• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TUẦN : 26

Tiết : 26 Ôn tập văn Bản :

ÔNG ĐỒ

-Vũ Đình Liên- I.

MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ

“Ông đồ”. Qua bài thơ, giúp các em nhận ra những cách tân nghệ thuật và những đổi mới về nội dung và tư tưởng bài thơ. Tâm sự của một người yêu vẻ đẹp truyền thống.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.

II.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP-KI THUẬT:

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

IV:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: …../…../…..: Sĩ số: .... / Vắng:…..

8B: …../…../…..: Sĩ số:.... /Vắng:…..

2.Kiểm tra bài cũ : Nêu cảm nhận về hình ảnh con hổ trong vườn bách thú. Em hãy so sánh hình ảnh của con hổ trong hai hoàn cảnh quá khứ và hiện tại để thấy được khát vọng tự do.

3. Bài mới

Hoạt động của thày – trò Nội dung cần đạt

? Giới thiệu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Đình Liên?

? Trong phong trào thơ mới, vị trí của Vũ Đình Liên được khẳng định ntn?

Trong làng Thơ mới . Vũ Đình Liên là một ngời cũ. Từ khi phong trào Thơ mới ra đời, ta đã thấy thơ Vũ Đình Liên trên các báo . Người cũng ca ngợi tình yêu như

I TÁC GIẢ.

a. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca. (SGK) b. Đôi nét về hồn thơ Vũ Đình Liên.

- Hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

II. VĂNBẢN.

- Là bài thơ tiêu biểu nhất của Vũ Đình Liên trong sự nghiệp thơ ca.

1. Bối cảnh xã hội: Từ đầu thế kỉ XX, chữ nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hoá Việt Nam. Các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã

(2)

hầu hết các nhà thơ mới bây giờ. Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và hoài cổ.?

Trình bày xuất xứ bài thơ

? Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp thơ ca của Vũ Đình Liên? Thái độ tiếp nhận của công chúng thời đó với bài thơ?

? Vì sao bài thơ lại đợc tiếp nhận nồng nhiệt như vậy?

Học sinh tự lý giải.

- Người đọc đã thấy được sự đồng cảm của tác giả với VĐL

- Giáo viên cho hs trình bày dàn ý.

- GV nhận xét khái quát - GV đọc cho học sinh tham khảo, tổ chức cho các em trao đổi cảm nghĩ về những bài thơ đó

hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc lõng trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên, cuối cùng là vắng bóng.

Số phận của ông đồ trong bài thơ cũng như vậy.

Trong bài thơ, tác giả không bàn bạc về sự hết thời của chữ nho, nhà nho mà chỉ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người của một thời đã qua.

“Ông đồ chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn”

2.Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

3. Nghệ thuật:

- Thể thơ ngũ ngôn bình dị, cô đúc mà gợi cảm.

- Kết cấu giản dị, chặt chẽ.

- Ngôn ngữ trong sáng, hàm súc, dư ba.

III. Luyện tập:

1.Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.

2. Nêu ý nghĩa của hình ảnh ông đồ qua bài thơ?

- Là thầy đồ bán chữ nho ngày Tết.

- Là hình ảnh tiêu biểu cho lớp người xưa một thời vang bóng.

- Là hình ảnh tiêu biểu cho nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc.

- Là di tích của một thời.

3. Phân tích cái hay của hai câu thơ:

Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.

Gợi ý: Nỗi buồn tủi lan sang cả những vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được. Nghiên mực cũng vậy, không được bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được dùng rất đắt.

4. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ:

Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay.

(3)

(Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa , nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông. Ông vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn có mặt với cuộc đời nhưng cđời đã quên hẳn ông. Ông ngồi đấy mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng là một tấn bi kịch. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông. Lá vàng rơi vốn đã gợi sợ tàn tạ, buồn bã, đây lại rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Vì ông ế khách, tờ giấy đổ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi ông cũng bỏ mặc. Ngoài trời chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ mà sao ảm đạm, lạnh lẽo tới buốt giá).

4. Củng cố:

? Nêu cảm nhận về nội dung cơ bản của bài thơ? Hãy nêu lý do vì sao nói, tác giả 5. Hướng dẫn:

- Về nhà triển khai dàn bài hướng dẫn thành một bài viết cụ thể, đảm bảo các ý trong bài.

- Chú ý trình tự và cách triển khai từ nghệ thuật -> nội dung -> cảm xúc….

- Chuẩn bị bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh.

TUẦN : 27

Tiết : 27 Ôn tập văn Bản :

QUÊ HƯƠNG

-Tế Hanh- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức :

- Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Tế Hanh và bài thơ “Quê hương”. Qua bài thơ và những vần thơ viết về quê hương, giúp các em nhận ra những nét tinh tế, hồn thơ trong sáng, nhạy cảm với mối tình quê sâu nặng của nhà thơ.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.

II.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT:

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

IV:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: .... / Vắng:

8B: : Sĩ số:.... /Vắng:

(4)

2.Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nêu cảm nhận về tâm trạng của nhà thơ trong hai câu cuối bài thơ:

“Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?”

3. Bài mới

HĐ của thày - trò Nội dung cần đạt

? Hãy trình bày hiểu biết về tác giả Tế Hanh.

Giáo viên bổ sung thêm một số chi tiết đáng lưu ý về cuộc đời tác giả.

? Giới thiệu đôi nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

? Theo em, điều làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm là gì?

GV: Đây chính là nét nổi bật trong thơ của TH giúp ông dù khác biệt nhưng luôn có chỗ đứng vững trong phong trào thơ mới.

I. Giới thiệu đôi nét về tác giả - tác phẩm.

a. Tác giả:

- Tế Hanh – tên khai sinh là Trần tế Hanh, sinh 1921, quê Quảng Ngãi, hiện đang sống ở HN.

- Ông tham gia cách mạng từ T8/1945, tham gia nhiều khoá BCH Hội Nhà văn…

- XB nhiều tập thơ, tiểu luận, thơ viết cho thiếu nhi, dịch nhiều tập thơ của các nhà thơ lớn trên TG.

- Ông nhận nhiều giải thưởng về vh.

b. Tác phẩm:

- Sáng tác khi Tế Hanh sống xa quê. Những hình ảnh về làng chài và những người dân chài đều được tái hiện từ nỗi nhớ của nhà thơ nên rất gợi cảm và sinh động.

- Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở chất thơ bình dị nhưng tràn ngập cảm xúc. Nhà thơ viết về quê hương với tình cảm thiết tha, từ niềm tự hào về 1 miền quê tươi đẹp, có những đoàn thuyền, những người trai mạnh mẽ đầy sức sống, đương đầu với sóng gió trùng dương vì c/s, niềm vui và hp của làng chài.

II.Luyện tập.

1. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.

DÀN Ý Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sức hấp dẫn trước hết của bài thơ là vẻ đẹp thân thương và độc đáo của bức tranh làng quê.

Thân bài:

aVẻ đẹp của chính làng quê yên bình của làng chài ven biển Trung Bộ.

(Phân tích 2 câu thơ đầu).

b. Đó là vẻ dẹp tươi sáng, khoẻ khoắn trong cuộc sống và con người làng chài:

- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:

+ Hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng của buổi bình minh.

(5)

+ Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai và những chiếc thuyền “phăng mái chèo” ;“mạnh mẽ vượt trường giang”.

+ Hình ảnh cánh buồm là một sự so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao nỗi niêmg của người dân chài.

- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền trở về bến:

+ Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hoà niểm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.

+ Hình ảnh những chàng trai và những con thuyền sau chuyến ra khơi tạo nên một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn với hương vị riêng biệt khó quên của làng chài.

Kết bài:

- Bức tranh làng quê trong bài thơ thể hiện tình càm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh đối với quê hương.

- Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sống và con người ở mọi làng chài VN, nên có sức hấp dẫn với mọi tâm hồn Việt.

2. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh con thuyền trong bài thơ;

Gợi ý:

- hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

-> nghệ thuật so sánh, sử dụng động từ mạnh gợi lên hình ảnh chiếc thuyền đang mạnh mẽ, đầy hứng khởi lướt trên sóng biếc. Sức mạnh của con thuyền hay chính sức mạnh của những chàng trai đang hào hứng, đầy khí thế, quyết tâm chinh phục biển khơi.

- hình ảnh con thuyền lúc trở về:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ…

-> Nghệ thuật nhân hóa…. Gợi hình ảnh con thuyền viên mãn nghỉ ngơi sau chuyến lao động dài, mệt nhọc bắt được nhiều cá. Sự nghỉ ngơi ấy khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của người dân chài sau chuyến đi xa với niềm hăng say miệt mài. Họ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chuyến hành trình sau đó.

- Hình ảnh chiếc thuyền trong trí nhớ của tác giả: thân quen trong tư thế ra khơi hùng dũng khẩn trương và hào hứng. Chiếc thuyền là hình ảnh gắn bó với làng chài và ám ảnh trong nỗi nhớ của nhà thơ Tế Hanh.

4. Củng cố:

? Nêu cảm nhận của em về tình yêu quê của Tế Hanh?

? Em có cảm nhận gì về “mùi nồng mặn” trong câu thơ cuối?

Học sinh tự nêu cảm nhận.

5. Hướng dẫn:

(6)

- Về nhà triển khai dàn bài hướng dẫn thành một bài viết cụ thể, đảm bảo các ý trong bài.

- Chú ý trình tự và cách triển khai từ nghệ thuật -> nội dung -> cảm xúc….

- Đọc bài thơ “Nhớ con sông quê hương ” – Tế Hanh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hìn ảnh, năng lực tư duy tổng hợp theo

Vì ở nửa cầu Bắc tạp trung nhiều lục địa nên còn được gọi là “lục bán cầu” và đại dương tập trung nhiều ở nửa cầu Nam nên được gọi là “thủy bán cầu”?. Để hiểu rõ hơn cô và

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong