• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:11/09/ 2021 Tiết 3 CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

( tiết 2 )

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CHỦ ĐỀ.

- HS biết được quy luật di truyền trong phép lai một cặp tính trạng, vận dụng vào giải thích các hiện tượng thực tế. Hiểu được ứng dụng của quy luật phân li và ứng dụng của phép lai phân tích.

II. XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI HỌC.

Thời lượng dự kiến chủ đề: 02 tiết

Tiết Ngày giảng Tiết theo KHGD Nội dung

1 ..../..../... Tiết 02

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

- Vấn đề 1: Thí nghiệm của Menđen

- Vấn đề 2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm

2 ..../..../... Tiết 03

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (tiếp)

- Vấn đề 3: Lai phân tích và ý nghĩa của tương quan trội lặn.

Hoạt động 3+4: Luyện tập – vận dụng

Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi.

III.MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ.

1. Kiến thức:

- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của MenĐen.

- Nêu được các khái niệm kiểu hình (KH), kiểu gen (KG), thể đồng hợp, thể dị hợp.

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li

- Giải thích được kết quả TN theo quan điểm của Men đen

(2)

- Học sinh trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.

- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.

2. Kĩ năng:

- Phân tích, so sánh, tìm kiếm và xử lý thông tin,viết sơ đồ lai. Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu. Viết các sơ đồ lai một cặp tính trạng.

3. Phẩm chất và năng lực cần phát triển.

3.1. Phẩm chất 3.2. Năng lực a/ Năng lực chung

Năng lực Nội dung

1. Năng lực tự chủ và tự học

- Chịu trách nhiệm với việc học tập của bản thân.

- Chủ động thể hiện kết quả học tập

- Có kĩ năng thực hiện các hoạt động học tập.

2. Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Biết đặt ra mục đích trong hoạt động nhóm. Biết phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

- Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng hoạt động của mình và tự nhận phần việc phù hợp với bản thân.

- Đề xuất phương án thúc đẩy các hoạt động chung 3. Năng lực

giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Biết xác định và làm rõ thông tin về kết quả tỉ lệ phép lai một cặp tính trạng, phép lai phân tích.

- Phân tích được tình huống: tính trạng trội có thể có kiểu gen AA hoặc Aa-> đề xuất phương án kiểm tra bằng phép lai, nhận ra được sự phù hợp của phép lai phân tích.

b/ Các năng lực chuyên biệt.

Các năng lực Nội dung

1. Nhận thức Sinh học

- Trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.

- Nêu được các khái niệm kiểu hình (KH), kiểu gen (KG), thể đồng hợp, thể dị hợp.

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.

- Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.

(3)

2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên

- Quan sát, thu thập thông tin và suy luận kết quả về kết quả các phép lai một cặp tính trạng trong tự nhiên và đời sống.

3.Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

- Bước đầu giải thích được kết quả phép lai một cặp tính trạng.

- Vận dụng được ý nghĩa của quy luật phân li giải thích hiện tượng trội lặn.

4. Sử dụng ngôn ngữ Sinh học

- Phát biểu và sử dụng đúng các thuật ngữ: Kiểu hình, kiểu gen, tính trạng, cặp tính trạng tương phản…

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tôn trọng và kế thừa công trình nghiên cứu của Menđen.

- Sống yêu thương, trách nhiệm.

IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP TRONG CHỦ ĐỀ.

Nội dung

Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu VD thấp VD cao

Thí nghiệm của Menđen

- Mô tả được thí nghiệm của Menđen

- Nêu được khái niệm kiểu hình

- Hiểu được vì sao Menđen chọn đậu Hà Lan làm thí nghiệm.

– Phân biệt được kiểu hình và tính trạng

- Tính được tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2

- Tìm ra được quy luật di truyền của một tính trạng ..

Menđen giải thích kết quả thí nghiệm

- Nhận biết được sự phân li của các tính trạng ở F2 - Phát biểu được nội dung quy luật phân li.

Xác định được tỉ lệ các loại giao tử ở F1

và tỉ lệ các loại hợp tử F2.

Vận dụng được các kí hiệu di truyền để viết sơ đồ lai

Giải thích được sự xuất hiện của kiểu hình lặn ở F2 -> rút ra bản chất sự phân li của các tính trạng.

