• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32

Ngày soạn: 29/4 /2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 03 tháng 5 năm 2021 TOÁN

TIẾT 156. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách thực hiện phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và tìm tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HĐGV HĐHS

1. Kiểm tra bài cũ.(5p) - Y/c HS lên bảng tính.

a. 216,72 : 4,2 b. 0,273 : 0,26 2. Bài mới.(30p)

HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài1. HS tự thực hiện phép chia.

- HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.

- GV nhận xét củng cố lại cách chia.

Bài 2 : HS tự tính rồi nêu cách tính.

- GV và HS nhận xét bài làm. Củng cố lại cách tính nhẩm.

- Khi chia 1 số thập phân cho 0,1; 0,001;… ta làm như thế nào?

- Nêu quy tắc chia nhẩm 1 số thập phân cho 0,5;

0,25?

Bài 3: Y/c HS thực hiện như mẫu.

- GV và HS chữa bài.

- Mời HS nhắc lại cách tính.

Bài 4:

-HS đọc y/c bài tập.

-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Bài thuộc dạng toán nào?

- GV y/c HS làm bài vào ảơ nháp rồi khoanh vào kểt quả đúng.

- GV chấm chữa bài cho HS.

3. Củng cố, dặn dò(5p).

- HS nên bảng làm.

Kết quả:

a. 51,6 b. 1,05

Bài1

- HS lên bảng làm bài.

72 : 45 = 1,6 281,6 : 8 = 35,2 3007,2 : 53,7 = 5,6 ...

Bài 2

- HS tự làm bài rồi chữa bài.

- HS tự nhẩm kết quả rồi đại diện phát biểu lại cách tính nhẩm.

a.3,5 : 0,1 = 35 72 : 0,1 = 720 8,4 : 0,01 = 840 6,2 : 0,1 = 62 b. 12 : 0,5 = 24 11 : 0,25 = 44 Bài3

- HS làm bài vào vở.

- Đại diện HS lên bảng làm bài.

- 3 : 4 = 0,75 7: 5 = 1,4 - 1: 2 = 0,5 7 : 4 = 1,75 Bài 4 Bài giải:

Số học sinh của lớp là:

18 + 12 = 30 ( học sinh) Tỉ số phần trăm giữa HS man và HS cả lớp là:

12 : 30 = 0,4 0,4 = 40 %

(2)

- Y/c HS nhắc lại các kiến thức cơ bản về phép chia đã ôn và cách tính tỉ số phần trăm.

- GV nhận xét chung tiết học.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

Vậy khoanh vào chữ D. 40%

...

TẬP ĐỌC TIẾT 63: ÚT VỊNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được các từ ngữ trong bài, ý nghĩa của câu chuyện Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng chậm rãi, thong thả( đoạn đầu)

3. Thái độ: HS học tập tấm gương của chị Út Vịnh có ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định an toàn giao thông , tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.

* QTE: - Quyền được kết bạn và hi sinh cho bạn.

- Bổn phận chấp hành luật giao thông II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV:tranh minh bài đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

- Y/c HS đọc thuộc bài thơ Bầm ơi kết hợp trả lời câu hỏi SGK.

2. Bài mới. (30p) a) Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu chủ điểm mới và mối quan hệ giữa chủ điểm mở đầu TV 2 và kết thức SGK Tiếng Việt 5.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học b) Hướng dẫn HS luyện đọc (10’).

- Y/c 1 em học đọc bài.

- Gv tổ chức cho HS xem tranh SGK - Út Vịnh lao đến đường tàu , cứu em nhỏ.

- Mời 4 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.

- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng kể chậm rãi đoạn đầu, nhấn giọng một số từ ngữ và đọc đúng tiếng la...

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài(12p).

- 3 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.

- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.

- 4 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

(3)

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

+ Bạn nhỏ trong bài là ai? Nhà bạn ở đâu?

+ Đoạn đường sắt gần nhà Vịnh mấy năm nay thường xảy ra sự cố gì?

+ Sự cố đó gây nguy hiểm như thế nào cho đoàn tàu đi qua

+ Trường Vịnh đã phát động phong trào gì?

nội dung của phong trào ấy ra sao?

+ Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ an toàn đường sắt?

+ Đoạn 1 ý nói gì?

- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

+ Khi nghe thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã. Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?

+ Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?

HS quan sát tranh minh hoạ SGK- 136 để thấy được mức độ nhuy hiểm của sự việc.

+ Em học tập được điều gì ở bạn Vịnh?

+ Nêu ý đoạn 2 của bài?

- Mời HS nêu nội dung chính của bài.

-.GV tóm ý chính ghi bảng.

d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.(8p)

- GV tổ chức hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

Đoạn : Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu...gang tấc.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.

3. Củng cố, dặn dò.(5p)

- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- HS chú ý theo dõi.

+Là Út Vịnh, nhà bạn ở gần đường sắt

+Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy,lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ trâu còn ném đá lên tàuđi qua.

+Có thể làm đổ tàu, vỡ kính gây tai nạn cho những người trên tàu.

+Phát động phong trào: Em yêu đường sắt quê em. HS cam kết 0 chơi trên đường tàu, cùng bảo vệ an toàn cho những đoàn tàu đi qua.

+Nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn trai rất nghịch, thường thả diều trên đường tàu…

*Ý1: Những sự cố thường xảy ra trên đường sắt.

+Vịnh thấy Hoa và Lan dang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

+Lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn ra khỏi đường tàu. Còn Lan đứng ngây ra khóc thét. ..

+ Ý thức trách nhiệm, tôn trọng về quy định về an toàn giao thông và tinh thần dũng cảm.

*Ý2: Tinh thần trách nhiệm về việc giữ gìn đường sắt của Út Vịnh.

*Ý chính: Truyện ca ngợi ÚT VỊNH có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc

- 2, 3 em nêu lại.

(4)

* QTE: - Quyền được kết bạn và hi sinh cho bạn.

- Bổn phận chấp hành luật giao thông

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của út Vịnh. GV nhận xét tiết học.

