• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2

Ngày soạn: Ngày 23 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng Ngày giảng : Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020

TOÁN

TIẾT 16: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).

- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ đoạn thẳng chính xác và trình bày bài giải khoa học.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS say mê giải toán.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ, các tấm bìa như SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

1) - Gọi 1 hs làm bài tập 3 VBT

2) + Muốn tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó ra làm thế nào?

+ Muốn tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó ta làm thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích; yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh ôn tập.

a. Bài toán 1:

- GV kẻ bảng phụ.

+ 1 giờ người đó đi bao nhiêu km?

+ 2 giờ người đó đi bao nhiêu km?

+ So sánh thời gian và quãng đường đi được?

+ Khi thời gian gấp 3 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần?

+ Mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được?

b. Bài toán 2:

- Yêu cầu HS phân tích, tóm tắt đề.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- 1 số em trả lời.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS nghe, xác định nhiệm vụ.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

+ 1 giờ đi được 4 km.

+ 2 giờ đi được 8 km.

+ Thời gian gấp 2 lần, quãng đường gấp 2 lần.

+ Quãng đường gấp 3 lần.

+ Thời gian gấp bao nhiêu lần thì quãng đường gấp bấy nhiêu lần.

- 1 HS đọc đề bài.

(2)

- GV yêu cầu HS nêu cách giải, nhận xét.

(+) Rút về đơn vị

Một giờ ô tô đi được là:

90 : 2 = 45 (km) Bốn giờ ô tô đi là:

45 x 4 = 180 (km) Đáp số: 180 km.

(+) Tìm tỉ số: Yêu cầu HS nhận xét thời gian, quãng đường và giải bài tập

4 giờ gấp 2 giờ số lần là:

4 : 2 = 2 (lần) Trong 4 giờ đi là:

90 x 2 = 180 (km) Đáp số: 180 km.

3. Luyện tập Bài 1:

- Gọi HS đọc để bài.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Tóm tắt: 5 mét vải : 80000đồng 7 mét vải …...đồng?

+ Dựa vào yêu cầu em giải bài bằng cách nào?

- Hướng dẫn giải bài tập

- Gv chốt: Củng cố cách giải toán bằng phương pháp rút về đơn vị

Bài 2:

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài này làm được theo mấy cách?

- Tóm tắt: 3 ngày : 1200 cây 12 ngày :. ... cây?

- Gợi ý: HS chọn 1 trong 2 cách để giải sao cho thích hợp

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Gv chốt: Củng cố cách giải toán bằng phương pháp tìm tỉ số.

Bài 3:

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV tóm tắt lên bảng.

a. 1000 người tăng : 21 người.

- HS suy nghĩ, trao đổi cách giải.

- HS rút ra các bước giải bài tập.

+ Tìm số km đi trong 1 giờ

+ Lấy số km đi trong 1 giờ nhân với 4

- HS nêu các bước giải bài tập + Tìm 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần + Lấy 90 nhân với số lần

Bài 1:

- 1 HS đọc đề bài.

- HS nêu tóm tắt bài toán.

+ Cách: rút về đơn vị.

- HS làm vở, 1 HS làm bảng.

Bài giải:

Mua 1m hết số tiền là:

80000 : 5 = 16000 (đồng) Mua 10m hết số tiền là:

16000 x 7 = 112 000 (đồng) Đáp số: 112 000 đồng Bài 2:

- 1 HS đọc bài toán.

+ Làm được theo 2 cách.

- Lớp làm vở, 1 HS làm bảng phụ.

Bài giải:

12 ngày so với 3 ngày thì gấp số lần là:

12 : 3 = 4(lần)

Trong 12 ngày trồng được số cây là:

1200 4= 4800 (cây) Đáp số: 4800 cây Bài 3:

- 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS nêu tóm tắt.

- Lớp làm vở. 2HS làm bảng phụ theo 2

(3)

4000 người tăng : ... người?

b. 1000 người tăng : 15 người.

4000 người tăng : ... người?

C. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Giờ học này ôn về những dạng toán gì? Các bước giải bài tập như thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò về nhà làm BT trong v BT.

- Về nhà xem và chuẩn bị bài sau:

Luyện tập

phần.

- Chữa bài.

Bài giải:

a. 4000 người gấp 1000 người số lần là:

4000 : 1000 = 4 (lần)

Sau 1 năm số người tăng lên là:

21 x 4 = 84 (người) Đáp số: 84 người.

b. Nếu hạ mức tăng dân số thì sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm là:

15 x 4 = 60 ( người) Đáp số: 60 người

- 2 HS vừa làm bài nêu: cách “tìm tỉ số”.

- 2 HS nêu.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

--- TẬP ĐỌC

TIẾT 7 : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

3) - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : - Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý chính của bài : tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát toàn bài

- Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.

3. Thái độ:

- Giáo dục các em tinh thần đoàn kết thương yêu nhau.

* QTE: - Trẻ em có quyền sống trong hòa bình, bảo vệ khi xung đột chiến tranh.

- Quyền được kết bạn, được yêu thương chia sẻ.

* KNS:- Xác định giá trị

- Thể hiện sự cảm thông (bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với nững nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại).

III. ĐÔ DÙNG DH - Tranh minh họa bài học.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.

(4)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- GV gọi HS lên đọc phân vai vở kịch Lòng dân

- Nhận xét.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- GV đưa tranh vẽ, HS quan sát.

- GV: Có cuộc sống hòa bình, ấm no.

hạnh phúc là khát vọng chung của con người, đặc biệt là của trẻ em trên toàn thế giới. Vậy mà đã có biết bao cuộc chiến tranh diễn ra, biết bao người đã chết. Nỗi đau mất mát do chiến tranh gây ra như còn hằn lại trong trái tim của bao thế hệ. Bài học hôm nay sẽ có phần nào cho các em thấy được lòng khác khao hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới qua bài tập đọc “Những con sếu bằng giấy”.

- Ghi tên bài 2. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

+ Theo em bài có thể chia mấy đoạn?

- GV thống nhất cách chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn. Theo 3 lần.

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

+ Lần 3: GV nhận xét.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài.

3. Tìm hiểu bài

- Gọi 1 hs đọc 2 đoạn đầu

+ Vì sao Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ?

+ Em hiểu như thế nào là phóng xạ?

+ Bom nguyên tử là loại bom gì?

- 5 HS lên đọc phân vai vở kịch Lòng dân.

