• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày sọan 22/9/2020 Ngày giảng :…………

Tiết 15

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(Trích: Truyền Kì mạn lục - Nguyễn Dữ) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong mỗi tác phẩm truyền kỳ.

- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.

- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.

- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ Chàng Trương.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể truyền kỳ.

- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

- Kể lại được truyện.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần trân trọng, thương yêu con người phê phán những bất công ngang trái chà đạp lên hạnh phúc lứa đôi.

*,Tích hợp:

- GD ý thức đấu tranh với những bất công của xã hội, trân trọng vẻ đẹp và cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; nhân ái, khoan dung, tự trọng, Yêu gia đình, có trách nhiệm với bản thân. => giáo dục các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG...

4.Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học II. Chuẩn bị

1. GV: Tài liệu về bối cảnh lịch sử thế kỉ XVI ,tranh ảnh,bảng phụ.

2. HS : Chuẩn bị bài: Đọc văn bản, xác định ngôi kể, nhân vật, các sự việc, trả lời câu hỏi đọc – hiểu .

III. Phương pháp

1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, khái quát-tổng hợp, đọc sáng tạo.

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp(1’). Kiểm tra sĩ số

2. KTra bài cũ(3’)? Bản tuyên bố đã nêu rõ những n/vụ nào của cộng đồng Q.tế đ/v việc bảo vệ, c/sóc trẻ em?

* Định hướng: sgk 3. Bài mới

(2)

Hoạt động 1: khởi động (1’)

Các em ã ph n n o hi u đ ầ à ể được th c tr ng c a ự ạ ủ đấ ướt n c khi có chi n tranhế v n i kh n kh c a nh ng ngà ỗ ố ổ ủ ữ ười dân vô t i. ộ Đằng sau nh ng cu c chi n tranhữ ộ ế phong ki n ế đầy vô ngh a y, h u qu m ngĩ ấ ậ ả à ười dân ph i ch u không ph i ch n iả ị ả ỉ ơ tr n m c m ngay trong m i gia ình m n ng n nh t l ngậ ạ à ở ỗ đ à ặ ề ấ à ười ph n . ụ ữ Để hi u ể được ph n n o s ph n ngầ à ố ậ ười ph n trong chi n tranh, gi h c hôm nayụ ữ ế ờ ọ chúng ta tìm hi u m t tác ph m trích trong t p “ Truy n kì m n l c” c aể ộ ẩ ậ ề ạ ụ ủ Nguy n D .ễ ữ

Hđ của Gv-Hs Ghi bảng

Hoạt động 2. Hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm (5’)

- Mục tiêu: Giúp hs nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm (đặc điểm của thể truyền kì, tác phẩm “Truyền kì mạn lục”)

- PP vấn đáp, giảng giải

- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh

? Nêu những hiểu biết của em về tg’ Nguyễn Dữ ?

* GV: Cha Nguyễn Dữ đỗ tiến sỹ, bản thân ông là học trò xuất sắc, từng đỗ cử nhân. Ông chỉ làm quan một năm rồi từ quan, sống ẩn dật, gần gũi những người lao động nơi thôn dã.

- Thời ông sống là thế kỷ XVI, đây là giai đoạn mà giai cấp phong kiến liên tiếp đấu tranh dành quyền vị, chém giết lẫn nhau, triều Lê mục nát, Mạc Đăng Dung chiếm quyền, chiến tranh phong kiến giữa các tập đoàn Lê-Trịnh-Mạc kéo dài tới cuối thế kỉ. Bởi vậy Nguyễn Dữ thực sự chán ghét thời thế đành xin về nhà nuôi mẹ sống ẩn dật.

? Nêu những nét sơ lược về tác phẩm “Truyền kì mạn lục” và xuất xứ vb “Chuyệnngười con gái Nam Xương”

- TKML: Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

- Là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ TQ.

- Có nd mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc giã sử đã đc lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

- Có nhiều yếu tố kì ảo nhưng giàu tính hiện thực và giá trị nhân đạo.

- Viết bằng văn xuôi chữ Hán gồm 20 truyện. Nv chủ yếu: ng phụ nữ đức hạnh và ng trí thức chân chính.

- “ Chuyện. . .” là truyện thứ 16 trong TKML có nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương”.

*Gv bổ sung thêm: Hiện nay còn đền thờ nàng VN ở huyện Lí Nhân, Tỉnh Hà Nam. Dân gian gọi là “Đền Mẫu”.

I. Giới thiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Dữ (?. . .?) - Quê huyện Trường Tân

(Thanh Miện- Hải Dương), sống ở thế kỉ XVI

- Là người học rộng, tài cao.

Là một trong những ng khai phá nền văn xuôi văn học dân tộc.

2. Tác phẩm

- TKML: Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

- TKML đánh dấu 1 bước tiến quan trọng trong văn xuôi tự sự VN.

- Gồm 20 truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán gồm 20 truyện.

- “ Chuyện. . .” là truyện thứ 16 trong TKML có nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương”.

(3)

* Hoạt động 3. (30’): Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản

- Mục tiêu: HS phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp cũng như số phân bất hạnh của Vũ Nương

- PP phân tích, vấn đáp, giảng bình - Phương tiện: Máy chiếu

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến;

* Gv Hd Hs đọc: Chú ý phân biệt đoạn tự sự &

những lời đối thoại, đọc diễn cảm phù hợp với tâm trạng của n/vật.

- Gv đọc tham khảo=> H đọc=> H, Gv nx phần đọc của H.

? Truyện có những nhân vật nào ? Ai là n/vật chính ?

? Truyện có thể chia làm mấy đoạn, ý chính của từng đoạn ? Từ đó xác định chủ đề của truyện?

- Đoạn 1- “Từ đầu … cha mẹ để mình”=> câu chuyện về VN khi chồng đi lính.

- Đoạn 2- “bà cụ … qua đời”=> Nỗi oan của VN khi chồng trở về.

- Đoạn 3- “ Hôm sau… hết”=> Chuyện VN dưới thuỷ cung.

=> Truyện viết về cuộc đời và số phận người phụ nữ trong XHPK. Họ có tài, có sắc, đức hạnh nhưng lại đầy oan trái trong bi kịch gia đình

? Căn cứ vào bố cục truyện em hãy tóm tắt nội dung câu chuyện?

Bài 2. Tóm tắt VB

“Chuyện người con gái Nam Xương”:

Xưa có chàng TS, vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, lúc ấy đã có mang. Mẹ TS ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, TS trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan bèn reo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ trẫm mình tự tử, 1đêm TS cùng con trai ngồi bên bóng đèn, đứa con nhỏ chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan Lang , người cùng làng với V/Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạ, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp

II.Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích

2. Bố cục: 3 phần

(4)

lại V/Nương, 2 người nhận ra nhau. P/Lang được trở về trần gian, V/Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho TS. TS nghe P/Lang nói, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. V/Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn lúc hiện.

? VN đc tg kể trong những tình huống nào?

? Gọi học sinh đọc “từ đầu… đi vào loại đầu

? Đoạn văn mở đầu truyện giới thiệu với ta những nhân vật nào?

- Trương Sinh, Vũ Nương.

? Tác giả giới thiệu như thế nào về Vũ Nương?

- Vũ Nương tính tình thuỳ mị, nết na, lại thêm có tư

dung tốt đẹp.

? Em hiểu “tư dung” có nghĩa là gì?

? Để làm rõ hơn điều vừa giới thiệu tác giả còn cho ta biết thêm gì về Vũ Nương?

- Trương Sinh mến dung hạnh Vũ Nương nên xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng bất hoà.

? Qua cách giới thiệu của tác giả em hiểu gì về Vũ Nương?

- VN: người con gái đẹp nết, đẹp ng

? Cùng với giới thiệu nhân vật chính VN, tác giả đã giới thiệu như thế nào về Trương Sinh?

- Trương Sinh: con nhà hào phú, không có học, có tính đa nghi.

? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật của tác giả? Cách giới thiệu đó nhằm mục đích gì?

- Tác giả giới thiệu nhân vật đồng thời nêu ra một số nét về tính cách nhằm gieo vào lòng người đọc ấn tượng đậm nét về từng nhân vật.

* GV: Đó cũng chính là cách giới thiệu rất khéo tính cách mỗi người để rồi khi diễn biến câu chuyện xảy ra người đọc sẽ có những bất ngờ thú vị.

? Cuộc sống vợ chồng của VN trong những ngày đầu đc kể lại bằng lời văn nào?

- Cs vợ chồng: “Ko lúc nào phải đến thất hoà.”

? Thất hoà là gì? Từ đó em có nx gì về cs vợ chồng của VN trong những ngày đầu?

- Hạnh phúc

* Gv: Có đc mái ấm hp gđ trong điều kiện hôn

3. Phân tích

3.1. Mở đầu câu chuyện

- VN: người con gái đẹp nết, đẹp ng

(5)

nhân thiếu “môn đăng hộ đối”, lại thêm bản tính đa nghi của TS quả thật chẳng dễ dàng. Nhưng VN đã làm đc là nhờ vào phẩm hạnh của mình. Nàng đã sống đúng với dung hạnh của một ng phụ nữ có phẩm chất, ko có sơ hở để TS phải nghi ngờ, ghen tuông.

*Dẫn: Nhưng cuộc sum vầy chưa đc bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc chiêm.

TS phải đi lính

* Chú ý đoạn: “Buổi ra đi… mẹ đẻ mình”

? Đoạn trích kể về đoạn đời nào của Vũ Nương?

? Tiễn chồng ra trận Vũ Nương có những cử chỉ, lời nói nào?

- Rót chén rượu đầy

- Chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về chỉ xin ngày về manh theo 2 chữ bình yên. . . việc quân khó liệu, thế giặc khó lường, giặc cuồng lẩn lút, quân triều gian lao. . . mà mùa dưa chín quá kì. . . tiện thiếp băn khoăn. . .thổn thức tâm tình. . . thương ng đất thú. . .sợ ko có cánh hồng bay bổng

? Em hiểu thế nào là đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm?

? Mùa dưa chín qúa kì là cách nói chỉ điều gì?

? Em có nx gì về cử chỉ và những lời dặn dò của VN?

- Cử chỉ đúng mực, lời nói chân tình, dịu dàng. . .

? Qua từng cử chỉ, từng lời dặn dò, Vũ Nương gửi gắm mong ước, tình cảm gì của mình với chồng ? - Những cử chỉ và lời dặn dò đầy tình nghĩa thể hiện:

+ Mong ước có cs yên ấm.

+ Cảm thông sâu sắc trước nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nên nàng hết sức xót thương, lo lắng.

+ Nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình.

* Gv: Tất cả những mong ước, tình cảm của VN đều xuất phát từ ty thương chồng tha thiết, điều đó đã khiến những ng đc chứng kiến cảnh chia ly đều ứa lệ.

* Chú ý đoạn tiếp theo.

? Trong suốt thời gian xa chồng Vũ Nương đã nhớ, nghĩ về ai và làm gì?

- Nhớ, nghĩ về chồng

- Sinh con, chăm sóc mẹ chồng

- Trương Sinh: con nhà hào phú, không có học, có tính đa nghi

3.2. Diễn biến câu chuyện * Vũ Nương khi chồng đi lính

(6)

? Nỗi nhớ chồng của Vn đc thể hiện qua những chi tiết nào?

- Ngày. . . “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”. . . nỗi buồn chân trời góc bể kho thể nào ngăn đc.”

? Theo em, h/a: “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” chỉ những cảnh gì? Những hình ảnh ấy đã nói hộ tình cảm nào của VN?

- Cảnh mùa xuân vui tươi, mùa đông ảm đạm=>

Đây là những hình ảnh ước lệ, mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian. Ngày qua tháng lại, VN vẫn thuỷ chung và ko nguôi nỗi nhớ chồng. Mồi ngày qua đi nỗi nhớ ấy lại càng thêm da diết.

? Như vậy, khi xa chồng VN bộc lộ t.c gì với chồng?

- Thuỷ chung, yêu chồng tha thiết

? Còn đối với mẹ chồng và con trai, VN đã cư xử ntn?

- Mẹ chồng đau ốm, nàng hết sức thuốc thang, lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.

- Săn sóc con chu toàn.

? Qua đó em có nx gì về VN trong vai trò là ng con dâu, ng mẹ?

- Nàng tỏ ra là người rất đảm đang, là ng con dâu hiếu thảo, một ng mẹ hiền hậu.

? Phẩm chất tốt đẹp ấy của VN đã đc những ai ghi nhận? Thể hiện qua những lời văn nào?

- Lời mẹ chồng trước lúc lâm chung : “trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

- Lời k/đ của tg: Nàng hết lời xót thương, phàm việc ma chay, tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.

* Gv: Đó là lời đ/giá khách quan chính xác về công lao của nàng với gia đình chồng.

? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả trong đoạn văn trên?

- Cách kể giản dị, tự nhiên, lời văn thay đổi linh hoạt phù hợp với giọng điệu đối thoại, tâm trạng của nhân vật.

? Với cách kể chuyện như vậy, tác giả đã giúp chúng

ta cảm nhận đc những vẻ đẹp nào củaVũ Nương?

.

Vũ Nương mang vẻ đẹp truyền thống của ng phụ nữ VN: đảm đang, hiền thục, dịu dàng, yêu thương chồng con, hiếu thảo với cha mẹ, có đức hi sinh cao

(7)

- H khái quát=> Gv nhấn, ghi bảng:

* Gv:Vũ Nương mang vẻ đẹp truyền thống của ng phụ nữ VN. Nàng xứng đáng đc nhận 4 chữ vàng:

công, dung, ngôn, hạnh

Hoạt đông 4: Vận dụng, sáng tạo

? Em nhận thấy thái độ nào của tg đối với Vũ Nương nói riêng và ng phụ nữ VN thời phong kiến nói chung?

- Tác giả không chỉ ca ngợi mà còn hết sức trân trọng vẻ đẹp của ng phụ nữ.

* GV: Ca ngợi và trân trọng, đó là sự ưu ái của tác giả dành cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vậy, người phụ nữ đáng trọng ấy sống trong xã hội xưa sẽ có số phận, cuộc đời như thế nào?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết sau.

quý. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc.

4. Củng cố (3’)

? Tóm tắt văn bản

- Tóm tắt: Chuyện người con gái Nam Xương trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ kể về cuộc đời và số phận của nàng Vũ Nương. Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, đẹp người, đẹp nết, được Trương Sinh – con nhà hào phú trong làng cưới về làm vợ. Trương Sinh đa nghi, hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, vợ chồng không xảy ra thất hòa. Khi Vũ Nương có mang, Trương Sinh phải đi lính. Nàng ở nhà sinh con trai đắt tên là Đản, thay chồng nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già, chăm sóc mẹ ốm đau, lo ma chay khi mẹ qua đời.

Năm sau, giặc tan, Trương Sinh trở về, bế con đi thăm mộ mẹ nhưng bé Đản không chịu gọi cha, nói cha Đản tối nào cũng đến. Trương Sinh nghi ngờ vợ hư, đánh mắng, đuổi đi, Vũ Nương không thể minh oan cho mình bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng không chết, được Linh Phi đưa xuống Thủy cung. Tại đây, nàng gặp và nhờ Phan Lang - một người cùng làng, có công cứu Linh Phi mang chiếc hoa vàng, nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan. Khi Trương Sinh lập đàn 3 ngày 3 đêm, Vũ Nương trở về chốc lát, nói lời tạ từ rồi biến mất.

Hoạt đông 5: Hướng dẫn về nhà 5. HDVN (2’)

- Hoàn thiện đoạn văn tóm tắt.

- Chuẩn bị tiết 2:

+ Cuộc sống của Vũ Nương sau khi chồng trở về như thế nào?

+ Những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương? (Nguyên nhân nào là trực tiếp, nguyên nhân nào gián tiếp, đâu là nguyên nhân chính?)

+ Theo em, việc Vũ Nương tự vẫn là đúng hay sai? Vì sao?

+ Tìm những chi tiết về Trương Sinh (Lai lịch, tính nết, cách đối xử với vợ...). Qua những chi tiết ấy, em có nhận xét gì về Trương Sinh?

+ Ý nghĩa các chi tiết kì ảo?

+ Cái chết của Vũ Nương có ý nghĩa gì.

*/ Bổ sung giáo án

(8)

...

...

V.RKN...

...

...

***************&*************

Ngày sọan 22/9/2020

Ngày giảng :…………

Tiết 16+17 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(Trích: Truyền Kì mạn lục – Nguyễn Dữ) I. Mục tiêu cần đạt:

Như tiết 17 II. Chu ẩ n b ị

1. GV: Tài liệu, tranh ảnh, bảng phụ.

2. HS : chuẩn bị bài . III. Phương pháp

1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, khái quát-tổng hợp.

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp (1’). Kiểm tra sĩ số

2. KTra bài cũ (5’)? Tóm tắt “ Chuyện ng con gái NX” và trình bày cảm nhận của em về nv VN khi chồng đi lính?

Định hướng:

- Tóm tắt: đảm bảo các ý:

- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi).

- Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất.

- Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đó tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp.

- Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian.

- Cảm nhận: Vũ Nương mang vẻ đẹp truyền thống của ng phụ nữ VN: đảm đang, hiền thục, dịu dàng, yêu thương chồng con, hiếu thảo với cha mẹ, có đức hi sinh cao quý. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc.

3. Bài mới

(9)

Hoạt động 1: khởi động (1’) Vậy, người phụ nữ đáng trọng ấy sống trong xã hội xưa sẽ có số phận, cuộc đời như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên – học sinh Ghi bảng Hoạt động 2(30’)

- Mục tiêu: Giúp HS nắm được bi kịch của VN, nhân vật T/Sinh…

- PP: nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, phân tích, bình giảng...

- KT động não, trình bày 1 phút

- Phương tiện: Máy chiếu, bảng phụ...

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến;

Yêu gia đình, có trách nhiệm với bản thân.

? Nếu kể về nỗi oan trái của Vũ Nương em sẽ tóm tắt ntn ?

HS : - Sau khi chồng đi lính, Vũ Nương sinh con trai dặt tên là Đản.

- Trương Sinh trở về nghe theo lời con trẻ, nghi vợ hư hỏng.

- Vũ Nương một mực kêu oan nhưng Trương Sinh không nghe đánh mắng đuổi đi.

- Vũ Nương ra sông trẫm mình.

? Khi Trương Sinh trở về, điều gì khiến anh ta nghi ngờ vợ?

- Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con nhỏ (Đản).

- Lời nói của đứa con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cho tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…”.

? Lời nói ngây thơ của Đản tác động như thế nào đối với Trương Sinh?

- Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng.

? Tại sao câu nói của trẻ lại gây nghi ngờ sâu sắc như vậy?

- Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải. Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được).

? Từ đó em có suy nghĩ gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?

HS thảo luận (2’), trả lời.

- Tài kể chuyện (khéo thắt nút mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện.

- GV: Tin lời con trẻ mối nghi ngờ ngày càng sâu, Trương

3. Phân tích(tiếp) a) Nhân vật Vũ Nương Nỗi oan của của Vũ Nương

(10)

Sinh đã xử sự như thế nào?

- La um lên, giấu không kể lời con nói. Mắng nhiếc, đuổi đánh vợ đi.

? Trước sự oan trái đó Vũ Nương đã làm những gì để chồng hiểu? Có mấy lời thoại của nhân vật? Nhận xét từng lời thoại?

- Phân trần để chồng hiểu:

+ Lời 1: Thiếp là con nhà kẻ khó...nói về nghĩa vợ chồng -

> tìm cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.

+ Lời 2: Đau đớn thất vọng không hiểu vì sao lại bị mang tiếng oan ức, bị mắng nhiếc, đuổi đi. hông tự bảo vệ đuợc mình “nay châm gãy, bình rơi....->Tuyệt vọng

+ Lời 3: Mượn dòng nước Hoàng Giang than ‘Kẻ bạc mệnh...phỉ nhổ.

GV: Phân trần để chồng hiểu rõ nỗi oan của mình. Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công. Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ.

? Em có nhận xét gì về Vũ Nương qua những lời thoại đó?

- Là người phụ nữ hết lòng chăm sóc hạnh phúc gia đình, tính cách cụ thể rõ ràng, hành động dứt khoát.

? Chi tiết nào mở ra khả năng tránh được thảm kịch?

HS thảo luận, trả lời.

- Trương Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển mâu thuẫn.

- Ngay trong lời nói của Đản đã có ý mở ra để giải quyết mâu thuẫn: “Người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”.

? Khi bị nghi oan như thế, Vũ Nương đã làm gì?

- Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn. Đó là hành động quyết liệt cuối cùng.

- Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh.

? Theo em nguyên nhân sâu xa khiến Vũ Nương mắc nỗi oan ấy là gì?

- Do chồng đa nghi, hay ghen, thất học, thiếu hiểu biết - Do hủ tục xã hội PK

? Qua đó em thấy số phận con người đặc biệt là người phụ nữ trong XHPK như thế nào?

- Đau khổ bất hạnh, bị đày đọa, chịu sự bất công vô lí...

? Qua cái chết oan khuất của Vũ Nương t/g muốn nói gì?

GV giảng: Bi kịch của Vũ Nương là 1 lời tố cáo XHPK

- Nỗi oan khuất của Vũ Nương là 1 bi kịch của số phận con người đặc biệt là người phụ nữ  Tố cáo chế độ phong kiến nam quyền độc đoán và chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

(11)

xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông của t/g đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không được che chở bênh vực mà lại còn bị đối xử 1 cách bất công vô lí; chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông ít học mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.

? Hãy tóm tắt phần truyện nói về việc Vũ Nương được giải oan?

HS: Vũ Nương tự tử nhưng không chết do được các nàng tiên dưới biển cứu. Dưới thủy cung, tình cờ nàng được gặp người cùng làng là Phan Lang cũng được cứu sống.

Phan Lang khuyên nàng trở về sum họp gia đình. Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương. Nàng hiện lên nhưng quyết định không trở về dương thế mà ở lại dưới biển.

? Em có nhận xét gì về cuộc sống dưới thuỷ cung?

+ Khi ở dưới thuỷ cung.

- Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa.

- Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người.

? Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích gì?

-Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực.

- Mang giá trị nhân đạo cao cả, mong muốn những người như Vũ Nương sẽ phải được sống mãi.

? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện ở đoạn này?

TD?

HS: - T/g sử dụng nhiều yếu tố kì ảo.

- TD: + Tạo màu sắc truyền kì cho câu chuyện.

+ Tạo không khí cổ tích dân gian.

+ Thiêng liêng hóa sự trở về của Vũ Nương.

+ Hoàn chỉnh thêm nét đẹp tính cách Vũ Nương + Thể hiện ước mơ về sự công bằng

+ Không làm mất đi tính bi kịch

→ Nghệ thuật đặc sắc

? Vũ Nương gặp Phan Lang, nàng có tâm nguyện gì?

Cuối cùng, Vũ Nương có thể trở về nhân gian được không? Vì sao?

- Nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu, muốn được minh oan.

=> Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo.

* Vũ Nư ơng được giải oan

(12)

- Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức.

Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả.

- Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan - còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ tình chàng nhưng không thể trở về nhân gian được nữa. Vũ Nương muốn trả ơn nghĩa cho Linh Phi, muốn trở về với chồng con mà không được.

? Số phận bất hạnh của V/Nương gợi liên tưởng đến n/v nào trong chèo cổ V.Nam?

HS: N/v Thị Kính trong vở “Quan Âm Thị Kính”.

? Theo em có cách nào giải thoát oan trái cho những con người như V/Nương, Thị Kính mà không phải cần đến sức mạnh siêu nhiên thần bí?

HS: Cần xóa bỏ chế độ áp bức bất công, tạo XH công bằng tôn trọng phụ nữ....

? Vậy qua việc Vũ Nương được giải oan t/g muốn thể hiện t/cảm gì?

HS:

GV chốt và tiểu kết.

GV giảng: Những yếu tố kì ảo trước hết nó làm hoàn chỉnh thêm những nét dẹp vốn có của n/v Vũ Nương, một con người dù đã ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi danh dự. Điều quan trọng hơn những yếu tố kì ảo đã tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho t/phẩm.Thể hiện ước mơ ngàn đời của ND ta về sự công bằng trong c/đời, người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất cuối cùng cũng sẽ được minh oan.

GV: Người trực tiếp đấy Vũ Nương đến cái chết oan khuất chính là người chồng mà nàng hằng mong ngóng trở về.

? Trương Sinh dược giới thiệu là người như thế nào?

- Con nhà giàu, ít học, có tính hay đa nghi.

- Cuộc hôn nhân với Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng.

? Khi Trương Sinh đi lính trở về, tâm trạng của chàng ra sao?

- Tâm trạng Trương Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất.

? Trong hoàn cảnh như thế, lời nói ngây thơ của Đản có tác động như thế nào tới Trương Sinh?

- Lời nói của Đản kích động tính ghen tuông, đa nghi của chàng.

? Trương Sinh đã xử sự như thế nào?

- Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu thô bạo, đẩy vợ đến cái chêt oan nghiệt.

- Với các yếu tố kỳ ảo hoang đường, t/g đã thể hiện ước mơ về sự công bằng, khẳng định niềm cảm thương của t/g đối với số phận bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ PK.

b) Nhân vật Trương Sinh

(13)

- Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần.

- Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng.

? Qua phân tích em có nhận xét gì về con người Trương Sinh?

GV: Nhân vật Trương Sinh tiêu biểu cho những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền. Chàng là người đã đẩy Vũ Nương đến cái chết oan nghiệt- VN có ý nghĩa phê phán nghiêm khắc xã hội PK đồng thời cảnh tỉnh con người trong cuộc sống xưa và nay.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- GD ý thức đấu tranh với những bất công của xã hội;

Trân trọng vẻ đẹp và cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến;

? Khái quát nội dung của truyện?

+ Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

? Những đặc sắc về nghệ thuật?

+ Kết cấu độc đáo, sáng tạo.

- Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét.

- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.

- Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường.

GV: Đây là một câu chuyện hay và cảm động khắc hoạ nét đẹp tâm hồn mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm thương cảm cho số phận nhỏ nhoi của họ dưới chế độ phong kiến. Từ 1 chiếc bóng oan nghiệt văn bản đã mở ra trước mắt người đọc biết bao điều sâu rộng về tình nghĩa vợ chồng, về quan hệ giữa người với người trong cuộc sống.

? HS đọc ghi nhớ?

Hoạt động 3 (3’)

- Mục tiêu:Giúp hs liên hệ thực tế, mở rộng hiểu biết và trình bày quan điểm của cá nhân.

- PP: Vấn đáp, trình bày 1 phút.

? Vũ Nương lấy cái chết của mình để minh oan điều ấy có phù hợp với tính cách của nàng không ?

- Phù hợp bởi vì nàng thuỷ chung, đức hạnh, phẩm chất tốt đẹp, nàng không có cách bày tỏ, danh dự bị bôi nhọ, bao nhiêu công sức xây dựng gia đình đều vô nghĩa->chọn cái chết

? Liên hệ cuộc sống của người phụ nữ hiện nay ?

Là con người độc đoán gia trưởng, là hiện thân của chế độ PK bất công hà khắc.

4. Tổng kết a) Nội dung

- Phản ánh cuộc đời số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công phải chịu nhiều bất hạnh khổ đau.

- Ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

- Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của t/g và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo.

(14)

HS: - Phụ nữ ngày nay có c/s khác xưa rất nhiều. Họ đc học hành, đc làm việc, đc đối xử bình đẳng như nam giới và đặc biệt họ còn là những nhà lãnh đạo...Vai trò của phụ nữ trong XH đc đề cao, quyền của phụ nữ đc quan tâm...

? Truyện có thể kết thúc ở chỗ nào? Tại sao lại có thêm đoạn cuối? Đoạn truyện đó có tác dụng gì?

- Sau cái chết của Vũ Nương.

- Truyện có hậu, đúng nguyện vọng minh oan của Vũ Nương.

+ Người có phẩm hạnh, chết vẫn giữ được phẩm hạnh + Truyện li kì, hấp dẫn hơn, tạo một thế giới mơ màng, lung linh hấp dẫn.

Hoạt đông 4: Vận dụng, sáng tạo

? Vì sao Vũ Nương lại không quay trở về? Theo em kết thúc như vậy có thêm ý nghĩa gì?

GV: Kết thúc như vậy tăng ý nghĩa triết lý của câu chuyện. Dù có hạnh phúc, có khát khao hạnh phúc trần thế, dù đáng được hưởng hạnh phúc người đàn bà trong xã hội phong kiến không bao giờ, không thể nào có được hạnh phúc. Cái chết vẫn là kết thúc bi thảm không thể cứu vãn nổi. Và hạnh phúc đã mất đi thì không thể làm lại được nữa. Chàng Trương phải trả giá cho hành động của chính mình.

? Thái độ của t/g đối với n/v này?

HS: - N/v Trương Sinh chính là hiện thân của chế độ PK gia trưởng, sự bất công, ngang trái, phi lí mà con người đặc biệt là người phụ nữ phải chịu đựng...Lên án thói xử sự hồ đồ...

b) Nghệ thuật

- Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện → tính cách nhân vật.

- Lời thoại, lời tự bạch của nhân vật.

- Yếu tố kỳ ảo.

- Thời gian, địa điểm có thật → tăng độ tin cậy.

c. Ghi nhớ(SGK) III. Luyện tập

4. Củng cố:(2’) (PP: vấn đáp)

GV và HS hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.

- Đọc thêm bài “Viếng Vũ Thị” của Lê Thánh Tông.

? Bài tập trắc nghiệm

Nhận định nào nói đúng nhất về nhân vật Trương Sinh trong truyện A. Con nhà giàu nhưng không có học.

B. Có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá sức C. Có cách xử xự, hồ đồ, độc đoán, thô bạo với vợ D Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Hoạt đông 5: Hướng dẫn về nhà

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau :(3’)

- Nắm chắc nội dung bài học: Tác giả, tác phẩm, kể tốm tắt được nội dung tác phẩm…

- Kể tóm tắt truyện

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương? Giá trị của tác phẩm?

- Soạn bài : Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

(15)

+ Đọc ngữ liệu/SGK + Trả lời câu hỏi + Nghiên cứu BT

*/ Bổ sung giáo án:

...

...

V. Rút kinh nghiệm

………...

...

...

Ngày sọan 22/9/2020 Ngày giảng :…………

Tiết 18

Tiếng Việt

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức :

- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.

- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.

2. Kỹ năng :

- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Quan tâm nhiều hơn đến hình thức d/đ của cách dẫn t.tiếp & cách dẫn g.tiếp. Giúp Hs biết lựa chọn những động từ thích hợp cho từng trường hợp dẫn, nhận ra được t/d nhau của lời dẫn với ý dẫn.

*,Tích hợp:

- GD đạo đức: có ý thức trân trọng, thái độ sử dụng và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt

=> giáo dục về các giá trị: TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM ...

- Đính hướng phát triển năng lực: Tư duy, hợp tác, tự học…

4.Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Nghiên cứu soạn giảng, sưu tầm tài liệu, bảng phụ…

- HS: Tìm hiểu trước bài mới…

III. Phương pháp:

(16)

- Phương pháp: Đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu…

- Hình thức: cá nhân, nhóm…

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục 1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- 2 HS lên bảng làm bài tập 5,6 (SGK/40+41+42)

- Khi sử dụng từ ngữ xưng hô ta cần chú ý điều gì? Tìm những từ chỉ quan hệ thân tộc thường dùng trong xưng hô.

* Dự kiến trả lời:

Bài 5.

- Trước 1945 : Vua xưng trẫm - 1945 Bác xưng tôi - đồng bào

→ sự gần gũi thân thiết giữa người lãnh tụ với q/chúng.

Bài 6

* Cách xưng hô của cai lệ : ông – mày

- Kẻ có vị thế quyền lực với ngời dân bị áp bức → thể hiện sự trịnh thượng hống hách.

* Cách xng hô của chị Dậu có sự thay đổi.

+ Lúc đầu : nhà cháu - ông + Sau : tôi - ông bà - mày

→ thể hiện sự thay đổi thái độ từ chỗ nhẫn nhục – fản kháng quyết liệt.

3. Bài mới: Hoạt động 1: khởi động (1’)

- Muc tiêu : Định hướng và tiếp cận ND bài học - PP : thuyêt trình:

Ở lớp 8 các em đã được học công dụng của dấu 2 chấm- 1 em hãy nhắc lại!

HSTL : - Phân cách những mảng cú pháp tương đối lớn trong câu.

- Đứng trước dãy liệt kê.

- Dẫn lời nói đã phát biểu ra hay còn trong ý nghĩ, giới thiệu nội dung cảm nghĩ nói năng: lời nói trực tiếp, lời nói gián tiếp… báo hiệu điều trình bày tiếp theo và có tác dụng thuyết minh đối với điều trình bày trước…

- HS trả lời- GV treo bảng phụ => Vậy khi dẫn trực tiếp và gián tiếp ta làm thế nào.

? Công d ng c a d u ngo c kép? B i h c hôm nay s tr l i câu h i ó.ụ ủ ấ ặ à ọ ẽ ả ờ ỏ đ Hoạt động của giáo viên – học sinh Ghi bảng

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (18P) - Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là

cách dẫn trực tiếp

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, rèn luyện theo mẫu

- Phương tiện: máy chiếu, bảng phụ - KT: động não, trình bày một phút.

- Tích hợp đạo đức: rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc đƣợc giao.

I. Cách dẫn trực tiếp

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu(SGK)

(1). Phần in đậm (a) → lời nói

(17)

? HS đọc các đoạn trích?

? Trong đoạn trích a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng đằng trước bằng dấu gì?

a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần đưng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lỳ nhất định không xuống, ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu.

Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm”

người là gì?”.

HS: - Bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật.

? Vì sao em cho rằng đây là lời nói của nhân vật?

HS: Vì trước đó có từ “nói” trong phần lời của người dẫn. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

? Trong đoạn trích b) phần câu in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng đằng trước bằng dấu gì?

b) Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

HS: - Phần in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ

“nghĩ”. Dấu hiệu tách 2 phần câu cũng là dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.

? Trong cả 2 đoạn trích có thể thay đổi bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không?

- HS lên bảng thực hành.

HS: Có thể thay đổi vị trí của 2 bộ phận. Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép.

?Em có nhận xét gì về những cụm từ in đậm đó ?

- Dẫn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật một cách nguyên văn. Lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.

GV: Cả 2 bộ phận in đậm trong VD đều là cách dẫn trực tiếp.

? Vậy thế nào là lời dẫn trực tiếp. Để dẫn trực tiếp lời nói hay ý nghĩ của nhân vật thì ta làm như thế nào?

? HS đọc phần ghi nhớ ?

ngăn cách bằng dấu “ ” và dấu “:”

(2). Phần in đậm (b) → ý nghĩ ngăn cách bằng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm

(3). Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận ngăn cách bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.

=> Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật

2. Ghi nhớ 1(SGK/54)

(18)

Hoạt động 3(7’)

- Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là cách gián tiếp

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, rèn luyện theo mẫu

- Phương tiện: máy chiếu, bảng phụ - KT: động não, trình bày một phút.

- Tích hợp đạo đức: rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc đc giao.

- HS đọc 2 đoạn trích?

a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu.

Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.

b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

? Ở đoạn a) phần in đậm nào chỉ lời nói, phần in đậm nào chỉ ý nghĩ?

HS: - Trong VDa) phần câu in đậm là lời nói.

Đây là của nội dung lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn.

? Trong đoạn trích b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay đổi từ đó bằng từ gì?

HS: - Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ “hiểu”.

- Giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”.

- Có thể thay từ “là” vào vị trí của từ “rằng”

trong trường hợp này.

GV: Cách dẫn như trên gọi là cách dẫn gián tiếp.

? Vậy thế nào là lời dẫn gián tiếp? Để dẫn gián tiếp lời nói hay ý nghĩ của nhân vật thì ta làm như thế nào?

HS: Cách dẫn gián tiếp là cách người nói thuật lại lời nói hay ý nghĩ của n/vật, không đặt

II. Cách dẫn gián tiếp

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (SGK)

(1). Phần in đậm (a) → lời nói (vì có từ khuyên )

(2). Phần in đậm (b) → ý nghĩ (vì có từ hiểu ).

- Có thể thay từ “là” vào vị trí của

“rằng”.

(19)

trong dấu ngoặc kép.

? Hãy quan sát xem giữa phần in đậm &

phần đứng trước trong v/dụ (a) và các VD ở phần I có từ “rằng” không? Có thể thêm từ

“rằng/là” vào trong câu đc ko ? Thêm vào vị trí nào?

- Thêm đc, thêm vào sau động từ.

GVKL: Cả 2 cách dẫn tr/tiếp & g.tiếp đều có thể dùng thêm từ đệm: “rằng/ là”.

- Việc dùng từ đệm “rằng/ là” gặp nhiều hơn trong ngôn ngữ nói (vì trong ngôn ngữ nói ko có cái tương đương với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép của ngôn ngữ viết)

- Sự có mặt của từ “rằng/ là” hay khả năng thêm chúng vào sau động từ trong câu là căn cứ để phân biệt câu chứa lời dẫn với câu ko chứa lời dẫn.

? Phân biệt cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp?

- H trả lời.

Gv: đó là nd ghi nhớ sgk=> đọc?

? Trong giao tiếp, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp đc sd ntn?

- Khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp đc sd thường xuyên hơn. Lời trao đổi của các nv trong truyện thường đc dẫn trực tiếp

* Hoạt động 3: Mở rộng sáng tạo (17’) -

- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết , ứng dụng lí thuyết vào làm các BT

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, rèn luyện theo mẫu

- KT: động não, trình bày một phút.

? HS đọc y/c BT1 ? HS : Làm việc cá nhân

? HS đọc y/c của BT 2?

GV : BT này là cho HS thực hành tạo câu có chứa lời dẫn theo gợi ý đã cho.

HS làm việc cá nhân:

HS làm việc cá nhân.

2. Ghi nhớ2: (SGK/54)

III. Luyện tập Bài 1/54.

a) Cách dẫn trực tiếp. Lời dẫn bắt đầu từ “A ! Lão già …này à ?’’

- Đó ý nghĩa mà n/v gán cho con chó.

b) Là lời dẫn trực tiếp. Lời dẫn bắt đầu từ “Cái vườn…rẻ cả’’.

- Đó là ý nghĩ của n/v.

Bài 2/54+55.

a)

- Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng

“Chủ tịch HCM nêu rõ : “Chúng ta phải...”

- Câu có lời dẫn gián tiếp: Trong

“Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ II của Đảng” Chủ tịch HCM khẳng định rằng chúng ta phảI ghi hớ công

(20)

HS đọc câu văn.

HS ≠ nhận xét

GV gợi ý: Cần phân biệt rõ lời thoại là của ai đang nói với ai, trong lời thoại đó có phần nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ 3, và người thứ 3 đó là ai.

- Thêm vào trong câu những từ ngữ thích hợp để mạch ý và câu được rõ.

Bài tập bổ sung : Lời dẫn trong câu sau được dùng theo cách nào ?

“Bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi, do không có tai nên khi xếp chồng rất gọn, không vướng, khi rửa cũng dễ sạch

A. Trực tiếp B. Gián tiếp

C. Trực tiếp kết hợp với gián tiếp.

lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của 1 dân tộc anh hùng.

Bài 3/55.

Vũ Nương nhân đó cũng đã gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan Lang nói với chàng Trương (rằng) nếu chẳng còn nhớ chút tình xa nghĩa cũ thì xin lập một đàn giải oan ở bên sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.

Hoạt động 4: luyện tập, hướng dẫn về nhà 4. Củng cố(1’) (PP: vấn đáp)

GV và HS hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.

? Thế nào là cách dẫn tực tiếp, thế nào là cách dẫn gián tiếp?

? Dấu hiệu để nhận biết cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau(2’) - Nắm chắc nội dung bài học, làm hoàn chỉnh các bài tập trong SGK - Soạn: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”

+ Ôn tập lại VB tự sự.

+ Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi SGK.

+ Nghiên cứu các BT.

* Bổ sung giáo án:

...

...

...

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

************************

Ngày sọan 22/9/2020 Ngày giảng :………

Tiết 19

(21)

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ

- Các yếu tố của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện...) - Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự 2. Kỹ năng:

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

- Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau 3. Thái độ:

- Giáo dục cho các em có ý thức phát triển từ vựng

- Khuyến khích học sinh rốn luyện kỹ năng tóm tắt các tác phẩm tự sự.

4. Tích hợp:

- GD bảo vệ môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ liên quan đến môi trường. mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường

- GD KNS:KN giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt. KN ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp

- GD đạo đức: Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.

=> giáo dục các giá trị TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC, ĐOÀN KẾT…

4.Định hướng phát triển năng lực:

II. Chuẩn bị của GV- HS:

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

- HS: Đọc tìm hiểu bài III. Phương pháp:

- Phương pháp qui nạp, vấn đáp, trao đổi, thảo luận, hoạt động nhóm, cá nhân, thực hành.

- Kĩ thuật động não

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục:

1. Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5’):

? Lời dẫn trong câu văn sau đây dùng theo cách nào?

“ Bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi, do không có tai nên khi xếp chồng rất gọn, không vướng, khi rửa cũng dễ sạch”

A. Lời dẫn trực tiếp B. Lời dẫn gián tiếp

? Thế nào là lời dẫn trực tiếp, gián tiếp?

- TL: Đáp án A

(22)

- Lời dẫn trực tiếp là dẫn nguyên văn lời nói, ý nghĩa và được đặt trong dấu ngoặc kép

- Lời dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói, ý nghĩa không đặt trong dấu ngoặc kép 3. Bài mới

Hoạt động 1: khởi động (1’)

- Mục tiêu: Định hướng và tiếp cận ND bài học - PP: thuyết trình

H u h t các t ng khi m i hình th nh ch có 1 ngh a. Qua quá trình phátầ ế ừ ữ ớ à ỉ ĩ tri n, t ng có thêm ngh a m i. Khi ngh a m i hình th nh m ngh a c không bể ừ ữ ĩ ớ ĩ ớ à à ĩ ũ ị m t i thì k t c u ngh a c a t ng tr nên phong phú h n, ph c t p h n v xu tấ đ ế ấ ĩ ủ ừ ữ ở ơ ứ ạ ơ à ấ hi n cái g i l t nhi u ngh a. Nh ó, t ng có kh n ng bi u ệ ọ à ừ ề ĩ ờ đ ừ ữ ả ă ể đạt nhi u KNề h n, ngh a l t v ng có kh n ng áp ng t t h n nhu c u nh n th c v giaoơ ĩ à ừ ự ả ă đ ứ ố ơ ầ ậ ứ à ti p c a ngế ủ ườ ải b n ng .ữ

Hoạt động của giáo viên – học sinh Ghi bảng

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15p) - Mục tiêu: Giúp HS nắm được sự phát

triển của từ vựng

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, rèn luyện theo mẫu

- KT: động não, trình bày một phút.

- Phương tiện: máy chiếu, bảng phụ - Tích hợp bảo vệ môi trường: Sự biến

đổi và phát triển nghĩa của từ liên quan đến môi trường, mượn từ ngữ nc ngoài về môi trng.

? HS đọc bài 1.

HS đọc ngữ liệu

? Từ “kinh tế” ở câu “Dang tay ôm chặt bồ kinh tế” trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của PBC có ý nghĩa gì?

HS: - Từ “kinh tế” trong bài thơ là hình thức nói tắt của “kinh bang tế thế”: Trị nước cứu đời. Cả câu thơ ý nói t/g ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.

? Từ “kinh tế” ngày nay chúng ta hiểu như thế nào?

HS: * Từ “kinh tế” ( hiện nay ) : toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.

? Qua đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ?

HS: Nghĩa của từ không phải bất biến, có thể thay đổi theo thời gian:

+ nghĩa cũ mất đi

A. Sự phát triển của từ vựng I. Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (SGK/ 55 + 56)

(1) Từ “kinh tế”

-> Nghĩa của từ không phải bất biến, có thể thay đổi theo thời gian:

+ nghĩa cũ mất đi

+ nghĩa mới được hình thành.

( 2)

a. “xuân” 1 → mùa đầu tiên của một năm ( nghĩa gốc )

“xuân” 2 → tuổi trẻ ( nghĩa chuyển - ẩn dụ )

b. “tay” 1 → bộ phận phía trên của cơ thể từ vai đến ngón, dùng để cầm nắm...( nghĩa gốc)

“tay” 2 → người chuyên hoạt động hoặc giỏi về một môn, một nghề nào đó. ( nghĩa chuyển – hoán dụ )

2. Ghi nhớ (SGK/56) II. Luyện tập

Bài 1. Xác định nghĩa của từ chân:

a. Từ “chân” → nghĩa gốc.

b. Từ “chân” → hoán dụ c. Từ “chân” → ẩn dụ d. Từ “chân” → ẩn dụ Bài 2

- Trong những cách dùng như: trà atisô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh

(23)

+ nghĩa mới được hình thành.

? Đọc phần 2 và chú ý vào những từ in đậm?

? Tra từ điển và cho biết từ nào là nghĩa gốc và từ nào là nghĩa chuyển?

HS: a. “xuân” 1 → mùa đầu tiên của một năm ( nghĩa gốc )

“xuân” 2 → tuổi trẻ ( nghĩa chuyển - ẩn dụ )

b. “tay” 1 → bộ phận phía trên của cơ thể từ vai đến ngón, dùng để cầm nắm...( nghĩa gốc) “tay” 2 → người chuyên hoạt động hoặc giỏi về một môn, một nghề nào đó. ( nghĩa chuyển – hoán dụ )

? Vậy trong trường hợp nghĩa chuyển thì nó được chuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào?

? Tóm lại, em có nhận xét chung gì về từ vựng và ngôn ngữ tiếng Việt?

HS: Cùng với sự phát triển của XH, từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển.

? Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển trên cơ sở nào?

HS: Một trong những cách phát triển từ vựng TV là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

? Có mấy phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ?

HS: Có 2 p/thức chủ yếu phát triển cuả ừ ngữ:

p/thức ẩn dụ và p/thức hoán dụ.

GV chốt ghi nhớ.

* Gv lưu ý HS.

- Ẩn dụ, hoán dụ (phép tu từ)

→ chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ.

- Ẩn dụ, hoán dụ. (phương thức ↑ nghĩa của từ ngữ.) → làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển (nghĩa chuyển này có thể được giải thích trong từ điển.)

HS thảo luận theo ban BT1.

- Đại diện nhón lên trình bày trên bảng

? HS đọc bài 2?

? Nêu nhận xét về nghĩa của từ “trà” trong những cách dùng như: trà hà thủ ô, trà mướp đắng...?

chi, trà tâm sen, trà khổ quả. Từ

“trà” được dùng với nghĩa chuyển chứ không phải với nghĩa gốc như được giải thích ở trên.

- Trà trong những cách dùng này nghĩa là: sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.

- Trà : được chuyển theo p/thức→

ẩn dụ.

Bài 3

- Trong những cách dùng như

“đồng hồ điện tử, đồng hồ nước, đồng hồ xăng, ... từ “đồng hồ” được dùng theo phương thức ẩn dụ.

- Nghĩa “đồng hồ” → những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống như đồng hồ.

Bài 4

Tìm ví dụ để c/minh.

a) hội chứng.

* nghĩa gốc : tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.

* nghĩa chuyển : tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi. VD: Lạm phát , thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.

b) Ngân hàng.

- Nghĩa gốc : tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng

VD : Ngân hàng ngoại thương VN - Nghĩa chuyển : kho lưu trữ những thành phần, bộ phận, của cơ thể để sử dụng khi cần như trong “ngân hàng máu” ngân hàng gen... hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như trong ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề. Trong những kết hợp này, nét nghĩa “tiền bạc”

mất đi, chỉ còn nét nghĩa “tập hợp,

(24)

Thảo luận nhóm 4 người 3/

? Đọc y/c BT 3?

Bài 3. HS thảo luận nhóm đôi

? Đọc y/c BT4?

Bài 4: HS thảo luận 4 nhóm:

Nhóm 1: Chứng minh từ “hội chứng” là từ nhiều nghĩa.

VD : Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.

VD : Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.

Nhóm 2: Chứng minh từ “ngân hàng” là từ nhiều nghĩa.

Nhóm 3: Chứng minh từ “sốt” là từ nhiều nghĩa.

Nhóm 4: Chứng minh từ “vua” là từ nhiều nghĩa.

- nghĩa chuyển : tập hợp , lu giữ bảo quản

lưu lại”

c) Sốt :

- Nghĩa gốc : tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.

- Nghĩa chuyển : ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh...

VD cơn sốt đất . d) Vua

- nghĩa gốc : người đứng đầu nhà nước quân chủ : Vua Lê...

- nghĩa chuyển : người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định thường là sx kinh doanh, thể thao, nghệ thuật : VD : vua dầu hoả, vua bóng đá, vua nhạc rốc…

* Danh hiệu này → fái nam phái nữ → nữ hoàng ( nhạc nhẹ) Bài 5: Trong 2 câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua ...đỏ”. Từ “mặt trời”

trong câu thứ 2 được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. T/g gọi Bác Hồ là

“mặt trời” dựa trên mối quan

tương đồng giữa 2 đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời”

trong câu thơ chỉ có t/chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào giả thích trong từ điển.

. Hoạt động 4: Vận dụng

4. Củng cố(2’) (PP vấn đáp)

GV và HS hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.

? Có những cách nào để phát triển nghĩa của từ vựng TV?

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau :(3’) - Nắm chắc nội dung bài học, làm hoàn chỉnh các bài tập trong SGK.

- Soạn: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”:

+ Đọc toàn bộ VB.

(25)

+ Trả lời các câu hỏi SGK.

+ Rút ra nội dung ý nghĩa của VB.

*/ Bổ sung giáo án:

………

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major

( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính ( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính.. được kết nối với nhau) được kết nối

- be capabled of:có khả năng về be excited about: hứng thú về - be fond of thích be interested in:thích, quan tâm - be tired of/from : mệt mỏi về be worried about: lo

Aunt Hang and Uncle Chi are going to visit Lan next week.. She is arriving in Ha Noi on Thursday in the

Viết một đoạn văn từ ba đến năm câu nêu cảm nhận của em về một đêm trăng , đẹp thanh tĩnh. Đoạn văn

Bài học này được thiết kế để củng cố và mở rộng kiến thức về Lịch sử thế giới cận đại (chương I, II), đồng thời phát triển các kỹ năng làm bài tập và thái độ học tập tích cực ở học

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh... Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và