• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (TRÍCH) CỦA CHU QUANG TIỀM NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

( 10 tiết) I. Mục tiêu bài học

1. Góp phần giáo dục cho học sinh:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.Biết yêu và trân trọng sách, nơi lưu giữ những tri thức của nhân loại. Có ý thức tìm sách hay và phương pháp đọc sách đúng đắn.

2.Qua bài học học sinh biết a. Đọc hiểu

- Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch nghị luận.

+ Xác định được nội dung chính.

+ Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ trong một văn bản nghị luận.

+ Chỉ ra và phân tích được vai trò của phương pháp lập luận và phép tu từ so sánh trong văn bản.

b.Viết

- Biết viết bài văn nghị luận xã hội.

c. Nói và nghe

- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống bằng cách nêu rõ ý kiến, đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Biết bảo vệ quan điểm của mình trước sự phản bác của người khác.

d.Tiếng Việt

- Ôn lại các kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập.

II. Phương tiện và hình thức tổ chức dạy học 1. Phương tiện dạy hoc

- SGK, SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

2. Phương pháp, hình thức dạy học chính

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, dạy học theo nhóm.

- KT: Hỏi trả lời, động não, chia nhóm, ciao nhiệm vụ II.Tiến trình dạy học

Hoạt động Cách thức tổ chức

ĐỌC HIỂU ( 3 tiết )

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( 2 tiết)

1.Hoạt động khởi động. Gv cho học sinh chơi trò chơi lật ô chữ với chủ đề về Sách.Từ đó dẫn dắt vào bài.

(2)

2.Đọc và tìn hiểu chung về văn bản.

*Kết quả dự kiến.

Tác giả: Chu Quang Tiềm ( 1897 – 1986).

Là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc

Xuất xứ: Trong danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách.

- Văn bản: Nghị luận

- Đặc điểm: có hệ thống luận điểm, luận cứ luận chứng và cách lập luận

- Vấn đề bàn luận: bàn về phương pháp đọc sách

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Gv yêu cầu học sinh đọc các thông tin về tác giả, văn bản và trình bày lại các t hông tin chính.

?) Qua phần chuẩn bị ở nhà em biết được gì về Chu Quang Tiềm?

?) Nêu xuất xứ của văn bản “bàn về đọc sách”.

?) “Bàn về đọc sách” thuộc loại văn bản nào?

?) Đặc điểm của kiểu văn bản ấy là gì.

?) Em hãy xác định vấn đề được đem ra bàn luận trong VB.

?) Phương thức biểu đạt chủ yếu ở đây là gì.

3. Đọc lướt tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận của văn bản.

*KQ dự kiến.

- 3 luận điểm lớn:

+ Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách

+ Các khó khăn, thiên hướng sai lệch của việc đọc sách

+ Bàn về phương pháp đọc sách ứng với bố cục chia 3 phần:

P1: “Học vấn…phát hiện tác giả mới”

P2: “Lịch sử…tự tiêu hao lực lượng”

P3: Phần còn lại

- Văn bản chủ yếu lập luận bằng cách so sánh đối chiếu sử dụng phép lập luận chứng minh; phân

Gv yêu cầu học sinh đọc lướt tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận của văn bản.

? Gv yêu cầu học sinh tìm hiểu 1 số từ khó trao đổi với bạn bè (gợi ý tìm hiểu m hiểu “học vấn” là gì. Thế nào là học thuật.“Vô thưởng vô phạt” nghĩa là gì).

?) Để bàn về đọc sách, tác giả đã đưa ra mấy luận điểm lớn.

?) Ứng với mỗi luận điểm đó là những đoạn nào trong văn bản? Nhận xét bố cục.

? Phép lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản là gì.

(3)

tích và tổng hợp

4.Tìm hiểu chi tiết từng phần trong văn bản.

*KQ dự kiến.

- Luận điểm 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

- Luậncứ: Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.

+ Học vấn: Những hiểu biết của con người.

+ Giúp con người thành công trên mọi lĩnh vực.

Học vấn là được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người. Trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng.

- Phải đọc sách vì: học vấn - những hiểu biết của con người, do đọc sách mà có.

+ Sách: Ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loại người tìm tòi, tích luỹ qua được từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

Sách là kho tàng quý báu cất giữ đi tinh thần nhân loại.

- Cuốn sách có giá trị: là cuốn sách kết tinh đầy đủ sâu sắc về tri thức và nhân loại.

- Đọc sách: là “hưởng thụ” để tiến lên trên con đường học vấn.

-> Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. Vậy đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này.Đọc sách là một con đường

Gv hướng dẫn học sinh đọc kĩ từng phần của văn bản. Sử dụng pp thảo luận nhóm và kĩ thuật mảnh ghép để tìm hiểu:

+ Luận điểm của mỗi phần

+ Hệ thống các từ ngữ, dẫn chứng, lí lẽ.

+ Trong mỗi phần tác giả sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê…và nêu tác dụng của các cách diến đạt đó.

(4)

quan trọng để tích luỹ nâng cao vốn tri thức. Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách.

LĐ2: Cái khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách trong tình hình hiện nay - Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.

- Phải lựa chọn sách mà đọc - Khó khăn:

. Sách nhiều: -> không chuyên sâu, dễ sa vào ăn tươi nuốt sống”

chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiềm ngẫm.

. Sách nhiều: -> khiến người đọc khó lựa chọn, dễ lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, cách nói giàu hình ảnh kết hợp với biện pháp liệt kê, so sánh

=> Nhấn mạnh những khó khăn trong việc đọc sách.

LD3: Phương pháp chọn sách và cách đọc sách.

* Chọn sách.

Đọc sách không cần nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

+) Chỉ đọc lướt qua 10 quyển sách không bằng đọc 10 lần 1 quyển sách .

+) Đọc 10 quyển sách không quan trọng -> không bằng đọc một quyển sách “ thật sự có giá trị”.

- Câu thơ cổ nhân xưa:

“ Sách cũ xem trăm lần không chán thuộc lòng , ngẫm kĩ một mình hay” -> sách cũ là quyển

(5)

sách có giá trị và người dọc ở đây nghiền ngẫm rất kĩ, không chán.

* Đọc sách.

- Đọc sâu:

Không nên đọc lướt qua, đọc kĩ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, nhất là đối với những quyển sách có giá trị.

- So sánh:

+) “Đọc nhiều … như cưỡi ngựa qua chợ” .

+) “Đọc sách nhiều chỉ để trang trí bộ mặt … như kẻ trọc phú khoe của …”

- Tác dụng: Châm biếm những kẻ

“ đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu” thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém”.

-> Phân loại sách đọc:

. Đọc sách thường thức để có học vấn cơ bản

. Đọc sách chuyên sâu (chuyên môn, sách tham khảo) để hiểu sâu, hiểu kĩ.

- Đọc rộng:

+ Các bộ môn, các chuyên ngành như: Văn, Sử, Địa, ngoại giao … đều có quan hệ đến nhau.

-> So sánh:

Chỉ học một môn, càng tiến lên càng khó khăn, giống như:

Con chuột chui vào sừng trâu càng chui càng hẹp, không lối thoát.

-> Chỉ mối quan hệ cần thiết giữa các ngành có liên quan với nhau.

Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.

=> Không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống …

(6)

Như vậy, theo Chu Quang Tiềm, đọc sách chỉ đâu phải việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyên học làm người.

NT: Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị. Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.Bố cục bài viết vừa chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt tự nhiên.

5. Khái quát giá trị của văn bản.

*KQ dự kiến.

VB đặt ra một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc với mọi thời đại đó là vai trò của sách và cách đọc sách.

Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị. Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.Bố cục bài viết vừa chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt tự nhiên.

GV hướng dẫn học sinh khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

?) Văn bản đã ra đời cách đây hàng trăn năm vậy tại sao nó vẫn có giá trị nội dung sâu sắc.

?) Văn bản “ bàn về đọc sách ” thuyết phục, hấp dẫn là do đâu ?

6.Liên kết văn bản với đời sống. Gv kết nối văn bản với đời sống.

? Trong thực tế ngoài những khó khăn đặt ra trong văn bản em còn gặp phải những khó khăn gì đối với việc đọc sách.

? Em hãy trao đổi với bạn để tìm ra các phương pháp đọc sách tốt nhất.

7. Thực hành đọc hiểu văn bản nghị luận tương tự.

Thực hành đọc hiểu (1 tiết)

Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân đọc văn bản sau:

NHỮNG CHỮ “ĐỪNG” KHÔNG NÊN CÓ ĐỂ CẢI THIỆN MỘT MỐI QUAN HỆ Trong cuộc sống hay trong công việc, có những mối quan hệ kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí là cả đời nhưng cũng có những mối quan hệ chỉ kéo dài vài ba tháng. Vấn đề đôi

(7)

khi không nằm ở những xích mích đời thường mà lại nằm ở những chi tiết rất nhỏ. Hãy cùng tham khảo một số những chi tiết chúng ta nên lưu ý để có những mối quan hệ tốt đẹp và bền vững hơn nhé

1. ĐỪNG SỢ LÀM PHIỀN

Chúng ta luôn giữ trong mình những suy nghĩ “nước sông không phạm nước giếng”.

