. Tận lực vơ vét B. Chia để trị C. “ngu dân”

D. Tất cả đều đúng.

3. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ do tổ chức nào lãnh đạo?

A. Đảng Quốc Đại B. Đảng Ôn hòa C. Đảng Cấp tiến

D. Đảng Tư sản dân chủ

C. DẶN DÒ

(19)

- Các em ôn tập nội dung bài từ tuần 1-7 (theo hướng dẫn trong video) chuẩn bị cho tuần 9 (Tiết 1) làm bài KTĐG Giữa HK 1.

- Đọc SGK bài 9 để tự tìm hiểu bài và ghi chép nội dung trọng tâm bài học vào vở.

- Đọc trước bài 10 chuẩn bị cho tiết học tuần sau (tuần 10).

---HẾT---

(20)

10. MÔN: GDCD 8

A. LÝ THUYẾT ( Nội dung cần học) - Kiểm tra đánh giá giữa kì 1: ( 13h30 - 5/11/2021-Trên trang lophoc )

- Học các bài :

+ Tôn trọng lẽ phải . + Tự lập .

+ Tôn trọng người khác

+ Xây dựng tình bạn trong sáng , lành mạnh . + Lao động tự giác và sáng tạo .

- Xem lại tất cả bài tập của các bài trên ở SGK DẶN DÒ

- Chuẩn bị chủ đề : Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam ( tích hợp b8 +b9 ) . + Đọc nội dung bài ở SGK .

---HẾT---

(21)

11. MÔN: ĐỊA LÝ 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I B. LUYỆN TẬP:

- HS xem lại video hướng dẫn ôn tập kiểm tra giữa kỳ: ít nhất 3 lần.

- Đọc nội dung SGK từ tuần 1 đến tuần 7 (chủ đề 1 + 2).

- Đọc nhiều lần nội dung bài ghi từ tuần 1 đến tuần 7 (chủ đề 1 + 2)

Chúc các em làm bài tự tin và kết quả cao!

---HẾT---

(22)

12. MÔN: THỂ DỤC 8

I. ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

(23)
(24)
(25)

---HẾT---

(26)

13. MÔN: ÂM NHẠC KHỐI 8

Tiết 9:

KIểm tra giữa kì 1 1. Đề kiểm tra:

Học sinh lựa chọn trình bày 1 trong 4 bài sau đây:

1. Bài hát Mùa thu ngày khai trường 2. Bài hát Lí dĩa bánh bò

3. Tập đọc nhạc số 1: Chiếc đèn ông sao 4. Tập đọc nhạc số 2: Trở về Suriento

2. Yêu cầu cần đạt: Đạt được 2/3 yêu cầu sau:

a. Đối với bài hát:

- Thuộc lời bài hát,

- Hát đúng giai điệu bài hát - Hát diễn cảm bài hát b. Đối với bài TĐN:

- Thuộc tên nốt bài TĐN

- Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN - Đọc TĐN có sác thái

---HẾT---

(27)

14. MÔN : TIẾNG ANH 8

TIẾT 25,26,27: ( Hướng dẫn Học sinh tự học và tự thực hiện)

A: LÝ THUYẾT

Phần 1: Grammar and structures.

1. Present simple tense (Thì Hiện tại đơn):

a. Form (cấu trúc):

(+) I/ We/ You/ They + V(bare-inf) + O He/ She/ It + V(s/es) + O

(-) I/ We/ You/ They + do not (don’t) + V(bare-inf) + O He/ She/ It + does not (doesn’t) + V(bare-inf) + O (?) Do + I,We,You,They + V(bare-inf) + O ?

Does + He/She/It + V(bare-inf) + O ?

- Yes, S + do/ does - No, S + don’t/ doesn’t b. Usage (cách dùng):

- Diễn tả một sự việc ở hiện tại, thói quen. Ví dụ: I often ………..(get) up at 5 o’clock.

- Diễn tả sự thật, các hiện tượng tự nhiên. Ví dụ: The sun ………..(rise) in the East and sets in the West.

-* Diễn tả kế hoạch đã định sẵn trong tương lai (lịch trình).

Ví dụ :They ………..….(collect and empty) garbage on January 9.