- HS chuẩn bị bài sau: Những cánh buồm.

****************************************

Ngày soạn: 29/4/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 04 tháng 5 năm 2021 TOÁN

TIẾT 157: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng về cách thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số ; thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành về tìm tỉ số phần trăm và cách cộng, trừ tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

- HS làm bài tập số 3- Vở bài tập 2. Bài mới.(30p)

HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2: Hướng dẫn HS nhắc lại tên gọi và các thành phần trong phép trừ.

HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài rồi đại diện chữa bài.

- GV và HS nhận xét đánh giá. Củng cố lại cách thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Bài 2

- Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài.

- Muốn cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta làm như thế nào?

- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.

- Gv và HS chữa bài.Củng cố lại cách cộng, trừ tỉ số phần trăm.

Bài 3:

- 1 HS lên bảng làm.

Viết kết quả của phép chia dưới dạng số thập phân.

7 : 2 = 3,5 1 : 5 = 0,2 6 : 4 = 1,5 1 : 8 = 0,125

Bài1

- HS làm việc cá nhân vào vở- đại diện HS chữa bài.

+Tìm tỉ số phần trăm của:

a. 2 : 5 = 0,4 = 40 %

b. 2 : 3 = 0,6666… = 66,66%

c. 3,2 : 4 = 0,8 = 80 % d. 7,2 : 3,2 = 2,25 = 225 % Bài 2

- HS tự làm bài vào vở và lên bảng chữa bài.

a. 25% + 10,34% = 12,84%

b. 56,9% - 34,25% = 22,65%

c.100%- 23%- 47,5% = 29,5%

Bài 3

(5)

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.

- HS xác định yêu cầu của bài và làm bài.

- HS - GV nhận xét.

Bài 4 - Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán, tìm cách làm bài.

- HS - GV nhận xét.

- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.

3. Củng cố dặn dò.(5p)

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?

- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian.

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó đại diện báo cáo kết quả.

Bài giải:

a.Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cao su và diện tích đất trồng cà phê là:

480 : 320 = 1,5 1,5 = 150 %

b. Tỉ số phần trăm của diện tích trồng cà phê và diện tích trồng cao su là:

320 : 480 = 0,6666…

0,6666… = 66,66 % Đáp số: a. 150%

b. 66,66 % Bài 4

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó 1 hs lên bảng chữa

Đáp án: 99 cây

***********************************************

Ngày soạn: 29/4/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 05 tháng 5 năm 2021 TOÁN

TIẾT 158: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về phép cộng, phép trừ, nhân, chia về số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành tính và giải bài toán 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

GV Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

(6)

- HS lên bảng làm BT 4(99) vở bài tập.

2. Bài mới.(30p)

HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1: HS nêu yêu cầu bài toán rồi tự làm bài và đại diện chữa bài.

- Gv và HS nhận xét đánh giá và nêu đặc điểm của mối quan hệ giữa các số đo thời gian .

- Củng cố lại cách thực hiện cộng, trừ số đo thời gian.

Bài 2: Y/c HS tự làm bài vào vở.

- GV giúp đỡ HS trung bình yếu làm bài.

- Gv và HS chữa bài.

Bài 3 - Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán và tìm hướng giải.

- HS - GV nhận xét bài làm và đưa ra đáp án đúng.

-Muốn tính thời gian ta làm nhu thế nào?

Bài 4

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.

- HS xác định yêu cầu của bài và làm bài.

- HS - GV nhận xét.

- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.

3. Củng cố dặn dò.(5p)

- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- 1 HS lên bảng làm bài tập.

Bài giải:

Số sản phẩm tổ đó đã làm được là:

520 : 100 x 65 = 338(SP) Số sản phẩm tổ đó cần phải làm nữa là:

520 – 338 =182(sản phẩm) Bài 1

- HS tự làm bài

- HS làm việc cá nhân, sau đó đại diện báo cáo kết quả.

12 giờ 24 phút + 3 giờ 18 phút 15 giờ 45 phút

_ 20,4 giờ 12,8 giờ 7,6 giờ Bài 2

- HS tự làm vở.

- Đổi chéo vở để kiểm tra cho nhau.

8 phút 54 giây x 2

16 phút 108 giây Bài 3

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó chữa bài.

- Đại diện HS lên bảng chữa bài.

Bài giải:

Thời gian cần người đi xe đạp đi hết quãng đường là:

18 : 10 = 1,8 (giờ) 1,8 giờ = 1 giờ 48 phút Đáp số: 1 giờ 48 phút Bài 4

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó chữa bài.

- Đại diện HS nêu bài giải Đáp số bài 4: 102 km

(7)

- Cbị : Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình.

...

ĐỊA LÍ

Tiết 32: QUẢNG NINH - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

- Một số trung tâm kinh tế của Quảng Ninh.

- Dân số và một số dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Đặc điểm về văn hoá du lịch của Quảng Ninh.

- Dựa vào tranh, ảnh và hiểu biết nêu được những điều kiện để Quảng Ninh phát triển các ngành kinh tế đa dạng, phong phú.

* MT: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn di tích, danh thắng của quê hương.

* NCHL: Biết được những việc nên làm và không nên làm để góp phần BVMT các cảnh quan thiên nhiên trên quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Một số tranh, ảnh về trung tâm kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- HS: Sưu tầm:Một số hình ảnh về các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

- GV nêu ngắn gọn mục tiêu bài học.

2. Hoạt động 1: Dân tộc và tôn giáo - GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK, thảo luận theo cặp đôi (4p) :

+ Hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở Quảng Ninh?

+ Hãy kể tên những tôn giáo tồn tại trong cuộc sống của cư dân Quảng Ninh?

> Chốt về dân tộc và tôn giáo ở QN.

3. Hoạt động 2 : Kinh tế

+ Dựa vào nội dung và hình ảnh trong SGK, em hãy nêu những trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ninh?

+ Em có nhận xét gì về nền kinh tế của tỉnh ta?

