• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHẦN I: TÊN TÌNH HUỐNG

"

Cảnh báo ô nhiễm môi trường nông thôn"

Hôm nay là chủ nhật, được nghỉ học em và bạn Dung cùng nhau ra đồng chơi để chuẩn bị cho bài văn tả cảnh bình minh trên quê hương em. Chúng em cùng nhau đạp xe thong thả trên con đường làng quen thuộc.

Đi một đoạn nữa là ra tới cánh đồng, chúng em liền để xe đạp trên đường rồi ra bờ đê ngồi ngắm bình minh.

- Duyên ơi tớ dẫm phải cái gì rồi này.

- Ôi là mảnh lọ thuốc trừ sâu đó, Dung có sao không?

- Ừ không sao đâu may mà mình đi giầy đấy. Duyên ơi nhìn kìa: Ở đây có rất nhiều vỏ lọ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng...Dưới mương nước còn có cả rác thải và phân gia súc nữa này.

- Ôi quê mình ô nhiễm quá! Mà phần lớn là do ý thức của mọi người đấy.

- Mọi người có hiểu được ô nhiễm môi trường sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho chính cuộc sống của chúng ta không nhỉ?

PHẦN II: MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

- Giúp người dân hiểu được ô nhiễm môi trường nông thôn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người.

- Từ đó tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường sống.

- Khi giải quyết tình huống này chúng em được hiểu sâu hơn về các môn học trong nhà trường và hơn cả là biết cách vận dụng nó vào đời sống giúp cho cuộc sống của mỗi chúng ta thêm tươi đẹp hơn.

PHẦN III: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

- Để giải quyết tình huống này chúng em đã cùng nhau tìm hiểu, vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau trong nhà trường và tìm hiểu thêm thông qua sách báo, internet…

+ Về môn sinh học: qua những bài giảng của thầy cô chúng em được hiểu được các tác hại của biến đổi khí hậu với con người và sinh vật như: dịch bệnh, chiến tranh xung đột, các hệ sinh thái bị phá hủy, mất đa dạng sinh học, hạn hán, lũ lụt… (môn Sinh học 8 – Chương: Hô hấp, Sinh học 9 – Phần II: Sinh vật và môi trường sống;

Chương: Con người và dân số; Chương: Bảo vệ môi trường)

+ Về môn Toán học: Chúng em tính toán về những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra đối với cuộc sống con người

(2)

+ Về môn Giáo dục công dân: Chúng em vận dụng, liên hệ ý thức tự giác, tính kỷ luật, ý thức cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của mỗi công dân (GDCD 8 - bài Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; GDCD 9 - bài Kỉ luật).

+ Về môn Ngữ văn: Vận dụng kiến thức thuyết minh về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh, bằng những dẫn chứng, luận điểm cụ thể, những lý lẽ phân tích, chứng minh làm cho bài viết có sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc.

+ Về môn Địa lý: Thể hiện biểu đồ gia tăng lượng khí thải Cacbonnic. Tác hại của ô nhiễm môi trường tới cảnh quan và biến đổi khí hậu.

+ Về môn Hóa học: Kiến thức về những phản ứng hóa học.

+ Về môn Tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, cách nghiên cứu vấn đề dựa trên thông tin từ mạng internet.

PHẦN IV: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Tìm hiểu chung về ô nhiễm môi trường nông thôn:

- Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn của toàn xã hội ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở những nước phát triển, ở đô thị mà đã trở thành mối quan tâm cả ở các vùng nông thôn.

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, tại nhiều khu vực nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân.

- Bộ mặt nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng. Tại các vùng nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng, các làng ghề thủ công, làng nghề truyền thống phát triển một cách nhanh chóng, qua đó góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở khu vực này.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trương nông thôn:

2.1. Do sự phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hóa nông thôn:

- Ở nhiều vùng nông thôn hiện nay quá trình công nghiêp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề thủ công, các cơ sở kinh doanh của các hộ gia đình... hình thành tạo việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế...nhưng cũng lại là nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường nông thôn.

(3)

- Các nhà máy xí nghiệp sản xuất, các hoạt động khai thác khoáng sản là nguồn gây ô nhiễm không khí một cách trực tiếp (môi trường không khí tại các khu vực khai thác than thường xuyên bị ô nhiễm do bụi : theo thống kê khi khai thác 1000 tấn than ở mỏ hầm lò tạo ra 11- 12kg bụi, còn ở mỏ lộ thiên mức độ này gấp 2 lần.Ở các mỏ lộ thiên nồng độ bụi quanh máy xúc khi làm việc lên tới 400mg/m3, khi phá hủy 1m3 đất đá bằng mìn sinh ra 0,027- 0,17kg bụi).

- Các nhà máy, công xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu tập chung, thiếu đồng bộ, không có dây truyền xử lí chất thải, chất thải rắn...không những làm ô nhiễm không khí mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước( cả nước mặt và nước ngầm). - Ngoài rác thải ra thì môi trường sống ở nông thôn cũng đang bị “tấn công”

bởi nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Nếu như nước bề mặt quanh làng, xóm đen ngòm vì chính lượng nước thải sinh hoạt của người dân hàng ngày đổ ra thì nước ngầm cũng đã và đang có dấu hiệu “bẩn” rất nhanh ( tại các khu vực gần những mỏ khai thác mực nước ngầm bị hạ thấp dần, bị thay đổi hướng dòng chảy. Hơn nữa nguồn nước ngầm còn bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, độ PH luôn dao động từ 3,1- 6,5 hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt TCCP từ 1,7- 2,4 lần).

+ Từ rác thải, từ nước thải trên bề mặt như vậy nên việc nước ngầm bị ô nhiễm là điều hiển nhiên, vì qua nhiều năm tháng, sự ô nhiễm cứ ngấm xuống để rồi người dân vẫn phải hút nước ngầm lên sử dụng và sẽ khó lòng tránh được bệnh tật cùng nhiều ảnh hưởng về sức khoẻ khác… Khoảng 67% dân số cả nước, nông thôn Việt Nam đang chịu những sức ép không nhỏ về ô nhiễm môi trường từ các khu-cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất và sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp

-

Theo kiến thức của bộ môn hóa học lớp 9 chương hiđorocacbon. Nhiên liệu chúng em được biết khí CO2 sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu (than, dầu, khí) và cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng,khai thác than nhà máy nhiệt điện, các lò gạch....

C + O2 → CO2

to

(4)

Metan, butan,sunfuahđrô… sinh ra từ các bãi rác, các khu vực chăn nuôi (có những hôm trời nóng, ở trường em, từ hố tiêu của các hộ dân chăn nuôi, bốc lên các mùi hôi thối, chúng em không dám mở cửa sổ, không khí vô cùng ngột ngạt) , hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. Theo thống kê, lượng khí độc, khí thải tại Quảng Ninh năm 2005 lên tới 23,857 triệu m3 và dự kiến tới năm 2020 lượng này lên tới 27,777 triệu m3 .

- NO2 phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.

NH 4NO3

2H2O + NO2

2.2. Do ý thức của người dân nông thôn chưa cao:

- Trong sản xuất nông nghiệp, do việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh mương bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe người dân. Việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật cho nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản khiến các thức ăn lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, dẫn đến phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độ, thậm chí đã xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.

Vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi

(5)

- Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng đang làm việc, sinh sống tại các khu vực nông thôn về vấn đề môi trường còn chưa cao, người dân ở nông thôn chưa có ý thức bảo vệ môi trường (BVMT). Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, việc xả nước, xả rác thải; sử dụng nước không hợp vệ sinh, việc xử lí chất thải sau thu hoạch, việc xử lí nước thải chăn nuôi, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh...); việc tham gia công tác BVMT cộng đồng còn rất nhiều hạn chế, nhất là trong hoạt động quản lý, BVMT còn bất cập. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý tổ chức, cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ BVMT chưa đầy đủ, chưa thấy rõ được nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn sẽ có những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân như thế nào. Ðội ngũ cán bộ quản lý môi trường vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở pháp lý, nguồn ngân sách đầu tư cho BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu, còn đầu tư dàn trải và thiếu hiệu quả; cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm một cách rõ ràng.

- Kết quả "Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm a-sen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục", do Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường thực hiện cho thấy:

Trong số hơn bốn nghìn đối tượng (nam, nữ) đã sử dụng nước giếng khoan trong hơn ba năm (có nhiễm chất a-sen) để ăn, uống và tắm giặt đã phát hiện được 60 trường hợp nhiễm độc a-sen mạn tính (chiếm tỷ lệ 1,62%), trong tổng số người sử dụng nước ô nhiễm a-sen và chủ yếu phân bố ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội (7,25%), Vĩnh Phúc (4,98%), Nam Ðịnh (4,5%)...

- Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Nếu như ở các đô thị, thành phố trung bình một người thải ra 1kg rác/ ngày thì tại nông thôn lượng rác thải ra của mỗi người dân cũng khoảng 0,6-0,7kg rác/ngày.

- Tuy vậy do ý thức của người dân còn kém nên lượng rác thu gom hàng ngày mới chỉ đạt dước hiệu quả 50%. Hiện nay, chủ yếu người dân tự xử lí rác bằng cách đào hố chôn, đốt, hoặc thải bừa bãi ra các sông, ao, hồ. Tại các vùng nông thôn có làng nghề, tiểu thủ công nghiệp phát triển thì việc người dân đổ rác bên lề đường, ngõ xóm đang diễn ra rất phổ biến.

(6)

Đốt rơm rạ sau thu hoạch Lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV 3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nông thôn:

- Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng biết được hậu quả của sự ô nhiễm môi trường:

+ Từ rác thải, nước thải trên bề mặt như vậy nên việc nước ngầm bị ô nhiễm là điều hiển nhiên vì qua nhiều năm tháng, sự ô nhiễm cư ngấm xuống để rồi người dân vẫn phải hút nước ngâm lên sư dụng và sẽ khó lòng tránh được bệnh tật cùng nhiều ảnh hưởng về sức khỏe khác…Khoảng 67% dân số cả nước, nông thôn Việt Nam đang chịu những sức ép không nhỏ về ô nhiễm môi trường từ các khu- cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất và sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp.

+ Tuy nhiên, do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương khác nhau, cho nên mức độ ô nhiễm môi trường cũng khác nhau.

+ Ngoài một số bệnh có tính chất di truyền, tại các khu vực nông thôn hiện nay ở nước ta đã và đang xuất hiện nhiều loại bệnh tật có tính chất lây lan, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dân như dịch tả, uốn ván, bệnh ngoài da, ung thư...

+ Hiện rất nhiều địa phương trong tỉnh, mà nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt lại nhiều như bây giờ. Rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi nào là túi ni lon, xác động vật chết, đường thôn, ấp, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông...

chỗ nào tiện và gần cũng có thể vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt. Trong khi đó, dịch vụ

vệ sinh môi trường ở nông thôn hiện chưa phát triển đúng mức. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy tiện. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tư tưởng rất thiển cận "sạch riêng, bẩn chung" môi trường phải chịu. Một vấn đề nữa là đa phần

(7)

người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong vùng dân cư nông thôn chưa có cơ sở thu gom xử lý rác thải.

Rác thải vứt bừa bãi

+ Song song đó, vấn đề mất vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay một phần do lượng lớn rác thải các chợ vùng nông thôn cũng là nơi sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp thu gom xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để khô đốt hoặc cho phân huỷ tự nhiên, nên nó ảnh hưởng nặng nề cho môi trường xung quanh và công tác bảo vệ môi trường chung của địa phương. Đó là chưa kể lượng rác, chất thải trong chăn nuôi, nhu cầu phát triển kinh tế của người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu cũ, phân và nước cùng thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm không qua xử lý cứ vô tư thải ra rãnh nước đường làng, mương máng, sông, ao hồ. Gặp lúc trời mưa, chỗ nào thuận thì trôi đi, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí và nguồn nước, nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao trong cộng đồng.

(8)

Sơ đồ minh họa nguyên nhân- hậu quả của ô nhiễm môi trường 4. Các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn

+ Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn tỉnh, kinh tế nông thôn cũng đang trong giai đoạn chuyển mình để phát triển. Sự phát triển đó đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Do vậy, vấn đề rác thải nông thôn đang rất cần đến sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý trong việc chỉ đạo thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh an toàn môi trường nông thôn và cho người dân.

+ Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài cho rằng, trước hết phải hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn; rà soát, điều chỉnh bộ tiêu chí về môi trường để phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi. Đi đôi với kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý môi trường nông thôn theo hướng tập trung toàn diện, một trong những giải pháp hàng đầu hiện nay là huy động sự tham gia và nâng

(9)

cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và năm 2014 đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách nhằm huy động cộng đồng tham gia thực hiện công tác này. Cụ thể như thành lập tổ chức tự quản, xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước. Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã dành 1 chương quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường.

+ Để triển khai thực hiện, ở cấp Trung ương Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký 8 Nghị định liên tịch với các tổ chức đoàn thể, về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường. Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong 2 giai đoạn 2001-2006 và 2006-2011 cũng đưa việc huy động sự tham gia của cộng đồng, là một trong những giải pháp trong quá trình thực hiện.

+ Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tính đến năm 2014 cả nước có 274 hợp tác xã triển khai công tác môi trường. Đa số các hợp tác xã này hoạt động ở địa bàn nông thôn và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải, cung cấp nước sạch.

Một số tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các hợp tác xã môi trường triển khai việc huy động sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường, nhất là hoạt động thu gom rác thải, tạo cảnh quan xanh cho nông thôn và đạt hiệu quả cao như các tỉnh Hà Tĩnh và Vĩnh Phúc. Đây là những mô hình tốt cần tiếp tục nhân rộng để phát huy thế mạnh quản lý dựa vào cộng đồng dân cư ở cấp địa phương.

+ Vấn đề tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường nông thôn cần được tăng cường.

Bởi theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cho Bộ mỗi năm được cấp từ 14-42 tỷ đồng và chia đều cho hoạt động môi trường của 7 lĩnh vực, gồm trồng trọt-bảo vệ thực vật; chăn nuôi-thú y; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản và phát triển nông thôn. Kinh phí này đã rất khiêm tốn nhưng đang giảm dần trong những năm gần đây. Vì vậy, việc huy động nguồn tài chính, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn nói chung, cho việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới; về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường... cần được ưu tiên nguồn lực, để giải quyết từng bước những vấn đề bức xúc hiện tại như xử lý chất thải rắn, nước thải... Mặt khác, cần lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán của từng vùng, để phổ biến áp dụng; ưu tiên các giải pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh, tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp; định hướng và khuyến khích sản xuất sạch hơn.

+ Những giải pháp ưu tiên cho vấn đề nội cộm nhất ở nông thôn đầu tiên là sản xuất nông, lâm, thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bằng cách tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản. Các dịch vụ khác để hướng dẫn, quản lý, kiểm soát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất, nhằm giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm từ các hoạt động này.

(10)

+ Ngoài việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý chất thải rắn, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, cần có những giải pháp theo vùng, miền khác nhau. Đặc biệt là nhóm giải pháp cho hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn vùng đồng bằng. Vì đây là nơi tập trung dân cư nông thôn lớn nhất. Theo đó, thực hiện các tiêu chí môi trường như xây dựng hệ thống thu gom nước thải tập trung, quy hoạch bãi chôn lấp rác, khu xử lý chất thải rắn, quy hoạch nghĩa trang...; đẩy mạnh việc triển khai các chính sách, chương trình ưu đãi, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, tổ chức hoạt động dịch vụ trong việc đầu tư các trang thiết bị xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất.

+ Riêng vùng duyên hải ven biển, giải pháp trọng tâm là quy hoạch theo hướng phát huy lợi thế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; chú trọng khai thác các nguồn lợi thủy sản, phát triển du lịch. Mặt khác, cần có kế hoạch bảo vệ các hệ sinh thái biển; hướng dẫn người dân chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt và xâm nhập mặn

* Một số biện pháp cụ thể chúng em làm:

1. Chúng em cùng chung tay trong các buổi tổng vệ sinh tại địa bàn cư trú luôn giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch sẽ và vệ sinh ( thu gom túi nilong, chai lọ, rác thải…)

2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức trong việc xử lí rác thải, sử dụng hợp lí phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Chúng em đã tham gia tuyên truyền cho cộng đồng nơi mình sinh sống trong các buổi thảo luận về môi trường, trong các buổi phát thanh dành cho lứa tuổi học sinh.

+ Chúng em hướng dẫn gia đình cách phân loại rác thải, hạn chế sử dụng phân hóa học thuốc bảo vệ thực vật, thay vào đó là sử dụng phân hữu cơ tại chỗ không nên dùng phân tươi để bón cho rau xanh, hoa màu tránh làm phát tán dịch bệnh ra môi trường.

3. Chúng em tham gia trồng nhiều cây xanh trên đường tới trường trong khuôn viên nhà trường, ở gia đình vì cây xanh có tác dụng điều hòa không khí, giảm nhẹ

thiên tai và bảo vệ môi trường.

4. Chúng em tích cực tham gia ngày hội vệ sinh môi trường do trường học tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết của bản thân, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với bạn bè, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các cô chú trong sở y tế, công ty nước sạch.

5. Chúng em tự đào hố chôn lấp rác thải hữu cơ, hướng dẫn ba mẹ cách ủ phân xanh hữu cơ bón cho cây trồng thay thế phân bón hóa học, biến rơm rạ thành phân thay vì đốt sau khi thu hoạch, xây bể Bioga, tiết kiệm điện, nước, sử dụng nguồn năng lượng sạch, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch…

5.1. Quy trình biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ:

+ Rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có.

+ Sau đó, tiến hành ủ rơm rạ bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45-50 độ C.

(11)

+ Sau 10 đến 15 ngày tiến hành ngày kiểm tra và đảo trộn. Điều này làm cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để.

Người nông dân sẽ không phải bỏ tiền mua phân hóa học khi có phân hữu cơ được tạo ra từ chính rơm rạ sau thu hoạch

+ Sau đó, tiến hành ủ rơm rạ bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45-50 độ C. Sau 10 đến 15 ngày tiến hành ngày kiểm tra và đảo trộn. Điều này làm cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để.

+ Trong quá trình ủ phát hiện chỗ nào chưa đảm bảo độ ẩm thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 đến 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ.

+ Theo tác giả, chất lượng rơm rạ sau 30 ngày ủ với chế phẩm Fito-Biomix RR đã

phân hủy tốt, đã chuyển sang màu nâu, vi khuẩn, nấm mốc phát triển tốt, rơm rạ phân hủy được khoảng 80-85%. Đống ủ rơm rạ được bổ sung men vi sinh vật và dinh dưỡng, sau 30 ngày, hàm lượng cacbon tổng số giảm, hàm lượng đạm, lân hữu hiệu,

(12)

mật độ các vi sinh vật đều tăng. Sau quá trình ủ, phân hữu cơ từ rơm rạ được sử dụng bón ngay cho vụ kế tiếp hoặc bảo quản để sử dụng cho vụ sau.

5.2. Qui trình xây dựng hầm Biogas:

+ Biogas là một loại khí được sinh ra khi phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí (quá trình hiếm khí). Vi sinh vật phân huỷ các chất tổng hợp và khí được sinh ra gồm metan (CH4), nitơ (N2), cacbon dioxit (CO2) và hydro sulphate (H2S). Trong đó, các khí CH4 và CO2 có thể cháy được.

Hầm biogas là một hệ thống tự động, khi khí được sinh ra trong hầm phân hủy, lượng khí này sẽ đẩy cặn bã vào bể áp lực và ống nạp nhiên liệu. Khi mở van thì chất cặn bã

trong bể áp lực và ống nạp nhiên liệu sẽ đẩy khí ra để sử dụng.

+ Do đó, muốn xây dựng hầm biogas đòi hỏi gia đình phải có kiến thức về hệ thống hầm biogas trước khi bắt đầu xây dựng hầm. Đồng thời, phải có chuồng trại chăn nuôi cố định, có đủ khả năng kinh tế, nguyên vật liệu, thời gian và nhân công để chăm sóc và bảo dưỡng hầm trong một thời gian dài.

+ Thiết kế một hầm biogas gồm có ba phần chính nối tiếp nhau như sau:

1) Ngăn trộn: là nơi phân động vật được trộn với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy.

2) Hầm phân hủy: là nơi phân và nước bị phân hủy lên men. Khí CH4 và các loại khí khác sẽ sinh ra trong hầm này và những khí này sẽ đẩy phân và bùn cặn ở đáy bể lên

bể áp lực.

3) Bể áp lực: dùng để thu nhận phân và bùn cặn. Khi khí được sử dụng, phân và bùn cặn sẽ chảy ngược vào hầm phân hủy để đẩy khí ra. Khi lượng phân quá nhiều lớn hơn cả thể tích của hầm thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài. Phân dư thừa từ bể áp lực phải được chảy vào bể chứa hoặc đổ ra các cánh đồng để bón cải tạo cho đất, nếu để chảy vào nguồn nước tự nhiên thì nó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước này.

Hầm Biogas

(13)

5.3. Sử dụng năng lượng sạch thay thế năng lượng hóa thạch:

+ Tình hình sử dụng nhiên liệu làm chất đốt tại các hộ gia đình ở nước ta hiện nay thực sự rất đa dạng với nhiều loại nhiên liệu khác nhau có thể là mua sẵn trên thị trường hay tận dụng từ quá trình sản xuất tại gia đình. Trong đời sống hiện nay đa phần các hộ gia đình đều sử dụng bếp ga trong việc nấu ăn hàng ngày, nhưng một số gia đình khó khăn và đa phần các hộ kinh doanh có sử dụng đến chất đốt đều có thêm bếp lò sử dụng các nguyên liệu như than tổ ong, củi khô, than củi… để có thể tiết kiệm chi phí trong việc đun, nấu. nhiều hộ gia đình thường sử dụng song song giữa bếp ga và bếp lò để có thể tiết kiệm tối đa và cũng tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng hàng ngày. Nhưng các chất đốt này đa phần đều sản sinh ra các loại khí ô nhiễm môi trường đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm viên nén mùn cưa là một chất đốt thân thiện với môi trường lại có giá thành rẻ nên được rất nhiều người quan tâm. Đồng thời với việc sử dụng bếp lò cho việc đốt viên nén mùn cưa đã tạo ra những hiệu quả rất cao cho người sử dụng.

Viên nén mùn cưa

 

+ Chi phí sử dụng viên nén mùn cưa khá thấp chỉ bằng 30 – 50% so với điện và ga, như vậy với giá gas trên thị trường hiện nay là

400.000 đồng/ bình 12kg thì với việc sử dụng viên nén mùn cưa bạn chỉ mất khoảng 150.000 – 200.000 đồng để có thể tạo ra lượng

nhiệt tương đương như sử dụng gas rồi. Đồng thời  do nguồn gốc sản xuất từ thiên nhiên và hoàn toàn không có các chất phụ gia, nên viên nén mùn cưa khi cháy sẽ không sản sinh ra các loại khí ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và thân thiện với môi

trường. Viên nén mùn cưa khi cháy tạo ra lượng nhiệt cao, ổn định,

(14)

lâu dài trong quá trình sử dụng không lo các sự cố như bếp điện có thể chập điện, bếp ga có thể phát nổ, nên tương đối an toàn với người sử dụng. Để tiết kiệm nhiều hộ gia đình hiện nay sử dụng than tổ ong trong việc nấu ăn, nhưng nếu là than tổ ong sạch thì chi phí cũng cao hơn, còn dùng các loại than tổ ong thông thường thì việc ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng là rất lớn do trong than tổ ong có lẫn nhiều tạp chất nên trong quá trình cháy sẽ sản sinh ra nhiều loại khí độc gây hại sức khỏe con người như SO2,NO2,CO… Bếp đun viên nén mùn cưa sẽ tạo lượng cao và âm ỉ như than tổ ong nhưng sau khi sử dụng lượng tro của bếp đun viên nén mùn cưa rất thấp, còn than tổ ong thì dường như con nguyên. Việc sử dụng bếp đun viên nén mùn cưa kết hợp với bếp gas thực sự rất tiện lợi và hiệu quả, bạn có thể dùng bếp đun viên nén mùn cưa để nấu những loại thức ăn cần nhiều nhiệt và đun lâu như hầm xương, nấu canh, đun sôi nước,… còn bếp ga có thể dùng để nấu các món đơn giản, nhanh chóng cần ít nhiệt.

+ Ngoài ra, còn có thể sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thay thế bình nước nóng thông thường…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* BVMT : Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.. - Giáo dục HS biết xử lí

* K/l: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm: Do bụi (bụi tự nhiên, bụi do núi lửa sinh ra), bụi do hoạt động của con người... Do khí độc: Sự lên men thối của các

* LHGDBVMT: Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khoẻ con người và động vật nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô

Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khoẻ con người và động vật nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.. Biết

* BVMT : Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.. - Giáo dục HS biết xử lí nước

Có thể sản xuất ra các loại phân như phân hữu cơ như phân chuồng phân xanh, có thể sản xuất phân từ rác thải của gia đình.. Bón quà nhiều cây không hút được gây mất nước

Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khoẻ con người và động vật nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?. Biết một

III. Nguyên nhân làm cho nước sông, hồ, kênh rạch bị nhiễm bẩn là do nước thải từ nhà máy chảy không qua xử lí xuống sông. Nước thải này chảy ra sông làm ô nhiễm nước sông.