2. Present progressive tense (Thì Hiện tại tiếp diễn):

a. Form :

(+)

I + am/

He/ She/ It + is + V-ing We/ You/ They + are

(-)

I + am/

He/ She/ It + is + not + V-ing We/ You/ They + are

(?)

Am + I

Is + he/ she/ it + + V-ing?

Are + we/ you/ they

- Yes, S + am/is/are

- No, S + am not/ isn’t/ aren’t b. Usage

- Diễn tả hành động đang xảy ra tại thời điểm nói. Ví dụ: Don’t make noise, I……….(learn) now.

- Diễn tả sự thay đổi khi dùng với “get”, “become”.

Ví dụ: Life in the countryside ……….(get) better.

c. Notes:

- Thì hiện tại tiếp diễn thường có từ đi kèm: now, at present, at the moment, right now, look, … 3. Past simple tense (Thì Quá khứ đơn):

a. Form (cấu trúc):

(+) S + V(ed/ cột 2) + O Với động từ to be: S + was/ were …………

(-) S + did not (didn’t + V(bare-inf) Với tobe: S + was not (wasn’t)/ were not (weren’t) (?) Did + S + V(bare-inf) Với to be: Was/ Were + S + ….

- Yes, S + did - No, S + didn't

b. Usage: Thì quá khứ đơn được dùng để chỉ hành động, sự kiện đã xảy ra và kết thúc ở quá khứ.

E.x: Tom ……….(visit) China last year.

c. Note:

(28)

- Từ đi kèm với thì Quá khứ đơn: ago, last night/ week/ month, in, yesterday 4. Be going to:

a. Form: S + am/ is/ are + going to + V(bare-inf)

b. Usage: Diễn tả dự định chắc chắn sẽ thực hiện trong tương lai gần.

Ex: - I ……… (buy) a new hat for my sister.

- They ………(not/go) fishing this afternoon.

- ………you……….…(visit) your grandma this weekend?

S be going to V intend/plan to V; S be not going to V  S don’t/ doesn’t intend/plan to V Be S going to V ?  Do/Does intend/plan to V?

- She is going to be a singer  She………

B. BÀI TẬP

Phần 2/ EXERCISES FOR THE MID- TERM TEST FIRST SEMESTER

I . A. Choose the word whose underlined part is pronounced differently from that of the others (Chọn phần từ gạch dưới có cách phát âm khác với những từ còn lại)

1. A. object B. socket C. household D. opposite 2. A. boxes B. houses C. dates D. addresses 3. A. washed B. missed C. explored D. touched 4. A. character B. school C. chemical D. chicken B. Choose the word that has a difference stress pattern from that of the other words (Chọn từ có nhấn âm khác với những từ còn lại)

5. A. busy B. natural C. unhealthy D. pleasant 6. A. success B. wonder C. picture D. mountain

II/ Choose the word or phrase ( A,B,C or D) that best fits the blank space in each sentence:

(Chọn từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống thành câu có nghĩa) 1. Tom seems………today.

A. happily B. happiness C. unhappily D. happy

2. The woman asks her children not to go………because of the cold weather.

A. outside B. upstairs C. inside D. downstairs

3. It isn’t………..to leave medicine around the house.

A. safe B. hard C. safety D. interesting

4.. ……….., our team lost the game yesterday.

A. Unfortunately B. Fortunately C. Fortune D. Unfortunate 5. Who repaired the bicycle for you? - Nobody. I repaired it………….

A. itself B. myself C. yourself D. himself III/ Supply the correct form or tense of the verbs in parentheses

(Dùng động từ trong ngoặc, chọn thì đúng cho câu )

1. Please be quiet !. I ……… to the news. ( listen ) 2. I………..this little vase yesterday. ( buy )

IV/ Supply the correct form of the words in parentheses (Dùng từ trong ngoặc, chọn từ loại phù hợp cho câu )

1. You should do your test ………..if you want to get good marks . (care) 2. Bell and Watson ……… demonstrated the invention at countless exhibitions (success) 3. ……….., I didn’t have enough money to buy that book. ( fortunate )

4. Thomas Watson was Bell’s ……….. (assist)

(29)

V/ Read the passage, then decide whether the statements that follow are TRUE or FALSE (Đọc đoạn văn và trả chọn đáp án Đúng hay Sai )

A boy was riding a bike when he had an accident . He fell off his bike and his head on the road . His head was hurt , it was bleeding . However , he was still conscious . It was an emergency so people called an ambulance, in order to take him to hospital. Some people tried to stop the bleeding by using a handkerchief to cover the wound . Then they put pressure on it and held tight . After ten minutes , the ambulance arrived and people took the victim to hospital

TRUE or FALSE 1. The boy had a bike accident . ………..

