• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………

Giảng:………. Tiết 40

CHỦ ĐỀ: TỔNG KẾT TỪ VỰNG

(Số tiết: 05 (từ tiết 40 đến tiết 44 theo KHDH năm 2020- 2021)

I. Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

- Kĩ năng nhận diện và sử dụng từ vựng trong nói và viết II. Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học:

Tiết 40: Định hướng kiến thức:

- Từ và cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng.

- Các lớp từ: Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, thành ngữ Tiết 41: Định hướng kiến thức:

- Sự phát triển của từ vựng: Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, Trau dồi vốn từ

- Một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ

Tiết 42: Luyện tập Tiết 43: Luyện tập

Tiết 44: Luyện tập - Tổng kết chủ đề III. Bước 3: Xác định mục tiêu bài học 1. Về kiến thức

- HS nắm được một số khái niệm liên quan đến từ vựng (Từ đơn, từ phức, …, Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm, …, Trường từ vựng; Sự phát triển của từ vựng, …, Trau dồi vốn từ; Từ tượng thanh, …, Một số biện pháp tu từ từ vựng…)

- HS hiểu các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt, tác dụng của việc sử dụng, lựa chọn các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

2.Về kĩ năng

* Kĩ năng bài giảng

- HS biết hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9;

- Nhận diện các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản;

- Phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương

* Kĩ năng sống

- KN giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.

- KN ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp 3.Về thái độ

- Hình thành cho học sinh thói quen sử dụng từ vựng tiếng Việt đúng chuẩn mực - Giáo dục ý thức sử dụng kiến thức về từ vựng trong khi nói và viết.

- GD bảo vệ môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ liên quan đến môi trường. mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường

- GD đạo đức: Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.

=> giáo dục các giá trị: Tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết

(2)

4. Phẩm chất, năng lực:

- Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực - Năng lực:

+ Năng lực chung: Thông qua chủ đề rèn cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học IV. Bước 4: Xác định và mô tả các mức độ yêu cầu bài học

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nhận biết và xác định đúng các

đơn vị kiến thức của chủ đề trong câu, đoạn văn, văn bản.

- Từ và cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng, thành ngữ

- Các lớp từ: Từ nhiều nghĩa;

Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, thành ngữ

- Sự phát triển của từ vựng: Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ

- Một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ

- HS hiểu được tác dụng và hiệu quả nghệ thuật của từ tượng hình, từ tượng thanh, trường từ vựng; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

từ Hán Việt, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong câu, đoạn văn, văn bản.

- HS biết so sánh sự khác nhau giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giữa biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ.

- Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

- Đặt câu và xác định được Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng; Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

- Viết đoạn văn trình bày tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp nghệ thuật tu từ.

V. Bước 5: Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả 1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Thế nào là Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng; Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ ?

Câu 2: Chỉ ra Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng; Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong câu, đoạn văn?

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong câu, đoạn văn,văn bản.

(3)

Câu 2: Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay

Câu 3: Làm như thế nào để trau dồi vốn từ? Các hình thức trau dồi vốn từ?

Câu 4: so sánh từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, ẩn dụ và hoán dụ.

Câu 5: So sánh thành ngỡ với tục ngữ.

3. Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao

Câu1: Đặt câu có: Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng; Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ ?

Xác định và gạch chân dưới các đơn vị kiến thức đó.

Câu 2: Viết đoạn văn khoảng từ 8 câu trở lên chủ đề tự chọn có sử dụng . Gạch chân và chỉ rõ cụm từ được sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh, So sánh, nhân hóa.

Xác định và gạch chân dưới các đơn vị kiến thức đó.

VI. Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề

Ngày giảng: 30/10/2020 Tiết 40 Định hướng kiến thức:

TỪ, CẤU TẠO TỪ VÀ CÁC LỚP TỪ

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh tìm hiểu chủ đề - PP: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi trả lời - Thời gian (3’)

GV giới thiệu nội dung 1 của chủ đề:

? Em hãy khái quát lại các nội dung tiếng Việt đã học từ lớp 6 đến lớp 9 liên quan đến từ vựng?

HS:Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

Từ động âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của tữ ngữ, trường từ vựng.

Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ.

Từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng.

GV: Giới thiệu vào chủ đề.

Để giúp các em hệ thống hóa và nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh;

nghĩa của từ: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa....) chúng ta sẽ thực hiện chủ đề Tổng kết từ vựng gồm 05 tiết

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 01 của chủ đề tiết 40: ôn lại kiến thức

- Từ và cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng.

- Các lớp từ: Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, thành ngữ Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức từ và cấu tạo từ, các lớp từ và thành ngữ đã học ở

(4)

lớp dưới

- PP: Vấn đáp, thảo luận, thảo luận

- KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: 38’

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Mục tiêu: hs nhớ lại từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt, các loại từ tiếng Việt

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trình bày một phút, thảo luận nhóm đôi

- KT đặt câu hỏi

B1. Chuyển ciao nhiệm vụ học tâp GV: Chiếu sơ đồ câm cấu tạo từ TV.

B2. Nhận nhiệm vụ học tập

HS: Lên điền vào bảng tương tác để hoàn thành sơ đồ.

? Em hãy trình bày lại thế nào là từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy ?

GV: Chiếu câu hỏi và hướng dẫn hs thảo luận nhóm đôi để tìm ra nghĩa của từ láy , từ ghép.

Câu 1: Nghĩa của từ ghép chính phụ so với tiếng gốc tạo nên chúng? Nghĩa của từ ghép đẳng lập với từng yếu tố cấu tạo nên chúng? Lấy ví dụ minh họa?

Câu 2: Nghĩa của từ láy so với yếu tố gốc? Lấy ví dụ minh họa?

B3. Báo cáo kết quả hoạt động

Thảo luận nhóm đôi theo bàn (tổ 1,2) câu 1, tổ 3,4 câu 2 - Từ ghép chính phụ: hẹp hơn tiếng gốc.

- Từ ghép ĐL: rộng hơn từng yếu tố tạo nên chúng - Từ láy: tăng nghĩa hoặc giảm nghĩa so với yếu tố gốc.

B4. Đánh giá kết quả hoạt động

GV: Chiếu ngữ liệu cách giải nghĩa từ nao núng và từ giếng . - giếng: là hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước sinh hoạt.

- nao núng: lung lay, không vững lòng tin.

Dẫn: Ở lớp 6 các em đã học từ được biểu thị ở mặt nội dung và hình thức

? Quan sát ngữ liệu và chỉ ra nội dung, hình thức của từ?

- Hình thức: giếng, nao núng - Nội dung: cách giải nghĩa của từ.

GV vẽ hình tròn và giải thích mặt nội dung, hình thức.

? Xác định từ loại của từ giếng, nao núng ? 2 từ đó được giải nghĩa bằng cách nào?

HS:

- Giếng: danh từ -> trình bày khái niệm mà từ biểu thị - Nao núng: tính từ

A. Từ và cấu tạo từ

I. Từ đơn và từ phức

1. Từ đơn: Từ gồm một tiếng

2. Từ phức: Từ gồm hai tiếng hay nhiều tiếng.

- Từ ghép: chính phụ, đẳng lập.

- Từ láy: bộ phận, toàn bộ

II. Nghĩa của từ

(5)

-> Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.

? Thế nào là nghĩa của từ? Có mấy cách giải nghĩa từ ? B4. Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá việc học của HS

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu lại sơ đồ cấu tạo từ và yêu cầu hs nhắc lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

B2. Nhận nhiệm vụ học tập (Bài tự học có hướng dẫn)

HS: Nhớ lại kiến thức trả lời: từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv chiếu ngữ liệu:

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? Xuất xứ, nội dung của đoạn trích ?

HS: Trích từ truyện ngắn Lão Hạc, nhà văn Nam Cao.

-> Tâm trạng đau khổ, đáng thương của lão Hạc sang nhà ông giáo sau khi bán cậu Vàng.

? Tìm các từ chỉ hành động của lão Hạc?

- Co rúm, xô lại, ép, chảy ra, ngoẹo, mếu, khóc

? Tập hợp những từ chỉ hành động đó được gọi là gì ? -> Trường từ vựng.

? Thế nào là trường từ vựng ? Tìm thêm trường từ vựng khác trong ngữ liệu ?

HS: Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể: mặt, đầu, miệng B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu lại ngữ liệu trích Lão Hạc - Nam Cao.

? Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích?

Việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh đem lại tác dụng gì?

B2. Nhận nhiệm vụ học tập HS:

- Tượng hình: co rúm, ngoẹo, móm mém.

- Tượng thanh: hu hu.

III. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

- Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp

VD: Động vật từ có nghĩa rộng

- Thú, cim, cá từ có nghĩa hẹp

- Voi, hươu nghĩa hẹp hơn thú

IV. Trường từ vựng

Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

V. Từ tượng thanh và từ tượng hình

1. Từ tượng hình: gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật.

2. Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

(6)

-> Miêu tả cụ thể, sinh động sự đau khổ, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng

? Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh ? Tác dụng ?

? Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh ? GV hướng dẫn hs chơi trò chơi tiếp sức.

HS chơi trò chơi : ai nhanh hơn theo dãy

4 nhóm theo 4 dãy của lớp học – tiếp sức trong vòng 1 phút.

B3. Báo cáo kết quả hoạt động B4. Đánh giá kết quả hoạt động

---

* Mục tiêu: hs hiểu được các lớp từ trong tiếng Việt - Hình thức tổ chức: dạy học nhóm

- PP vấn đáp, thuyết trình, thảo luận

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv chiếu ngữ liệu:

- Y/c hs hoạt động nhóm đôi theo bàn.

+ Tổ 1: ví dụ1 + Tổ 2: ví dụ 2 + Tổ 3: ví dụ 3 + Tổ 4 : ví dụ 4

Câu hỏi: Xác định từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, Từ nhiều nghĩa trong các ví dụ rồi trình bày lại khái niệm về đơn vị kiến thức đó.

B2. Nhận nhiệm vụ học tập Ví dụ 1:

a. Mùa xuân là tết trồng cây b. Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Ví dụ 2 :

Con kiến bò trên đĩa thịt bò.

Ví dụ 3:

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ví dụ 4:

- Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

- Bác giun đào đất suốt ngày

Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.

HS: HS trao đổi, thảo luận, lần lượt hs các nhóm lên làm trên bảng tương tác.

-> Bạn nhận xét, bổ sung

- Nhóm 1: Xuân : từ nhiều nghĩa ( a. Nghĩa gốc) b. Nghĩa chuyển.

- Nhóm 2: bò

3. Tác dụng: Gợi được âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

* Bài tập: Tên loài vật là từ tượng thanh

Tắc kè, mèo, quạ, bò, cuốc, nghé, bìm bịp...

B. Các lớp từ

I. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nghĩa gốc

- Nghĩa chuyển II. Từ đồng nghĩa

- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Có 2 loại: đồng nghĩa hoàn toàn , đồng nghĩa không hoàn toàn

III. Từ trái nghĩa

Từ có nghĩa trái ngược nhau (dựa trên cơ sở chung ) IV. Từ đồng âm: là những từ ngữ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

* Lưu ý: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

(7)

-> từ đồng âm

- Nhóm 3: lên, xuống : trái nghĩa

- Nhóm 4: hi sinh, chết-> từ đồng nghĩa.

? Dựa vào đâu để phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa?

B3. Báo cáo kết quả hoạt động GV: chiếu máy bảng so sánh.

- Hiện tượng từ nhiều nghĩa là : giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa có nét chung về nghĩa.

- Hiện tượng từ đồng âm: các từ đồng âm giống nhau về âm thanh, nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

B4. Đánh giá kết quả hoạt động

- Mục tiêu: hs hiểu được thế nào là thành ngữ - PP vấn đáp, thuyết trình

- KT trình bày một phút

B1. Chuyển ciao nhiệm vụ học tập

HS nhớ lại và trình bày về thành ngữ ? VD?

B2. Nhận nhiệm vụ học tập

2 HS phát biểu GV chốt lại

? Nghĩa của thành ngữ được xác định ntn ?

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,..

? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ ? VD?

Thảo luận nhóm bàn (2’)

HS: Suy nghĩ tổng hợp kiến thức trả lời B3. Báo cáo kết quả hoạt động

Thành ngữ Tục ngữ

Thường là một ngữ cố định, biểu thị một khái niệm, nó có giá trị tương tương với một từ và được dùng như một từ có sẵn trong kho từ vựng.

VD: Mặt xanh nanh vàng.

Đem con bỏ chợ

Thường là một câu biểu thị phán đoán, nhận định.

VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

B4. Báo cáo kết quả hoạt động

C. Thành ngữ

Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

4. Củng cố tiết học (4’)

Vẽ sơ đồ tư duy để củng cố tiết học

5. Hướng dẫn về nhà học bài cũ + Chuẩn bị bài mới (3’) - Ôn tập lại nội dung đã học

- Viết đoạn văn chủ đề thầy cô và mái trường

- Chuẩn bị tiết 02 của chủ đề: Tổng kết từ vựng, giáo viên hướng dẫn hs hoàn thiện bảng ôn tập kiến thức về sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội và một số biện pháp tu từ từ vựng.

(8)

Đơn vị kiến

thức Khái niệm Ví dụ minh họa Đặt câu

Từ mượn Từ Hán Việt Thuật ngữ biệt ngữ xã hội Trau dồi vốn từ so sánh

ẩn dụ nhân hóa hoán dụ nói quá

nói giảm nói tránh

điệp ngữ chơi chữ

- Vẽ sơ đồ các cách phát triển từ vựng - So sánh BPNT tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

- Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay

- Làm như thế nào để trau dồi vốn từ? Các hình thức trau dồi vốn từ?

Giải thích nghĩa của từ - Bách khoa toàn thư:

- Bảo hộ mậu dịch:

- Dự thảo:

- Đại sứ quán:

Ngày giảng:... Tiết 41

Định hướng kiến thức:

CÁC LỚP TỪ

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG

* Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: HS tạo hứng thú cho HS bước vào tiết học - PP: vấn đáp

- Thời gian (2’)

Câu hỏi: Chúng ta đã học 1tiết Tổng kết từ vựng, vậy em hãy cho biết chúng ta đã ôn tập những kiến thức nào?

- Từ đơn và từ phức - Thành ngữ

- Nghĩa của từ

- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ đồng âm

- Từ đồng nghĩa

(9)

- Từ trái nghĩa

- Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ - Trường từ vựng

Ở tiết học trước, các em đã hệ thống kiến thức từ vựng về từ, cấu tạo từ tiếng Việt, các lớp từ, thành ngữ. Hôm nay chúng ta cùng nhau hệ thống tiếp các kiến thức còn lại về về từ vựng

* Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: HS nhớ được sự phát triển của từ vựng, cách mượn từ ngữ nước ngoài, một số biện pháp tu từ từ vựng

- PP: Vấn đáp, dạy học theo nhóm, thảo luận

- KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút - Thời gian 35’

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1

- Mục tiêu: Nắm được sự phát triển của từ vựng và các cách phát triển từ vựng.

- PP: vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề…

- KT: trình bày 1 phút, hỏi và trả lời - Thời gian: 10’

* B1. Chuyển ciao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? Có các cách phát triển từ vựng nào ?

GV: thu sơ đồ phát triển từ vựng hs chuẩn bị ở nhà, sử dụng ĐTDT chụp lại, chiếu và nhận xét

Chụp sản phẩm nhóm 1,3

B3. Báo cáo kết quả hoạt động Chụp sản phẩm nhóm 2,4

? Tìm dẫn chứng minh hoạ cho sơ đồ trên?

VD: con chuột, dưa chuột

? Phát triển nghĩa của từ bằng cách nào?

- Chuyển nghĩa:

D. Sự phát triển của từ vựng

- PT nghĩa của từ: nghĩa gốc, nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ, PT hoán dụ)

- PT số lương từ ngữ +Tạo thêm từ ngữ mới + Mượn tiếng nước ngoài

(10)

+ Trao tay

+ Tay buôn người (nghĩa chuyển)

? Cho các từ sau: chân, đầu. Em hãy phát triển nghĩa các từ đó bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ.

