• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Ngày soạn : 17/04/2020 Ngày dạy: Thứ 2, 20/04/2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 43: SẦU RIÊNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi.

2. Kĩ năng: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung: Nói lên giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.

3. Thái độ: HS có ý thức tìm hiểu các đặc sản của các vùng miền.

- GD thái độ yêu thiên nhiên: ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cối.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ ghi đoạn văn " Sầu riêng là....kì lạ."

- Tranh minh hoạ cây, quả sầu riêng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 2 hs lên bảng đọc thuộc lòng bài xuôi sông La và TLCH:

+ Bài thơ muốn nói lên điều gì ?

- Nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Yêu cầu HS xem tranh minh họa chủ điểm

+ Tranh vẽ những cảnh gì?

- 2 HS lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi

+ Bài Thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của cong người Việt Nam Trong công việc xây dựng quê hương đất nước, bất chập bom đạn của kẻ thù

- Quan sát tranh

+ Cảnh sông núi, nhà cửa, chùa chiền,..

của đất nước.

(2)

- Từ tuần 22, các em sẽ bắt đầu chủ điểm mới Vẻ đẹp muôn màu.

- Cho hs xem tranh: Ảnh chụp cây gì?

- Bài đọc mở đầu chủ điểm giới thiệu với các em về cây sầu riêng - một loài cây ăn trái rất quý được coi là đặc sản của miền Nam. Qua cách miêu tả của tác giả, các em sẽ thấy sầu riêng không chỉ cho trái cây ngon mà còn đặc sắc về hương hoa, về dáng dấp của thân, lá, cành.

2. Hướng dẫn luyện đọcvà tìm hiểu bài a) Luyện đọc:

- GV chia đoạn.

- GV chia bài thành 3 đoạn. HS nối tiếp đọc đoạn.

+ Lần 1: HS đọc và sửa lỗi phát âm:

+ Lần 2: HS kết hợp giải nghĩa các từ khó trong SGK

+ Lần 3: gọi HS nhận xét, động viên HS đọc tiến bộ.

- HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc đoạn 1 - 1 em đọc, lớp đọc thầm.

- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả + Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

+ Hương vị của sầu riêng ntn?

* Kết luận: Sầu riêng là một loại quả của Miền Nam nước ta, có hương vị hết sức đặc biệt.

+ Đoạn 1 của bài nói về nội dung gì?

+ Cây sầu riêng - Lắng nghe

Đoạn 1: Từ đầu đến ....kì lạ.

Đoạn 2: Tiếp theo đến ....tháng năm ta.

Đoạn 3: còn lại.

1 em khá đọc toàn bài

- Tiếp nối đọc đoạn lần 1+ luyện phát âm:

- Đọc thầm chú giải

.- Tiếp nối đọc đoạn lần 2, kết hợp hiểu nghĩa từ khó SGK

- Tiếp nối đọc đoạn lần 3, cho điểm HS đọc yếu

- Luyện đọc đoạn trong nhóm

1. Hương vị đặc trưng của sầu riêng

+ Là đặc sản của Nam Bộ.

+ Mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan, mùi mít chín quện với hương bưởi.

(3)

- Yêu cầu hs đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Miêu tả những nét đặc sắc của: Hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng.

- Tổng hợp những nét đặc sắc của cây sầu riêng

+ Tìm những câu văn nói lên tình cảm của nhà văn đối với cây sầu riêng?

* Kết luận: Hoa, quả, dáng cây sầu

riêngcũng có nét riêng biệt, đặc sắc, không như những loại cây ăn quả khác.

+ Nội dung của đoạn 2- 3 là gì?

- Qua những câu văn này, tác giả rất trân trọng, yêu quý và tự hào về cây sầu riêng- đặc sản của miền Nam quê nhà. Quê hương các em có những cây tráI gì được gọi là đặc sản.

+ Bài văn miêu tả cây gì? nó có gì đặc sắc?

- Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung, ghi bảng.

c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Gọi 3em đọc nối tiếp.

- Treo bảng phụ, đọc mẫu, hướng dẫn HS - Luyện đọc diễn cảm đoạn: " Sầu riêng là.... kì lạ."

- Yêu cầu Hs luyện đọc theo nhóm 3.

- Gọi hai nhóm thi trước lớp - Nhận xét

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

2. Nét đẹp của hoa, quả, dáng cây sầu riêng

+ Hoa sầu riêng: trổ vào cuối năm, cánh nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ, thơm ngan ngát như hương cau, hương bưởi...mỗi cuống ra một trái.