4)

- HS quan sát tranh và nghe cô giáo giới thiệu

- 1hs đọc toàn bài

+ Bài có thể chia làm 4 đoạn:

. Đoạn 1: từ đầu … Nhật Bản

. Đoạn 2: Hai qủa bom … nguyên tử . Đoạn 3: Khi Hi- rô- si- ma … 644 con . Đoạn 4: còn lại

- 4 Hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

+ Lần 3: HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS đọc theo cặp. Đại diện cặp đọc.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc 2 đoạn đầu

+ Vì Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

+ Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử, rất có hại cho sức khoẻ và môi trường.

+ Có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.

(5)

+ Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?

+ Ý của đoạn 1 là gì?

- GV tiểu kết: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Mĩ quyết định ném cả 2 quả bom nguyên tử mới chết tạo xuống nước Nhật.. thảm hoạ đó thật khủng khiếp.

- Gọi 1 hs đọc phần còn lại

+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu sau xa- da- cô mới mắc bệnh?

+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?

+ Vì sao Xa- da- cô lại tin như thế?

+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với xa- da- cô?

* KNS: Giúp HS hình thành được KN xác định giá trị - giá trị của cuộc sống hòa bình.

+ Nếu như em đứng trước tượng đài của xa- da- cô em sẽ nói gì?

* KNS: Qua đó GV hình thành cho HS được KN Thể hiện sự cảm thông: Bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.

+ Đoạn còn lại ý nói gì?

* QTE:

+ Nội dung chính của bài là gì?

+ Chúng ta cần làm gì để bày tỏ chia sẻ với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại?

4. Luyện đọc diễn cảm.

- GV nêu giọng đọc toàn bài: nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả của chiến tranh. Toàn bài với giọng trầm buồn.

- Treo bảng phụ đoạn 3 (đọc mẫu)

+ Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người ...

1. Hậu quả của 2 quả bom nguyên tử đã ném xuống nước Nhật

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc phần còn lại

+ 10 năm sau bạn mới mắc bệnh.

+ Ngày ngày gấp sếu bằng giấy ... sẽ khỏi bệnh.

+ Vì em chỉ còn sống ít ngày, em mong khỏi bệnh được sống như bao trẻ em khác.

+ Đã quyên góp tiền xây dựng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Qua đó, ta thấy các bạn nhỏ luôn mong nuốn cho thế giới mãi mãi hoà bình.

- HS suy nghĩ phát biểu. Có thể là:

+ Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải yêu hoà bình, biết bảo vệ cuộc sống hoà bình trên trái đất.

+ Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh hạt nhân 2. Khát vọng sống của xa- da -cô và ước vọng hoà bình của trẻ em.

* Trẻ em có quyền sống trong hòa bình, bảo vệ khi xung đột chiến tranh.

- Quyền được kết bạn, được yêu thương chia sẻ.

* Ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới - Nhiều HS trả lời.

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Quan sát, lắng nghe

(6)

- Yêu cầu HS nêu cách đọc.

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo từng nhóm.

- Tổ chức cho HS thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất.

- Nhận xét, tuyên dương HS đọc bài tốt.

C. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Trong kháng chiến chống Mĩ, Việt Nam bị ném những loại bom gì?

- Liên hệ về các nạn nhân nhiễm chất độc ở Việt Nam.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Bài ca về trái đất.

- Hs nêu cách đọc - Luyện đọc theo nhóm - Đại diện các nhóm thi đọc.

- Hs nêu - Lắng nghe.

--- Ngày soạn: Ngày 23 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng Ngày giảng : Thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020

TOÁN

TIẾT 17: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS củng cố rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.

2. Kĩ năng:

- Rèn HS thực hiện đúng, nhanh, thành thạo . 3. Thái độ:

- GD HS ý thức ham học toán.

II. ĐỒ DÙNG DH - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Gọi 1 HS chữa bài tập 3 VBT

+ Nêu cách giải dạng toán quan hệ tỉ lệ?

- Nhận xét, sửa chữa . B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Luyện tập Bài 1:

- Yêu cầu 1 HS đọc đề toán.

+ Bài toán hỏi gì? cho biết gì?

+ Giải bài toán này bằng cách nào?

- Hướng dẫn HS

- 1 HS lên bảng.

- Hs dưới lớp trả lời - Lắng nghe.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

Bài 1

- 1 HS đọc đề.

- 1 HS nêu.

+ Rút về đơn vị.

- HS suy nghĩ làm vở bài tập. 1 em lên

(7)

Tóm tắt:

12quyển : 24 000 đồng 5) 30 quyển: … đồng ?

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề.

+ Em hiểu một tá bút như thế nào?

+ Bài này em làm cách nào?

- Hướng dẫn HS chọn cách giải

- GV nhận xét, chữa bài cho HS Bài 3:

- Gọi HS đọc đề.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Hướng dẫn HS làm bài

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề.

+ Hãy tóm tắt bài toán?

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

bảng, lớp nhận xét.

- Chữa bài

Bài giải:

Mua 1 quyển vở hết số tiền là:

24000 : 12 = 2 000 (đồng) Mua 30 quyển vở hết số tiền là:

2000 x 30 = 60 000 (đồng)

Đáp số : 60 000 (đồng) Bài 2

- 1 HS đọc đề.

+ Là 12 cái.

- Làm được cả 2 cách.

- Lớp làm bài

- Đổi chéo vở - chữa bài Bài giải:

2 tá = 24 cái

24 bút so với 8 bút thì gấp số lần là:

24 : 8 = 3 (lần) Mua 8 bút hết số tiền là:

30000 : 3 = 10 000 (đồng) Đáp số: 10 000 đồng Bài 3

- 1 HS đọc đề.

- HS nêu tóm tắt.

- HS tự làm vở, 1 HS làm bảng phụ.

- Chữa bài

Bài giải:

Mỗi ô tô chở được số HS là:

120 : 3 = 40 (học sinh)

Số ô tô cần để chở được 160 HS là:

160 : 40 = 4 (ô tô) Đáp số: 4 ô tô.

Bài 4

- 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS nêu.

- HS trao đổi và làm BT.

- Treo bảng, chữa bài.

Bài giải:

Số tiền công được trả cho 1 ngày làm là:

72000 : 2 = 36 000 (đồng) Số tiền công được trả cho 5 ngày là:

36000 x 5 = 180 000 (đồng) Đáp số: 180 000 đồng.

(8)

+ Em làm bài này theo cách nào?

- GV chốt.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

+ Nêu cách giải dạng toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ?

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài, làm bài tập trong VBT.

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và bổ sung về giải toán (TT).

- HS nêu cách làm của mình.

- Hs nêu.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

--- Buổi chiều CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

TIẾT 4: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê.

2. Kĩ năng:

- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DH - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- 2 HS viết vần của các tiếng: chúng, tôi, mong, thế, giới, này, mãi, hoà, bình vào mô hình cấu tạo vần sau đó nói rõ vị trí dấu thanh trong từng tiếng.

- GV nhận xét.

II. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Phan Lăng là một anh bộ đội Cụ Hồ. Anh là người như thế nào? Anh sinh ra và lớn lên ở đâu? Anh có đặc điểm gì đặc biệt? Các em sẽ biết về anh qua bài chính tả: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

2. Hướng dẫn viết chính tả

a. Trao đổi về nội dung đoạn viết - Gọi HS đọc bài

+ Vì sao Phrăng đơ- bô- en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta?

+ Chi tiết nào cho thấy ông rất trung thành

- 2 HS chép vần các tiếng vào mô hình và nêu.

- Hs lắng nghe.

- 2 HS đọc. Lớp theo dõi SGK.

+ Ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.

+ Bị bắt ... không khai.

(9)

với Việt Nam?

b. Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lần.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ ngữ vừa tìm được.

c. Viết chính tả.

- GV đọc rõ từng câu cho HS viết.

- Nhắc nhở, uốn nắn những HS ngồi viết sai tư thế.

- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.

d. Thu, nhận xét

- GV chọn chấm một số bài của HS.

- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 1:

-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .

- Cho cả lớp đọc thầm từng câu văn - viết ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm SGK.

- Cho HS lên điền vần vào mô hình cấu tạo vần.

+ Hãy chỉ ra tiếng nghĩa và tiếng chiến có gì giống và khác nhau về cấu tạo?

- GV chữa bài tập.

Bài 2:

- Y/c HS nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng nghĩa và tiếng chiến.

- Cho HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét và chốt lại.

- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.

C. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

+ Nhắc lại quy tắc ghi dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi?

- Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia, iê để không đánh dấu thanh sai vị trí.

- Chuẩn bị bài: Một chuyên gia máy xúc.

+ HS tìm từ dễ lẫn: Phrăng Đơ Bô- en, khuất phục, tra tấn, xâm lược

- HS luyện viết nháp từ dễ viết sai và tên riêng nước ngoài.

- HS viết bài chính tả.

- HS soát lỗi.

- 1 số HS nộp bài cho GV nhận xét.

Bài 1:

- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS đọc thầm từng câu văn và viết ra giấy nháp.

- HS lên bảng điền vần vào mô hình cấu tạo vần.

+ Tiếng "nghĩa" và tiếng "chiến"

cùng có âm chính là nguyên âm đôi, tiếng "chiến" có âm cuối, tiếng "nghĩa" không có âm cuối.

- HS theo dõi trên bảng . Bài 2:

- HS nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng nghĩa và tiếng chiến.

- HS trình bày bài tập.

- HS lắng nghe.

+ Khi không có âm cuối, dấu thanh ghi ở chữ cái đầu ghi nguyên âm; có âm cuối ghi ở chữ cái thứ 2 ...

+ Dấu thanh ghi trên âm chính - Lắng nghe, ghi nhớ.

--- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

(10)

Tham gia hoạt động do nhà trường và đội tổ chức

--- Ngày soạn: Ngày 23 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng Ngày giảng : Thứ tư, ngày 30 tháng 9 năm 2020

TOÁN

TIẾT 18: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).

- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xác định dạng toán và cách trình bày bài giải.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS phát triển năng lực phân tích, tổng hợp.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu HS nêu lại cách giải bài toán dạng quan hệ tỉ lệ và lấy VD về bài toán.

- Nhận xét - chữa bài B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu của tiết học.

- Ghi bảng

2. Giảng bài mới:

* HĐ 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.

- Nêu ví dụ SGK.

- Yêu cầu HS tìm số bao gạo có được khi chia hết 100 kg gạo vào các bao, mỗi bao đựng 5 kg, 10kg, 20kg rồi điền vào bảng (kẽ sẵn ở bảng phụ).

- Cho HS quan sát ở bảng rồi nêu nhận nhận xét.

- Gọi vài HS nhắc lại.

- 3 em nhắc lại.

- Lớp theo dõi bổ sung.

- Lắng nghe.

- HS đọc thầm SGK.

- Số bao gạo lần lượt là: 20 bao, 10 bao, 5 bao.

Số kg gạo ở mỗi bao Số bao gạo 5 kg 20 bao 10 kg 10 bao 20kg 5 bao

- HS quan sát rồi nêu: Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần.

- Vài HS nhắn lại.

(11)

- Vậy số kg gạo ở mỗi bao và số bao gạo có quan hệ tỉ lệ.

* HĐ 2: Giới thiệu bài toán và cách giải:

- Gọi 1 HS đọc bài toán SGK - Cho HS tóm tắt bài toán

- Hướng dẫn HS tìm ra cách giải bài toán

+ Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần số người là bao nhiêu?

+ Từ 2 ngày rút xống 1 ngày thì số người gấp lên 2 lần do đó số người cần là bao nhiêu?

+ Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày thì cần số người là bao nhiêu ? .

- Cho HS tự trình bày bài giải (cách 1) như SGK.

- Đây là cách giải “rút về đơn vị”.

- Hướng dẫn HS giải bài toán theo cách 2

+ Thời gian để đắp xong nền nhà tăng lên thì số người cần có sẽ tăng lên hay giảm đi?

+ Thời gian gấp lên mấy lần?

+ Như vậy số người giảm đi mấy lần?

+ Vậy muốn đắp nền nhà trong 4 ngày thì cần số người là bao nhiêu?

6) - Cho HS trình bày bài giải (cách 2) như SGK.

- Đây là cách giải “Tìm tỉ số”

3. Luyện tập Bài 1:

- Gọi HS đọc đề.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.

- Tìm cách giải: rút về đơn vị.

Tóm tắt: 7 ngày: 10 người 5 ngày: ……người?

- GVnhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2:

- Để tính được số ngày ăn cần tính số

- HS đọc bài toán SGK.

- HS tóm tắt

+ Số người cần đắp trong 1 ngày là:

12 x 2 = 24 ( người )

+ Số người cần đắp trong 4 ngày là:

24 : 4 = 6 (người ) - HS trình bày như SGK.

+ Giảm đi

+ 4 ngày gấp 2 ngày số lần là:

4 : 2 = 2 ( lần ) + 2 lần

+ Số ngươi cần có là:

12 : 2 = 6 ( người ) - HS trình bày bài giải

- 2 hs nhắc lại.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Bài 1:

- 1 HS đọc đề - HS tóm tắt.

- HS làm bảng, lớp làm vở.

- Chữa bài.

