• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 (1/6-5/6/2020) Ngày soạn: 29/5/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 01 tháng 6 năm 2020 TOÁN

TIẾT 131: - ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH (tt) (Tr.155) - ÔN TẬP VỀ THỜI GIAN (Tr.156)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS ôn tập, củng cố về các đơn vị đo diện tích, thể tích, quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng STP; chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.

- Cách so sánh các số đo diện tích và thể tích.

- Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích và tính thể tích các hình đã học.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn đơn giản có liên quan.

3. Thái độ:

- Giúp HS có ý thức học tốt.

* Giảm tải: Bài 4 (Tr.157) II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’) - 1 HS làm bài tập 2 VBT

- Gọi 1 HS nêu bảng đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán ôn tập về so sánh số đo diện tích, số đo thể tích, ôn tập về thời gian, và giải các bài toán thực tiễn có liên quan

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn ôn tập

2.1. Bài: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tt) (Tr.155)

Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và yêu cầu HS nêu cách làm bài.

- GV yêu cầu HS làm bài

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn

- 1 hs làm bảng.

- 2 hs nêu

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

Bài 1:

- HS đọc đề bài và nêu cách làm bài.

- Đổi các số đo cần so sánh với nhau về cùng một đơn vị và so sánh.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS nhận xét.

(2)

trên bảng.

- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

Bài 2:

- GV mời HS đọc đề bài toán.

- GV mời 1 HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém.

+ Tính chiều rộng của thửa ruộng?

+ Diện tích của thửa ruộng là bao nhiêu mét vuông?

+ 15000 m2 gấp 100 bao nhiêu lần?

+ Biết cứ 100 m2 thì thu được 60 kg thóc, vậy thửa ruộng 15000 m2 thu được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?

+ Vậy thu được bao nhiêu tấn thóc?

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

Bài 3:

- GV mời HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- Hãy tính thể tích của bể nước?

- Phần bể chứa nước có thể tích là bao nhiêu mét khối?

- Trong bể có bao nhiêu lít nước?

- Diện tích của đáy bể là bao nhiêu mét vuông?

- Biết phần bể có chứa nước là 24 m3, diện tích đáy bể là 12 m3 hãy tính chiều cao của mực nước trong bể.

a) 8m2 5dm2 = 8,05m2 8m2 5dm2 < 8,5m2 8m2 5dm2 > 8,005m2 b) 7m3 5dm3 = 7,005m3 7m3 5dm3 < 7,5m3 2,94dm3 > 2 dm3 94cm3

- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau và báo cáo.

Bài 2:

- 1 HS đọc đề bài toán.

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- Lần lượt HS trả lời câu hỏi của GV.

Dựa vào hướng dẫn và tự làm bài tập.

Bài giải

Chiều rộng của thửa ruộng là:

150 2 100

 3 (m)

Diện tích của thửa ruộng đó là:

150 100 = 15000 (m2) 15000m2 gấp 100m2 số lần là:

15000 : 100 = 150 (lần)

Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là:

60 150 = 9000 (kg) 9000 kg = 9 tấn Đáp số: 9 tấn - 1 HS nhận xét

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 3:

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- 1 HS tóm tắt bài toán lớp.

- Lần lượt HS trả lời câu hỏi của GV.

Dựa vào hướng dẫn 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải Thể tích của bể nước là:

4  3  5 = 30 (m3)

Thể tích của phần bể có chứa nước là:

30  80 : 100 = 24 (m3) a) Số lít nước chứa trong bể là:

(3)

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

2.2. Bài: Ôn tập về thời gian (Tr.156) Bài 1:

- GV treo bảng phụ.

- Gọi 1 HS đọc y/c bài toán.

- Cho HS trao đổi theo cặp để nhớ lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.

- Chữa bài: Cho HS giải miệng

+ Gọi 2 HS lần lượt đọc kết quả bài làm.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ GV xác nhận kết quả và ghi vào bảng phụ

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- HS tự làm bài vào vở.

- Gọi 4 HS lần lượt lên bảng làm bài (mỗi em 1 cột).

- Chữa bài:

+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.

+ GV nhận xét và sửa chữa.

24m3 = 24000dm3 = 24000l b) Diện tích của đáy bể là:

4  3 = 12 (m2)

Chiều cao của mực nước trong bể là:

24: 12 = 2 (m)

Đáp số: a) 24000l ; b) 2m - 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- HS lắng nghe.

Bài 1:

- HS chú ý theo dõi

- HS đọc: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS trao đổi và ghi ra phiếu BT.

- HS chữa bài.

- HS lần lượt nêu kết quả.

a) 1 thế kỉ = 100 năm 1 năm = 12 tháng

1 năm không nhuận có 365 ngày.

1 tháng có 30 ngày(hoặc 31 ngày) tháng 2 có 28 ngày (hoặc 29 ngày) b) 1 tuần lễ có 7 ngày.

1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây.

Bài 2:

- HS đọc.

- HS làm bài.

- Chữa bài.

a) 2 năm 6 tháng = 30 tháng 3 phút 40 giây = 220 giây b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng 150 giây = 2 phút 30 giây c) 60 phút = 1 giờ

45 phút = 0,75 giờ 15 phút = 0,25 giờ 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 90 phút = 1,5 giờ d) 60 giây = 1 phút 90 giây = 1,5 phút 1giờ 30 giây = 1,5 phút

(4)

Bài 3:

- GV treo tranh vẽ 4 mặt đồng hồ.

- HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở.

- Chữa bài:

+ Gọi lần lượt từng HS trả lời theo câu hỏi “Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút”.

- HS khác hận xét, chữa bài.

Bài 4: Giảm tải

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Gọi HS nêu bảng đơn vị đo diện tích và thể tích.

+ Gọi HS nêu cách đổi số đo thời gian.

+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo vừa học.

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài; làm các bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau

Bài 3:

- HS đọc.

- HS làm bài.

- HS chữa bài.

+ Đồng hồ 1: 10 giờ 0 phút.

+ Đồng hồ 2: 6 giờ 5 phút.

+ Đồng hồ 3: 9 giờ 43phút.

+ Đồng hồ 4: 1 giờ 12 phút.

- Hs nêu - Hs nêu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ

_________________________________________________

CHÍNH TẢ

TIẾT 2: Nghe- viết: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM (Tr.128) Nhớ - viết: BẦM ƠI (Tr.137)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết đúng, trình bày đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam và bài Bầm ơi.

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương; viết đúng tên của cơ quan, đơn vị.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- 02 HS lên bảng viết: Huân chương Sao vàng, Huân chương quân công, Huân chương Lao động? Đó là những huân chương như thế nào? Dành tặng cho ai?

- Nhận xét chữ viết của HS.

+ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng?

II. Bài mới ( 30’)

- Đọc và viết theo yêu cầu.

- Lớp viết vào nháp.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- 1 HS nêu quy tắc viết hoa.

(5)

1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học chính tả bài Tà áo dài Việt Nam và bài Bầm ơi, tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương của nước ta. Viết đúng tên của cơ quan, đơn vị.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn học

2.1. Tìm hiểu nội dung bài: Tà áo dài Việt Nam

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.

+ Đoạn văn cho em biết gì?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lần khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.

2.2. Tìm hiểu nội dung bài: Bầm ơi - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.

+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?

+ Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 3.1. Bài Tà áo dài Việt Nam

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Bài tập yêu cầu em làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi, nhận xét theo yêu cầu của bài.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng ghi vào bảng phụ.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc.

+ Đoạn văn tả về đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam.

- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ:

ghép liền, bỏ buông, thế kỉ XX, cổ truyền ...

- HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

+ Cảnh chiều dông mưa phùn gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ tới mẹ.

+ Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét.

- HS tìm và nêu các từ ngữ khó.

- HS luyện viết các từ khó.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Bài tập yêu cầu:

+ Điền tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp.

+ Viết hoa các tên ấy cho đúng

- 1 HS làm vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở.

- HS làm vào bảng nhóm báo cáo HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng/

sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài (nếu sai).

a) - Giải nhất: Huy chương Vàng - Giải nhì: Huy chương Bạc - Giải ba: Huy chương Đồng

(6)

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Em hãy đọc tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương được in nghiêng trong 2 đoạn văn.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giảng đúng.

a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối.

Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.

3.2. Bài: Bầm ơi Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

b) Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân.

- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú.

c) - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất:

Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.

Bài 3

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Huy chương đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương vàng, Giải nhất về thực Nghiệm.

- 8 HS nối tiếp nhau lên bảng viết lại các tên. Mỗi HS chỉ viết 1 tên. HS cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét bài của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại.

- HS lắng nghe, nếu sai thì sửa.

Tên cơ quan, đơn vị

BP thứ nhất

BP thứ

hai

BP thứ ba a)

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn

Trường Tiểu học

Bế Văn Đàn b)

Trường

Trường Trung học cơ

Đoàn Kết

(7)

Bài 3:

- Một HS đọc yêu cầu bài.

- Mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan đơn vị viết sai rồi sửa lại cho đúng.

- Cả lớp suy nghĩ , sửa lại tên các cơ quan đơn vị.

- HS và GV nhận xét chữa bài.

+ Em có nhận xét gì về cách viết tên các cơ quan, đơn vị trên?

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỷ niệm chương. Ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Chuẩn bị bài sau.

Trung học cơ sở Đoàn Kết

sở

c) Công ty Dầu khí Biển Đông

Công ty

Dầu khí

Biển Đồng Bài 3

- HS làm vở bài tập , đại diện làm bài trên bảng.

+ Nhà hát Tuổi trẻ

+ Nhà xuất bản Giáo dục + Trường Mầm non Sao Mai 2 HS nêu lại.

+ Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

- Lắng nghe, thực hiện ở nhà.

_______________________________________________

Ngày soạn: 30/5/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 02 tháng 6 năm 2020 TOÁN

TIẾT 132: - PHÉP CỘNG (Tr.158) - PHÉP TRỪ (Tr.159) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép cộng, phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng tính nhanh trong giải bài toán.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

* Giảm tải: Bài 3 (Tr.159); bài 1, 2 (Tr.160) II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 2HS lên làm bài trong VBT - 2HS làm bảng.

(8)

- Nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân.

- Ghi bảng tên bài.

2. Các hoạt động:

2.1. Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng, phép trừ a. Phép cộng

- GV viết lên trên bảng công thức của phép cộng: a + b = c

+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó?

+ Em đã được học các tính chất nào của phép cộng?

+ Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất mà các em vừa nêu

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS mở SGK và đọc phần bài học.

b. Phép trừ

- GV viết phép tính a - b = c.

- Y/c HS nêu các thành phần của phép tính.

+ a - b còn được gọi là gì ? - GV viết bảng: a - a = … a - 0 = … - Y/c HS điền vào chỗ chấm.

- Gọi vài HS phát biểu bằng lời tính chất trên.

2.2. Luyện tập

- HS nghe

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- HS đọc phép tính

+ Phép tính a + b = c là phép cộng, trong đó a và b là hai số hạng, c là tổng của phép cộng, a + b cũng là tổng của phép cộng.

- HS nối tiếp nhau nêu.

+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

a + b = b + a

+ Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng với một số ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

(a + b) + c = a + (b + c)

+ Tính chất cộng với số 0: Bất cứ số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó hay 0 cộng với số nào cũng bằng chính số ấy.

a + 0 = 0 + a = a

- HS mở SGK trang 158 và 1 HS đọc bài trước lớp.

+ a số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu.

+ a - b cũng gọi là hiệu.

+ a - a = 0 + a - 0 = a

+ Một số bất kì trừ đi chính nó bằng 0.

+ Một số bất kì trừ đi 0 bằng chính nó.

(9)

a. Phép cộng (Tr.158) Bài 1:

- GV yêu cầu HS tự làm bài. GV yêu cầu HS đặt tính với trường hợp a và d.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV hướng dẫn: Để tính giá trị của các biểu thức trong bài bằng cách thuận tiện, các em cần áp dụng được các tính chất đã học của phép cộng.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV nhận xét HS.

Bài 3: Giảm tải Bài 4:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Gọi 1 HS tóm tắt.

- HS thảo luận theo nhóm nhỏ để tìm cách giải, tự làm vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

+ Gọi HS khác nhận xét và chữa bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

b. Phép trừ (Tr.159) Bài 1, 2: Giảm tải Bài 3:

- HS đọc đề bài.

- HS tóm tắt đề bài.

- HS làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

Bài 1:

- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS theo dõi bài chữa của giáo viên, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau.

- Kết quả: a) 986280 d) 1476,5 Bài 2:

+ Bài tập yêu cầu tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Hs làm bài - HS chữa bài.

a) (689 + 875 ) + 125 = 1689 b) 2 4 5 14

7 9 7 9

   

 

 

c) 5,87 + 28, 69 + 4,13 = 38,69 Bài 4:

- HS đọc.

- Theo dõi.

- HS làm bài.

Bài giải:

Trong 1 giờ cả 2 vòi cùng chảy vào bể là:

1 3 1

5 10 2 (thể tích bể) Mà 1 1 50 50 .

2 2 50 100 x

x  = 5 10 50%

Vậy trong 1 giờ cả 2 vòi chảy được 50% thể tích bể.

Đáp số: 50% thể tích bể Bài 3:

- HS đọc.

+ Đất trồng lúa: 540,8 ha

Đất trồng hoa: ít hơn đất trồng lúa 385,5 ha.

Hỏi tổng diện tích đất trồng lúa và trồng hoa.

- HS làm bài

Bài giải:

(10)

- Chữa bài:

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Gọi HS nêu các tính chất của phép cộng, phép trừ.

+ Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu và khác mẫu.

- Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập trong VBT. Chuẩn bị bài sau.

Diện tích đất trồng hoa là:

540,8 -385,5 = 155,3 (ha) Tổng diện tích đất trồng lúa và hoa:

540,8 + 155,3 = 696,1 (ha) Đáp số: 696,1ha.

- HS chữa bài.

- Hs nêu.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

______________________________________

TẬP ĐỌC TIẾT 1: BẦM ƠI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thăm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con ở nơi quê nhà

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu yhương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân

3. Thái độ:

- Kính yêu mẹ.

* GD QPAN: Sự hi sinh của những người mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi HS nối tiếp đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả những gì vẽ trong tranh.

- Bầm làm một cách gọi mẹ của người miền núi phía Bắc. Bài thơ Bầm ơi của

- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK.

- HS nhận xét bạn đọc.

+ Tranh vẽ anh bộ đội trên đường hành quân đang nghĩ tới người mẹ của mình đi cấy dưới trời mưa lạnh.

- HS lắng nghe và xác định yêu cầu tiết học.

(11)

nhà thơ Tố Hữu nói lên tình cảm mẹ con sâu nặng như thế nào? Các em cùng học bài để hiểu điều đó.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài - Gọi hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- GV đọc toàn bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu đọc bài trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV nêu từng câu hỏi, mời HS phát biểu. Sau khi HS phát biểu yêu cầu HS nhận xét, bổ sung ý kiến.

+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?

+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng?

- Những hình ảnh so sánh đó, chứa đựng tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng. Muốn cấy hết một ruộng lúa phải rất nhiều đon mạ. Tình mẹ thương con cũng nhiều như vậy. Còn người con thương mẹ bằng những hạt mưa. Mà có ai đếm được có bao nhiêu hạt mưa phùn đâu.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

- 4 hs đọc nối tiếp theo trình tự:

. HS1: Ai về thăm mẹ ... nhớ thầm

. HS2: Bầm ơi, có rét ... thương bầm bấy nhiêu!

. HS3: Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều ...

đời bầm sáu mươi.