+ Quả sầu riêng: lủng lẳng như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa...vị ngọt đến đam mê.

+ Dáng cây rất lạ, thân khẳng khiu cao vút...tưởng như lá héo.

+ Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm..., hương vị quyến rũ đến kì lạ, tôi cứ nghĩ mãi...vị ngọt đến đam mê.

- 2, 3 nêu

- 2, 3 em nhắc lại nội dung.

- 3hs đọc, nêu giọng đọc phù hợp từng đoạn.

- 2, 3 em đọc trước lớp, lớp nhận xét

- Luyện đọc theo nhóm 3.

- 2 nhóm thi đọc, lớp nhận xét.

+ Hiểu giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây

(4)

+ Qua bài học, em hiểu thêm điều gì?

+ Vậy các em cần làm gì để gìn giữ, bảo vệ những đặc sản của quê hương đất nước?

- Nhận xét tiết học

- Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

sầu riêng và tình cảm trân trọng , yêu quý, tự hào của tác giả đối với cây sầu riêng.

- Hs tự do phát biểu.

--- TẬP ĐỌC

TIẾT 44: CHỢ TẾT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

2. Kĩ năng: Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.

3. Thái độ: Học thuộc lòng một vài câu thơ yêu thích.

*GDMT: GV giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ ghi đoạn thơ " Dải mây trắng...

...đuổi theo sau."

- Tranh minh hoạ cảnh chợ Tết.( SGK)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - Đọc bài và trả lời câu hỏi

+ Dựa vào bài văn, hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi

+ Hoa trổ vào cuối năm; thơm ngát như hương cau, hương bưởi;đậu thành từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

+ Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam,

(5)

+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?

- Nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong các phiên chợ, đông vui nhất là phiên chợ Tết. Bài thơ Chợ Tết nổi tiếng của nhà thơ Đoàn Văn Cừ sẽ cho các em thưởng thức một bức tranh bằng thơ miêu tả phiên chợ tết ở một vùng trung du.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc:

- Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn.

- GV chia bài thành 4 đoạn. HS nối tiếp đọc đoạn.

+ Lần 1: HS đọc và sửa lỗi phát âm:

+ Lần 2: HS kết hợp giải nghĩa các từ khó trong SGK

+ Lần 3: gọi HS nhận xét, động viên HS đọc tiến bộ.

- HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu hs đọc thầm toàn bài và trao đổi trả lời câu hỏi:

+ Người các ấp đi chợ Tết trong khung

hương vị quyến rũ đến kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này...

- Lắng nghe

- 1 em khá đọc toàn bài - 4 dòng thơ là 1 đoạn.

- Tiếp nối đọc đoạn lần 1+ luyện phát âm:

- Đọc thầm chú giải

.- Tiếp nối đọc đoạn lần 2, kết hợp hiểu nghĩa từ khó SGK

- Tiếp nối đọc đoạn lần 3, cho điểm HS đọc yếu

- Luỵện đọc đoạn trong nhóm

1. Vẻ đẹp thiên nhiên ngày tết đến.

+ Khung cảnh bình minh tráng lệ: dải mây trắng đỏ dần...con đườmg viền trắng mép

(6)

cảnh đẹp ntn?

* Kết luận: Quang cảnh TN ngày tết thật sinh động, tươi mới.

+ Nêu nội dung của đoạn 1?

- HS đọc đoạn 2, 3 và thảo luận TLCH:

+ Mỗi người đến chợ được miêu tả với những dáng vẻ riêng ra sao?

+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, mỗi người đi chợ còn có những nét chung ntn?

+ Màu sắc nào tạo nên bức tranh chợ tết ấy?

+ Nội dung của đoạn 2, 3?

- Tác giả dùng nhiều màu sắc rực rỡ, ấm, nhưng chủ đạo vẫn là màu đỏ với những mức độ khác nhau, tao nên vẻ ấm áp, vui vẻ, náo nức cho bức tranh chợ Tết.

+ Nội dung chính của bài là gì?

- Tóm tắt ý kiến chốt nội dung, ghi bảng : Cảnh chợ tết có nhiều nét đẹp, gợi cuộc sống êm đềm nơi thôn quê.

c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng.

- HD hs đọc diễn cảm và học thuộc ở nhà + Bài thơ tả về cảnh gì? gợi cho em cảm xúc gì?

* GDBVMT: Liên hệ cảnh chợ Tết ở địa phuơng. MT chợ tết của địa phương em ra sao, cần làm gì để góp phần giữ gìn MT vui tươi náo nhiệt đó?

