• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật lí 8 Bài 3: Chuyển động đều – chuyển động không đều | Giải bài tập Vật lí 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật lí 8 Bài 3: Chuyển động đều – chuyển động không đều | Giải bài tập Vật lí 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 3. Chuyển động đều – chuyển động không đều

Câu hỏi C1 trang 12 Vật lí lớp 8: Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF như hình 3.1.

Hình 3.1

Theo dõi chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe đi được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp, ta được kết quả ở bảng 3.1:

Bảng 3.1

(2)

Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?

Lời giải:

Tên quãng đường AB BC CD DE EF

Chiều dài quãng đường

s(m) 0,05 0,15 0,25 0,3 0,3

Thời gian chuyển động

t(s) 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0

Vận tốc (m/s) 0,017 0,05 0,083 0,1 0,1

Từ độ lớn của vận tốc tính được ở bảng trên, ta thấy:

- Chuyển động của bánh xe trên máng nghiêng AD là chuyển động không đều vì độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động của bánh xe trên máng ngang DF là chuyển động đều vì độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi C2 trang 12 Vật lí lớp 8: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động đều, không đều?

a) Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định.

b) Chuyển động của ô tô khi khởi hành.

c) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

d) Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.

Lời giải:

a) Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định là chuyển động đều. Vì khi quạt quay ổn định thì độ lớn vận tốc của cánh quạt không đổi theo thời gian.

b) Chuyển động của ô tô khi khởi hành là chuyển động không đều. Vì khi khởi hành, độ lớn vận tốc của ô tô tăng dần theo thời gian.

c) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc là chuyển động không đều. Vì khi xuống dốc thì độ lớn vận tốc của xe đạp tăng dần theo thời gian.

(3)

d) Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga là chuyển động không đều. Vì khi vào ga thì độ lớn vận tốc của tàu hỏa giảm dần.

Câu hỏi C3 trang 12 Vật lí lớp 8: Hãy tính độ lớn của vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A đến D. Trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?

Lời giải:

Vận tốc trung bình trên đoạn AB là: AB

AB

AB 0,05

v 0,017(m / s)

t 3

  

Vận tốc trung bình trên đoạn BC là: BC

BC

BC 0,15

v 0,05(m / s)

t 3

  

Vận tốc trung bình trên đoạn CD là: CD

CD

CD 0, 25

v 0,083(m / s)

t 3

  

Như vậy, trục bánh xe chuyển động nhanh lên vì độ lớn vận tốc trung bình tăng lên.

Câu hỏi C4 trang 12 Vật lí lớp 8: Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội tới Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào?

Lời giải:

- Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội tới Hải Phòng là chuyển động không đều vì trong quá trình chuyển động, xe có thể chạy nhanh hay chậm tùy từng thời điểm khác nhau.

- Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội tới Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc trung bình của xe.

Câu hỏi C5 trang 13 Vật lí lớp 8: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.

Lời giải:

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là:

(4)

1 1

1

S 120

v 4m / s

t 30

  

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường ngang là:

2 2

2

S 60

v 2,5m / s

t 24

  

Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường là:

1 2

1 2

S S 120 60 180

v 3,33m / s

t t 30 24 54

 

   

 

Câu hỏi C6 trang 13 Vật lí lớp 8: Một đoàn tàu chuyển động 5 giờ với vận tốc trung bình 30km/h. Tính quãng đường đoàn tàu đi được.

Lời giải:

Quãng đường tàu đi được là: s = v . t = 30 . 5 = 150 km

Câu hỏi C7 trang 13 Vật lí lớp 8: Xác định vận tốc trung bình của em khi chạy cự li 60m trong tiết thể dục ra m/s và km/h.

Lời giải:

Tùy thuộc vào thời gian chạy của mỗi học sinh sẽ có độ lớn vận tốc trung bình khác nhau.

Ví dụ: Bạn A chạy cự li 60m với thời gian 10s

Ta có vận tốc trung bình vtb S 60 6m / s 21,6km / h t 10

   

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bảng kết quả theo dõi chuyển động của một bánh xe trên các quãng đường đi được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp... + Bánh xe chuyển động không đều

3 vận tốc trên đường bằng; vận tốc lúc xuống dốc gấp bốn lần vận tốc khi lên dốc. Tính độ dài của cả chặng đường AB.. Nếu canô đi xuôi dòng từ M đến N thì mất 4h. Nếu

Trên quãng đường AB, BC, CD, trung bình mỗi giây trục bánh xe lăn được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường đó là

- Trong 2 giây đầu tiên: chuyển động thẳng đều với vận tốc 1 m/s. - Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4: chuyển động nhanh dần đều. - Từ giây thứ 8 đến giây thứ 9: chuyển

2. So sánh độ dịch chuyển góc trong cùng khoảng thời gian của các điểm khác nhau trên kim. Tốc độ của các điểm khác nhau trên kim là như nhau. Càng về phía đầu kim tốc

- Chọn gốc tọa độ tại ngay vị trí viên bi bắt đầu chuyển động (nam châm lúc đầu được gắn với nam châm điện ngay sát chùm tia hồng ngoại của cổng quang điện A). - Chọn

I) Lý thuyết. Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. Đơn vị của thời gian sẽ tương ứng với đơn vị của quãng đường và vận tốc, ví dụ quãng đường có đơn

Thời gian đi = Thời gian đến – thời gian xuất phát – thời gian nghỉ (nếu có). Tính vận tốc: Ta lấy quãng đường chia cho thời gian đi. Hỏi vận tốc của xe ô tô bằng bao