. HS4: Con ra tiền tuyến ... cả đôi mẹ hiền.

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc theo cặp. Đại diện cặp đọc.

- Lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến trả lời, HS khác bổ sung, cả lớp đi đến thống nhất câu trả lời đúng:

+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ tới người mẹ nơi quê nhà.

Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run lên vì rét.

+ Thể hiện tình cảm của mẹ với con Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần Thể hiện tình cảm của con với mẹ:

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu!

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ Anh chiến sĩ an ủi mẹ bằng cách nói so

(12)

+ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm mẹ yên lòng?

+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?

+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?

- Tình cảm của anh chiến sĩ với mẹ thật sâu nặng. Tình thương ấy không thể nói hết bằng lời. Anh chiến sĩ thương mẹ, an ủi đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà. Người mẹ của anh thật là một người phụ nữ Việt Nam điển hình thương yêu con, tần tảo, hi sinh, chịu đựng mọi hi sinh vì tiền tuyến.

* GD QPAN: Sự hi sinh của những người mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lớn lao như vậy. Chúng ta cần làm gì để đền đáp công ơn đó?

+ Bài thơ cho em biết điều gì?

- Ghi nội dung chính lên bảng.

c. Đọc diễn cảm

- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn thơ.

Yêu cầu HS cả lớp tìm cách đọc hay.

+ Treo bảng phụ có viết đoạn thơ 1, 2.

Đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng.

- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.

sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi + Người mẹ của anh là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con.

+ Anh là một người con hiếu thảo, một chiến sĩ yêu nước, anh thương mẹ, yêu đất nước.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Nhiều HS nêu.

+ Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình thương yêu con nơi quê nhà.

- 2 HS nhắc lại nội dung của bài.

- 4 HS nối tiếp đọc. 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc, sau đó cả lớp bổ sung và thống nhất giọng đọc.

+ Theo dõi GV đọc mẫu và đánh dấu chỗ nhấn giọng.

+ 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS tự học thuộc lòng.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng đoạn thơ (2 lượt).

- 2 HS đọc thuộc lòng toàn bài.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(13)

- Gọi HS đọc thộc lòng bài thơ.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.

Xem và chuẩn bị trước bài tiếp theo: Út Vịnh.

- Hs nêu

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

_______________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 3: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy) (Tr.124 + 133) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS củng cố kiến thức về dấu phẩy, nắm chắc tác dụng của dấu, nêu được các ví dụ.

2. Kĩ năng:

- Làm đúng bài luyện tập, điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.

- Biết phân tích chỗ sai trong dùng dấu phẩy, chữa được lỗi.

3. Thái độ:

- Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trong khi dùng dấu phẩy.

* Làm bài 1, 2 (tr.124), bài 3 (tr.133). Bài 1, 2 (Tr.133) giao về nhà II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau làm miệng bài tập 1; 3 trang 120 SGK.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết học này các em cùng ôn luyện về dấu phẩy để nắm vững tác dụng của dấu phẩy, thực hành điền đúng dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn.

- GV ghi tên bài

2. Hướng dẫn làm bài tập

2.1. Bài: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) (tr.124)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Nhắc HS: Các em chú ý đọc kĩ từng

- 1 HS làm bài tập 1; 2 HS làm bài tập 3.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ giờ học.

Bài 1

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS cả lớp làm vào vở. 1 HS làm bài vào bảng nhóm.

- HS lắng nghe.

(14)

câu văn, xác định được tác dụng của dấu phẩy trong từng câu. Sau đó xếp câu văn vào ô thích hợp trong bảng.

- Gọi HS làm ra phiếu dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận và đưa lời giải đúng Tác dụng của

dấu phẩy

Ví dụ 1a. Ngăn cách

các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

1b. Phong trào Ba đảm đang...

2a.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

2b. Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.

3a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

3b. Thế kỉ XX...

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Đề bài yêu cầu em làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS làm ra bảng nhóm dán lên trên bảng, HS cả lớp nhận xét, sửa chữa cho hoàn chỉnh.

+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?

2.1. Bài: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) (tr.133)

Bài 1, 2: giao về nhà Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp.

Hướng dẫn cách làm bài:

+ Tìm 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí.

+ Sửa lại cho đúng.

- 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe rồi chữa bài.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

+ Đề bài yêu cầu điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống và viết lại cho đúng chính tả và viết lại các chữ đầu câu chưa viết hoa.

- 2 HS làm vào bảng nhóm.

- 2 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc.

+ Câu chuyện kể về một thầy giáo đã biết cách giải thích kheo léo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.

Bài 3:

- 1 HS yêu cầu của bài tập

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng làm bài. 1 nhóm làm vào bảng nhóm.

(15)

- Gọi nhóm làm vào bảng báo cáo kết quả. Yêu cầu HS cả lớp nhận xét.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Dấu phẩy có tác dụng gì? Việc dùng sai dấu phẩy có tác hại gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

- 1 nhóm HS báo cáo kết quả. HS khác nhận xét bài của bạn nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Các câu văn dùng sai dấu phẩy

Sửa lại Sách Ghi- nét ghi

nhận, chị Ca- rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.

Sách Ghi- nét ghi nhận chị Ca- rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (bỏ dấu phẩy)

Cuối mùa hè năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi- chi-gân, nước Mĩ.

Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi- gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) Để có thể, đưa chị

đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.

Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy)

- Hs trả lời

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

- Hs nêu

______________________________________________

Ngày soạn: 31/5/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 03 tháng 6 năm 2020 TOÁN

TIẾT 133: - PHÉP NHÂN (Tr.161) - LUYỆN TẬP (Tr.162) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố:

- Thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải toán.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân trên các loại số đã học.

- Vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.

3. Thái độ:

- Giúp HS có ý thức học tốt.

* Giảm tải: Bài Phép nhân: bài 2 (tr. 162), bài 3 (tr. 162)

(16)

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’) - 2 HS làm bài tập 2; 3 VBT - GV nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán ôn tập về phép nhân.

- Ghi tên bài 2. Các hoạt động

2.1. Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép nhân

- GV viết lên bảng phép tính:

a b = c

+ Nêu tên phép tính và tên các thành phần của phép tính trên.

+ Hãy nêu tính chất của phép tính nhân mà em được học?

+ Hãy nêu quy tắc và công thức của từng tính chất.

- GV nhận xét từng câu trả lời của HS, chỉnh sửa cho chính xác, sau đó yêu cầu HS mở SGK trang 161, đọc phần bài học tổng kết về phép nhân.

2.2. Hướng dẫn luyện tập a. Bài : Phép nhân(Tr.161) Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

a) Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính.

b) Gọi 1 HS lên bảng nêu quy tắc nhân hai phân số rồi làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.

- 2 hs làm bảng.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

- HS đọc phép tính.

+ Phép nhân a b = c, trong đó a và b là các thừa số, c là tích, a b cũng gọi là tích.

- HS tiếp nối nhau nêu, mỗi HS chỉ cần nêu 1 tính chất:

+ Tính chất giao hoán + Tính chất kết hợp

+ Tính chất 1 tổng nhân với một số.

+ Phép nhân có thừa số bằng 1 + Phép nhân có thừa số bằng 0

- HS tiếp nối nhau nêu, mỗi HS chỉ nêu quy tắc và công thức của 1 tính chất.

- Một số HS đọc trước lớp.

Bài 1:

- HS đọc đề.

4802 x 324 = 1 555 848 6120 x 205 = 1 254 600 - HS nêu.

b)

4 8

7 2 7 4 5 20 7 12 84

x x

(17)

- Gọi HS nêu cách nhân.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

Bài 2, 3: Giảm tải Bài 4:

- GV mời HS đọc đề bài toán.

- GV gọi HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS yếu.

- Các câu hỏi hướng dẫn làm bài:

+ Sau mỗi giờ có ô tô và xe máy đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô- mét?

+ Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là bao nhiêu giờ?

+ Biết mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được 82 km, cần phải đi 1,5 giờ thì gặp nhau (đi hết quãng đường AB). Hãy tính độ dài quãng đường AB.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

b. bài Luyện tập (Tr.162) Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV viết phép tính cộng trong phần a lên bảng, yêu cầu HS nêu cách viết thành phép nhân và giải thích.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- HS tự làm bài vào vở.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài .

- HS nêu.

35,4 x 6,8 = 240,72 21,76 x 2,05 = 44,6080

Bài 4:

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- 1 HS tóm tắt bài toán.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS trả lời gợi ý và làm bài.

Bài giải:

Trong 1 giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:

48,5 + 33,5 = 82 (km)

Thời gian để ô tô và xe máy đi để gặp nhau là 1giờ 30phút hay 1,5giờ

Độ dài quãng đường AB là:

82 1,5 = 123 (km) Đáp số: 123 km

- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe.

Bài 1:

- 1 HS đọc đề bài và nêu: Bài yêu cầu chúng ta chuyển phép cộng thành phép nhân rồi tính giá trị.

- HS nêu:

6,75kg + 6,75kg + 6,75kg = 6,75kg 3 Vì trong biểu thức trên có 3 số hạng cùng là 6,75kg nên ta biết phép nhân chính là tổng của các số hạng bằng nhau.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg = 6,75 kg x 3 = 20,25 kg b) 7,14 m2 + 7,14 m2 +7,14 m2 x 3 = 7,14 m2 x (1 + 1 + 3) = 7,14 m2 x 5 = 35,7 m2 c) 9,26 dm3 x 9 + 9,26 dm3 = 9,26 dm3 x (9 + 1)

= 9,26 dm3 x 10 = 92,6 dm3 Bài 2:

- HS đọc đề bài: Tính - Đáp số:

(18)

+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.

Bài 3:

- HS đọc đề bài.

- HS tóm tắt đề bài. Tự làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng giải, dưới lớp tự làm vào vở.

- Chữa bài:

+ HS khác nhận xét - chữa bài

Bài 4:

- GV mời HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng bằng tổng của những vận tốc nào?

+ Thuyền đi xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc là bao nhiêu ki- lô- mét trên giờ?

+ Sau mấy giờ thì thuyền máy đến bến B?

+ Biết vận tốc thuyền máy đi xuôi dòng, biết thời gian đi từ bến A đến bến B, hãy nêu cách tính độ dài quãng sông AB.

- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.

a) 3,125 + 2,07 x 2 = 3,125 + 4,14 = 7,265

b) (3,125 + 2,075) x 2 =5,2 x 2=10,4 - Chữa bài.

Bài 3:

- HS đọc.

+ Cuối năm 2000 có: 77 515 000 người Tỉ lệ tăng: 1, 3 %/ năm.

+ Hỏi năm 2001 có bao nhiêu người.

+ Tìm giá trị phần trăm của một số.

- HS làm bài (1 trong hai cách).

- HS chữa bài.

Bài giải

Dân số nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:

77515000 1,3:100 1007695  (người) Dân số nước ta tính đến cuối năm 2001 là:

77515000 1007695 78522695  (người) Đáp số: 78522695 người Bài 4

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, lớp đọc thầm đề trong SGK.

- 1 HS nêu tóm tắt bài toán trước lớp.

- Trả lời câu hỏi của GV:

+ Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng bằng tổng vận tốc của thuyền máy khi nước lặng và vận tốc của thuyền nước.

+ Thuyền đi xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc là:

22,6 + 2,2 + 24,8 (km)

+ Sau 1giờ 15phút tức là sau 1,25giờ thì thuyền máy đến bến B

+ Độ dài quãng sông AB bằng tích của vận tốc thuyền máy xuôi dòng và thời gian thuyền đi từ A đến B.

- 1 HS lên bảng trình bày, HS cả lớp trình bày lời giải bài toán vào vở.

Bài giải

1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

Vận tốc của thuyền máy khi đi xuôi dòng là: 22,6 + 2,2 = 24,6 (km/giờ)

(19)

- GV nhận xét, chỉnh sửa bài làm của HS cho chính xác.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Gọi HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số và tìm giá trị phần trăm của một số cho trước.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập trong VBT. Chuẩn bị bài sau

Độ dài quãng sông AB là:

24,8 1,25 = 31 (km) Đáp số: 31 km - Lắng nghe, nếu sai thì sửa lại.

- Hs nêu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ ____________________________________________

KỂ CHUYỆN ( Không dạy – dạy TLV)

TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong HKI, trình bày được dàn ý của 1 trong những bài văn đó.

2. Kĩ năng:

- Đọc 1 bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.

3. Thái độ:

- HS chủ động làm bài, học bài.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ, bút dạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả con vật?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

+ Trong tiết học này, các em sẽ ôn tập để khắc sâu kiến thức về văn tả miêu tả cảnh, Củng cố kiến thức về văn tả cảnh:

Về cấu tạo của 1 đoạn văn, cách quan sát chọn lọc chi tiết, sự thể hiện tình cảm thái độ của người miêu tả đối với cảnh được tả.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn HS làm bài Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- 1 HS trả lời câu hỏi.

- 1 HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.

Bài 1:

(20)

- Treo bảng phụ và hướng dẫn: Các em liệt kê những bài văn tả cảnh mà mình đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn theo bảng, sau đó lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn ấy.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV đi giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

- Gọi HS trình bày miệng dàn ý của một bài văn.

- Nhận xét, khen ngợi HS Bài 2:

- Gọi HS đọc bài văn Buổi sáng ở Thành phồ Hồ Chí Minh và các câu hỏi cuối bài.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.

+ Bài văn tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?

+ Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Quan sát, lắng nghe.

- 1 HS NK làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào vở.

- HS chú ý lắng nghe.

- Nhận xét bài của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Tuần Các bài văn tả cảnh Trang

1

- Quang cảnh làng mạc ngày mùa

- Hoàng hôn trên sông Hương

- Nắng trưa

- Buổi sớm trên cánh đồng

10 11 12 14

2 - Rừng trưa - Chiều tối

21 22

3 - Mưa rào 31

6

- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam - Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi

62 62

7 - Vịnh Hạ Long 70

8 - Kỳ diệu rừng xanh 75 9 - Bầu trời mùa thu

- Đất cà Mau

87 89 - 3 đến 5 HS nối tiếp nhau trình bày.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 2:

2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi cuối bài.

+ Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.

- 7 HS nối tiếp nhau nêu những chi tiết quan sát tinh tế.

(21)

+ Vì sao em lại cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế?

+ Hai câu cuối bài Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi! thuộc loại câu gì?

+ Hai câu văn đó thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả?

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc trước nội dung của tiết ôn tập về văn tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được 1 dàn ý cho bài văn.

+ Vì tác giả phải quan sát thật kĩ, quan sát bằng nhiều giác quan để chọn lọc những đặc điểm nổi bật nhất.

+ Hai câu cuối bài Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi! thuộc loại câu cảm thán.

+ Hai câu văn đó thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

_____________________________________________

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 6: TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT I. Mục tiêu

- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết), nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi lỗi cần chữa chung cho cả lớp.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Nhận xét dàn ý miêu tả một trong các đề bài trang 134 SGK của HS.

- Nhận xét ý thức học bài của HS.

B. Bài mới

1. Nhận xét chung bài làm của HS - Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn.

- Nhận xét chung:

- 3 HS mang vở lên cho GV.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Lắng nghe và sửa theo.

* Ưu điểm

+ HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu cầu đề bài.

+ Bố cục của bài văn.

+ Diễn đạt câu, ý.

+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, hoạt động, nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của con vật.

+ Hình thức trình bày văn bản.

* Nhược điểm

+ GV nêu lỗi điển hình về ý, dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả.

(22)

+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi.

- Trả bài cho HS.

2. Hướng dẫn làm bài tập

- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự chữa lỗi bài của mình.

- GV đi giúp đỡ từng HS.