3. Hướng dẫn viết chính tả

đồi xanh.

2. Cảnh mọi người vui chợ tết

+ Miêu tả bằng những nét vẽ rất tài tình:

Những thằng cu..., các cụ già...., cô thôn nữ...., những em bé...

+ Họ đều vui vẻ, náo nức, trong không khí tưng bừng ra chợ Tết.

+ đỏ, hồng lam, xanh , biếc, vàng, trắng, ...

- 2, 3 em nêu - 2, 3 em nhắc lại

+ Nội dung: Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói lên một cuộc sống vui vẻ, ấm no, hạnh phúc của người dân quê.

- Có ý thức bảo vệ môi trường chợ của quê hương.

(7)

- Nhắc cách trình bày bài chính tả

* Viết chính tả:

- GV phối hợp với PHHS để PHHS đọc cho các em viết chính tả tại nhà rồi chụp gửi bài qua zalo cho GV Nhận xét và sửa sai những lỗi cơ bản.

* Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 2b: (lựa chọn)

- Mời học sinh đoc yêu cầu bài tập 2b - Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở - Mời học sinh trình bày kết quả bài tập - Nhận xét, bổ sung, sửa bài đọc lại bài tập đã làm hoàn chỉnh

Bài 3: Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành bài văn sau:

- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở - Mời học sinh trình bày kết quả bài tập (thi tiếp sức)

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài, đọc lại bài tập đã làm hoàn chỉnh

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) -Giáo viên nhận xét tiết học -Dặn dò HS chuẩn bị bài tuần 23

Bài 2b

- HS: Điền vào chỗ trống ut hay uc ? - Cả lớp làm bài vào vở

- HS trình bày kết quả bài làm.

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài, ghi lời giải đúng vào vở: trúc – bút – bút

Bài 3

- HS đọc

- Cả lớp làm bài vào vở

- HS trình bày kết quả bài làm

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài, đọc lại, ghi lời đúng vào vở: nắng- trúc xanh- cúc- lóng lánh- nên- vút- náo nức.

-HS lắng nghe

---

Ngày soạn : 18/04/2020 Ngày dạy: Thứ 3, 21/04/2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 45: HOA HỌC TRÒ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

(8)

- Hiểu nội dung bài: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất đối với học trò.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng, các từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: là, loạt, xoè ra, nỗi niềm, dần dần, chói lọi…

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, suy tư.

3.Thái độ: Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ ghi đoạn văn " Phượng không phải... đậu khít nhau."

- Tranh minh họa cây, hoa phượng.

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Gọi Hs đọc bài “Chợ Tết ” và trả lời câu hỏi

- Nhận xét.

B. Bài mới: (30p) 1. Giới thiệu bài:

- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ.

- Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc: (12p)

- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài - GV chia đoạn

Đoạn 1: Từ đầu đến ....khít nhau.

Đoạn 2: Tiếp theo đến ... bất ngờ vậy?

Đoạn 3: còn lại.

- 2 HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa phát âm và câu khó.

- HS đọc thầm chú giải

- 2 em đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- Quan sát, nêu nội dung tranh minh họa.

- 1 HS đọc

- HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp:

+ Sửa lỗi phát âm, ngắt câu dài.

- HS đọc thầm chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ

(9)

- Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.

- HS đọc bài theo nhóm bàn

- Đọc nối tiếp lần 3, gọi HS nhận xét, động viên HS đọc tiến bộ.

- HS luyện đọc theo nhóm cặp - GV đọc diễn cảm toàn bài.

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10p)

* Đoạn 1:

- Gọi HS đọc đoạn 1

+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

+ Em hiểu thế nào về câu văn "Vừa buồn vừa vui mới thực là nỗi niềm bông

phượng"?

- ý chính đoạn 1?

* Đoạn 2:

- HS đọc thầm đoạn 2:

+ Mùa xuân, lá phượng tươi đẹp ntn?

+ Màu hoa phượng thay đổi ntn?

+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?

- Tóm tắt và chốt nội dung, ghi bảng.

+ Giải nghĩa từ (Như chú giải SGK ) - HS đọc nối tiếp lần 3, nhận xét.

- HS đọc theo nhóm bàn.

1. Hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp - 1 em đọc, lớp đọc thầm.

+ Hoa đỏ rực, đẹp không phải ở 1 đoá...trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm.

+ Buồn vì sắp phải xa bạn bè, vui vì sắp bước vào kì nghỉ hè thú vị.