Nếu như người khác không liên quan đến mình, mình cũng sẽ không làm phiền và quan tâm đến họ. Việc gì mình có thể tự làm nhất quyết sẽ làm chứ không chịu nhờ cậy hay hỏi ý kiến một ai. Nhiều người nghĩ rằng như vậy là bản thân khá tự lập và là một người mạnh mẽ, kiên định.

Thực tế rằng, điều ấy lại không chứng tỏ rằng bạn là một người mạnh mẽ mà lại chứng tỏ rằng bạn là một người cô độc.“Sợ làm phiền”

xét cho cùng là một chứng bệnh không của riêng ai. Chúng ta luôn e dè với các mối quan hệ và nhiều khi lại quên mất rằng nếu mình không ngỏ lời thì đôi khi người khác cũng không muốn nhờ đến bạn. Bạn chỉ nghĩ rằng mình sẽ làm phiền người khác thôi chứ thực ra họ lại không nghĩ như vậy. “Làm phiền” thực chất không phải là khiến cho người khác cảm thấy khó chịu mà là mình đang chứng tỏ rằng bản thân họ là một người có giá trị. Sẽ chẳng có ai làm phiền đến bạn khi bạn không mang lại cho họ một giá trị nào đó cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Vậy nên đừng “sợ làm phiền”

ai cả, hãy chủ động “làm phiền” một cách đúng mức để có thể mở rộng các mối quan hệ của mình hơn.

2. ĐỪNG SỢ TỪ CHỐI

Có một điều chắc chắn rằng chúng ta ai rồi cũng sẽ phải học một lần cách nói “không”

hay từ chối người khác. Bạn nghĩ rằng việc họ nhờ cậy đến mình và mình nên đồng ý mọi chuyện, vậy mới hợp tình hợp lý, nhưng thực chất không phải như vậy. Không ai có nghĩa vụ phải làm hộ ai một điều gì nếu bản thân họ không thực sự muốn làm điều đó. Từ chối và bị

(8)

từ chối là một trạng thái bình thường của con người. Việc bạn từ chối làm một việc gì đó không làm giảm đi mức độ thân thiết hay sự tín nhiệm giữa người với người. Điều này chứng tỏ rằng bạn tôn trọng mối quan hệ, cảm xúc của cá nhân mình và đồng thời hạn chế được những rủi ro hết mức có thể việc xích mích giữa hai người bạn. Nhận lời giúp 1 lần, 2 lần và chắc chắn sẽ có những lần sau đó. Hãy đồng ý chấp nhận nếu như đấy là sự nhờ cậy thực sự cần thiết và xứng đáng. Đừng để bản thân trở thành người dễ dãi, bị lợi dụng bởi sự “lười biếng”

của người khác.

3. ĐỪNG GIỮ THỂ DIỆN

Trong các mối quan hệ, thể diện không quan trọng như bạn nghĩ, quan trọng là giải quyết được vấn đề. Không biết thì hãy hỏi, nếu cần giúp hãy nhờ cậy người khác. Vào những thời khắc quan trọng, việc bạn sợ mất thể diện hay e dè trước người khác không thể giải quyết được

vấn đề.

Chót nhận lời những việc quá sức với bản thân nhưng lại không dám từ chối vì sợ mất thể diện, sợ rằng người ta sẽ đánh giá mình.

4. ĐỪNG QUÁ KÌ VỌNG

Bạn nghĩ rằng là cứ cho đi là sẽ được nhận lại nhưng thực chất lại không phải vậy. Đừng quá kỳ vọng vào những gì mình cho người khác. Đôi khi lúc mình giúp đỡ người khác điều nhận lại không những không được như ý, hay thậm chí còn bị trách ngược. Khi ấy, đừng quá thất vọng hay buồn phiền, mình giúp được người ta và đã cố hết sức chứ không phải là làm một cách hời hợt.Tương tự như vậy, khi mình chủ động làm phiền người khác, chuyện đầu tiên chúng ta cần làm chính là bỏ qua những kỳ vọng của bản thân về kết quả, chỉ cần đối phương chịu nỗ lực, cho dù là hiệu quả không tốt, không giúp được việc, thậm chí giúp còn phản tác dụng thì cũng vẫn đáng được cảm kích. Mà làm như vậy cũng có lợi cho việc bồi dưỡng mối quan hệ tốt giữa hai bên.

(9)

5. ĐỪNG LỢI DỤNG

Người khác giúp bạn là tình cảm, không giúp bạn là giữ bổn phận. Không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ ai cũng như đó không phải là trách nhiệm của họ nếu như việc của bạn làm chưa được tốt. Tất cả vấn đề đều nằm ở phía bản thân mình, “làm phiền” đừng để trở nên “phiền toái”. Đừng ỷ lại và trông chờ người khác chỉ vì họ luôn sẵn lòng giúp đỡ.

( Theo cà phê cùng Tony buổi sáng) 1.Vấn đề nghị luận đặt ra trong văn bản là gì?

2.Người viết làm sáng tỏ vấn đề qua những luận cứ nào?

3.Nhận xét về cách lập luận của người viết?

4.Em thích cái “đừng” nào nhất trong đoạn văn trên và lí giải tại sao?

8. Tích hợp TV Liên kết câu và liên kết đoạn văn (1 tiết) Đọc những tri thức về các phép liên kết dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới.

 Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:

– Liên kết về nội dung:

+ Liên kết chủ đề (các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản).

+ Liên kết lô-gíc (các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí).

– Liên kết hình thức gồm các phép liên kết:

+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ

(10)

biểu thị quan hệ với câu đứng trước.

Bài Tập:

Hãy chỉ ra liên kết về nội dung và các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong đoạn văn sau:

“Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. ít nhất có hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.

Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách.

“Liếc qua” tuy rất nhiều, những “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đi đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mấy vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.

(11)

TÌM HIỂU KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ 1 SỰ VIỆC HIỆN THƯỢNG ĐỜI SỐNG VÀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (2 tiết)

Gv sử dụng các phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn, mảnh ghép thuyết trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu về 2 kiểu bài nghị luận xã hội : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đền tư tưởng, đạo lí.

HS hoàn thành cá nhân PHT số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.

Cho các vấn đề nghị luận sau?

1.Tấm gương hs nghèo vượt khó.

2. Thời gian là vàng.

3. Hiện tượng ô nhiễm môi trường.

4.Câu tục ngữ:“đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

5. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn.

6.Bàn về vấn đề bạo lực học đường của hs hiện nay.

7.Tinh thần tự học.

8.Thực phẩm bẩn.

9.Tình anh em.

10 Tình mẫu tử Vấn đề

nghị luận

Lĩnh vực đời sống xã hội

Lĩnh vực tư tưởng

Lĩnh vực đạo đức lối sống của con người

*Kết quả dự kiến.

Khái niệm về 2 kiểu bài nghị luận về một sv hiện tượng đs và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

Hs lập ý, hoàn thành dàn ý cho 2 đề bài thuộc 2 kiểu bài nghị luận

? Thế nào là nghị luận về 1 SVHT đời sống.

? Thế nào là nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí.

GV cho hs thảo luận nhóm ( KT mảnh ghép) Nhóm 1,2,3:

Cho đề bài: Suy nghĩ về câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn.

Tìm ý cho đề bài trên gợi ý:

(12)

XH. + Giải thích: Cắt nghĩa hình ảnh và các cụm từ trong đề để tìm nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ (Trả lời cho câu hỏi là gì?).

+ Rút ra ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ.

+ Tìm biểu hiện: lòng biết ơn trong gia đình, trong đời sống, trong học tập… (Trả lời cho câu hỏi như thế nào?).

+ Tìm ý nghĩa của câu tục ngữ: với cá nhân và cộng đồng (Trả lời cho câu hỏi tại sao? Vì sao?).

+ Phản đề: Tìm những biểu hiện sai trái đáng phê phán (câu hỏi là gì?).

+ Định nghĩa cách hiểu đúng.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân (cần phải làm gì?)

Nhóm 3,4,5: Tìm ý cho đề bài: Suy nghĩ về tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay.

Tìm ý cho đề bài trên:

+ Giải thích: TP bẩnn là gì?

+ Biểu hiện : ntn trong đời sống

+ Tác hại: ra sao với cá nhân người tiêu dùng và với cộng đồng.

+ Nguyên nhân: TPB do đâu mà ngày càng tràn lan trong xã hội ( khách quan – chủ quan)

+ Giải pháp nào hạn chế ngăn chặn thực phẩm bẩn?

+ Bài học nhận thức và hành động cho mọi người.

PHT SỐ 2

Sắp xếp các ý đã tìm vào 2 bảng để hoàn thành một dàn ý hoàn chỉnh

Mở bài Thân bài

Kết bài

(13)

Viết bài văn nghị luận xã hội (3 tiết)

1. Trước khi viết Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn hs tìm hiểu đề ( 1 tiết)

Đề bài: có ý kiến cho rằng một quyển sách tốt là một người bạn hiền. Hãy viết bài văn làm sáng tỏ nhận định trên.

GV hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.

? Đề thuộc kiểu bài gì.

? Nội dung và phạm vi dẫn chứng.

? Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi: Sách tốt là gì? Bạn hiền là gì? So sánh như vậy khẳng định điều gì?

? Tại sao phải đọc những cuốn sách tốt? Nó đem lại cho ta những gì?

? Bên cạnh sách tốt và bạn tốt cần lên án và phên phán điều gì.

? Bài học nào được em rút ra cho bản thân.

? Em dự định sẽ lấy những dẫn chứng nào cho bài viết…

Có thể tìm ý và sắp xếp ý theo bảng sau

Vấn đề nghị luận

Luận điểm Dẫn chứng Đánh giá của em

1.Luận điểm 1 2.Luận điểm 2.

…. …. …..

2.Viết bài 2.Gv tổ chức cho hs viết bài ( 1 tiết)

- Gv Lưu ý học sinh: Một bài văn nghị luận hay cần tác động tới lí trí, cảm xúc của người đọc do đó cách hành văn phải mạch lạc, dẫn chứng ngắn gọn xác thực bằng trải nghiện của bản thân, bằng kết quả nghiên cứu, khảo sát…

- Lời văn cần tác động tới cảm xúc bằng những từ ngữ mạnh miêu tả cảm xúc người viết, bằng những so sánh đối chiếu sinh động và thay đổi ý thức trách nhiệm của mn bằng những câu chuyện cảm động…

Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết

3.Xem xét, trao đổi, chữa lỗi

Gv giao cho hs chỉnh sửa bài viết bằng các hình thức + Hs tự chỉnh sửa bài viết của mình.

+ Hs nhận xét và chỉnh sửa bài viết cho nhau.

(14)

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục (1 tiết)

1. Chuẩn bị nói. Gv đưa ra 2 quan điểm khác nhau:

Quan điểm 1: Có ý kiến cho rằng hiện nay có nhiều phương tiện thông tin giải trí hiện đại, hấp dẫn nên về khía cạnh giải trí sách không còn giá trị nhiều.

Quan điểm 2: Dù ở thời đại nào sách vẫn là món ăn tinh thần vô giá cho mọi người.

GV: chia lớp thành các nhóm nhỏ để hs trao đổi thảo luận nêu ra quan điểm.

Các nhóm kết hợp lại để tạo thành cuộc tranh biện và giáo viên là trọng tài.

2.Thực hành luyện nói

- Hs thực hành nói trong các nhóm nhỏ ( 2-3 phút)

- Tranh biện giữa các bên chú ý ngữ điệu ánh mắt, kết hợp với các biểu hiện phi ngôn ngữ như tư thế, cử chỉ, ánh mắt…

3.Đánh giá bài nói GV cho hs chấm điểm theo tiêu chí thang điểm tối đa là 5 cho mối tiêu chí.

Tiêu chí 1 2 3 4 5

Luận điểm rõ ràng, sắc sảo.

Dẫn chứng thuyết phục.

Khả năng nói lưu loát truyền cảm

Sử dụng các

phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp Tổng điểm

(15)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Qua tiết ôn tập giúp HS củng cố, hệ thống hoá lại các kiến thức đã học về: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, siêng năng kiên trì, tiết kiệm, lễ độ, tôn trọng kỉ luật,

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Hữu Anh Tứ nhấn mạnh, TP Thủ Đức luôn xác định việc trồng cây, trồng rừng có vai trò hết sức quan

+ Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé sát môi vào miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng +

Tính khoe khoang vốn là một tính xấu nhưng trong truyện tác giả dân gian đó phúng đại yếu tố ấy tạo nên hiện tượng đáng cười khi hai nhân vật cố tình đem

- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học.. - Có trách nhiệm với việc là của mình, có thái

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và phát triển sức khỏeI. ĐỊA ĐIỂM,

- Tự học có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức, là phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân phải cố gắng học tập

- Qua tiết ôn tập giúp HS củng cố, hệ thống hoá lại các kiến thức đã học về: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, siêng năng kiên trì, tiết kiệm, lễ độ, tôn trọng kỉ luật,