3. Học tập bài văn hay, đoạn văn tốt - GV gọi HS có đoạn văn hay bài văn được nhận xét tốt đọc cho các bạn nghe.

4. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn - Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi:

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.

+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.

+ Mở bài, kết bài đơn giản.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.

C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà.

- Xem lại bài của mình.

- Tự chữa bài của mình.

- Lắng nghe và sửa theo.

- HS đọc đoạn văn, bài văn hay.

- HS viết lại đoạn văn của mình.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Lắng nghe.

__________________________________________________

Ngày soạn: 31/5/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 04 tháng 6 năm 2020 TOÁN

TIẾT 134: - PHÉP CHIA (Tr.163) - LUYỆN TẬP (Tr.164) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số, tìm tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

* Giảm tải: Bài: Phép chia (Bài 3, 4 tr.164) II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 2HS lên làm bài trong VBT - Nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới:( 30’)

- 2HS làm bảng.

- HS nghe

(23)

1. Giới thiệu bài

- Tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập các kiến thức đã học về phép chia.

- Ghi bảng tên bài.

2. Các hoạt động

2.1. Ôn tập về phép chia a. Trường hợp chia hết

- GV viết lên bảng phép chia a : b = c và yêu cầu HS đọc phép chia.

+ Phép tính trên được gọi là phép tính gì? Hãy nêu tên các thành phần của phép tính.

+ Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp, số chia là 1, số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0, số bị chia là 0.

- GV nhận xét, chỉnh câu trả lời cho chính xác.

b. Trường hợp chia có dư

- Làm tương tự như trên cho HS nêu được các thành phần của phép chia có sư và chú ý số dư phải bé hơn số chia.

2.2. Hướng dẫn làm bài tập a. Bài Phép chia (Tr.163) Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.

+ Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào?

+ Em hãy nêu cách thử lại để kiểm tra xem một phép tính chia có đúng hay không?

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu HS làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

Bài 2:

- GV cho HS nêu cách thực hiện phép

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- HS đọc phép chia.

+ Phép chia có các thành phần: số bị chia (a), số chia (b), thương (c).

+ Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó. a : 1 = a

+ Mọi số khác 0 chia cho chính nó đều bằng 1. a : a=1 (a khác 0)

+ Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0. 0 : b = 0. (b khác 0)

- HS lắng nghe và sửa sai.

- HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn.

Bài 1:

- HS đọc thầm.

+ Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia rồi thử lại để kiểm tra xem phép tính đúng không.

+ Muốn kiểm tra một phép tính chia có đúng hay không ta làm như sau: Nếu là phép chia hết thì lấy thương nhân với số chia được tích là số bị chia thì phép chia đúng, nếu khác là phép chia sai.

Nếu là phép chia có dư thì lấy tích của thương và số chia cộng với số dư. Được kết quả là số bị chia thì phép chia đúng, kết quả khác số bị chia thì phép chia sai.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

Bài 2:

- 1 HS nêu trước lớp. Cả lớp làm bài vào

(24)

chia phân số rồi yêu cầu các em làm bài.

Bài 3, 4: Giảm tải

b. Bài Luyện tập (tr.164) Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài vào vở.

- Gọi lần lượt 2 em lên bảng làm bài.

+ HS khác làm vào vở nháp để nhận xét.

+ GV xác nhận kết quả.

Bài 2:

- Tổ chức trò chơi “Ai nhẩm giỏi”

- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 2 cột ở phần a) và phần b).

- Đội nào xong sớm nhất và đúng thì được cả lớp khen.

- GV tổng kết khen thưởng.

Bài 3:

- HS đọc đề bài.

- Giới thiệu mẫu:

- GV viết: 3 : 4 chuyển phép chia sang phân số.

- Chuyển sang số thập phân.

- Gọi 3 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.

- Chữa bài:

+ HS khác nhận xét.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4:

vở, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

Bài 1:

- HS đọc đề và nêu cách làm - HS làm bài.

- Lần lượt 2 em lên bảng thực hiện.

- HS khác nhận xét.

- HS chữa bài.

a) :6

17

12

17 :12

16 9:53:154 b) 72 : 45 281,6 : 8 300 : 53,7 15 : 50 912 : 28 0,162 : 0,36 Bài 2:

- Các nhóm nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận.

N1: 3,5 : 0,1 = 35 7,2 : 0,01 = 720 12: 0,5 = 24 11 : 0,25 = 44 N2: 8,4 : 0,01 = 840 6,2 : 0,1 = 62 20 : 0,25 = 80 24 : 0,5 = 48 N3: 9,4 : 0,1 = 94 5,5 : 0,01 = 550 7:0,5 6

3 7 15 : 0,25 = 60 Bài 3:

- HS đọc.

- 3 : 4, ta viết: 3

4

Trong đó: Số bị chia là tử số; số chia là mẫu số; dấu chia thay bằng dấu gạch ngang.

- Thực hiện phép chia 2 số tự nhiên.

7 : 5 7 1,4

 5 1 : 5 = 0,5 7 : 4 = 1,75 - HS nhận xét.

Bài 4

(25)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS đây là bài tập trắc nghiệm nên không cần trình bày lời giải, các em thực hiện tính toán ra giấy nháp rồi khoanh vào đáp án của mình chọn

- GV chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số của 2 số.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Gọi HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách chia nhẩm.

- Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập trong VBT. Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS tự làm, sau đó 1 HS báo cáo kết quả trước lớp.

Khoanh vào đáp án D.

- 1 HS nêu, cả lớp nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Hs nêu

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

_____________________________________________

TẬP ĐỌC

TIẾT 5: ÚT VỊNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức làm chủ tương lai.

* Q& BPTE: - Quyền được kết bạn và hi sinh cho bạn.

- Bổn phận chấp hành luật giao thôn II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh minh họa bài học. Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS đọc thuộc bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

+ Tên chủ điểm này là gì?

+ Theo em, những ai sẽ là chủ nhân của tương lai?

- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi theo SGK.

- HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ Chủ điểm Những chủ nhân của tương lai.

+ Những chủ nhân của tương lai chính là chúng em.

(26)

- Chủ điểm tuần này là Những chủ nhân của tương lai. Đó chính là các em, những người sẽ kế tục cha anh làm chủ đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước. Hôm nay các em sẽ được gặp bạn Út Vịnh để thấy được bạn có ý thức của một chủ nhân tương lai như thế nào?

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

+ Theo em bài có thể chia mấy đoạn?

- GV thống nhất cách chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn.

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- GV gọi đại diện cặp đọc.

- GV đọc mẫu và nêu giọng đọc.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào ấy là gì?

+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?

+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã

- Theo dõi.

- 1 HSNK đọc toàn bài.

+ Bài có thể chia làm 4 đoạn:

. Đoạn 1: Từ đầu……đến lên tàu.

. Đoạn 2: Từ Tháng trước…đến như vậy nữa

. Đoạn 3: Từ Một buổi chiều …. tàu hoả đến.

. Đoạn 4: Còn lại.

- 4 Hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc theo cặp.

- Đại diện cặp đọc.

- Lắng nghe.

+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường ray tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy.

+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em.

Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua.

+ Út Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn một bạn trai rất nghịch thường thả diều trên đường tàu. Thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa.

+ Vịnh thấy Hoa, Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

(27)

thấy điều gì?

+ Út Vịnh hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?

+ Em học được ở Út Vịnh điều gì?

+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?

- Ghi nội dung chính lên bảng.

c. Luyện đọc diễn cảm.

- Gọi HS nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn:

Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu ... trước cái chết gang tấc:

+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.

+ Đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS đọc theo cặp - Tổ chức thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Em có nhận xét gì về bạn nhỏ Út Vịnh?

* Q& BPTE: Gv cung cấp cho hs để hs biết mình có quyền được kết bạn và hi sinh cho bạn. Bổn phận chấp hành luật giao thông.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về luyện đọc lại bài và xem trước bài: Những cánh buồm.

+ Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào người tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng. (Quan sát, lắng nghe)

+ Em học được ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông và tinh thần dũng cảm.

+ Truyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

- 2 HS nhắc lại nội dung bài.

- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài.

- Theo dõi GV đọc mẫu, gạch chân dưới những từ cần nhấn giọng.

+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Hs nêu

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

______________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 7: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Dấu phẩy) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS tiếp tục nắm được cách sử dụng dấu phẩy trong văn viết 2. Kĩ năng:

(28)

- Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy, nhớ tác dụng của dấu phẩy 3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng ít nhất hai dấu phẩy.

- Gọi HS dưới lớp nêu tác dụng của dấu phẩy.

- Gọi HS dưới lớp nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong câu bạn đặt.

- Nhận xét HS đặt câu và trả lời các câu hỏi.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta cùng nắm cách sử dụng dấu phẩy trong văn viết. Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy, nhớ tác dụng của dấu phẩy.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy.

+ Bức thư đầu là của ai?

+ Bức thư thứ hai là của ai?

- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS cách làm bài:

+ Đọc kĩ câu chuyện

+ Điền dấu chấm, dấu phẩy và chỗ thích hợp.

+ Viết hoa những chữ cái đầu câu.

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- GV gọi HS đọc lại bài trước lớp.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4. Treo bảng phụ và nhắc HS các bước làm bài.

+ Viết đoạn văn.

- 2 HS lên bảng đặt câu.

- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.

- 1 HS đứng tại chỗ nêu tác dụng của từng dấu phẩy.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nghe xác định nhiệm vụ.

Bài 1:

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn.

+ Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc-na Sô.

- 2 HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

Bài 2:

- HS đọc nội dung BT2.

- Làm bài theo nhóm 4:

+ Nghe từng HS trong nhóm trình bày đoạn văn của mình, góp ý .

(29)

+ Viết câu văn có sử dụng dấu phẩy và viết tác dụng của dấu phẩy.

- Gọi HS trình bày bài làm của mình.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

C. Củng cố, dặn dò (5’) - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.

- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về dấu hai chấm

+ Chọn đoạn văn hay nhất, viết vào giấy khổ to.

+ Trao đổi về dâu phẩy trong từng đoạn văn - Đại diện nhóm trình bày đoan văn, tác dụng của dấu phẩy .

- Các nhóm góp ý, chọn bài hay nhất - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

________________________________________________

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TIẾT 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Hiểu được 1 số từ ngữ khó trong bài. Hiểu ý nghĩa, nội dung bài: Cưới vợ cho Hà

2. Kĩ năng:

- Biết đọc ngắt nhịp, diễn cảm bài vă

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp