• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 3 Ngày soạn: 8/09/2017

Ngày dạy: 11/09/2017(4B,4C) 14/09/2017(4A)

BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính.

- Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính.

- Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình.

- Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.

3.Thái độ:

- Hào hứng trong việc học môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Gv: sách gk, giáo án.

- Hs: sách gk, vở bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ: (5p) Báo cáo sĩ số:

Tên học sinh vắng mặt:

2. Bài mới: (35p)

Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta

- ổn định.

- Lắng nghe.

TUẦN 02

(2)

Hoạt động 1:Máy tính xưa và nay: (20p) Mục tiêu: - Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính.

- Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167m2 (H2- trang 5) - Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm diện tích 0.5 m2.

- Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện hơn, rẻ hơn…

Hỏi: Các em đã biết khá nhiều về máy tính rồi thế nhưng em có biết nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính không?

Hoạt động 2: Các bộ phận chính của máy tính. (10p)

Mục tiêu: Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính.

Nhắc lại câu hỏi: Các bộ phận của máy tính làm nhiệm vụ gì?

Hỏi: Bộ phận nào của máy tính quan trọng nhất?

2.2. Kết luận (5p)

- Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính.

- Về nhà học lại bài.

- Quan sát, ghi bài.

- Lắng nghe câu hỏi.

- Thảo luận – trả lời.

+ Bàn phím, chuột: đưa thông tin vào để máy tính xử lí.

+ Phần thân máy: Thực hiện quá trình xử lí.

+ Màn hình: Đưa thông tin ra sau khi xử lí.

- Nghe rút kinh nghiệm – ghi bài.

- Trả lời câu hỏi.

+ Phần thân máy.

- Lắng nghe.

Tiết 4 Ngày soạn: 8/09/2017

(3)

Ngày dạy: 11/09/2017(4B,4C) 14/09/2017(4A)

BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (TIẾP)

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính.

- Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính.

- Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình.

- Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.

3.Thái độ:

- Hào hứng trong việc học môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Gv: sách gk, giáo án.

- Hs: sách gk, vở bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ: (5p) Báo cáo sĩ số:

Tên học sinh vắng mặt:

- Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: (35p)

Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta

- ổn định.

- Lắng nghe.

(4)

Hoạt động 3: Thực hành (30p)

Mục tiêu: Giúp HS nắm vững hơn kiến thức của bài

* Bài tập

Gọi học sinh lên bảng tính:

- Tính xem chiếc máy tính xưa nặng gấp mấy lần chiếc máy tính hiện nay.

- Tính xem chiếc máy tính xưa chiếm diện tích bao nhiêu căn phòng rộng 20 m2.

- Tính tổng của 15, 21 thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?

- Tính hiệu của 200 và 177; thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?

2.2. Kết luận (5p)

- Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính.

- Về nhà học lại bài.

- Thực hành làm bài tập.

- Thực hành tính toán.

- Lấy 27 tấn đổi ra kg (= 27.000 kg). Sau đó lấy 27.000 kg chia cho 15 kg.

27.000 : 15 = 1800 lần.

- Thực hành tính toán.

- Lấy 167 m2 chia cho 20 m2. 167 : 20 = 8.35 căn phòng.

- Trả lời câu hỏi.

+ Thông tin vào là: 15, 21, dấu (+) + Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=36)

+ Thông tin vào là: 200, 177, dấu (-)

+ Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=23)

- Lắng nghe.

________________________

Tiết 3 Ngày soạn: 10/09/2017

(5)

Ngày dạy: 13/09/2017(5B,5A) 15/09/2017(5C,5D)

BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Học sinh biết vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính.

- Biết các khái niệm ban đầu về tệp, thư mục và vai trò của chúng trong việc tổ chức thông tin trên máy tính.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được các biểu tượng của ổ đĩa, tệp, thư mục.

- Thực hiện được các thao tác để khám phá các tệp và thư mục trên máy tính.

3. Thái độ:

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, phòng máy, máy tính.

- Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ: (5p) -Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2. Bài mới: (35p) - Đặt vấn đề

Các em đã biết thiết bị lưu trữ trên máy tính là đĩa cứng.

Vậy thông tin được lưu trên đĩa cứng như thế nào? cách tổ chức thông tin ra sao? cách xem các thông tin đã lưu?

Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi

Lắng nghe

(6)

Hoạt động 1:Tệp và thư mục (10p)

Mục tiêu: HS Biết được thế nào là Thư mục, thế nào là tệp.

-Trong máy tính thông tin được lưu trên các tệp.

Vd: tệp văn bản, tệp chương trình, tệp hình vẽ,...

-Các tệp được sắp xếp trong các thư mục.

-Một thư mục có thể chứa những thư mục con.

Vd: Trong thư mục KHỐI có các thư mục con là 5/1, 5/2,5/3, 5/4, 5/5.

- Gọi hs cho một vài ví dụ về thư mục và thư mục con.

- GV giảng về tập tin và cho ví dụ.

- GV cho ví dụ phân biệt thư mục và tệp rồi rút ra khái niệm.

KL: GV phân biệt thư mục và tệp

Hoạt động 2: Xem các thư mục và tệp (25p)

Mục tiêu: Học sinh Hình dung và liên tưởng được về tệp và thư mục.

- Để xem các tệp và thư mục có trong máy tính, em hãy nháy đúp biểu tượng My Computer. Khi đó một cửa sổ hiện ra, nếu nháy nút Folders, cửa sổ này sẽ gồm hai ngăn và có thể nhìn thấy các đĩa và ổ đĩa có trên máy tính.

Lắng nghe

Cho ví dụ

Lắng nghe

- Chú ý lắng nghe.

- Ghi chép bài.

(7)

- Một cách khác để khám phá máy tính: Nháy nút phải chuột trên biểu tượng My Computer rồi nháy Explore (khám phá) trên danh sách hiện ra sau đó.

Chú ý: Biểu tượng của thiết bị nhớ Flash chỉ xuất hiện khi nó được cắm vào máy tính.

- Thực hành làm mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

KL: GV nhắc lại các bước vào xem thư mục và tập tin.

- Lên làm thực hành.

______________________

Tiết 4 Ngày soạn: 10/09/2017

Ngày dạy: 13/09/2017(5B,5A) 15/09/2017(5C,5D)

(8)

NÀO?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Học sinh biết vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính.

- Biết các khái niệm ban đầu về tệp, thư mục và vai trò của chúng trong việc tổ chức thông tin trên máy tính.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được các biểu tượng của ổ đĩa, tệp, thư mục.

- Thực hiện được các thao tác để khám phá các tệp và thư mục trên máy tính.

3. Thái độ:

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, phòng máy, máy tính.

- Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ: (5p) -Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2. Bài mới:

- Đặt vấn đề

Các em đã biết thiết bị lưu trữ trên máy tính là đĩa cứng.

Vậy thông tin được lưu trên đĩa cứng như thế nào? cách tổ chức thông tin ra sao? cách xem các thông tin đã lưu?

Bài học hôm nay Cô sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.

2.1. Các hoạt động:

Lắng nghe

(9)

Hoạt động 3: Thực hành (30p)

Mục tiêu: Học sinh nắm chắc hơn về kiến thức tệp và thư mục.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của Thực hành 1, 2, 3, 4 trong SGK.

- Cho HS thảo luận.

- Hướng dẫn cho HS phần thực hành.

2.2. Kết luận (5p)

- Nhắc lại tệp và thư mục, cách xem tệp và thư mục.

- Phân biệt tệp và thư mục.

- Nhận xét tiết học

- Về nhà thực hành, học bài và làm bài tập.

- Xem trước phần bài học tiếp theo.

- Đọc yêu cầu thực hành.

- Thảo luận.

- Thực hành theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe _______________________

Ngày ………..tháng…….năm 2017 TCCM đã kiểm tra

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu

2. Hình thành kiến thức mới: Xử lí thông tin trong máy tính a) Mục tiêu: HS nắm được các thành phần thực hiện xử lý thông tin trong máy tính, hiểu được máy tính là

- Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh2. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một

- Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thong tin thu nhận được về các loại cây, con vật; Khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật.. - Kĩ

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối với đời sống của cây, đồi sống động vật và con người. - Kĩ năng làm chủ bản

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. Tự tin vào chính mình, khả năng làm

* MT riêng: (HS Thắng Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số và giải toán kém