• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Bài 15 - Tiết 25: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP 1. Mục tiêu dạy học.

a. Kiến thức

-Nêu được ý nghĩa của việc học tập.

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng.

-Nêu được trách nhiệm học tập của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục

* Tích hợp giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: “ Bác Hồ - Tấm gương học tập suốt đời”

- Học tập suốt đời là phẩm chất cao đẹp, xuyên suốt trong tư tưởng của Bác. Bằng tấm gương học tập suốt đời, Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu, trong đó có những nội dung rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi theo.

* Dạy học vận dụng kiến thức liên môn:

- Vận dụng kiến thức môn Địa lí: Giúp học sinh xác định được vị trí địa lí của huyện đảo Cô Tô trên bản đồ.

- Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc: Làm nổi bật các hình thức học tập thông qua hình ảnh mẹ và các em nhỏ vùng cao đang cố gắng học tập để vươn tới một ngày mai tươi sáng.

- Vân dụng kiến thức môn Văn học: Giới thiệu hình ảnh Cô Tô qua cây bút của nhà văn Nguyễn Tuân.

- Vận dụng kiến thức môn Lịch sử: Làm nổi bật các hình thức học tập thông qua hình ảnh của Bác.

b. Kĩ năng

*. Kĩ năng bài học:

- Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.

- Sử dụng kiến thức liên môn các môn học để giải quyết những tình huống đặt ra trong thực tế cuộc sống.

*.Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin qua (tranh ảnh, tài liệu, câu chuyện, liên quan đến nội dung bài học...)

- Kĩ năng làm chủ bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập.

- Kĩ năng giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân của tấm gương học tập của Bác .

- Kĩ năng hợp tác.

(2)

c. Thái độ:

- Tôn trọng quyền học tập cuả mình và của người khác.

d. Những năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề bài học.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực tự quản lí, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo xã hội

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm học tậpcủa công dân với cộng đồng đất nước.

2 . Thiết bị dạy học

- Thiết bị, đồ dùng dạy học:

+ Giáo án, SGK, SGV, kiến thức các môn học khác có liên quan. Tài liệu sách báo, tạp chí nói về quyền và nghĩa vụ học tập.

+ Hiến pháp 1992- Điều 59.

+ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em + Luật Phổ cập giáo dục tiểu học.

+ Các phương tiện dạy học truyền thống: bảng đen, phấn trắng, giấy trắng khổ A4, A0, bút dạ các màu. Phiếu học tập

+ Máy tính: khai thác thông tin trên mạng Internet, dùng để trình chiếu thông tin liên quan.

+ Máy chiếu: là phương tiện kết nối giữa máy tính và mành chiếu.

- Học liệu:

+ Các video clip liên quan được khai thác trên thư viện trực tuyến Violet.

4. Tiến trình dạy học : 4.1. Ổn định tổ chức: (1')

Lớp Ngày giảng Sĩ số( Vắng)

6A 6B

4.2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

* Câu hỏi: Máy chiếu Slide 2

? Nêu một số qui định về đi đường đối với người đi bộ và đi xe đạp?

 Đối với người đi bô và đi xe đạp:

- Đi trên vỉa hè, lề phố; trường hợp không có vỉa hè, lề phố thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Nới có đén tín hiệu, vạch kẻ đường phải tuân thủ đúng.

 Tự liên hệ:

4.3

. Bài mới:

Giới thiệu bài:(1’)

Cho HS xem hình ảnh Bác Hồ đến thăm lớp bình dân học vụ.

(3)

GV: Chiếu bức tranh. Slide 2

? Em có suy nghĩ gì khi quan sát bức tranh trên?

- Sự quan tâm của Bác, Đảng và Nhà nước đến việc học tập của công dân

? Em có biết tại sao Đảng và Nhà nước lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân hay không? (Vì đó là quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi đi học)Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, vậy nội dung đó được thể hiện như thế nào.

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vào bài học hôm nay:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

*. Hoạt động 1: (10')

GV: Gọi HS đọc truyện sgk/39

- GV cho hs thảo luận theo nhóm nội dung những câu hỏi sau:

GV: Trình chiếu: Slide 6.

-HS thảo luân nhóm 3 phút.

* Nhóm1.

GV: Trình chiếu: Slide 7.

? Cuộc sống của người dân ở Cô Tô trước đây như thế nào?

- Quần đảo hoang vắng.

- Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều.

- Trẻ em không có điều kiện đi học.

- 1993- 1994 chỉ có 337 học sinh.

- Rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước và phần lớn bỏ hoang.

*Nhóm 2.

GV: Trình chiếu: Slide 8.

? Ngày nay Cô Tô có sự thay đổi gì?

- Tất cả trẻ em đến tuổi đều được đi học, chất lượng học tập ngày càng cao.

- Năm 2000 - 2001 có 1250 học sinh.

- Cô Tô được công nhận hoàn thành chỉ tiêu quốc gia chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

- Tất cả trường học được xây dựng khang trang.

* Nhóm 3.

GV: Trình chiếu: Slide 9.

?Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những việc làm gì cho trẻ em ở đây?

- Gia đình, nhà trường và xã hội đó quan tâm, tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được đến trường.

1. Truyện đọc:

“Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”

* Nhận xét.

-> Gia đình, nhà trường

(4)

GV Kết luận: trẻ em có quyền học tập, gia đình, nhà trường và xã hội tạo điều kiện hết mức để trẻ em được học tập. Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích.

GV: Để giúp các em hiểu thêm về vị trí của Cô Tô cô mời các em cùng nhìn lên bảng quan sát bản đồ về vị trí của Cô Tô

GV: Trình chiếu bản đ

GV: Đặc biệt các em sẽ được học và có thêm những hiểu biết về vẻ đẹp của Cô Tô qua môn Ngữ văn 6- hk 2- tiết 103,104: văn bản ” Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân

GV: Tại sao chúng ta phải học tập? Việc học đối với mỗi người quan trọng như thế nào cô và các con cùng đi tìm hiểu phần nội dung bài học.

*Hoạt động 2.

Nội dung bài học.

? Em đến trường với mục đích gì?

- Học để có kiến thức, có công việc ổn định, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

?Nếu không được hoc tập con người sẽ như thế nào?

- Nếu không đi học sẽ không biết chữ, không có kiến thức, không hiểu biết, cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn.

? Việc học tập đối với mỗi người có ý nghĩa như thế nào?

- Việc học tập đối với mỗi người vô cùng quan trọng

- Có học chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

GV yêu cầu 1 hs đọc phần a nội dung bài học SGK/

40.( Yêu cầu HS về học trong SGK/40)

GV: Nói về quyền và nghĩa vụ học tập pháp luật nước ta quy định rất cụ thể tại.

- Điều 59, Hiến pháp 1992:

- Điều 10, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:

và xã hội đã quan tâm, tạo điều kiện để Cô Tô hoàn thành chỉ tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

2. Nội dung bài học:

a. Ý nghĩa của việc học tập

Học SGK/40

(5)

- Điều 1 luật phổ cập giáo dục tiểu học. Các em về nhà sẽ tìm đọc tham khảo thêm trên sách, báo, mạng...tiết sau cô sẽ giới thiệu thêm cho các em nghe.

- GV: Trình chiếu Tình huống:

“Bạn An là một học sinh giỏi, bỗng dưng nghỉ học.

Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh và nguyển rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lý do không cho bạn đi học thì được biết là nhà đang thiếu người phụ bán hàng”.

? Em nhận xét sự việc trên?

- Mẹ bắt An nghỉ học là sai, vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của An.

GV: Để hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ học tập cô và các em cùng đi tìm hiểu phần b. Quyền và nghĩa vụ học tập.

?Theo em những ai có quyền học tập ?

- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.

? Vậy quyền và nghĩa vụ học tập được thể hiện như thế nào trong qui định của nhà nước?

GV trình chiếu: Slide 14

Quyền học tập Nghĩa vụ học tập -Mọi công dân có thể

học

Không hạn chế từ bậc giáo dục giáo dục tiểu học, đại học sau đại học - Có thể học bất kì nghành nghề nào thích hợp với bản thân

- Tùy vào điều kiện cụ thể có thể học suốt đời.

- Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học;.

- Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS, THPT

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

* Dạy học tích hợp kiến thức liên môn Âm nhạc 6- tiết 19

GV: Các em cùng chú ý lắng nghe giờ cô có một bài hát các em hãy vận dụng kiến thức đã học cho cô biết bài hát đó có tên là bài gì?

Mở đĩa bài hát“ Niềm vui của em’

- HS bài hát: “ Niềm vui của em’

GV: Dù điều kiện ở những vùng miền núi còn khó khăn nhưng mẹ và các em nhỏ vẫn ra sức học tập để mong muốn đạt được mọi mơ ước trong cuộc sống đấy các em ạ.

? Bản thân em đã làm gì để thực hiện quyền và

b. Quyền và nghĩa vụ học tập

Yêu cầu HS học SGK/T40, phầnb

(6)

nghĩa vụ học tập?

- Luôn tích cực học tập có ý thức chấp hành nội quy học tập…

? Gia đình có trách nhiệm ra sao đối với việc học tập của con em mình?

- Tạo mọi điều kiện động viên, quan tâm đến việc học tập của con.

GV: Vậy quyền và nghĩa vụ học tập được ghi rất rõ trong SGKcác em về học trong SGK giờ cô mời 1 bạn đọc cho cô và cả lớp cùng nghe.( gọi 1 hs đọc).

? Kể một tấm gương sáng về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà em biết?

GV: Để chứng minh cho tấm gương bạn vừa kể cô mời các em cùng quan sát đoạn Clips sau.

* GV trình chiếu: Slide 15

Cho học sinh xem một đoạn phim : Tóm tắt quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác và việc tự học tập của Bác.

?Vậy Bác Hồ đã học bằng hình thức nào?

- Bác đều tranh thủ thời gian để tự học, tự tìm hiểu thông qua sách báo, học từ vận dụng kinh nghiệm qua thực tế.

GV: - Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học và học suốt đời. Theo Người, tự học chính là sự nỗ lực của bản thân người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự động học tập.

- Tự học có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức, là phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân phải cố gắng học tập vì học tập không giới hạn có thể học suốt đời.

GV trình chiếu: Slide 16

? Kể một số tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập và những hình thức học tập khác nhau?

- HS kể.

GV Trình chiếu : Slide

? Qua những tấm gương vừa kể em học tập được gì ở họ?

- Học tập được tinh thần tự giác, sự kiên trì...

Kết luận: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập: Phải say mê, kiên trì, tự lực, phải có kế hoạch và phương pháp học tập

tốt

.

*. Hoạt động 3: (5')

(7)

Bài tập.

GV trình chiếu: Slide.

GV: HD học sinh làm bài tập a sgk/42.

HS: Nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, kết luận bài học.

? Tìm những câu cadao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập

• Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

• Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.

• Không thầy đố mày làm nên.

• Học đi đôi với hành.

• Học, học nữa, học mãi. (V.I.Lê-nin)

• Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa. (A-PHƠ-RĂNG-XƠ - Nhà văn Pháp)

• Tri thức là sức mạnh. (Ph. Bê-cơn)

• Trong cách học, phải lấy tự học làm nòng cốt.

(Hồ Chí Minh)

...

GV: Nhận xét, kết luận bài học.

* . Bài tập ứng dụng : - Học theo lớp bổ túc.

- Vừa học vừa làm.

- Học qua sách vở, qua bạn bè.

- Học trên chương trình dạy học từ xa.

- Học theo lớp học tại chức.

6.4. Củng cố bài: (4’) Slide - GV hỏi học sinh.

? Bài học hôm nay chúng ta đã học có mấy đơn vị kiến thức hãy hệ thống hóa lại nội dung bài học.

6.5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Slide 34 - Học bài, làm các bài tập còn lại.

- Làm bài tập b trang 52.

- Tìm các tấm gương HT tiêu biểu.

- Xem trước nội dung còn lại của bài.

V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

- Về kiến thức:

………..……

- Về phương pháp:

……….……

- Về phương tiện:

……….…

- Về thời gian:

…………...………..



(8)

( Tiết 1 )

Quyền và nghĩa vụ học tập

Ý nghĩa của việc học tập

Quyền học tập

Học để có kiến thức, có hiểu biết, phát triển toàn diện, trở

thành người có ích.

Học không hạn chế, học bất kì ngành nghề nào, học

bằng nhiều hình thức, học suốt đời.

Học để trở thành có ích cho xã hội

Nghĩa vụ học tập Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major

( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính ( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính.. được kết nối với nhau) được kết nối

- be capabled of:có khả năng về be excited about: hứng thú về - be fond of thích be interested in:thích, quan tâm - be tired of/from : mệt mỏi về be worried about: lo

Aunt Hang and Uncle Chi are going to visit Lan next week.. She is arriving in Ha Noi on Thursday in the

Viết một đoạn văn từ ba đến năm câu nêu cảm nhận của em về một đêm trăng , đẹp thanh tĩnh. Đoạn văn

+ Từ rác thải, từ nước thải trên bề mặt như vậy nên việc nước ngầm bị ô nhiễm là điều hiển nhiên, vì qua nhiều năm tháng, sự ô nhiễm cứ ngấm xuống để rồi người dân vẫn

- Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên. - Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng. b - Tích của hai số