2. Vẻ đẹp đặc biệt của hoa và lá phượng.

+ Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Sự phát triển cũng mang đầy tâm trạng: ban đầu xếp lại còn e, dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy...

+ Thay đổi theo thời gian: Bình minh của hoa phượng là màu đỏ non...tươi dịu, ...đậm dần, ...mạnh mẽ kêu vang, hoà nhịp với mặt trời chói lọi...như nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

+ Vì hoa gắn liền với tuổi học trò, bông phượng cũng có nỗi niềm"vừa buồn lại vừa vui", như tâm hồn những cô cậu học trò...

* Nội dung: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và

(10)

Chú ý khai thác nghệ thuật so sánh, nhân hoá, tăng tiến, sử dụng từ ngữ

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: (8p) - Gọi 3em đọc nối tiếp.

- Treo bảng phụ, đọc mẫu, hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn

" Phượng không phải... đậu khít nhau."

- Hướng dẫn nhấn giọng

- Yêu cầu Hs luyện đọc theo nhóm 3.

- Gọi hai nhóm thi trước lớp.

- Nhận xét

C. Củng cố dặn dò: ( 5p)

+ Em đã bao giờ quan sát cây hoa phượng chưa? Cảm nhận của em về loài cây này ntn?

- Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc và chuẩn bị bài sau.

thân thiết nhất đối với học trò.

- 2-3 em nhắc lại nội dung.

- 3 em đọc, nêu giọng đọc phù hợp từng đoạn.

“ Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi, người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm / đậu khít nhau”.

--- TẬP LÀM VĂN

TIẾT 42: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối

2. Kĩ năng: Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học(tả lần lượt từng bộ phận của cây, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây).

3. Thái độ:

- Giáo dục môi trường: Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trừờng.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh một số loại cây: Mít, chôm chôm, dứa, xoài, bảng phụ ghi kết quả BT1, BT2.

(11)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Kiểm tra phần chữa bài của học sinh.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Phần nhận xét:

Bài 1 ( 31)

- 1 HS đọc nội dung, yêu cầu BT - Cả lớp theo dõi trong SGK

- HS đọc thầm “Bãi ngô” và xác định nội dung mỗi đoạn

- từng HS nêu ý kiến. GV treo bảng phụ ghi kết quả và chốt ý trả lời đúng

Bài 2 (31)

- GV nêu yêu cầu BT

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 3 người:

Đọc thầm bài và TLCH (5’)

- Các nhóm nêu kết quả của nhóm thảo luận được.

- HS khác bổ sung. GV chốt kết quả đúng + So sánh trình tự miêu tả trong bài “Cây mai tứ quý” có đặc điểm gì khác bài “Bãi ngô”?

Bài 3 (31)

- GV nêu câu hỏi. HS suy nghĩ trả lời + Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần?

+ Nội dung của mỗi phần bài?

- HS lắng nghe

Bài 1 (31) Đọc bài “Bãi ngô” và TLCH - Đoạn1: Giới thiệu bao quát về bãi ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.

- Đoạn 2: Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.

- Đoạn 4: Tả hoa và lá ngô lúc đến giai đoạn thu hoạch

Bài 2 ( 31)

Xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài “ Cây mai tứ quý”

- Đoạn 1: Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh...)

- Đ 2: Đi sâu tả cánh hoa, trái cây

- Đ 3: Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

* “Bãi ngô”: tả từng thời kì của cây.

“Cây mai tứ quý”: Tả từng bộ phận của cây.

Bài 3 (31)

Bài văn miêu tả cây cối có 3 phần:

- MB: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây - TB: Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của cây.

(12)

3/ Phần ghi nhớ:

- Mời 3 HS đọc ghi nhớ- SGK (31) 4/ Phần luyện tập:

Bài 1 (32)

- HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 2’ và TLCH

+ Bài văn được miêu tả theo trình tự nào?

- HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng Bài 2 (32)

- HS nêu yêu cầu BT.

- GV treo ảnh về cây ăn quả + Em chọn loại cây nào?

- HS làm bài GV phát phiếu cho 2 HS - HS dán kết quả. Lớp nhận xét, góp ý.

- Dưới lớp HS nối tiếp đọc kết quả bài tập;

GV bổ sung.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - GV nhận xét giờ học

- Yêu cầu HS về hoàn chỉnh BT2

- KB: Nêu ích lợi của cây hoặc tình cảm đặc biệt của người tả với cây.

Bài 1 (32)

Đọc bài “Cây gạo” và TLCH:

- Trình tự miêu tả theo thời kì phát triển của bông gạo: Từ lúc là hoa đỏ đến khi quả chín lộ ra những múi bông

Bài 2 (32)

- Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo 2 cách.