Lai phân tích và

- Nhận biết được phép lai phân tích qua

- Trình bày được nội dung, mục đích của các phép lai

Vận dụng được phép lai phân tích

- Trình bày và giải thích được ứng dụng của

(4)

ý nghĩa của tương quan trội lặn.

sơ đồ lai. phân tích. - Nhận ra được những trường hợp cần thực hiện lai phân tích

để tìm kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

- Viết được sơ đồ lai

phép lai phân tích

V. BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/BT THEO MỨC ĐỘ YÊU CẦU.

* Mức độ nhận biết:

Câu 1: Mô tả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen?

Câu 2: Nêu khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.

Câu 3: Theo Mendel, khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình là bao nhiêu?

A. 1 trội: 1 lặn B. 3 trội : 1 lặn C. 2 trội : 1 lặn D. 3 lặn : 1 trội

Câu 4: Hoàn thành bài tập: Điền từ thích hợp và chỗ trống

Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ…..….khác nhau về một cặp….…..tương phản thì con lai ở F1 đều…..…..về tính trạng của bố hoặc của mẹ và ở F2 có sự phân li tính trạng với tỉ lệ xấp xỉ…..……

Câu 5: Kiểu hình là gì?

A. là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể B. là hình dạng của cơ thể

C. là tổ hợp các tính trạng của cơ thể

D. là hình thái kiểu cách của một con người

Câu 4: Phép lai nào được coi là phép lai phân tích?

A. Aa x aa B. Aa x Aa C. aa x aa D. AA x Aa

Câu 5: Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trạng trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai F1 là:

A. có 1 kiểu hình B. có 2 kiểu hình C. có 3 kiểu hình

(5)

D. có 4 kiểu hình

Câu 6: Cơ thể mang tính trạng trội không thuần chủng lai phân tích thì kết quả kiểu hình ở con lai là:

A. 3 trội : 1 lặn

B. đồng tính trung gian C. 1 trội : 1 trung gian D. 1 trội : 1 lặn

Câu 7: Phép lai nào sau đây cho biết kết quả ở con lai không đồng tính A. P: AA x aa

B. P: AA x AA C. P: Aa x aa D. P: aa x aa

Câu 8: Ý nghĩa của phép lai phân tích:

A. nhằm xác định kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội B. nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội C. nhằm xác định kết quả ở thế hệ con

D. nhằm xác định tính trạng của cá thể mang tính trạng trội

* Mức độ thông hiểu:

Câu 1: Cho ví dụ để làm rõ các khái niệm: kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.

Câu 2: Hoàn thành nội dung quy luật phân ly

Trong quá trình phát sinh …….. mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền

……….. về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể tuần chủng của P Câu 3. Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tình trạng trội cần phải làm gì ? Câu 4: Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?

Câu 5: Đâu là nội dung qui luật phân li?

A. các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử

B. khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ

C. khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

D. trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.

Câu 6: Phép lai nào được coi là phép lai phân tích?

(6)

A. Aa x aa B. Aa x Aa C. aa x aa D. AA x Aa

Câu 7: Ý nghĩa của phép lai phân tích:

A. nhằm xác định kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.

B. nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

C. nhằm xác định kết quả ở thế hệ con.

D. nhằm xác định tính trạng của cá thể mang tính trạng trội.

* Mức độ vận dụng thấp:

Câu 1. Cho các kiểu gen sau đây: DD, dd, DDCC, Dd, Cc, DdCc, EE, Ee, ee, DdCcEe. Hãy chọn ra những thể đồng hợp, dị hợp, thuần chủng, không thuần chủng.

Câu 2. Viết phép lai một cặp tính trạng để giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen (GV hướng dẫn)

Câu 3: Khi cho cây cà chua đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:

A. toàn quả vàng B. toàn quả đỏ

C. tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng D. tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

* Mức độ vận dụng cao:

Câu 1: Dựa vào kết quả của 3 phép lai sau, em hãy tìm quy luật di truyền của phép lai một cặp tính trạng?

Câu 2: Tại sao ở F2 xuất hiện lại kiểu hình hoa trắng?

Câu 3: Rút ra bản chất sự phân li của các tính trạng?

(7)

Câu 4: Phép lai phân tích được ứng dụng trong lĩnh vực nào của cuộc sống? Tại sao lại có ứng dụng đó?

VI. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

1, Chuẩn bị của GV và HS.