- Phương thức ẩn dụ: chân ghế, đầu tường...

Phương thức hoán dụ:

+ Cậu ấy có chân trong đội tuyển bóng đá.

+ Trong nền kinh tế tri thức người ta hơn nhau ở cái đầu.

- Tạo từ ngữ mới:

+ Từ ngữ mới xuất hiện: mô hình X + Y…( lâm tặc) VD: văn + học -> văn học

+ Từ ngữ mới xuất hiện

VD: du lịch sinh thái, khu chế xuất

+ Vay mượn: Kịch trường, AIDS, SARS…

? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?

- Không mà còn phát triển về cả nghĩa của từ vì

- Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm, sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn.

* B4. Đánh giá kết quả hoạt động

* Hoạt động 2

* Mục tiêu: Nắm được khái niệm từ mượn, lấy ví dụ - PP vấn đáp

- KT trình bày 1 phút, đặt câu hỏi - Thời gian: 8’

* B1. Giao nhiệm vụ học tập - HS nhắc lại kiến thức từ mượn

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? Khái niệm từ mượn ?

- HS trình bày (Suy nghĩ độc lập trả lời tại chỗ)

- Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn những từ tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, sự việc, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Đó là từ mượn.

? Mượn từ ngữ ở những nguồn gốc nào? Nguồn gốc nào quan trọng nhất?

- Hoàn thành vào phiếu học tập

? Cho nhóm từ sau: phụ nữ, đàn bà, hi sinh, chết, săm, lốp, xăng, phanh, a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min.

Em hãy điền các từ đó vào bảng sau

E. Từ mượn, từ Hán Việt

* Từ mượn

- Mượn tiếng Hán - Ngôn ngữ khác

(11)

PHIẾU HỌC TẬP

HS chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh làm bài tập (4’)

Từ thuần

Việt Vay

mượn tiếng Hán

Vay mượn ngôn ngữ khác

* B3. Báo cáo kết quả hoạt động Từ thuần

Việt Vay

mượn tiếng Hán

Vay mượn ngôn ngữ khác

đàn bà, chết hi sinh, phụ nữ

săm, lốp, xăng, phanh, a-xít, ra-đi- ô,

vi-ta-min

? Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như:

săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,…có gì khác so với những từ mượn như: a-xít, ra-di-ô, vi-ta-min,…?

săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,…

a-xít, ra-đi-ô, vi-ta- min,…

- Được Việt hóa hoàn toàn

- Phát âm dễ

- Chưa được Việt hóa hoàn toàn

- Phát âm khó

? Thế nào là từ Hán Việt ?

- HS làm việc độc lập trả lời tại chỗ.

- Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm theo cách của ngươì Việt.

? Chon ý đúng theo câu hỏi sgk/136 - HS: Chọn đáp án -> giải thích

* Đánh giá kết quả hoạt động

- PP vấn đáp: Nhớ lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

- KT trình bày 1 phút, đặt câu hỏi

* Từ Hán Việt

Là từ mượn tiếng Hán nhưng được phát âm theo cách của người Việt.

G. Thuật ngữ- biệt ngữ XH

(12)

- Thời gian: 7’

* B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu SGK

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? Trình bày về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội?

- HS làm việc độc lập trả lời tại chỗ.

Thuật ngữ: là những t/ngữ biểu thị k/n về KH c.nghệ Biệt ngữ XH: bao gồm các đợn vị từ vựng, từ ngữ cố định, các quán ngữ,…được sử dụng trong phạm vi tập thể XH nhất định.

+ Chỉ triều đình PK: hoàng đế, trẫm, băng hà, long thể, ngự giá,…

+ Kinh doanh: vào cầu, sập tiệm, chát, bèo…

? Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay?

- HS: thảo luận nhóm đôi trả lời

- KH phát triển, các thuật ngữ sử dụng ngày càng nhiều, làm khả năng diễn đạt càng phong phú, ngắn gọn, rõ ràng.

? 1 số từ ngữ là biệt ngữ XH?

GV: Cho HS chơi trò chơi tiếp sức tìm từ (chia lớp thành 4 đội theo tổ) trong vòng 1 phút lên ghi từ

* B3. Báo cáo kết quả hoạt động

* Trong HS: trứng ( 0đ); ngỗng (2đ); gậy (1đ); quay phim (mở vở), trúng tủ (đúng).

* Trong đ/s: phe (buôn), mõi (ăn cắp), cá chìm (công an mật ), cớm (cảnh sát), siêu (giỏi), ga-lăng (lịch sự), cậu – mợ (bố mẹ – cách gọi của tầng lớp giàu có, quyền chức trước CMT8)...

GV: Nhận xét đánh giá kết quả của các đội cho các đội đứng tại chỗ giải thích nghĩa của biệt ngữ XH

* B4. Đánh giá kết quả hoạt động

* Tự đọc trau dồi vốn từ

? Làm như thế nào để trau dồi vốn từ? Các hình thức trau dồi vốn từ?

HS: Suy nghĩ 1 phút xem phần chuẩn bị trả lời

- Rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là 1 việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.

- Tìm hiểu để biết thêm về những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên để trau dồi từ.

- HS: thảo luận nhóm đôi trả lời

- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo hộ, bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh hoàng hoá nước

- Thuật ngữ:

- Biệt ngữ XH

H. Trau dồi vốn từ

Các hình thức trau dồi vốn từ:

- Nắm nghĩa của từ và cách dùng từ

- Tìm hiểu thêm từ chưa biết

(13)

ngoài .

- Dự thảo: thảo ra để đa thông qua.

- Đại sứ quán: Cơ quan đại điện chính thức và toàn diện của 1 nhà nước ở nước ngoài.

- PP vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, trò chơi tiếp sức…

- KT trình bày 1 phút - Thời gian: 10’

GV: Chiếu bảng hệ thống kiến thức

? Kể tên những biện pháp tu từ đã học?

HS: So sánh , nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ

GV: chiếu bảng và yêu cầu hs nhắc lại theo sự chuẩn bị ở nhà

BPNT tu

từ Khái

niệm Tác dụng Ví dụ

I. Một số biện pháp tu từ

1. So sánh 2. Ẩn dụ 3. Nhân hoá 4. Hoán dụ

5. Nói giảm, nói tránh 6. Nói quá

7. Điệp ngữ 8. Chơi chữ

4. Khái quát lại những kiến thức cơ bản cho hs bằng một số hệ thống câu hỏi: 3’

- Khái quát kiến thức tiết học: khái niệm, đặc điểm từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng

- Rút ra những đặc điểm và cách sử dụng từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng. Cách sử dụng từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng trong nói và viết

5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau: 5’

- Đối với bài cũ : Nắm chắc kiến thức bài cũ về đặc điểm, công dụng của từ vựng:

Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ động âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng, sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ, từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng.

- Kiến thức mới : GV hướng dẫn học sinh chuấn bị các bài tập phần luyện tập của đơn vị kiến thức tiết chủ đề.

Ngày giảng:... Tiết 42

(14)

LUYỆN TẬP

* Hoạt động khởi động (3’)

? Khái quát nội dung tiết học trước bằng sơ đồ tư duy trên giấy A4

Ở những tiết trước chúng ta đã ôn lại kiến thức về Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ động âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng, sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ, từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng.

Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng để giải quyết các bài tập

* Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: HS vận dụng làm các bài tập - PP vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm đôi - KT trình bày một phút, động não, viết tích cực - Thời gian: 37’

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* B1. Chuyển ciao nhiệm vụ học tập Chiếu 2 bài tập sgk/122, 123

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập Gọi hs đọc bài tập 2

? Trong những từ đã cho, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

HS thực hiện kĩ thuật động não viết (2 em lên bảng)

GV: Gọi học sinh lên bảng bài tập 3/123

- Chú ý trong từ láy - một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng còn lại láy lại tiếng gốc.

- Có từ láy tăng nghĩa so với tiếng gốc, có từ láy giảm nghĩa so với tiếng gốc.

GV chiếu 2 bài tập (sgk/123, 124)

Gv gọi hs đọc và xác định yêu cầu 2 bài tập.

GV hướng dẫn hs làm bài tập theo tổ.

Tổ 1,2: bài 2

I. Từ đơn và từ phức

1. Bài 2 (sgk/122)

Xác định từ ghép, từ láy.

* Từ ghép

- ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

* Từ láy

- nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh

2. Bài 3: (sgk/123)

Xác định từ láy tăng nghĩa nghĩa và từ láy giảm nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc.

* Từ láy giảm nghĩa so với tiếng gốc: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.

* Từ láy tăng nghĩa : sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

II. Nghĩa của từ 1. Bài 2/123

Chọn cách hiểu đúng:

a. Đúng

(15)

Tổ 3,4: bài 3

HS làm bài tập theo nhóm đôi

* Báo cáo kết quả hoạt động

Gv chiếu bài tập

Gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.

GV cho HS đọc bài tập Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ “tắm - bể”.

- Nơi chứa nước: ao, hồ, sông

- Công dụng của nước: tắm tưới, uống - Hình thức của nước: Trong xanh, trong vắt - Tính chất của nước: mát mẻ

GV chiếu bài tập 2/159

Cho Hs đọc bài thơ Áo đỏ – Vũ Quần Phương .

? Vận dụng những kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ của bài thơ ? ? Cái hay ở đây là gì ?

- Tà áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh, làm anh đắm say ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan toả ra cả không gian, làm không gian biến sắc . Nhờ nghệ thuật dùng từ như trên, Bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng của chàng trai với cô gái

Gv chiếu bài tập

GV gọi học sinh đọc bài tập 3.

? Xác định yêu cầu của bài?

Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích .

b. Sai. Vì: nghĩa của từ “mẹ”

khác với nghĩa của từ “bố”ở phần “người phụ nữ”

2. Bài 3/124

Chọn cách giải thích đúng b: đúng

a: sai. Vì : dùng một cụm từ có nghĩa thực thể (đức tính rộng lượng...-> cụm DT) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng là tính từ ).

IV. Trường từ vựng 1. Bài tập 2/126

Tắm - bể: cùng trường từ vựng là nước nói chung

- Tác dụng: tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu văn có sức tố cáo mạnh mẽ.

2. Bài tập 4/159

Các từ : áo (đỏ) ánh (hồng) Cây (xanh) lửa, cháy , tro -> Tạo thành 2 trường từ vựng:

+ chỉ màu sắc .

+ chỉ lửa, những sự việc hiện tượng có liên quan đến lửa .

V. Từ tượng thanh và từ tượng hình

1. Bài tập 3/147

Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng

- Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.

-> gợi tả màu sắc, hình dáng đám mây một cách cụ thể, sinh động.

(16)

GV hướng dẫn hs viết đoạn văn từ 5 câu trở lên chủ đề tự chọn có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình

- Đúng chủ đề

- Hình thức viết đoạn theo các cách đã học: diễn dịch, quy nạp, song hành

-> GV gọi hs sửa bài cho bạn.

-> GV nhận xét

2. Bài 4: Viết đoạn văn từ 5 câu trở lên chủ đề tự chọn có sử dụng từ tượng thanh , tượng hình ( chú ý gạch chân và chỉ rõ ) VI. Các lớp từ

* Khái quát lại những kiến thức cơ bản cho hs bằng một số hệ thống câu hỏi: 3’

- Khái quát kiến thức tiết học: khái niệm, đặc điểm từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng

- Rút ra những đặc điểm và cách sử dụng từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng .Cách sử dụng từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng trong nói và viết

* Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau: 2’

- Đối với bài cũ : hoàn thành các bài tập

- Kiến thức mới : GV hướng dẫn học sinh chuấn bị các bài tập phần luyện tập của đơn vị kiến thức tiết chủ đề tiết 41

Ngày giảng:... Tiết 43

LUYỆN TẬP

* Hoạt động khởi động (3’)

- Mục tiêu tạo tâm thế bước vào tiết học - PP: Trò chơi

- KT: hỏi trả lời

? Thi tìm từ thành ngữ

Chia lớp thành hai nhóm (3’)

Nhóm nào tìm được nhiều thành ngữ nhóm đó thắng cuộc

Ở những tiết trước chúng ta đã ôn lại kiến thức về Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ động âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng, sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ, từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng.

Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng để giải quyết các bài tập.

*Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: vận dụng lí thuyết để làm bài tập - PP trao đổi nhóm bàn, nhóm 6 học sinh - KT trình bày 1 phút, đặt câu hỏi

- Thời gian: 39’

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* B1. Chuyển ciao nhiệm vụ học tập

GV: Giao nhiệm vụ HS tìm hiểu các bài tập

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? So sánh nghĩa của từ láy so với tiếng gốc?

HS: Trao đổi theo nhóm bàn trả lời GV -> chốt ghi.

1. Bài tập 3/123, phần I

* Từ láy giảm nghĩa so với tiếng gốc: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ,

(17)

? Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương và phân tích tác dụng của việc sử dụng thành ngữ ?

- GV gọi hs trình bày bài tập theo ý kiến cá nhân đã chuẩn bị ở nhà -> gv ghi nhận ý kiến đúng, sáng tạo - cho điểm.

VD:+ Bảy nổi ba chìm với nước non, (Hồ Xuân Hương - BTN)

-> Gợi sự chìm nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu dạt, long đong vất vả nhiều phen. Câu thơ của HXH cho ta thấy được số phận lênh đênh, bấp bênh, vất vả của người phụ nữ trong XH phong kiến

+ Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai (ND- TK)

-> Qua thành ngữ giúp người đọc hình dung được sắc đẹp tuyệt vời của Thúy Kiều có thể làm người ta say mê đến nỗi mất thành mất nước

H đọc, nêu yêu cầu BT3/ T125

- HS hoạt động theo nhóm đôi, đại diện trình bày

? Xác định từ “xuân”có nghĩa như thế nào?

? Dựa trên cơ sở nào, từ “xuân”có thể thay thế cho từ “tuổi”

- Xuân: Chỉ 1 mùa trong năm tương ứng với 1 tuổi - Dùng từ: “Xuân” để tránh lặp từ “tuổi tác”, thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.

? Sắp xếp các cặp từ trái nghĩa:

HS trình bày theo phần đã chuẩn bị. Giải thích lí do sắp xếp như vậy

* Nhóm: sống - chết

-> những từ trái nghĩa biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau, khẳng định cái này là phủ định cái kia; không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ.

GV: Đánh giá nhận xét chốt kiến thức

? So sánh và phân biệt 2 nhóm từ có gì khác?

- H: thảo luận nhóm đôi theo sự chuẩn bị trả lời

- Các từ: săm, lốp, ga, phanh,…mượn ngôn ngữ Châu

lành lạnh, xôm xốp.

* Từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

2. Bài tập 4/123, phần II

+ Bảy nổi ba chìm với nước non

+ Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai (ND- TK)

3. Bài tập 3/125, phần VI Xác định từ “xuân”

- Xuân: Chỉ 1 mùa trong năm = 1 tuổi

- Dùng từ: “Xuân” để tránh lặp từ

“tuổi tác”, thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.

4. Bài tập 3/125, phần VII - Sắp xếp các cặp từ trái nghĩa:

* Nhóm: sống - chết - Chiến tranh - hoà bình.

- Chẵn-lẻ => Trái nghĩa tuyệt đối.

* Nhóm (già - trẻ)

- Yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo.

=> trái nghĩa tương đối 5. Bài tập 3/126, phần II

săm, lốp, ga, phanh..-.> mượn ngôn ngữ CÂu để Việt hoá hoàn toàn ra-đi-ô, a xít,… mượn song chưa

(18)

Âu để Việt hoá hoàn toàn, chỉ còn 1 âm tiết.

- Các từ ra-đi-ô, a xít,…mượn song chưa được Việt hoá, mỗi từ còn cấu tạo bằng nhiều âm tiết

HS: Xác định yêu cầu bài tập Trao đổi theo nhóm 6 đưa ý kiến

- Thay bằng từ “béo bở” (lĩnh vực mới ít cạnh tranh thu được lợi nhuận cao).

(khác “béo bổ”cung cấp chất d/dưỡng cho cơ thể) b. Thay bằng từ “tệ bạc”: lạnh lùng, nhạt nhẽo, dửng dng, vô cảm, không có trước có sau.

(khác với “đạm bạc”: ít, sơ sài)

c. Thay bằng từ “tới tấp”: liên tiếp, dồn dập

(khác với “tấp nập”: đông vui, sống động, liên tiếp) GV: Gọi hs đọc và xác định y/cầu bài tập

GV cho HS thực hiện kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi

* B3, Báo cáo kết quả hoạt động GV bổ sung

a. Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai yêu say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo.

b. Phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

c. Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng: Trăng rất sáng khiến cho cảnh vật hiện rõ đường nét.

d. Nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến ánh trăng thành người bạn tri ân tri kỉ, nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động, có hồn, gắn bó với con người hơn.

e. Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ -> sự gắn bó của đứa con với mẹ, đó là nguồn sống, nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.

được Việt hoá

6. Bài tập 3/136, phần V a. béo bổ = béo bở

b. đạm bạc = tệ bạc c. tấp nập = tới tấp

7. Bài tập 3/147-148, phần II Vận dụng những kiến thức đã học về các phép tu từ, phân tích nét NT độc đáo :

a. Biện pháp tu từ ẩn dụ

- Từ “hoa, cánh: chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng.

- Từ “cây, lá” chỉ gia đình Thuý Kiều.

-> Tất cả đều đẹp nhưng rất mong manh trước bão gió cuộc đời.

=> Kiều bán mình để cứu gia đình.

b. So sánh

Tiếng đàn được so sánh với các âm thanh của thiên nhiên

c. Phép ẩn dụ , nói quá, nhân hoá - ẩn dụ : làn thu thuỷ -> ánh mắt trong trẻo, sáng long lanh....

+ nét xuân sơn -> đôi lông mày đẹp, xanh, thanh tú.

- Nhân hoá: hoa ghen, liễu hờn - Nói quá: nghiêng nước, nghiêng thành.

=> Khẳng định sắc đẹp “tuyệt thế giai nhân” và tài “có một không hai” của Kiều.

d. Phép nói quá, hình ảnh hoán dụ - Gang tấc: khung cảnh rất gần.

- Mười quan san: sự cách trở, xa xôi

(19)

HS: Xác định yêu cầu bài tập

? Gật đầu hay gật gù dùng thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt?

- Gật đầu: Cúi đầu xuống rồi ngẩng đầu lên biểu lộ sự đồng ý hay để chào hỏi

Gật gù: gật đầu nhẹ nhiều lần biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng

GV: Giao nhiệm vụ HS thảo luận trao đổi theo nhóm bàn thống nhất ý kiến trả lời

Người vợ nghĩ: cầu thủ ấy chỉ có một chân để đi thì đá bóng làm sao được.

HS: Hoạt động cá nhân trả lời HS xác định yêu cầu bài tập:

? Các sự vật, hiện tượng được đặt tên theo cách nào?

GV gợi dẫn hs phát hiện ra sự vô lí của thói sính dùng chữ thay vì dùng từ “bác sĩ”, sắp chết còn không chừa cứ một mực đòi dùng từ “đốc tờ”

* B4. Đánh giá kết quả hoạt động

e. Chơi chữ : từ gần âm: tài – tai 8. Bài tập 1/158

Gật gù; Chính xác hơn

-> Tuy bữa ăn đạm bạc nhưng vợ chồng nghèo biết chia sẻ niềm vui nhỏ bé

9. Bài tập 2/158

10. Bài tập 3/158

Nghĩa gốc: miệng, tay, chân Nghĩa chuyển: vai, đầu 11. Bài tập 5/159

- Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới

12. Bài tập 6/159-160 Bác sĩ= đốc tờ

4. Khái quát lại những kiến thức cơ bản cho hs qua hệ thống các bài tập 5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau: 5’

- Đối với bài cũ : Nắm chắc kiến thức lí thuyết về các kiến thức trong chủ đề từ vựng - Kiến thức mới : GV hướng dẫn học sinh chuấn bị phần luyện tập.

Các dạng bài tập dạng vận dụng

Phần kiến thức trường từ vựng: Bài tập 4/159 Phần kiến thức từ láy:

? Tìm một số từ láy trong văn bản cảnh ngày xuân mà em đã được học ? ? Phân tích cái hay của việc sự dụng từ láy trong văn bản đó ?

Phần kiến thức sự phát triển của từ vựng: Bài tập 5 sgk /159 Các dạng bài tập dạng mở rộng sáng tạo

Viết đoạn văn ngắn chủ đề: Môi trường khoảng 5- 7 dòng

Trong đó có sử dụng các từ ngữ cùng trường từ vựng với môi trường

Tìm các thành ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày ở quê em? Giải thích nghĩa thành ngữ đó?

Ngày giảng:...

(20)

Tiết 44

LUYỆN TẬP – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

* GV : Để củng cố thêm kĩ năng sử dụng từ vựng trong nói và viết tiết này chúng ta tiếp tục thực hiện các bài tập

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về từ vựng để làm bài tập - PP đàm thoại, thảo luận nhóm bàn

- KT trình bày 1 phút, trò chơi - Thời gian: 19’

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* B1. Chuyển ciao nhiệm vụ học tập - Ciao nhiệm vụ cho HS

*B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? Tìm 5 ví dụ về những sv, ht được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng ?

GV: chia lớp thành 4 đội. Cho Hs chơi trò chơi ai nhanh hơn

HS: Lên bảng ghi – nhận xét

GV: Sửa chữa, đành giá kết quả, tuyên dương đội thắng

? Tìm một số từ láy trong văn bản cảnh ngày xuân mà em đã được học ?

- HS làm việc độc lập/ nêu ý kiến (thanh thanh, nao nao, tà tà, nho nhỏ)

? Phân tích cái hay của việc sự dụng từ láy trong văn bản đó bằng một đoạn văn ngắn ?

HS làm việc độc lập- suy nghĩ trình bày

Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” , “nao nao”, “thơ thẩn”, “thanh thanh” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị em sau lễ hội mùa xuân.

? Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ?

HS: Suy nghĩ trao đổi theo nhóm bàn - thống nhất ý kiến - phát biểu

- Nhóm từ: đỏ, xanh, hồng nằm cùng trường nghĩa màu sắc - Nhóm từ: lửa, cháy, tro nằm cùng trường nghĩa các sv ht có liên quan đến lửa

I. Bài tập vận dụng

1. Bài tập 1

- Cà tím, cây xương rồng, chè móc câu, ớt chỉ thiên, gấu chó, cú mèo, rắn sọc dưa...

2. Bài tập 2

Phân tích cái hay dùng từ láy trong VB Cảnh ngày xuân

3 . Bài tập 4/159

=> Hai trường từ vựng cộng hưởng tạo hình tượng về chiếc áo đỏ bao trùm thời gian và không gian

(21)

Hoạt động 5: Mở rộng và sáng tạo

- PP làm việc cá nhân, thảo luận nhóm bàn - KT trình bày 1 phút, gioa nhiệm vụ - Thời gian: 20’

HS: thực hiện cá nhân 5’ - trình bày

? Viết đoạn văn ngắn chủ đề: Môi trường.

Trong đó có sử dụng các từ ngữ cùng trường từ vựng với môi trường?

Ôi! Môi trường đang ngày càng bị hủy hoại bởi con người. Chúng ta xả rác. Rồi thải nước bẩn, chặt phá rừng.

Để giúp môi trường được cải thiện, chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường bằng nhiều việc làm. Đó là vứt rác đúng nơi quy định, trồng lại rừng, thực hiện quy tắc 3R và còn nhiều, nhiều biện pháp khác nữa. Môi trường có được cải thiện hay không là vấn đề đang nằm trong tay ta. Vì vậy, hãy cùng nhau góp sức bảo vệ môi trường.

? Tìm các thành ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày ở quê em ? Giải thích nghĩa thành ngữ đó?

GV: Cho HS chơi trò chơi tiếp sức - chia lớp thành 4 đội - Biết ý tứ khi ăn

- Nói ăn thứ gì nhiều quá đến mức không muốn ăn nữa - Thường thường bà ngoại thương con gái mình, nên chăm nom cháu ngoại,

- Của cải trong nhà là của chung của vợ và chồng, không nên tách bạch.

GV: phát phiếu học tập cho hs làm rồi thu, chấm

Viết đoạn văn từ 6-8 câu viết về phong cảnh thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du.

GV: chiếu hệ thống hóa kiến thức toàn bộ chủ đề bằng sơ đồ

II. Bài tập mở rộng sáng tạo

1. Bài tập 1: Viết đoạn văn : Chủ đề môi trường

2. Bài tập 2

- Ăn trông nồi ngồi trông hướng

- Chán đến mang tai - Cháu bà nội tội bà ngoại - Của chồng công vợ 3. Bài tập 3

II. Tổng kết chủ đề 4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài sau: 3’

+ Hướng dẫn HS học bài

- Học, nắm được khái niệm, đặc điểm, phân loại, cách sử dụng từ vựng Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ động âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng, sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ, từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng.

+ Chuẩn bị bài sau (3’) - Hoàn thiện các bài tập vào vở.

- Học thuộc các khái niệm vừa tổng kết, nắm vững các nội dung.

- Tìm đọc các văn bản có sử dụng các phép tu từ đã học.

- Chuẩn bị: Chủ đề người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ + Đọc hai bài thơ, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (thuyết trình)

+ Hoàn cảnh sáng tác

(22)

+ Phân tích hai bài thơ

+ Sưu tầm những bài thơ viết về người lính trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống mĩ.

+ So sánh hình ảnh người lính thời chống Pháp và chống Mĩ có gì khác nhau.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tại bề mặt đại dương, áp suất nước bằng áp suất khí quyển và là 1 atm (atmosphere). Bên dưới mặt nước, áp suất nước tăng thêm 1 atm cho mỗi 10 mét xuống sâu.. b) Nếu

Mũi: Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.. Tai: Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật có

cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật làm nổi bật những sự vật, sự việc,hoạt động, những sự vật, sự việc,hoạt động, trạng thái,...

- TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc,

Mũi Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống,dùng để thở và ngửi.. Tai Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập. 3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.. ⟶ Tai của cái ấm không dùng để nghe được. - Nghĩa của các từ mũi: đều chỉ bộ phận có đầu nhọn

- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa

Cụ thể gồm các kiến thức: các văn bản truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười; các đơn vị tiếng Việt từ và cấu tạo của từ, nghĩa của từ, từ mượn, từ loại và cụm từ;