- Lắng nghe

- Thảo luận cặp và phát biểu:

+ Tỉnh Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc song dân tộc chủ yếu là người Kinh ngoài ra còn có các dân tộc như Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Tày, Dao.

( Cho HS quan sát một số hình ảnh các dân tộc.)

+ Cư dân Quảng Ninh có những tôn giáo, tín ngưỡng để thờ: Phật giáo, Kitô giáo, thờ cúng tổ tiên.

+ Trung tâm thương mại Móng Cái, chợ Hạ Long, khu kinh tế Vân Đồn + HS nối tiếp nhau phát biểu.

(8)

4. Hoạt động 4: Văn hóa và du lịch - Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận câu hỏi sau:

+ Em hãy kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở Quảng Ninh.

+ Kể tên các khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh.

+ Quảng Ninh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành khu du lịch nổi tiếng?

* Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ những thắng cảnh đẹp của Quảng Ninh?

IV. Củng cố dặn dò:

- GV nhắc lại nội dung toàn bài.

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

- Dặn dò HS về nhà ôn bài. Chuẩn bị bài sau.

+ Lễ hội du lịch Hạ Long, lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Yên Tử.

+ Khu du lịch Tuần Châu, đền Cửa Ông, bãi biển Trà Cổ, vịnh Hạ Long.

+ QN có nhiều lễ hội truyền thống và khu du lịch nổi tiếng.

- HS liên hệ.

- HS nêu - 2 HS đọc - Lắng nghe

...

TẬP ĐỌC

TIẾT 64: NHỮNG CÁNH BUỒM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa bài thơ : Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài với giopngj chậm rãi, dịu dàng trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con ; ngắt giọng đúng nhịp thơ.

3.Thái độ: HS học thuộc lòng bài thơ.

* QTE: Quyền được ước mơ tương lai tốt đẹp hơn.

* GDMTBĐ: Giáo dục học sinh yêu vẻ đẹp vùng biển và biết bảo vệ II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

1 Kiểm tra bài cũ.(5p)

- Y/c HS đọc bài út Vịnh và trả lời một số câu hỏi.

2. Bài mới.(30p)

a) Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu của giờ học

- cho HS xem tranh SGK.

- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.

(9)

b) Hướng dẫn HS luyện đọc (10’).

- Y/c 1 em học giỏi đọc bài.

- Mời từng tốp 5 em nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài thơ.

- GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó, hướng dẫn đọc đúng câu hỏi , nghỉ hơi dài sau câu có dấu ba chấm.

- Lần 3 : 5 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài, giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài(12p).

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

+Dựa vào những h/ả đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo chơi trên bãi biển?

+ Qua khổ thơ 1 cho ta biết điều gì?

- Đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:

+Đọc những câu thơ thể hiện cuộc trò chuyện giữa hai cha con?

+ Hãy thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con bằng lời của em?

+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có những ước mơ gì?

+ Ước mơ của con gợi cho cha nghĩ tới điều gì?

+ Ý đoạn 2 là gì?

- Y/c HS nêu nội dung của bài.

- Gv tóm tắt ghi bảng nội dung chính.

* QTE: Quyền được ước mơ tương lai tốt đẹp

- 1 em đọc, lớp theo dõi.

- 5 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn ), lớp nhận xét bạn đọc.

- H S đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

- HS chú ý theo dõi.

+Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như được gội rửa. Mặt trời nhuộm tất cả bằng tia nắng rực rỡ, cát mịn, biển xanh lơ…

*Ý1: Hai cha con dạo chơi trên bãi biển.

+Con: “ Cha ơi!’’

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời….ở đó.

+Cha:

‘Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

………...

+Hai cha con bước đi trong ánh nắng hồng,cậu bé lắc tay cha khẽ hỏi: Sao xa kia chỉ thấy ...

+Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển để được nhìn thấy cây, nhà cửa ở phía chân trời xa.

+Gợi nhớ đến những ứơc mơ thuở nhỏ của mình.

*Ý2: Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

*Ý chính: Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ,những ước mơ làm cho cuộc sống không

(10)

hơn.

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.(8’) - Nêu giọng đọc của cả bài?

- GV mời 5 em đọc nối tiếp toàn bài .

- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm khổ thơ 2 + 3. chú ý đọc đúng lời các nhân vật: Lời của con ngây thơ, háo hức, khao khát hiểu biết.

Lời cha: ấm áp, dịu dàng.

-Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ 2 + 3.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .

3. Củng cố, dặn dò(5p).

- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.

* GDMTBĐ: Giáo dục học sinh yêu vẻ đẹp vùng biển và biết bảo vệ

- Liên hệ về mơ ước của HS trong lớp.

- GV nhận xét tiết học,tuyên dương những em học tốt.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

ngừng tốt đẹp hơn.

+Chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia

- 2 em nêu.

...

KỂ CHUYỆN

TIẾT 32: NHÀ VÔ ĐỊCH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung câu chuyện ; trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện , về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp , về ý nghĩa câu chuyện.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:

- Dựa vào lời kể của cô và tranh ảnh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể , kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.

+ Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: HS học tập Tôm Chíp sả thân để cứu bạn.

* QTE: Quyền được tham gia vui chươi, giải trí.

- Bổn phận quên mình cứu các em nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

- Y/c HS kể về việc làm tốt của một người bạn.

2. Bài mới.(30p)

HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu

- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

(11)

của tiết học

HĐ 2: GV kể chuyện Nhà vô địch ( 1 - 2 lần ).

-GV giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện.

- GV vừa kể lần hai vừa kết hợp chỉ tranh vẽ HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.

- Mời HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện, Gv tổ chức hướng dẫn từng yêu cầu của đó:

a) Y/ c 1 ( Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ , kể từng đoạn của câu chuyện )

- Y/c HS quan sát từng tranh và theo cặp kể lại nội dung truyện.

-Mời 4 HS nối tiếp nhau kể lại bốn đoạn theo tranh.

b) Yêu cầu 2, 3 ( Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân Vật Tôm chíp . Trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện , về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp , về ý nghĩa câu chuyện )

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu 2, 3 .

- Nhắc nhở các em kể theo lời nhân vật các em cần xưng hô “ tôi ” , kể theo cách nhìn , cách nghĩ của nhân vật.

- Y/c từng cặp HS nhập vai nhân vật kể cho nhau nghe.

- Từng cặp Hs dựa kể cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

b) HS thi kể trước lớp.

- GV y/c các nhóm cử đại diện tham gia . - GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn, tuyên dương bạn kể nhập vai đúng và hay nhất , người hiểu truyện và trả lời đúng nhất.

3.Củng cố, dặn dò.(5p)

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của Tôm Chíp : phản ứng nhanh , thông minh dũng cảm và đã kịp thời cứu em nhỏ.

* QTE: Quyền được tham gia vui chươi, giải trí.

- Bổn phận quên mình cứu các em nhỏ.

- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.

- HS chú ý lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên các nhân vật.

- 4 HS đọc.

- vài em giới thiệu.

- HS tự hoàn thành bài của mình.

- 4 em kể, mỗi em một đoạn.

- 2 em đọc y/c 2 , 3

- HS nhập vai kể theo cặp cho nhau nghe và trao đổi về chi tiết trong truyện và

nguyên nhân dẫn đến thành tích của Tôm Chíp.

- Đại diện thi kể nhập vai.

- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.

...

KHOA HỌC

BÀI 63 : TÀI NGUYÊN VÀ THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU

(12)

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên và thiên nhiên - Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.

2. Kĩ năng: Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.

*MTBĐ: Liên hệ nguồn tài nguyên biển; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển.

* GD SDTKNL&HQ: - Kể một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.

- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Hình trang 130, 131 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

- Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi em sinh sống?

2. Bài mới.(30p)

HĐ1. Giới thiệu bài.

HĐ2 . Quan sát và thảo luận nhóm.(18p)

* Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về tài nguyên và thiên nhiên.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

Nhóm trưởng các nhóm điều khiển nhóm thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Và quan sát các hình trang 130, 131 SGK để xác định tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.Thư kí ghi lại kết quả làm việc vào phiếu.

Hình Tên tài nguyên thiên nhiên

Công dụng Hình1 Gió, nước, dầu mỏ Quay cánh quạt Hình2 Năng lượng MT, TV, ĐV C.cấp a/s n.độ, tạo

t/ă.

Hình3 Dầu mỏ Chế tạo xăng,

Hình4 Vàng Dự trữ, trang sức

Hì h5

Đất

Môi trường sống của...

Hình6 Than đá Cung cấp nhiên liệu..

Hình7 Nước Môi trường sống

của...

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.

- HS - GV nhận xét.

HĐ3 . Trò chơi: Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.(12p)

- Một số HS nêu.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và thảo luận nội dung bài theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS trả lời.

(13)

* Mục tiêu: HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Gv nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và hướng dẫn cách chơi.

- GV chia lớp thành 3 đội tham gia chơi.

- Khi giáo viên hô bắt đầu lần lượt từng thành viên trong đội lên tham gia chơi.

- Trong cùng một thời gian đội nào viết được nhiều thì đội đó thắng.

*MTBĐ: Liên hệ nguồn tài nguyên biển; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển.

* GD SDTKNL&HQ: - Kể một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.

- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.

Bước 2: HS và Gv bình xét đội thắng cuộc.

3. Củng cố, dặn dò.(5p) - Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau , Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.

- Các đội theo dõi và tham gia chơi.

-Bình chọn đội thắng cuộc.

...

CHÍNH TẢ (Nhớ - viết ) TIẾT 32: BẦM ƠI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan , đơn vị.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ - viết đúng chính tả bài Bầm ơi.( 14 dòng đầu ).

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi nhớ cách viết đúng tên các cơ quan đơn vị.

- Ba bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài 2.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Y/c HS viết đúng tên các huân chương, danh hiệu giải thưởng ở bài tập 3 giờ trước.

2 .Bài mới.(30’)

a) Giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.

b) Hướng dẫn HS nhớ - viết.(20p) - Y/c 1 em đọc bài viết ( 14 câu đầu ).

- Y/c 2 -3 HS nêu nội dung bài viết.

+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?

+ Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

- 2 em viết bảng, lớp viết nháp rồi nhận xét.

- 2, 3 em trả lời.

-1 HS đọc bài viết ,HS dưới lớp theo dõi

+Cảnh chiều đông mưa phùn gió bấc làm cho anh shiến sĩ nhớ tới mẹ.

+Hình ảnh mẹ lội xuống cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét.

(14)

- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai . - GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó và danh từ riêng .

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.

- Y/c HS gấp sách để viết bài.

- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.

- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm.

c )Hướng dẫn HS làm bài tập.(10p) Bài tập 2.- HS nêu y/c của bài tập 2.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

- Y/c 3 nhóm HS thi làm phiếu lên bảng chữa.

- HS - GV nhận xét chữa bài theo cách sau:

Phân tích tên mỗi cơ quan đơn vị thành từng bộ phận cấu tạo, rồi viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận.

- GV chốt lại lời giải đúng và nhắc nhở HS nhớ để viết đúng.

Bài tập 3: Một HS đọc yêu cầu bài.

- Mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan đơn vị viết sai rồi sửa lại cho đúng.

- Cả lớp suy nghĩ , sửa lại tên các cơ quan đơn vị.

- HS và GV nhận xét chữa bài.

+ Em có nhận xét gì về cách viết tên các cơ quan, đơn vị trên?

3. củng cố dặn dò(5p)

- Yêu cầu HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan , đơn vị.

- Nhận xét tiết học, biểu dương những em HS tích cực

- Chuẩn bị bài: Trong lời mẹ hát.

- 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết: rét, lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe,….

- HS tự viết bài vào vở.

- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)

- 2 HS nêu.

- HS tự làm vào vở.

- 3 nhóm HS suy ngẫm tìm và viết cho đúng rồi đại diện chữa bài.

- 2em nêu.

- HS tự viết hoa cho đúng.

+ Trường/ Tiểu học/ Bế Văn Đàn.

+Trường / Trung học cơ sở/ Đoàn Kết.

+ Công ty / Dầu khí / Biển Đông.

- HS làm vở bài tập , đại diện làm bài trên bảng.

+Nhà hát Tuổi trẻ

+Nhà xuất bản Giáo dục +Trường Mầm non Sao Mai 2 HS nêu lại.

+Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

...

Thực hành Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu

1.KT: - Củng cố cho HS về tỉ số phần trăm, chu vi, diện tích các hình.

2. KN: - Rèn kĩ năng trình bày bài.

3: TĐ: - Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng - Hệ thống bài tập.

III.Các hoạt động dạy học

(15)

Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định:1p

2. Kiểm tra: K

3.Bài mới: 30P Giới thiệu - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:

a) 200

60 = ....%

A. 60% B. 30% C. 40%

b) 50

40 = ...%

A.40% B.20% C.80%

c)

300

45 = ...%

A.15% B. 45% C. 90%

Bài tập 2:

Theo kế hoạch sản xuất, một tổ phải làm 520 sản phẩm, đến nay tổ đó đã làm được 65% số sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, tổ sản xuất đó còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa?

Bài tập3:

Một khu vườn hình chữ nhật có chiều rộng 80m, chiều dài bằng

2

3 chiều rộng.

a) Tính chu vi khu vườn đó?

b) Tính diện tích khu vườn đó ra m2 ; ha?

Bài tập4: (HSNK)

Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có sơ đồ một hình thang với đáy lớn là 6 cm, đáy bé 5 cm, chiều cao 4 cm.Tính diện tích mảnh đất đó ra m2?

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Đáp án:

a) Khoanh vào B

b) Khoanh vào C

c) Khoanh vào A

Lời giải :

Số sản phẩm đã làm được là:

520 : 100 65 = 338 (sản phẩm) Số sản phẩm còn phải làm là:

520 – 338 = 182 (sản phẩm) Đáp số: 182 sản phẩm.

Lời giải:

Chiều dài của khu vườn đó là:

80 : 2 3 = 120 (m) Chu vi của khu vườn đó là:

(120 + 80) 2 = 400 (m) Diện tích của khu vườn đó là:

120 80 = 9600 (m2)

Đáp số: 400m; 9600m2 Lời giải:

Đáy lớn trên thực tế là:

1000 6 = 6000 (cm) = 6m Đáy bé trên thực tế là:

1000 5 = 5000 (cm) = 5m Chiều cao trên thực tế là:

1000 4 = 4000 (cm) = 4m Diện tích của mảnh đất là:

(6 + 5) 4 : 2 = 22 (m2)

(16)

4. Củng cố dặn dò. 2P

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

Đáp số: 22 m2 - HS chuẩn bị bài sau.

*********************************************

Ngày soạn: 29/4/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 06 tháng 5 năm 2021 TOÁN

TIẾT 159: ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về tính chu vi, diện tích một số hình đã học ( hình vuông, hình chữa nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi, diện tích một số hình đã học.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

- HS lên bảng tính: 2 giờ 15 phút =

……giờ

4giờ 54 phút = …giờ 1,7 giờ = …giờ…phút 2. Bài mới.(30p)

HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2. Hướng dẫn HS ôn tập các kiến thức về tư chu vi và tính diện tích một số hình.

- Y/c HS thảo luận cặp đôi viết lại công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học ( hình vuông, hình chữa nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).

- Gv kết luận và ghi bảng.

HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1.

- 3HS lên bảng làm bài.

- HS thảo luận viết công thức tính chu vi , diện tích.

- Đại HS lên bảng viết các công htức tính diện tích và chu vi một số hình đã học.

-Hình CN : P = (a + b) x 2 S = a x b

-Hình vuông: P = a x 4 S = a x b -Hình bình hành: S = a x h

-Hình thoi: S = m x n : 2 -Hình tam giác: S = a x h : 2 -Hình tròn: C = r x 2 x 3,14 S = r x r x 3,14 Bài 1

(17)

- GV Y/c HS tìm hiểu yêu càu bài và tự làm bài.

- Y/c HS nêu lại cách tính chu vi , diện tích hình chữa nhật.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS củng cố lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.

Bài 2.

- Y/c HS tìm hiểu bài và nêu cách làm bài.

- GV và HS nhận xét , củng cố lại cách tính diện tích hình thang.

Bài 3: HS nêu yêu cầu bài toán và thảo luận cặp đôi nội dung bài.

- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữ bài.

- GV và HS cùng nhận xét và chữa bài.

- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.

3.Củng cố, dặn dò.(5p)

- Y/c HS nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích ( hình vuông, hình chữa nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó chữa bài.

- Đại diện HS lên bảng chữa bài.

- HS làm bài vào vở, đại diện HS lên bảng chữa bài. Bài giải:

a. Chiều rộng của khu vườn là:

120 :3 x 2 = 80 ( m) Chu vi của khu vườn là:

( 120 + 80) x 2 = 400(m) b. Diện tích khu vườn là:

120 x 80 = 9600(m2)

Đáp số: a. 400m; b. 9600m2 Bài 2

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó chữa bài.

- Đại diện HS lên bảng chữa bài.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và tìm cách làm.

- Đại diện hs lên bảng chữa bài.

Bài giải:

Đáy lớn của mảnh đất là:

5 x 1000 = 5000(cm) = 50 m Đáy nhỏ của mảnh đất là:

3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 m Chiều cao của mảnh đất là:

2 x 1000 = 2000(cm) = 20 m Diện tích của mảnh đất là:

( 30 + 50) x 20 : 2 = 800(m2) Đáp số : 800m2 Bài 3

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó chữa bài.

- Đại diện HS lên bảng chữa bài.

Bài giải:

Diện tich hình vuông ABCD bằng diện tích 4 hìnhtam giác có diện tích bằng nhau.Vậy diện tích hình vuông là:

(4 x 4) : 2 x 4 = 32(cm2) Diện tích hình tròn tâm 0 là:

4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích phần tô đậm là:

50,24 - 32 = 18,24( cm2)

Đáp số: 18,24cm2

(18)

- Dặn HS về ôn bài

- Xem trước bài sau: Luyện tập

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 63: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU PHẨY ) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về dấu phẩy, nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy , biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.

2. Kĩ năng: Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được tác dụng của dấu phẩy và sử dụng thành thạo dấu phẩy trong câu.

3. Thái độ. Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu phẩy trong câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS có vở bài tập tiếng việt, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5p).

- Y/c HS chữa bài 3 của giờ trước.

- Mời 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.

2. Bài mới.(30p) a) Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b. Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1.

- HS đọc kĩ y/c của bài 1.

- Mời một em đọc bức thư đầu và trả lời : Bức thư đầu của ai?

- Mời một em đọc bức thư đầu và trả lời : Bức thư thứ hai là của ai?

- Y/c HS đọc lại mẩu chuyện vui Dấu phẩy, dấu chấm và điền dấu cho phù hợp.

- Gv mời HS đọc lại mẩu chuyện vui và trả lời câu hỏi về khướu hài hước của Bớc – na Sô.

+ Chi tiết nào chứng tỏ nhà văn Bớc- na Sô là một người hài hước?

- GV chốt lại câu trả lời đúng .

- HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy trong từng trường hợp.

Bài 2: HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài . - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập . HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài..

- GV cho Hs đọc lại đoạn văn của mình để các bạn góp ý.

- 3 em lên bảng đặt câu, lớp nhận xét.

- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.

- HS trả lời câu hỏi.

+Của anh chàng đang tập viết văn.

+Thư trả lời của Bớc- na Sô - HS làm vở bài tập.

- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.

- vài em trả lời.

+Chi tiết: Anh chàng nọ muốn trở thành nhà văn nhưng không biết đánh dấu chấm, dấu phẩy hoặc lười biếng đến nỗi không đánh dấu câu, nhờ nhà văn nổi tiếng làm hộ và đã nhận được 1 bức thư trả lời có tính gd mà lại mang tính hài hước.

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.

+Viết đoạn văn

+Viết câu có sử dụng dấu phẩy và nêu tác dụng của dấu phẩy

(19)

3. Củng cố, dặn dò.(5p)

- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Y/c HS ôn bài , ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm .

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu(Dấu hai chấm)

đó.

- Đại diện 3 em chữa bài và nêu tác dụng của dấu phẩy.

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 63: TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài ; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.

2. Kiến thức: HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho, xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

- Y/c 1, 2 HS đọc dàn bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh .

- GV nhận xét 2. Bài mới.(30p) a) .Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học b) GV nhận xét kết quả bài làm của HS.

* Nhận xét chung về kết quả bài viết.

+ Những ưu điểm chính:

- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài - Bố cục : ( đầy đủ, hợp lí ) , ý ( đủ, phong phú, mới lạ ) , cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng )

* Những thiếu sót hạn chế:

- Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với chi tiết hình ảnh của con vật. Một số bài viết sai lỗi chính tả nhiều...

c) Hướng dẫn HS chữa bài.

- GV trả bài cho từng HS

- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc các nhiệm vụ 2, 3, 4 của tiết trả bài văn tả con vật.

* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung .

- 2 em nhắc lại.

- HS theo dõi.

- HS đại diện trả lời.

- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở bài tập..

(20)

GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu chưa đúng lên bảng , y/ cHS lên bảng chữa.

d) Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.

- GV đọc một số đoạn văn, bài văn có ý sáng tạo riêng

để HS tham khảo.

- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

3. Củng cố dặn dò.(5p)

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt.

- Y/c các em về nhà chuẩn bị bài văn tả con vật để nhận được điểm cao hơn ở giờ sau.

- HS trao đổi tìm ra cái riêng, cái hay và tự viết lại đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn mới viết lại..

...

LỊCH SỬ

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: ĐÔNG TRIỀU NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được ngáy tháng năm Trung Quốc tấn công ta.

- Nêu được những khó khăn mà Trung Quốc đã gây ra cho ta trong việc bảo vệ biên cương.

- Nêu được những nét đổi mới của Đông Triều ngày nay.

2. Kĩ năng: - Biết làm việc với tranh ảnh để tìm kiến thức.

3. Thái độ: Tự hào về truyền thống bất khuất của nhân dân Đông Triều.

II. Đồ dùng:

GV: Tư liệu lich sử huyện Đông Triều, tranh ảnh trong tài liệu.

HS: Tài liệu.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 2 h\s trả lời câu hỏi.

-Em hãy nêu nhiệm vụ trọng tâm trong cuộc cải cách tiến liên xây dựng XHCN?

(...giải quyết nạn đói ở cơ sở, mở rộng diện tích, trồng cấy chay, áp dụng khoa học kĩ thuật váo sản xuất.)

- Em hãy nêu kết quả đạt được trong quá trình phát triển văn hóa xã hội? ( Kết quả đạt được trong quá trình phát triển văn hóa xã hội

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc chiến bảo vệ biên giới năm 1978- 1979:

- Cho h\s đọc thông tin tr.3 phần 1.

- Nêu ngày tháng năm Trung Quốc tấn công ta?

- Lắng nghe.

(HĐ cả lớp)

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- 17/ 3/ 1979.

(21)

→ Nhận xét, bổ sung.

- Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến bảo vệ biên giới năm 1978 - 1979?

→ Nhận xét, kết luận: Tài liệu

3. Hoạt động 2: Khôi phục kinh tế và những nét đổi mới:

- Cho h\s đọc phần 2 (tr.3 ,4).

- Yêu cầu: Thảo luận và trình bày trong nhóm quá trình khôi phục kinh tế và những đổi mới của quê hương Đông Triều.

- Theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hiện.

- Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

- Lắng nghe.

- Ta tiêu diệt được nhiều sinh lực đich,bảo vệ được biên giới chặn đứng cuộc xâm lược của đối phương.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- Thảo luận nhóm tổ trong 8’

- Các nhóm trao đổi, trình bày cho nhau nghe.

- 3 nhóm trình bày trước lớp.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- Nêu những khó khăn mà Trung Quốc đã gây ra cho chúng ta trong việc bảo vệ biên cương? ( xâm chiếm biên giới nước ta vào năm 1978 – 1979...)

- Nêu những nét đổi mới của huyện Đông Triều ngày nay?

- Yêu cầu: Về nhà học bài và tìm hiểu về lịch sử của Đông Triều? Nhận xét giờ học.

...

HĐNGLL- SÁCH BÁC HỒ Bài 9: Bác Hồ trồng rau cải I,MỤC TIÊU

-Hiểu được những đức tính tốt đẹp của Bác Hồ qua câu chuyện: sáng tạo, chăm chỉ lao động

- Hiểu được bài học không nên chủ quan trong cuộc sống - Thực hành bài học sáng tạo và không chủ quan.

II. ĐỒ DÙNG

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu Thẻ chơi trò chơi - Phiếu học tập ( theo mẫu trong tài liệu)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. KT bài cũ: Câu hát ví dặm

+ Câu chuyện Câu hát ví dặm khuyên chúng ta điều gì? 2 HS trả lời- GV nhận xét 2.Bài mới : Bác Hồ trồng rau cải

a.Giới thiệu bài b.Các hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

. Hoạt động 1:

- GV đọc câu chuyện “ Bác Hồ trồng rau cải ” cho HS nghe.

+ Câu chuyện trên có điều gì đặc biệt khiến em hồi hộp theo dõi?

-HS lắng nghe -HS trả lời cá nhân

(22)

+ Trong cuộc thi đua tăng gia giữa Bác Hồ và đồng chí Thông, ai được đánh giá có nhyiều khả năng có kết quả cao hơn? Vì sao mọi người lại đánh giá như vậy?

+ Theo em, vì sao đồng chí Thông thua Bác trong cuộc thi tăng gia

.Hoạt động 2:

+ Cùng chia sẻ với bạn bên cạnh em về lý do thua cuộc của đồng chí Thông (do chủ quan, chưa khiêm tốn, chưa học hỏi người khác)

+ Theo các em vì sao Bác đã đạt được kết quả cao hơn?

.Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng-

1)Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tính chủ quan, cho người khác không bằng mình.Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

a) Khoe khoang về bản thân b) Biết lắng nghe nếu được góp ý

c) Làm bài kiểm tra xong không cần xem lại

d) Việc gì cũng tự quyết, không cần xin ý kiến người khác e) Luôn học hỏi những đức tính tốt của bạn bè

f) Đối xử hòa nhã với bạn

g) Coi thường những bạn có thành tích học tập thấp hơn 2/Nêu những lợi ích của việc sống “Biết mình, biết người”

3/Em đã từng có sáng tạo gì trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày

4/ Các em hãy thảo luận tình huống cần sự : “sáng tạo” trong học tập và cuộc sống.

3.Củng cố, dặn dò:+ Theo các em vì sao Bác đã đạt được kết quả cao hơn?

Nhận xét tiết học

-Thảo luận nhóm 2

- Chia sẻ trong nhóm

-HS làm trên bảng phụ ghi sẵn

-HS trả lời cá nhân -Thảo luận nhóm 2

và trả lời

...

KHOA HỌC

TIẾT 64 : VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Nêu được ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

*GDKNS:- Kĩ năng tự nhận thức hành động của con người và bản thânđã tác động vào môI trường những gì.

- Kĩ năng tư duy tổng hợp, hệ thống từ các thông tin và kinh nghiệm bản thân để thấy con người đã nhận từ môi trường các tài nguyên môi trường và thải ra môi trường các chất thải độc hại trong quá trình sống.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, tự giác bảo vệ môi trường.

(23)

*GDMTBĐ: Vai trò của môi trường, tài nguyên biển đối với đời sống con người.

* GDSDTKNL&HQ: - Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người

- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Hình trang 132 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

- Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu công dụng của một số tài nguyên?

2. Bài mới.(30p)

HĐ1. Giới thiệu bài.

HĐ2 . Quan sát.

* Mục tiêu: -HS biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

- Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

* Cách tiến hành.:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1;2;3;4;4;5;6 trang 132 SGK để phát

hiện:Môitrườngtự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?

Thư kí ghi kết quả của nhóm làm việc vào phiếu.

Hình

Môi trường tự nhiên Cung cấp cho con

người

Nhận từ các HĐ của con người

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

- Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.

* GV kết luận:TKNL&HQ: - Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người

- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người + Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở,...

+ Các nguyên liệu và nhiên liệu ( quặng kim loại, than đá, dầu mỏ,…) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con

- Một số HS nêu.

- Các nhóm trao đổi và thảo luận nội dung bài.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

(24)

người được nâng cao hơn.

- Môi trừơng còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

*GDMTBĐ: Vai trò của môi trường, tài nguyên biển đối với đời sống con người.

HĐ3: Trò chơi. Nhóm nào nhanh hơn.

* Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo đội .

- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào phiếu giao bài những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ hoạt động của con người.

Môi trường cho Môi trường nhận

Bước 2. Làm việc cả lớp.

- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS - GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò.(5p)

- Liên hệ giáo dục về việc biết bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.

*GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức hành động của con người và bản thân đã tác động vào môi trường những gì. Kĩ năng tư duy tổng hợp, hệ thống từ các thông tin và kinh nghiệm bản thân để thấy con người đã nhận từ môi trường các tài nguyên môi trường và thải ra môi trường các chất thải độc hại trong quá trình sống

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Tác động của con người đến môi trường rừng .

- HS làm việc trên phiếu theo hướng dẫn.

- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc

************************************

Ngày soạn: 29/ 4 /2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 07 tháng 5 năm 2021 TOÁN

Tiết 160: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.

- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, bút dạ.

(25)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- GV mời HS lên bảng làm bài GV viết trên bảng lớp.

- GV nhận xét.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán luyện tập về các dạng toán có lời văn đặc biệt đã được học.

2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1:

- GV mời HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.

+ Theo em để tính được diện tích của từ giác ABCD chúng ta cần biết được những gì ?

+ Có thể tính diện tích của hình tứ giác ABED và diện tích của tam giác BCE như thế nào ?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm HS.

Bài 2:

- GV mời HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.

- Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết điều đó?

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.

- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.

- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

+ Diện tích của hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích của hình tứ giác ABED và diện tích hình tam giác BCE nên chúng ta cần tính diện tích của hai hình này.

+ Chúng ta biết hiệu số và tỉ số diện tích của hai hình này nên có thể dựa vào bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Theo sơ đồ, diện tích của hình tam giác BCE là:

13,6 : (3 - 2) 2 = 27,2 (cm2) Diện tích của tứ giác ABED là:

27,2 + 13.6 = 40,8 (cm2) Diện tích của tứ giác ABCD là:

40,8 + 27,2 = 68 (cm2)

Đáp số: 68cm2 - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS đọc đề bài.

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

- Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Vì

(26)

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm HS.

Bài 3:

- GV mời HS đọc đề toán

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm HS.

Bài 4:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, quan sát kĩ biểu đồ và tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm HS.

C. Củng cố, dặn dò

bài toán cho tổng số HS, cho tỉ số giữa HS nam và HS nữ. Để tính được số HS nữ hơn số HS nam bao nhiêu em trước hết ta phải tính số HS nam và số HS nữ.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Theo sơ đồ, lớp 5A có số học sinh nam là:

35 : (4 + 3) 3 = 15 (học sinh) Số HS nữ của lớp 5A là:

35 - 15 = 20 (học sinh)

Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là:

20 - 15 = 5 (học sinh)

Đáp số : 5 học sinh - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán, HS cả lớp tóm tắt trong vở

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Ô tô đi 75km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:

12 : 100 75 = 9 (l) Đáp số : 9l - HS lắng nghe và ghi nhớ.

- 1 HS làm được bài như sau:

Bài giải

Tỉ số phần trăm của số HS khá là:

100% - 25 % - 15% = 60%

Số HS khối 5 của trường là:

120 100 : 60 = 200 (học sinh) Số HS giỏi là:

200 25 : 100 = 30 (học sinh) Đáp số : 50 HS giỏi

30 HS trung bình - HS lắng nghe và ghi nhớ.

(27)

- G nhận xét giờ học.

- HS chuẩn bị giờ sau.

- HS lắng nghe.

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 64: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU HAI CHẤM) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp ; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.

2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.

3. Thái độ. Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu hai chấm trong câu.

* QTE: Quyền được tham gia các hoạt động vui chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS có vở bài tập tiếng việt, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

- Y/c HS chữa bài 2 của giờ trước.

- Mời 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.

2. Bài mới.(30p) a) Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b. Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1.

- HS đọc kĩ y/c của bài 1.

- Mời HS đọc kĩ từng câu văn và nêu tác dụng của dấu hai chấm trong từng câu văn.

- GV chốt lại câu trả lời đúng .

- HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm trong từng trường hợp.

Bài 2: HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài . - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập và đọc khổ thơ, câu văn xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm

- HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài..

- GV cho HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh.

Bài 3: HS đọc nội dung bài tập 3, đọc lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu rồi làm bài vào vở.

- 1 em chữa bài, lớp nhận xét.

Bài 1- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.

- HS trả lời câu hỏi.

a.Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

b.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giới thiệu cho bộ phận đứng trước.

Bài 2

- HS làm vở bài tập.

- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài. vài em phát biểu.

a. Dấu hai chấm đặt sau từ rối rít.

b.Dấu hai chấm đặt sau từ cầu xin.

c. Dấu hai chấm đặt sau từ kì vĩ.

Bài 3

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.

(28)

- Gv và HS cùng chữa bài.

+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình? Dấu đó đặt sau chữ nào?

3. Củng cố, dặn dò.(5p)

* QTE: Quyền được tham gia các hoạt động vui chơi.

- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Y/c HS ôn bài , ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm .

- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Trẻ em.

- Đại diện 3 em chữa bài và nêu tác dụng của dấu hai chấm.

+ Cần ghi thêm dấu hai chấm vào câu như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: “ Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 64: TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố lại cách làm bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng: HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu , liên kết câu tốt, câu văn có hình ảnh và cảm xúc.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài vận dụng tốt để viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- HS có dàn ý cho bài văn đã lập ở tiết trước.

- Một số tranh ảnh gắn với đề văn đã gợi ý.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.(5p)

- 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.

2. Bài mới.(30p)

a).Giới thiệu bài - GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học

b) Hướng dẫn HS luyện tập..

- Mời HS nhắc lại một số đề văn trong SGK.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của từng đề . - Nhắc nhở HS chỉnh sửa lại dàn ý , sau đó dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.

- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.

Chọn một trong các đề bài sau:

1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Tả một đêm trăng đẹp.

3. Tả trường em trước buổi học.

4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của

(29)

- Tổ chức cho HS làm bài.

3. Củng cố dặn dò.(5p) - GV nhận xét tiết học.

<

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.. GDHS biết bảo vệ

Vì vậy người ta phải ta phải tìm cách tăng năng xuất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…Những việc làm đó

Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?.. Khai thác rừng bừa bãi làm mất

Hình Đất trồng được sử dụng để làm gì Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó..

Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.. Thỏi độ: Nêu cao tính tự giác trong học

Hình Đất trồng được sử dụng để làm gì Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.. 1

Do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.. Trước kia

Cây bị trụi lá do khí thải của các nhà máy gần đó có lẫn trong không khí nên khi mưa xuống cuốn theo những chất độc hại đó làm ô nhiễm môi trường