Bài giải:

Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần: 10 x 7 = 70 ( người)

Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần: 70 : 5 = 14 (người )

Đáp số: 14 người Bài 2:

- HS đọc đề, tóm tắt

(12)

học sinh của nhà trường.

Tóm tắt: 120 người: 20 ngày 150 học sinh: .... ngày?

- GV nhận xét, chữa bài Bài 3:

+ Hãy tóm tắt bài toán?

+ Biết các máy bơm cùng loại, khi gấp số máy bơm một số lần thì thời gian hút hết nước trong hồ thay đổi ntn?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Nêu cách gải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài, làm bài tập trong VBT

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- 1 HS lên bảng, lớp làm vở bài tập Bài giải:

Để ăn hết số gạo đó trong 1 ngày cần số người là: 120 x 20 = 2400 (người) Số ngày để 150 người ăn hết số gạo đó là: 2400 : 150 = 16 (ngày)

Đáp số: 16 ngày Bài 3:

- 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS nêu.

- Lớp trao đổi cặp và làm bài. 1 cặp làm bảng

- Chữa bài.

Bài giải:

6 máy bơm gấp 3 máy bơm số lần là:

6 : 3 = 2 (lần)

Dùng 6 máy bơm thì mất số giờ là:

4 : 2 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ - 2 HS nêu

- LẮng nghe, ghi nhớ

--- TẬP ĐỌC

TIẾT 8: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng.

- HS có năng khiếu: học thuộc và đọc diễn cảm được toàn bộ bài thơ.

3. Thái độ:

- Giáo dục các em yêu thích hoà bình, thù ghét chiến tranh.

* Q- BPTE: - Quyền được kết bạn với bạn bè năm châu.

- Quyền được sống trong hòa bình.

- Bổn phận phải chung sức với bạn bè để giữ gìn, bảo vệ trái đất.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc.

(13)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi hs đọc đoạn 1 và 2 bài “Những con sếu bằng giấy”

+ Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào.

- Gọi hs đọc đoạn 3 và 4

+ Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô ?

- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài - Treo tranh minh họa

+ Tranh gợi cho em suy nghĩ gì?

- Bắt nhịp cho lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình

- Bài hát được phổ nhạc từ bài thơ rất hay của nhà thơ Định Hải "Bài ca về trái đất" vậy nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì qua bài thơ? Cô cùng cả lớp sẽ tìm hiểu

- Ghi tên bài học lên bảng.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

+ Bài chia làm mấy đoạn?

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp.

+ Lần 1: GV sửa lỗi phát âm

+ Lần 2: Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ

+ Lần 3. Gọi HS nhận xét, động viên HS đọc tiến bộ.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- GV đọc mẫu toàn bài.

b. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu lớp đọc lướt khổ 1 bài thơ để trả lời câu hỏi 1.

- 1HS đọc

+ Khi chính phủ Mĩ ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

- 1HS đọc

- HS phát biểu tự do

- Hs quan sát.

+ Các bạn nhỏ trên thế giới mong ước sống trên 1 thế giới hoà bình rợp cánh chim câu.

- HS cả lớp hát.

- Lắng nghe

- 1 hs đọc toàn bài

+ Bài chia làm 3 đoạn (mỗi khổ là 1 đoạn).

- Hs đọc nối tiếp đoạn.

+ Lần 1: Đọc nối tiếp đoạn. Sửa phát âm.

+ Lần 2: Đọc nối tiếp đoạn. Đọc phần chú giải trong SGK và giải nghĩa thêm một số từ.

+ Lần 3: Đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc nhóm. 1 vài nhóm đọc trước lớp.

- Lắng nghe.

- Lớp đọc.

+ Trái đất như quả bóng xanh bay giữa trời xanh, có tiếng chim bồ câu và

(14)

+ Hình ảnh trái đất có gì đẹp?

- Đọc tiếp khổ thơ 2 để biết bài thơ còn muốn nói gì với chúng ta

+ Khổ thơ 2, đặc biệt là 2 câu thơ cuối ý nói gì?

- GV: Trái đất của bạn trẻ 5 châu

+ Vậy qua 2 khổ thơ đầu nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì?

+ Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?

+ Hãy đọc 2 câu thơ cuối bài, hai câu thơ ý nói gì?

+ Ý khổ thơ 3 muốn nói gì?

+ Vậy theo em bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?

- Gọi HS nhắc lại.

c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - GV nêu giọng đọc toàn bài: Đọc vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng một số từ ngữ: của chúng mình, bay, thương mến, lên giọng ở những câu có dấu cảm + Bài đọc với giọng như thế nào?

+ Để đọc hay, khi đọc em cần chú ý giọng đọc như thế nào?

* Treo bảng khổ thơ 3

- GV gạch trên bảng từ cần nhấn giọng.

- Yêu cầu lớp đọc thầm 1 lượt.

+ Ai thuộc đoạn 1, 2, 3, đoạn 1 và 2, cả bài?

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

* GDQ- BPTE:

+ Qua bài em thấy trẻ em chúng ta có quyền và bổn phận gì?

những cánh chim hải âu … - 1 HS đọc khổ thơ 2

+ Mỗi hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng đều đáng thơm và đáng quý, giống như mọi người trên thế giới dù da vàng, trắng, đen, nhưng đều có quyền bình đẳng, tự do và đáng quý như nhau 1. Trái đất của trẻ em, mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng

+ Chúng ta phải chống chiến tranh, chống bom H, A xây dựng 1 thế giới hoà bình, chỉ có tiếng cười, 1 trái đất trẻ mãi không già

- 1 HS đọc.

+ Trái đất và mọi vật trên trái đất là của chúng ta những con người yêu chuộng hoà bình

2. Chúng ta phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.

* Ý chính: Bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- 2 HS nhắc lại

- 1 HS đọc khổ thơ 1.

- Ngắt nhịp 3/4, nhấn giọng.

- 1 HS đọc lại.

- 1 HS đọc khổ thơ 2.

- 1 HS nêu, đọc lại.

- 1 HS nêu cách đọc.

- Luyện cặp (2').

- 3 HS thi đọc, lớp nhận xét.

- HS đọc, gấp sách nhẩm một lượt.

- 2 dãy cử 2 HS thi đọc thuộc lòng

+ Quyền được kết bạn với bạn bè năm châu. Quyền được sống trong hòa bình.

+ Bổn phận phải chung sức với bạn bè để giữ gìn, bảo vệ trái đất.

(15)

+ Em còn biết bài thơ, bài hát nào thiếu nhi thế giới liên hoan ca ngợi hoà bình?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau: Một chuyên gia máy xúc

- HS nêu.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

--- Buổi chiều ĐỊA LÝ

Bài 4: Sông ngòi

I. MỤC TIÊU

-Kiến thức: Chỉ được trên bản đồ một số sông chính của Việt Nam.

-Kĩ năng: Trình bày được một số đặc đIểm của sông ngòi Việt . Biết được vai trò của sông ngòi với đời sống và sản xuất.Hiểu và lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khoa học với sông ngòi.

- Thái độ : Yêu thiên nhiên

* BVMT: hs thấy được một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên TN và việc khai thác TNTN của VN.

* SDNLTK&HQ: Giáo dục Hs ý thức sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG;

Bản đồ địa lý thiên nhiên Việt Nam III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động day Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 2p

?: Đặc điểm khí hậu Việt Nam? ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người nông dân?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 30p 1. Giới thiệu

2 Các hoạt động

*Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Treo bản đồ sông ngòi.

? Đây là lược đồ gì? Dùng để làm gì?

? Nước ta có nhiều hay ít sông? Chúng phân bố ở đâu? Em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi Việt Nam?

? Chỉ và đọc tên các con sông lớn?

? Sông ngòi ở miền trung có đặc điểm gì ? vì sao?

* BVMT? ở địa phương em có sông

- HS nêu.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh quan sát lược đồ.

- để nhận xét về mạng lưới sông ngòi.

- Nước ta có nhiều sông, phân bố ở khắp nơi, nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước.

- 1 số học sinh chỉ: sông Hồng, Đà, Hậu, Đồng Nai, sông Mã, sông Cả.

- Sông ngắn và dốc, do môi trường hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn.

- có màu nâu đỏ.

(16)

không? về mùa lũ em thấy nước sông có màu gì?

- GV nêu:do phù sa tạo nên vì 3/4 S nước ta là đồi núi dốc.

KL: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.

*Hoạt động 2: Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa.

- Treo bảng thống kê. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.

- Thời gian - lượng nước - ảnh hưởng..

+ Mùa mưa + Mùa khô

? Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu ?

KL: Nước sông lên xuống theo mùa gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng đến giao thông thuỷ , hoạt động của nhà máy thuỷ điện , đe doạ mùa màng và đời sống của nhân dân ở ven sông.

*Hoạt động 3: Vai trò của sông ngòi - Tổ chức cho 2 dãy thi tiếp sức : Kể về vai trò của sông ngòi

- Tổng kết, tuyên dương thắng thua.

* SDNLTK&HQ? Trong sinh hoạt và sản xuất chúng ta cần phải sử dụng nước như thế nào? Nêu 1 số VD về sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả?

C. Củng cố dặn dò: 2p

? Đồng bằng bắc bộ và nam bộ do những con sông nào bồi đắp nên?

? Kể tên một số nhà máy thuỷ điện?

- Nhận xét giờ học, Dặn dò

- Nhóm thảo luận, hoàn thành bảng thống kê.

- Đại diện nhóm báo cáo.

- Phụ thuộc vào lượng mưa.

- Học sinh đọc sách, tìm hiểu về vai trò của sông ngòi.

- Học sinh cử 1 dãy 5 em tham gia chơi.

- 1 học sinh nhắc lại vai trò của sông ngòi.

- Sử dụng tiết kiệm,VD...Sử dụng nước cho thủy điện, Tết kiệm điện cũng chính là tiết kiệm nước.

- Học sinh nêu.

- Chuẩn bị giờ sau.

--- LỊCH SỬ

Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX.

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX, nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa Pháp.

- Kĩ năng: Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội..

-Thái độ : HS chú ý thức ham tỡm hiểu lịch sử.

II. ĐỒ DÙNG: Máy chiếu

(17)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: 3p

? Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chống TDP?

? Nêu ý nghĩa cuộc phản công ở kinh thành Huế?

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 30p 1)Hoạt động 1:Làm việc cả lớp. 10p - GV giới thiệu bài : Sau khi dập tắt PT đấu tranh vũ trang TDP đã làm gì? Việc làm đó ở XH nước ta?

- GV nêu nhiêm vụ:

? Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối TK XIX-đầu TK XX?

? Những biểu hiện về sự thay đổi trong XH Việt Nam lúc đó?

? Đời sống công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này?

2)Hoạt động 2: Những thay đổi của nền kinh tế VN cuối TK XIX - Đầu TK XX.

10p

- GVyêu cầu lớp quan sát tranh và trao đổi cặp đôi.

? Trước khi TDP xâm lược, nền kinh tế VN có những nghành nào là chủ yếu?

? Sau khi TDP đặt ách thống trị ở VN chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những nghành kinh tế nào?

? Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế?

*GVKL: Từ cuối TK XIX, TDP tăng cường khai thác…Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới đã làm cho XH nước ta thay đổi.

3)Hoạt động 3: Những thay đổi trong XHVN cuối TK XIX- Đầu TK XX và đời sống của nhân dân. 10p

- 2HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- HS nghe và quan sát bản đồ.

- Lớp suy nghĩ.

- Lớp quan sát và trao đổi..

- Đại diện một số cặp trả lời.

- Nền kinh tế VN dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp cũng phát triểnmột số ngành như dệt, gốm, đúc đồng.

- Chúng khai thác khoáng sản của nước ta như than, thiếc, bạc, vàng. Chúng xây dựng các nhà máy điện, nước, xi

măng… Chúng cướp đất của nông dân để xây dựng đồn điền.Lần đầu tiên ở VN có đường xe lửa.

- Người Pháp là những người được hưởng nguồn lợi.

- Có 2 giai cấp là địa chủ phong kiến và nông dân.

- Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới

(18)

?Trước khi TDP vào xâm lược, XHVN có những tầng lớp nào?

? Sau khi TDP đặt ách thống trị ở VN, XH có gì thay đổi, có thêm tầng lớp mới nào?

?Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân VN cuối TK XIX - Đầu TK XX?

*GVKL: Trước đây XHVN chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân, nay xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới như: công nhân, nhà buôn, viên chức, trí thức

C. Củng cố, dặn dò:2p

- Tổng kết tiết học. GV nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

kéo theo sự thay đổi của XH…các tầng lớp mới như: viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ, đặc biệt là giai cấp công nhân.

- Nông dân VN bị mất ruộng cày, đói nghèo phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền và nhận đồng lương rẻ mạt nên đời sống vô cùng cực khổ.

--- Ngày soạn: Ngày 23 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng Ngày giảng : Thứ năm, ngày 1 tháng 10 năm 2020

TOÁN

TIẾT 19: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Giúp Hs củng cố và rèn kỉ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xác định dạng toán và cách trình bày bài giải.

3. Thái độ:

- HS thêm yêu thích môn học

II.ĐỒ DÙNG DH: - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu HS lên bảng chữa bài 2 VBT.

- Dưới lớp:

+ Nêu những cách giải toán và các bước giải đã học giờ trước?

- Nhận xét.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Luyện tập

- 1 em lên bảng làm bài.

- 1 số hs dưới lớp nêu.

- Hs lắng nghe.

(19)

Bài 1:

- Gọi HS đọc đề.

+ Giải bài tập bằng cách nào? Tại sao em chọn cách đó?

- Nhận xét, chữa bài. Chốt đáp số đúng.

Bài 2:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Tổng thu nhập của gia đình không đổi, khi tăng số con thì thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi người sẽ thay đổi ntn?

+ Muốn biết thu nhập bình quân hàng tháng mỗi người giảm bao nhiêu tiền trước hết chúng ta phải tính được gì?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở chữa bài, nhận xét.

- GV mở rộng về dân số kế hoạch hóa gia đình của gia đình có 2 con và gia đình có 3 con.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề.

+ Biết mức đào của mỗi người như nhau, nếu số người gấp lên một số lần thì số mét mương đào thay đổi ntn?

- Yêu cầu HS tự làm

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Khi gấp hoặc giảm số kg gạo ở mỗi bao một số lần thì số bao chở được thay đổi ntn?

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

Bài 1:

- 1 HS đọc đề, tóm tắt.

- 1 em nêu.

- Lớp làm vở bài tập, nhận xét Bài giải:

3000 đồng so với 1500 đồng gấp số lần là:

3000 : 1500 = 2 ( lần )

Mỗi quyển giá 1500 đồng thì mua được số quyển là:

25 x 2 = 50 (quyển)

Đáp số: 50 quyển.

Bài 2:

- Lớp đọc đề, tóm tắt.

+ Thu nhập bình quân của mỗi người sẽ giảm.

+ Phải tính xem khi có 4 người thì thu nhập bình quân mỗi người hàng tháng là bao nhiêu tiền.

Đáp số: 200 000đồng.

Bài 3:

- 1 HS đọc đề

+ Thì số mét mương đào được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.

- HS làm vở. 1 HS làm bảng phụ.

- Lớp nhận xét.

Đáp số: 105m Bài 4:

- HS đọc bài toán.

- Lớp tóm tắt.

+ Thì số bao gạo chở được giảm đi bấy nhiêu lần.

- HS làm bài. 1 cặp làm bảng phụ.

Bài giải:

Xe tải có thể chở được số ki-lô- gam gạo là:

50 x 300 = 15000(kg) Xe tải có thể chở được số bao gạo

(20)

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

+ Có mấy cách giải bài toan có liên quan đến quan hệ tỉ lệ?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài, làm bài trong VBT.

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung

là: 15000 : 75 = 200 (bao)

Đáp số: 200 bao gạo - Lớp nhận xét kết quả.

+ 2 cách

- Lắng nghe, ghi nhớ ---

KỂ CHUYỆN

TIẾT 4: TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.

3. Thái độ:

- Học sinh hứng thú, thích kể chuyện.

* GDBVMT: Giúp HS hiểu giặc Mỹ đốt nhà cửa, ruộng vườn là huỷ diệt môi trường.

* KNS: - Thể hiện sự cảm thông.( cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri).

- Phản hồi, lắng nghe tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- GV và HS tranh ảnh minh hoạ những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước; bảng phụ viết tóm tắt gợi ý 3 về 2 cách kể chuyện .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

1 HS kể lại 1 việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của 1 người mà em biết.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, đoạt giải Con Hạc vàng tại Liên hoan phim Châu Á, Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc .Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mỹ ở thôn Mỹ Lai… sáng ngày 16/03/196 và hành động dũng cảm

- HS kể lại 1 việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương , đất nước.

- HS lắng nghe.

(21)

của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn, tố cáo vụ thảm sát man rợ của quân đội Mỹ ra trước công luận

2. GV kể chuyện

- GV kể lần 1và kết hợp các dòng chữ ghi ngày, tháng, tên riêng kèm chức vụ, công việc của lính Mỹ

- GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu từng hình ảnh trong SGK.

3. HS kể chuyện

a. Kể chuyện theo nhóm:

- Cho HS kể theo nhóm, mỗi em kể từng đoạn sau đó kể cả câu chuyện.

b. Thi kể chuyện trước lớp - Cho HS thi kể chuyện

- GV nhận xét khen những HS kể đúng, kể hay

4. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- Cho HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

* GDBVMT: Giặc Mỹ đốt nhà cửa, ruộng vườn gây tác hại gì với môi trường?

* GV liên hệ nhằm GD ý thức BVMT: C.

Củng cố, dặn dò: (5’)

+ Nêu lại ý nghĩa câu chuyện.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; đọc trước đề bài và các gợi ý của tiết kể chuyện tuần sau để tìm được 1 câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh

- HS vừa nghe vừa theo dõi trên bảng.

- HS vừa nghe vừa nhìn hình mình hoạ

- HS kể theo nhóm, kể từng đoạn sau đó kể cả câu chuyện.

- Đại diện nhóm thi kể chuyện - Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất

+ Chiến tranh thật kinh khủng, bất kì cuộc chiến tranh nào cũng vô nghĩa vì nó giết hại người vô tội.

- HS thảo luận về ý nghĩa câu chuyện.

- Hs phát biểu

Giặc Mỹ không chỉ những giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, hủy diệt cả môi trường sống của con người (Thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc,...

- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.

(Qua đó HS tự hình thành được KN Thể hiện sự cảm thông: cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát ở Mĩ Lai, đồng cảm với hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri) - HS lắng nghe.

_--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(22)

TIẾT 7: TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.

2. Kĩ năng:

- Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu với những cặp từ trái nghĩa.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DH:

- Máy tính; máy chiếu ( ƯDPHTM) - Từ điển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’) - Gọi 3 HS kiểm tra bài cũ.

- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Giảng bài mới:

a. Nhận xét:

* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1 - GV giao việc:

+ Các em tìm nghĩa của từ phi nghĩa và từ chính nghĩa trong từ điển.

+ So sánh nghĩa của 2 từ.

- Cho HS làm

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

+ Phi nghĩa: trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.

+ Chính nghĩa: đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại những hành động xấu, chống lại áp bức bất công.

Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có

- HS1 làm lại bài tập 1(điền các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác vào chỗ trống trong đoạn văn).

- 2HS làm bài tập 3: Đọc đoạn văn miêu tả màu sắc đã làm ở tiết tập làm văn trước.

- HS nghe và mở SGK

- 1HS đọc to, cả lớp lắng nghe.

- HS nhận việc.

- HS làm bài cá nhân (hoặc theo nhóm) - Một số cá nhân trình bày (hoặc đại diện các nhóm trình bày)

- Lớp nhận xét.

- HS tra từ điển để tìm nghĩa

(23)

nghĩa trái ngược nhau.

* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 (Cách tiến hành như ở bài tập 1) - Kết quả đúng. Những từ trái nghĩa trong câu: sống- chết

vinh- nhục

(vinh: được kính trọng, đánh giá cao.) (nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ.)

* HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (Cách tiến hành như ở bài tập 1)

- GV chốt lại: Người Việt Nam có quan niệm sống rất cao đẹp: Thà chết mà được kính trọng, đề cao, tiếng thơm lưu mãi còn hơn sống mà phải xấu hổ, nhục nhã vì bị người đời khinh bỉ.

2. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK

- Cho HS tìm VD 3. Luyện tập:

* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1 - GV giao việc:

+ Các em tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu a, b, c, d.

- Cho HS làm bài .

- Cho HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét và chốt lại các cặp từ trái nghĩa:

a. đục-trong.

b. Xấu- đẹp.

c. Đen-trắng.

d. có 2 cặp từ trái nghĩa: + rách - lành + dở - hay

* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

- GV giao việc:Các em đọc lại 4 câu a, b, c, d.

+ Các em tìm từ trái nghĩa với từ hẹp để điền vào chỗ trống trong câu a, từ trái nghĩa với từ rách để điền vào câu b, từ trái nghĩa với từ trên để điền vào câu c, từ trái nghĩa với từ xa với từ mua để điền vào câu d.

- Cho HS làm bài (GV dán lên bảng lớp

- HS thực hiện các bước như ở bài 1

- 1HS đọc to, lớp đọc thầm theo.

- 2HS tìm ví dụ về từ trái nghĩa và giải thích từ (hoặc nhắc lại các ví dụ trong phần Nhận xét)

- 1HS đọc to, lớp đọc thầm theo.

- HS tìm ví dụ

- HS làm bài cá nhân, dùng bút chì gạch chân từ trái nghĩa có trong 4 câu.

- Một vài HS phát biểu ý kiến về các cặp từ trái nghĩa.

- Lớp nhận xét.

- 1HS đọc. Lớp đọc thầm.

- HS chú ý lắng nghe việc phải thực hiện.

- 3HS lên bảng làm trên phiếu.

(24)

3 tờ phiếu đã chuẩn bị trước).

- Cho HS trình bày kết quả

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

Các từ cần điền là: a. rộng b. đẹp c. dưới

* HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (cách tiến hành như ở bài tập 2)

- GV chốt lại lời giải đúng: Các từ trái nghĩa với những từ đã cho là:

a. hoà bình, chiến tranh, xung đột.

b. thân ái , thù ghét, ghét bỏ, thù hằn, căm ghét, căm giận…

c. giữ gìn, phá hoại, phá hỏng, phá phách, huỷ hoại…

* HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 - GV giao việc:

+ Các em chọn 1 cặp từ trái nghĩa ở bài tập 3.

+ Đặt 2 câu ( mẫu câu chứa một từ trong cặp từ trái nghĩa vừa chọn)

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.

- GV nhận xét và khen những HS đặt câu hay.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

* PHTM: Trắc nghiệm đúng/ sai + Từ trái nghĩa là:

a. Những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau.

b. Những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên

- Đáp án: b

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu cả lớp về nhà giải nghĩa bài tập 3.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài học ở tiết sau: Luyện tập về từ trái nghĩa

- HS còn lại làm vào giấy nháp.

- 3HS làm bài trên phiếu trình bày.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- 1HS đọc yêu cầu đề bài

- Mỗi HS chọn 1 cặp từ trái nghĩa và đặt câu .

- Một số HS nói câu của mình đặt - Lớp nhận xét.

- HS sử dụng máy tính bảng làm bài;

gửi cho giáo viên

- HS mở vở ghi bài.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

--- Buổi chiều TẬP LÀM VĂN.

TIẾT 7: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

(25)

- Qua phân tích bài văn Mưa rào, hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng:

- Dựa vào dàn ý viết được một đôạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.

3. Thái độ:

- HS có ý thức trong việc quan sát, chọn lọc chi tiết và ghi chép.

* BVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Bảng phụ, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi HS đọc đoạn văn tả cảnh cơn mưa.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS giờ trước . - Nhận xét - chữa

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển kết quả quan sát cảnh trường học thành dàn ý chi tiết và chỉ 1 phần trong dàn ý thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh . 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1:

- HS đọc ndung y/c của bài tập 1.

- GV giúp HS nắm vững y/c của đề, làm bài.

- GV và HS cùng nxét sửa chữa bài của HS.

+ Đối tượng em cần miêu tả là gì?

+ Thời gian em quan sát vào lúc nào?

+ Em tả những phần nào của cảnh?

+ Tình cảm của em với mái trường ntn?

Bài 2:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 2 - GV lưu ý: Nên chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài vì phần này có nhiều đoạn - GV cho các lớp viết bài.

- Cho HS trình bày.

- GV nhận xét khen những HS viết đoạn văn hay

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - GV nhận xét tiết học .

- 2, 3 HS đứng tại chỗ đọc dàn ý, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên.

- Hs lắng nghe

Bài 1

- 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài 1. HS theo dõi SGK.

- HS tự lập dàn ý, 2 em viết vào phiếu khổ to.

+ Là ngôi trường của em.

+ Buổi sáng, trước giờ học, sau giờ tan học.

+ Sân trường, lớp học, vườn trường…

+ Em yêu quý, tự hào về trường em.

Bài 2

- HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- HS làm việc cá nhân: Mỗi em viết 1đoạn văn hoàn chỉnh . . .

- Cả lớp nhận xét

- Hs trả lời

(26)

- Về nhà xem cỏc tiết TLV tả cảnh đó học, những dàn ý đó lập, những đoạn văn đó viết; đọc trước cỏc đề bài gợi ý (SGK trang 44)

- Lắng nghe, ghi nhớ.

--- THỰC HÀNH Tiếng Việt

Luyện tập về từ đồng nghĩa I.Mục đích yêu cầu:

- Củng cố lại khái niệm về từ đồng nghĩa

- Biết vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa. Viết một

đoạn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa.

- Có ý thức sử dụng từ đúng.

II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập III. Hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra: Từ nh thế nào là từ đồng nghĩa?

Có mấy loại từ đồng nghĩa?

2.Dạy học bài mới:

Giới thiệu bài

 Hớng dẫn luyện tập

Bài 1:Phân biệt nghĩa sắc thái của những từ

đồng nghĩa ( in đậm) trong các tập hợp từ sau:

a. “...những khuôn mặt trắng bệch, những bớc chân nặng nh đeo dá.”

b. Bông hoa huệ trắng muốt.

c. Hạt gạo trắng ngần.

d. Đàn cò trắng phau.

e. Hoa ban nở trắng xóa núi rừng .

Nhận xét, bổ sung

Bài 2:Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dới đây:

a.Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.

b.Đứa bé rất chóng lớn, ngời tiều phu chăm nom nh con đẻ của mình.

c.Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.

- Nhận xét, GV chốt lời giải đúng:

Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để

điền vào chỗ trống: cho, biếu, tặng, truy tặng, cấp, phát, ban, dâng, hiến.

a.Bác gửi....các cháu nhiều cái hôn thân ái.

b....chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.

c.Ăn thì no,...thì tiếc.

Nêu lại yêu cầu của bài

Thảo luận nhóm để tìm hiểu nghĩa và phân biệt sắc thái của các từ đồng nghĩa

Báo cáo kết quả thảo luận:

+Trắng bệch: trắng nhợt nhạt (thờng nói về khuôn mặt).

+Trắng muột: trắng mịn màng, trông rất đẹp.

+Trắng ngần: trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ.

+Trắng phau: trắng đẹp và tự nhiên, không có vết bẩn.

+Trắng xóa: trắng đều trên diện rộng.

*HS làm việc cá nhân.

HS trình bày.

a.Làng:làng mạc, làng xóm, xã, thôn, ấp, buôn, bản...

b.Chăm nom: chăm sóc, coi sóc, trông nom, chăm chút, chăm lo, săn sóc,...

c.Nhỏ: nhỏ bé, bé bỏng, bé con, bé dại, bé xíu, nhỏ con, nhỏ nhắn, nhỏ xíu, tí xíu,...

- Đọc đề, xác định yêu cầu của bài -HS làm bài tập vào vở

(27)

d.Lúc bà về, mẹ lại... một gói trà mạn ớp nhị sen thơm phng phức.

e.Đức cha ngậm ngùi đa tay... phớc.

g.Nhà trờng...học bổng cho sinh viên xuất sắc.

h.Ngày mai, trờng...bằng tốt nghiệp chosinh viên.

i.Thi đua lập công...Đảng.

k.Sau khi hòa bình, ông Đỗ Đình Thiện

đã ...toàn bộ đồn điền này cho Nhà nớc.

-GV thu chấm một số bài.

-GV kết luận lời giải dúng;

a.tặng. b.truy tặng c,cho. d,biếu e.ban g.cấp h. phát i.dâng k. hiến.

Bài 4 : Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:

a.chọn, lựa ...

b. diễn đạt, biểu đạt ...

c. đông đúc, tấp nập,...

Nhận xét, đánh giá

4. Củng cố dặn dò:

Nhận xét, giờ

Về viết một đoạn văn ngắn miêu tả vờn rau trong đó có sử dụng nhiều từ đồng nghĩa chỉ màu xanh

Nêu yêu cầu của bài Làm việc theo cặp Báo cáo kết quả:

a. chọn, lựa, lựa chọn, chọn lọc, kén, kén chọn, tuyển, tuyển chọn, lọc, sàng lọc,...Nghĩa chung: Tìm lấy cái đúng tiêu chuẩn nhất trong nhiều vạt cùng loại.

b .diễn đạt, biểu đạt, biểu thị, diễn tả, bày tỏ, trình bày, giãy bày,...

Nghĩa chung:Nói rõ ý kiến của mình bằng lời hoặc bằng chữ viết.

c. đông đúc, tấp nập, nhộn nhịp, sầm uất,...Nghĩa chung:Nhiều ngời hay vật ở một chỗ.

--- Ngày soạn: Ngày 23 thỏng 9 năm 2020 Buổi sỏng Ngày giảng : Thứ sỏu, ngày 2 thỏng 10 năm 2020

TOÁN

TIẾT 20: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIấU:

1. Kiến thức:

- Giỳp HS luyện tập,củng cố cỏch giải bài toỏn về: “Tỡm 2 số biết tổng (hiệu) và tỉ của 2 số đú” và bài toỏn liờn quan đến quan hệ tỉ lệ đó học

2. Kĩ năng:

- Rốn HS thực hiện đỳng, nhanh, thành thạo 3. Thỏi độ:

- Giỏo dục học sinh cú ý thức tự giỏc học tập.

II. ĐỒ DÙNG DH: - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

+ Nờu cỏch giải bài toỏn tỡm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ của 2 số đú.

- 2 HS lờn bảng làm bài - HS dưới lớp trả lời cõu hỏi.

(28)

+ Có mấy cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ?

- Nhận xét, sửa chữa II. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện tập Bài 1:

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Bài này thuộc dạng toán nào?

+ Hãy nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó?

- GV yêu cầu lớp làm bài tập.

- GV nhận xét, chốt đáp số đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Hãy tóm tắt bài toán bằng sơ đồ?

+ Đây là dạng toán gì?

+ Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

+ Nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật?

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề toán.

- GV tóm tắt: 100 km: 12lít.

50 km: ... lít?

+ Bài này ta chọn cách nào? Vì sao?

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc đề, lớp nhẩm.

Bài 1:

- HS tóm tắt.

+ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.

- HS nêu cách làm.

- Lớp làm vở, 1 em làm bảng phụ.

- Lớp nhận xét kết quả.

Bài giải:

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 5 = 7 (phần) Số học sinh nam là:

28 : 7 2 = 8 (em) Số học sinh nữ là:

28 - 8 = 20 (em)

Đáp số: 8 em nam; 20 em nữ.

Bài 2:

- 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS lên bảng

+ Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.

- 1 HS nêu.

- Lớp làm vở, 1HS làm bảng.

- Nhận xét - chữa bài

Đáp số: 90m Bài 3:

- 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS nhắc lại tóm tắt.

+ Làm theo cách tìm tỉ số. Vì cách rút về đơn vị không thực hiện được.

- HS trao đổi, làm BT; 1 cặp làm bảng phụ.

- Chữa bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái

d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho... Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm:.. a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành về tìm từ trái nghĩa, đặt câu với 1 số cặp từ trái nghĩa tìm được... GV giao

Người thực hiện: Nguyễn Hồng Việt TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN CHÍNH.. Lấy ví dụ một cặp từ

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành về tìm từ trái nghĩa, đặt câu với 1 số cặp từ trái nghĩa tìm được.?. GV giao