- Cam, bưởi, xoài, sầu riêng, mít, dứa,.

---

Ngày soạn : 19/04/2020 Ngày dạy: Thứ 4, 22/04/2020

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(13)

TIẾT 42: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào?

2. Kĩ năng:

- Xác định được bộ phận VN trong các câu kể Ai thế nào? Biết đặt câu đúng mẫu.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ, phiếu học tập (BT1, BT2)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- HS đọc đoạn văn viết về các bạn trong tổ của mình, trong đó có sử dụng câu Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào có đặc điểm gì?

- GV nhận xét.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

2. Phần nhận xét:

Bài 1, 2 (29)

- HS đọc y cầu và nội dung bài tập + Đoạn văn gồm mấy câu? Những câu văn nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? Tại sao?

- 1HS lên bảng gạch rõ từng câu kể Ai thế nào?

Bài 3, 4 (29)

- HS đọc rõ yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4

- 2 Hs đọc

- HS dưới lớp theo dõi nhận xét

Bài 1, 2 , 3(29). Đọc đoạn văn và xác định câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào?

ý nghĩa VN

Loại từ ngữ tạo thành 1.Về đêm,

cảnh vật/thật im lìm

2. Sông/ thôi vỗ sóng..hồi chiều

4. Ông Ba/

Trạng thái

Trạng thái

Cụm tính từ

Cụm tính từ

(14)

người: Dùng bút gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN.

+ VN đó biểu thị nội dung gì? Từ ngữ nào tạo thành VN?

- 2 HS lên bảng làm BT, dưới lớp quan sát nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kết quả đúng c. Phần ghi nhớ

+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? có đặc điểm gì?

- 3 – 5 HS đọc ghi nhớ d. Phần luyện tập:

Bài 2 (30)

- HS đọc yêu cầu bài tập và suy nghĩ viết câu

+ Em thích cây hoa nào? Vì sao?

- HS lần lượt đọc câu. GV ghi bảng VD

+ VN của câu? Đặc điểm?

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - HS nêu lại ghi nhớ của bài.

- Nhận xét tiết - HD VN học bài

trầm ngâm 6. Ông Sáu/

rất sôi nổi 7. Ông/ hệt như thần thổ địa.

Trạng thái

Trạng thái

đặc điểm

động từ

Cụm tính từ

Cụm tính từ

- Ghi nhớ: SGK (30)

Bài 2 (30)

Đặt 3 câu kể Ai thế nào? để tả cây hoa em thích - Cây phong lan rất dịu dàng, bền bỉ trong gió.

- Hoa hồng thơm ngát.

- Đóa tường vi e ấp trong sớm mai.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 43: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?.

2. Kĩ năng: Xác định đúng CN trong câu kể Ai thế nào?

- Viết được đoạn văn tả 1 loại trái cây có dùng câu kể Ai thế nào?

3. Thái độ: Hs có thói quen dùng từ đặt câu hay.

(15)

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 2HS đặt câu kiểu câu kể Ai thế nào?

+ Nêu ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương II. Bài mới:( 30’)

1. Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? Qua bài: “Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?”.

- GV ghi tên bài.

2. Tìm hiểu phần nhận xét:

Bài 1: Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập 1

- Giáo viên hướng dẫn thêm hoặc làm mẫu 1 phần để HS hiểu

- Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm đôi - Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp - Mời học sinh nhận xét, bổ sung

- Giáo viên chốt lại: Các câu: 1, 2, 4, 5 là các câu kể Ai thế nào?

Bài 2: Xác định chủ ngữ của từng câu:

- Mời học sinh đọc yêu cầu đề, xác định chủ ngữ của những câu văn vừa tìm được.

- Giáo viên cho 2 học sinh lên bảng làm vào phiếu đã viết sẵn.

- 2 hs đặt câu

- Lắng nghe

Bài 1:

- Học sinh đọc yêu cầu và n/dung bài 1 - Học sinh theo dõi

- Học sinh trao đổi nhóm đôi - Học sinh trình bày bài làm

- Nhận xét, bổ sung - Học sinh theo dõi Bài 2:

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và làm bài vào vở

(16)

- Yêu cầu học sinh trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, góp ý, chốt lại

Bài 3:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu, thảo luận + CN trong các câu trên cho ta biết điều gì?

+ CN nào là một từ, CN nào là một ngữ?

- Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến - Nhận xét, bổ sung, góp ý, sửa bài

- GV chốt lại:

+ Chủ ngữ của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở vị ngữ.

+ Chủ ngữ của câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành. Chủ ngữ cua các câu còn lại do cum danh từ tạo thành.

3. Ghi nhớ:

- Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa

4. Luyện tập:

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 4 - 5 câu.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Giáo viên hướng dẫn thêm hoặc làm mẫu 1 phần để HS hiểu

- Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn

- 2 học sinh làm vào bảng phụ

- Học sinh trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, góp ý

+ Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.

+ Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

+ Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.

+ Câu 5: Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Bài 3:

- Học sinh đọc yêu cầu, thảo luận

+ CN trong các câu trên cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm, tính chất ở vị ngữ .

+ CN của câu 1 do DT riêng “Hà Nội”

tạo thành. CN của các câu còn lại do cụm DT tạo thành.

- Học sinh phát biểu ý kiến

- Nhận xét, bổ sung, góp ý, sửa bài

- Nghe, ghi nhớ

- 2, 3 học sinh đọc phần Ghi nhớ

(17)

khoảng 4- 5 câu

- Mời học sinh đọc đoạn văn trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Trong câu kể Ai thế nào? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau

- Học sinh đọc đoạn văn trước lớp

VD: Em rất thích ăn măng cụt. Loại quả này tròn như quả hồng. Vỏ của nó màu tím sẫm. Ruột nó trắng và ngọt mềm.

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài - Hs trả lời - Lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn : 20/04/2020

Ngày dạy: Thứ 5, 23/04/2020

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 44: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học

2. Kĩ năng: Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến Cái đẹp.

3. Thái độ: Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu.

* GDMT: Giáo dục HS biết yêu quý và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.

III. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

- Các băng giấy ghi: đẹp người, đẹp nết, mặt tươi như hoa, chữ như gà bới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? chỉ những gì? Chủ ngữ do thành phần nào tạo

- Học sinh thực hiện

(18)

thành?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt một câu theo mẫu Ai thế nào?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương II. Bài mới:( 30’)

1. Giới thiệu bài

- Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về Cái đẹp. Bài học sẽ giúp các em nắm nghĩa một số từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Các em cũng sẽ được làm quen với một số thành ngữ liên quan tới cái đẹp, biết sử dụng các từ đã học để đặt câu …GV ghi đề.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm VBT, 1 nhóm làm bảng phụ.

- Yêu cầu Hs trình bày kết quả, bổ sung.

- Nhận xét chung.

- Gọi HS đọc kết quả đúng.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu Hs tìm từ cá nhân.

- Tổ chức cho hs tìm từ tiếp nối: Dán các băng giấy, nối tiếp điền từ.

-Yêu cầu các tổ đọc các từ đã tìm được.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu hs viết các từ vào vở.

Bài 3

- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Giáo viên hướng dẫn thêm hoặc làm mẫu

- Cả lớp chú ý theo dõi

Bài 1

- Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, duyên dáng, uyển chuyển, rực rỡ, thướt tha, yểu điệu, lộng lẫy....

- Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách con người: thuỳ mị, dịu dàng, dịu hiền, đôn hậu, lịch sự, lịch lãm, nết na, chân tình, chân thực, cương trực, dũng cảm, thật thà....

Bài 2

- Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật:

tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, hùng vĩ, kì vĩ, cổ kính...

- Thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, duyên dáng, thướt tha...

Bài 3

- HS đọc: Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2

- Học sinh theo dõi

(19)

1 phần để HS hiểu

- Yêu cầu học sinh làm vào vở

- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp - Cả lớp nhận xét, bổ sung, sửa bài

* BVMT: Các em có cảm nhận gì khi đến thăm một số cảnh đẹp ở nước ta?

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Những từ ngữ nào nói lên cái đẹp? Làm thế nào để bảo vệ cái đẹp?

+ GD bảo vệ môi trường:

- Nhận xét giờ học. Dặn Hs hoàn thiện bài tập, học thuộc các thành ngữ và chuẩn bị bài sau.

- Cả lớp làm bài vào vở

- Học sinh trình bày bài làm trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài + Tự hào, thích thú,..

+ Giáo dục HS biết yêu quý và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.

- Theo dõi

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 46: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó.

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ và một số tờ giấy khổ to.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(20)

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5p) - Kiểm tra 2 HS.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (30’)

1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta lại tiếp tục được làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.

2. Hdẫn HS làm bài tập: (30p) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Ycầu HS thảo luận nhóm, làm VBT, 1 nhóm làm bảng phụ.