1.1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu, các tư liệu về lai một cặp tính trạng.

- Tranh phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3 SGK.

- Bài soạn Power point 1. 2. Chuẩn bị của học sinh.

- Nghiên cứu trước nội dung thí nghiệm của Men den, giải thích thí nghiệm Menđen

2, Phương pháp.

- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: 1 phút, đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.

3, Tổ chức các hoạt động học.

3.1. Ổn định tổ chức: KTSS 3.2. Kiểm tra bài cũ :

- Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?

3.3. Các hoạt động học:

Tiết 1:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.

- Thời gian: 4 phút - Cách thức tiến hành:

- Nêu một số hiểu biết về Menđen mà em tìm hiểu được ? - Gv gọi 1 vài hs trình bày, ghi các ý kiến ra góc bảng

- Gv: Bằng phân tích thế hệ lai, Menđen rút ra các quy luật di truyền, đó là quy luật gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

- Dự kiến sản phẩm của học sinh: câu trả lời.

- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Tự học, tự nghiên cứu.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(8)

Vấn đề 1: Thí nghiệm của Menđen

- Mục tiêu: Nêu được nội dung thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.

Phát biểu được nội dung quy luật phân li.

- Năng lực: Giao tiếp và hợp tác (hoạt động nhóm), tự chủ và tự học, nhận thức sinh học (Trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen); năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ( Biết xác định và làm rõ thông tin về kết quả phép lai một cặp tính trạng).

- Thời gian: 20 p - Cách thức tiến hành:

Gv chiếu hình 2.1 giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên cây đậu Hà lan.

- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình 2.1 mô tả thí nghiệm của Menden ?

- 1 hs mô tả thí nghiệm, học sinh khác nhận xét bổ sung

- Tại sao Menden cắt bỏ nhị cây chọn làm mẹ?

- Hs trả lời: Tránh tự thụ phấn, học sinh khác nhận xét bổ sung

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh H 2.1 và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan => kết quả ở bảng 2:

- Gv hướng dẫn hs cách xác định tỉ lệ kiểu hình F2.

Hs hoạt động cá nhân chia tỉ lệ Hoa đỏ

=

705 ~

~

3,14 ~

~

3

Hoa trắng 224 1 1

Thân cao = 487 ~

~

2,8 ~

~

3

Thân lùn 177 1 1

Quả lục = 428 ~ 3,14 ~

~

3

Quả vàng 224 1 1

- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.

- Có các cặp tính trạng nào đem lai?

- Gv: tổ hợp các tính trạng đó gọi là kiểu hình

a. Thí nghiệm:

- Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản

VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng

F1: Hoa đỏ

F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

b. Các khái niệm

- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.

- Tính trạng trội là tính trạng

(9)

- Nhận xét tỉ lệ kiểu hình F1 của 3 phép lai?

Gv: tt biểu hiện ngay ở F1 gọi là tính trạng trội - Nhận xét tỉ lệ kiểu hình F2 của 3 phép lai?

- Gv: tính trạng đến F2 mới được biểu hiện gọi là tính trạng lặn

Hãy xác định tt trội và lặn của 3 phép lai trên Dựa vào kết quả của 3 phép lai sau, em hãy tìm quy luật di truyền của phép lai một cặp tính trạng?

- Yêu cầu Học sinh thảo luận nhóm cặp đôi làm bài tập điền từ SGK trang 9.

Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung 1. đồng tính; 2. 3 trội: 1 lặn

Gv nhận xét kết quả

- Phát biểu qui luật di truyền của menđen?

Gv nhận xét và chốt kết luận

biểu hiện ở F1.

- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện c. Kết luận

Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ( tính trạng trội), F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.

Vấn đề 2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.

- Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.

- Năng lực: Tự chủ và tự học, tìm hiểu thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết sơ đồ lai và giải thích kết quả phép lai, sử dụng ngôn ngữ Sinh học.

- Thời gian: 15p

- Cách thức tiến hành:

- GV giải thích quan niệm đương thời của Men đen về di truyền hoà hợp

(10)

* HS ghi nhớ kiến thức

- GV nêu quan niệm của Men đen về giao tử thuần khiết.

- GV chiếu hình 2.3 y/c học sinh hoạt động theo nhóm làm bài tập mục (trang 9)

+ Tỉ lệ giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2

+ Tại sao ở F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

* HS quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được:

GF1: 1A: 1a

+ Tỉ lệ hợp tử F2: 1AA: 2Aa: 1aa

+ Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình giống AA.

- GV nêu rõ: khi F1 hình thành giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của P mà không hoà lẫn vào nhau nên F2 tạo ra: 1AA:2Aa: 1aa

trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho kiểu hình hoa trắng.

- Đại diện nhóm phát biểu => nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV yêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm theo Menđen => GV hoàn thiện kiến thức

?Tại sao ở F2 xuất hiện lại kiểu hình hoa trắng?

- GV chốt lại cách giải thích kết quả là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P.

- Gv hướng dẫn hs cách viết sơ đồ lai.

- Gv theo dõi uốn nắn, nhận xét.

*) Tích hợp giáo dục đạo đức:

GV:? Tại sao con cái sinh ra giống bố mẹ, ông bà.

- GV: Sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ ở đời con → Tôn trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc

- Dự kiến sản phẩm của học sinh: đáp án.

- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Hợp tác thảo

- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen).

- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của các cặp nhân tố di truyền.

- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.

(11)

luận nhóm, quan sát phát hiện giải quyết vấn đề, tự tin trình bày trước đám đông.

Tiết 2:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (tiếp)

Vấn đề 3: Lai phân tích và ý nghĩa của tương quan trội - lặn.

- Mục tiêu: HS trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Hiểu được ý nghĩa của tương quan trội lặn.

- Năng lực: + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết sơ đồ lai; vận dụng được ý nghĩa của quy luật phân li giải thích hiện tượng trội lặn.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống: tính trạng trội có thể có kiểu gen AA hoặc Aa-> đề xuất phương án kiểm tra bằng phép lai, nhận ra được sự phù hợp của phép lai phân tích.

- Thời gian: 25 phút - Cách thức tiến hành:

- GV cho HS phân biệt khái niệm: "kiểu gen",

"thể đồng hợp”, "thể dị hợp" qua kết quả F2

1AA: 2 Aa: 1aa.

Tích hợp GD đạo đức:

+ Hiểu biết sinh giới phong phú và đa dạng, say mê nghiên cứu khoa học và khám phá thế giới - GV nhấn mạnh: Muốn xác định kiểu gen của cây hoa đỏ ở thể đồng hợp hay dị hợp thực hiện phép lai sau:

P Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa Và P Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa

? Hãy viết tiếp 2 sơ đồ lai trên.

- HS trao đổi, viết theo nhóm trình bày trên bảng.

- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể

(12)

- GV hướng dẫn HS suy ngược từ F P như sau:

+ Cây hoa trắng (tính trạng lặn) kiểu gen bao giờ cũng ở trạng thái đồng hợp. Nếu con lai đồng tính chứng tỏ cây hoa đỏ ở P phải ntn?

( Cây hoa đỏ phải thuần chủng, kiểu gen ở trạng thái đồng hợp)

+ Tương tự trường hợp 2.

? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội?( Cho lai ntn?)

- HS trả lời, bổ sung.

- GV thông báo đó là phép lai phân tích.

- Nhóm HS làm bài tập điền từ báo cáo.

- GV chuẩn xác, ghi bảng.

? Mục đích của phép lai phân tích là gì?

- HS nghiên cứu thông tin mục 2

? Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên?

? Vì sao thông thường các tính trạng trội là tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu.

? Mục tiêu của chọn giống là gì?

? Muốn xác định tính trạng trội - lặn dựa phép lai nào?

- HS: Dùng PP phân tích các thế hệ lai của Men đen: “Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li KH ở F2 là 3: 1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, kiểu hình chiếm tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn”.

- GV đặt vấn đề: t.t trội lại có 2 kiểu gen: đồng hợp trội( AA) và dị hợp (Aa). Nếu Aa x Aa 1/4 aa t.t lặn xuất hiện ảnh hưởng xấu đến năng suất...

? Để tránh sự phân li tính trạng như trên làm gì?

mang tính trạng lặn tương ứng.

+ Nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cơ thể mang t.t trội đó có kiểu gen đồng hợp.

+ Nếu kết quả phép lai phân tính thì cơ thể mang t.t trội đó có kiểu gen dị hợp

* Ý nghĩa của tương quan trội - lặn.

- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt Cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào trong 1 kiểu gen để tạo giống có ý nghĩa kinh tế.

- Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng cần kiểm tra độ thuần chủng của giống.

(13)

? Kiểm tra bằng cách nào?

- GV tổng kết hoạt động

* Hoạt động 3, 4: Luyện tập – Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được trong bài, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Năng lực: Giải quyết vấn đề - Thời gian: 15 phút

- Cách thức tiến hành:

Câu 1. Nêu các khái niệm : Kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. Vd Câu 2. Cho các kiểu gen sau đây: DD, dd, DDCC, Dd, Cc, DdCc, EE, Ee, ee, DdCcEe. Hãy chọn ra những thể đồng hợp, dị hợp, thuần chủng, không thuần chủng.

Câu

3 . Viết lai một cặp tính trạng.

Câu

4 . Hoàn thành nội dung quy luật phân ly

Trong quá trình phát sinh …….. mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền ……….. về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể tuần chủng của P.

Câu

5 : Theo Menden, khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình là bao nhiêu?

A. 1 trội: 1 lặn B. 3 trội : 1 lặn C. 2 trội : 1 lặn D. 3 lặn : 1 trội Câu

6 : Kiểu hình là gì?

A. là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể B. là hình dạng của cơ thể

C. là tổ hợp các tính trạng của cơ thể

D. là hình thái kiểu cách của một con người Câu 7: Nêu nội dung qui luật phân li?

A. các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử

B. khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ

C. khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

D. trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P

Câu 8: Phép lai nào được coi là phép lai phân tích?

A. Aa x aa

(14)

B. Aa x Aa C. aa x aa D. AA x Aa

Câu 9: Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trạng trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai F1 là:

A. có 1 kiểu hình B. có 2 kiểu hình C. có 3 kiểu hình D. có 4 kiểu hình

Câu 10: Cơ thể mang tính trạng trội không thuần chủng lai phân tích thì kết quả kiểu hình ở con lai là:

A. 3 trội : 1 lặn

B. đồng tính trung gian C. 1 trội : 1 trung gian D. 1 trội : 1 lặn

Câu 11: Phép lai nào sau đây cho biết kết quả ở con lai không đồng tính A. P: AA x aa

B. P: AA x AA C. P: Aa x aa D. P: aa x aa

Câu 12: Ý nghĩa của phép lai phân tích:

A. nhằm xác định kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội B. nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội C. nhằm xác định kết quả ở thế hệ con

D. nhằm xác định tính trạng của cá thể mang tính trạng trội Câu 13 : Lai phân tích là:

A. là phép lai giữa cá thể mang tính trạng lặn với cá thể mang tính trạng lặn B. là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp với cá thể mang tính trạng lặn

C. là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn

D. là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn

Câu 14: Khi cho cây cà chua đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:

A. toàn quả vàng B. toàn quả đỏ

C. tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng D. tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

(15)

- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thêm về quy luật phân li của Men đen.

- Năng lực: Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Thời gian: 5 phút

* Cách thức tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài sau: Lai hai cặp tính trạng

+ Mô tả được TN lai 2 cặp tính trạng của MenĐen.

+ Tìm hiểu hoàn thành bảng 4 ( 15)

+ Rút ra nhận xét. phân tích kết quả TN lai 2 cặp tính trạng của MenĐen.

+ Phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập.

+ Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen.

4. Rút kinh nghiệm:

4.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:

4.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:

4.3. Hoạt động của học sinh:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài tập xác định cơ thể mang tính trạng trội và lặn thuần chủng ( có kiểu gen đồng hợp) hay không thuần chủng( do kiểu gen dị hợp

Tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số

- Mục đích: Hướng dẫn hs giải các bài tập chứng minh tỉ lệ thức, vận dụng tính chất tỉ lệ thức, tính chất dãy tỉ số bằng nhau vào giải toán chia

yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài tập xác định cơ thể mang tính trạng trội và lặn thuần chủng ( có kiểu gen đồng hợp) hay không thuần chủng( do kiểu

+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.. Hoạt động 2: Ý nghĩa của tương quan trội lặn(10’) Mục tiêu: HS nêu

Câu 10: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế

Câu 5: Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trạng trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai F1 là:.. có 4

- Nhận biết được tỉ lệ thức và các số hạng của tỉ lệ thức - Vận dụng thành thạo các tính chất của tỉ lệ thức vào bài tập 3..