2. His left hand was broken. ………..

3. The boy was still unconscious. ………

4. The boy was taken to hospital after ten minutes. ………

VI/ Choose the words or phrase (A,B,C or D) that best fits the blank space in the following passage (Đọc đoạn sau và chọn từ hoặc củm từ, phù hợp với chỗ trống )

I am ……..(1)……….. to have a lot of friends. ……..(2)……….. my friends, Bao, Khai, and Song are the ones I spend most of my time ……..(3)………. Each of us, however, has a different character.

Bao is the most sociable. ……..(4)……… Bao, Khai and Song are quite reserved in public. I am not

……..(5)……… Bao, but I enjoy telling jokes. My friends usually my sense of humor. However,

sometimes my jokes annoy them. Although we have quite different characters, the four ……..(6)……… are very close friends.

1.A. enough lucky B. lucky enough C. too lucky D.too luckily 2. A.Most B. All C. Of all D. All of

3.A. with B. without C. in D. on

4. A. Like B. Unlike C. different D. Unlikely 5. A. as outgoing as B. more outgoing C. less outgoing D. outgoingest 6. A. ourself B. of we C. of our D. of us

VII/ Arrange the given word or phrase to the complete sentences (Sắp xếp những từ sau, thành câu hoàn chỉnh)

1 .He doesn’t / so lazy /because he is/ get good marks.

2. We / on Saturday night /a birthday party / are having.

VIII./ Rewrite the sentences so that they are nearest in meaning to the sentence printed before them (Viết lại câu có cùng nghĩa với câu mẫu)

1. He must have to do a Math test tomorrow.

 He has ………

2. On Sunday, I intend to sleep late.

 On Sunday, I am ………

3. It is interesting to listen to music.

 Listening………

4. The walking boots aren’t warm. I cannot wear them in winter.

 This coat ...

Answer Key

(30)

I.

A / 1.C 2.C 3.C 4.D B/ 5.C 6.A II.

1.D 2.A 3.A 4.A 5.B III.

1.am listening 2.bought

IV.

1.carefully 2.sucessfully 3.Unfortunately 4.assistant V.

1.True 2.False 3.False 4.True VI.

1.B 2.C 3.A 4.B 5.A 6.D VII.

1 .He doesn’t get good marks because he is so lazy.

2. We are having a birthday party on Saturday night.

VIII.

1. He has to do a Math test tomorrow 2. On Sunday, I am going to sleep late.

3. Listening to music is interesting.

4. The walking boots aren’t warm enough for me to wear in winter.

---THE END---

(31)

*** HỌC SINH GHI CHÉP LẠI CÂU HỎI, THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỘ MÔN THEO MẪU DƯỚI ĐÂY!!!

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ………

Lớp: ………

STT Môn học

Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Hóa

học

5 GDCD

6 Tin học

7 Công nghệ

8 Sinh học

(32)

9 Mỹ thuật

10 Thể dục

11 Tiếng Anh

12 Lịch sử

13 Địa lý

14 Âm

nhạc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

Câu hỏi: Nêu các bước làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.. Kiểm tra

Hoa chuối nở để lộ những nải chuối xếp thành tầng tạo thành buồng chuối dày đặc những quả nhỏ màu xanh nhạt. Buồng chuối ngày càng lớn, dài và nặng dần, kéo thân

Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.. Hãy bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đóA. Là những từ đọc giống nhau

Gọi m (đồng) là số tiền bạn Nam tiết kiệm được sau t ngày.. Vậy Nam cần tiết kiệm tiền trong vòng 60 ngày để mua được chiếc xe đạp. Bài Toán 4 : Trong một xưởng sản xuất

Điểm 5 - 6: Đúng ngôi kể, có kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng nhưng chưa rõ, có đoạn sao chép như văn bản,