- Ycầu HS trình bày kết quả, bổ sung.

- Nhận xét chung.

- Ycầu HS đọc thuộc lòng những câu tục ngữ, thành ngữ đó.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Ycầu HS làm việc theo nhóm, 1 nhóm làm bảng phụ.

- Nhóm treo bảng phụ và trình bày.

- Nxét kết quả.

- Gọi HS đọc toàn bộ từ và ghi vào VBT.

Bài 4: - HS đọc yêu cầu.

- 2 HS lần lượt đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em với bố mẹ về việc học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang.

- HS lắng nghe.

1.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài

Hình thức thường thống nhất với nội dung

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Cái nết đánh chết cái đẹp.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

- Trông mặt mà bắt hình dong.

Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Bài 3 (52) Tìm từ tả các mức độ đẹp

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe. HS suy nghĩ, tìm - Đại diện các nhóm lên dán bài trên bảng - Lớp nhận xét.

VD: Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt kế, tuyệt trần, mê hồn, mê li, không tả xiết, như tiên,

(21)

- Gọi HS nối tiếp đọc câu.

- GV sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt cho HS

- Y/c HS viết câu hoàn thành vào vở C. Củng cố, dặn dò: (5p)

- GV nxét tiết học và khen những nhóm HS làm việc tốt.

- Y/c HS về HTL 4 câu TN ở BT 1.

- Cbị ảnh gia đình để mang đến lớp.

4. 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS chọn từ và đặt câu.

- Một số HS đọc câu mình đặt.

VD: Cô ấy đẹp tuyệt vời.

Quang cảnh nơi đây đẹp vô cùng.

--- Ngày soạn : 21/04/2020

Ngày dạy: Thứ 6, 24/04/2020

KỂ CHUYỆN CON VỊT XẤU XÍ I. MỤC TIÊU:

1. KT: - HS dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.

- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.

2. KN: HS sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.

3. TĐ: - Gd HS phải biết yêu quý những người xung quanh mình.

* GDMT: - Giáo dục học sinh cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài…( khai thác trực tiếp nội dung bài.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện

- 4 bức tranh minh hoạ truyện đọc trong SGK phóng to. Ảnh thiên nga HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(22)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết

- Nhận xét HS . B. Bài mới: (32’) 1) Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu ghi đề.

2) Hướng dẫn kể chuyện - GV kể chuyện lần 1

- GV kể chuyện lần 2 có sử dụng tranh minh hoạ.

- GV giải nghĩa từ.

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV treo 4 bức tranh minh hoạ truyện lên bảng không theo thứ tự câu chuyện ( như SGK)

- Yêu cầu HS sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện.

+ Gọi HS tiếp nối phát biểu.

* Kể trong nhóm:

- HS thực hành kể trong nhóm đôi . - GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.

* Kể trước lớp:

- Tổ chức cho HS thi kể.

- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.

- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.

- Cho điểm HS kể tốt.

C. Củng cố – dặn dò (3’)

* GDMT: - Giáo dục học sinh cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội

- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe . - Lắng nghe.

+ Tiếp nối nhau đọc .

+ HS suy nghĩ, quan sát nêu cách sắp xếp.

+ Tranh 1: Vợ chồng thiên nga gửi con lại nhờ vợ chồng nhà vịt trông giúp.

+ Tranh 2: - Vịt mẹ dẫn con ra ao . Thiên nga con đi sau cùng , trông thật cô đơn và lẻ loi.

+ Tranh 3: Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con

+ Tranh 4: Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên.

- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện .

- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.

+ Vì sao đàn vịt con đối xử không tốt với thiên nga ?

+ Qua câu chuyện này bạn thấy vịt con xấu xí là con vật như thế nào ? + Bạn học được đức tính gì ở vịt con xấu xí ?

- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu

(23)

đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài…

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em đã được nghe cho các bạn nghe và kể cho người thân nghe.

- HS nghe

--- TẬP LÀM VĂN

TIẾT 43: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát.

2. Kĩ năng:- Bước đầu nhận ra sự giống và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.

- Ghi lại được các ý quan sát về 1 cây em thích theo 1 trình tự nhất định.

3. Thái độ: Hs có thói quen dung từ đặt câu hay.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh 1 số loài cây.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối?

+ Gọi HS đọc dàn ý của tiết trước.

- GV nhận xét II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ được học cách quan sát cái cây theo thứ tự, kết hợp nhiều giác quan để có thể tìm được nhiều chi tiết cho dàn ý của bài văn miêu tả một cái cây cụ thể.

+ Bài văn miêu tả cây cối gồm có 3 phần…

+ HS lần lượt đọc dàn ý tả một cây ăn quả đã làm ở tiết TLV trước.

- Nhận xét, bổ sung.

(24)

2. Tìm hiểu bài:

Bài 1: Đọc lại 3 bài văn…

a. Tác giả mỗi bài vănquan sát cây theo trình tự nào?

b. Các tác giả quan sát cây bằng các giác quan nào?

c. Trong 3 bài đã đọc, em thích hình ảnh so sánh và nhân hoá nào? Tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hoá đó?

Bài 1

- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.

- HS đọc 3 bài Bãi ngô (trang 30), Cây gạo (trang 32), Sầu riêng (trang 34).

a. Trình tự quan sát cây.

- Bài Sầu riêng: quan sát từng bộ phận của cây.

- Bài Bãi ngô: quan sát từng thời kì phát triển của cây.

- Bài Cây gạo: quan sát từng thời kì phát triển của cây (từng thời kì phát triển của bông gạo).

b. Tác giả quan sát cây bằng các giác quan:

- Quan sát bằng thị giác (mắt): các chi tiết được quan sát: cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng (bài Bãi ngô).

Cây, cành, hoa, quả, gạo, chim chóc (bài Cây gạo). Hoa trái, dáng, thân, cành lá (bài Sầu riêng).

- Quan sát bằng khứu giác (mũi): Hương thơm của trái sầu riêng.

- Quan sát bằng vị giác (lưỡi): Vị ngọt của trái sầu riêng.

- Quan sát bằng thính giác (tai): tiếng chim hót (bài Cây gạo), tiếng tu hú (bài Bãi ngô).

c. So sánh: - Bài Sầu riêng:

+ Hoa sầu riêng ngan ngát hương cau, hương bưởi.

+ Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.

+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

(25)

- GV nhận xét và đưa bảng liệt kê các hình ảnh so sánh nhân hoá có trong 3 bài.

d. Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?

e. Miêu tả một loài cây có cái gì giống và có gì khác với miêu tả một cây cụ thể?

- Bài Bãi ngô:

+ Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như cây mạ non.

+ Búp như kết bằng nhung và phấn.

+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Bài Cây gạo:

+ Cánh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

* Nhân hoá: - Bài Bãi ngô:

+ Búp ngô non núp trong cuống lá. Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

- Bài Cây gạo: Các múi bông gạo nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân.

Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lơn, hiền lành.

d. Hai bài Sầu riêng và bái Bãi ngô miêu tả một loài cây; bài Cây gạo miêu tả một loài cây cụ thể.

e. Điểm giống nhau: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan; tả các bộ phận của cây; tả xung quanh cây; dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi tả; bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

+ Điểm khác nhau: Tả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Còn tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó. Đặc điểm đó làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập.

(26)

- GV nhận xét và chốt lại:

Bài 2: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em…

+ Ở tiết học trước cô đã dặn về nhà quan sát một cái cây cụ thể. Bây giờ, các em cho biết về nhà các em đã chuẩn bị bài như thế nào?

+ Dựa vào quan sát một cây cụ thể ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.

- GV đưa tranh, ảnh về một số cây cụ thể để HS quan sát.

- GV nhận xét theo 3 ý a, b, c trong SGK và tuyên dương một số bài ghi tốt.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Nhận xét giờ học

- Dặn HS hoàn thành bài văn, chuẩn bị bài sau

- HS ghi những gì quan sát được ra giấy nháp.

- HS quan sát tranh ảnh kết hợp và làm bài.

- Một số HS trình bày.

- Lớp nhận xét.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

Nhận diện các nét viết cơ bản... Trò chơi: Ai nhanh –

khác nhau của đền Thượng. Trường Tiểu học Đức Giang.. Nếu ta thay được dùng lặp lại từ bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì 2 câu trên có còn gắn bó

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh Thực hiện tiết dạy. Cô : Dương

Ñaõ maáy naêm vaøo Vöông phuû Vaïn Kieáp, soáng gaàn Höng Ñaïo Vöông, chaøng thö sinh hoï Tröông thaáy Höng Ñaïo Vöông luoân ñieàm tónh. Khoâng ñieàu gì

vàng cũng rất quý... Giải thích vì sao em chọn hợp với mỗi chỗ trống.. nên BÍch Vân đã có nhiều tiến bộ trong học c) …. nên BÍch Vân đã có nhiều tiến

Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, người:.. M: