• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/10/2021 Tiết: 7, 8

HÌNH BÌNH HÀNH I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được hình bình hành với các đặc điểm: hai cạnh đối song song với nhau và bằng nhau, hai góc đối bằng nhau; vẽ được hình bình hành bằng thước khi biết trước vị trí hai cạnh kề của hình bình hành đó; tính được chu vi hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh kề và tính được diện tích hình bình hành khi biết độ dài một cạnh cùng đường cao tương ứng.

- Nhận biết một số vật thể trong thực tế cuộc sống có cấu trúc dạng bình bình hành như: đồ gỗ trang trí, lan can cầu thang,..

2. Về năng lực:

- Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số NL toán học như:

+ NL tư duy và lập luận toán học: Thông qua các hoạt động nhận biết điểm chung và điểm khác biệt giữa hình bình hành và tứ giác nói chung, lí giải được hình nào là hình bình hành, hình nào không phải là hình bình hành,…

+ NL mô hình hóa toán học: Khai thác các tình huống mà hình bình hành được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống,..

+ NL giao tiếp toán học: Thông qua thao tác chuyển đổi ngôn ngữ, từ ngôn ngữ thông thường sang đọc (nói), viết, vẽ, kí hiệu về hình bình hành,…

+ NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thông qua các trải nghiệm, hay vẽ hình bình hành.

+ NL giải quyết vấn đề toán học: Thông qua thao tác tính diện tích (hay chu vi) của hình bình hành,…

3. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ qua việc đọc SGK, tài liệu; phẩm chất trách nhiệm qua việc hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Thiết bị: Máy chiếu hoặc bảng tương tác thông minh (nếu có)

- Bốn chiếc que, trong đó hai que ngắn có độ dài bằng nhau, hai que dài có độ dài bằng nhau để xếp thành hình bình hành.

(2)

- Thước thẳng có chia centimet, ê ke, dao, kéo, các mảnh bìa mỏng có dạng hình bình hành.

- Các hình ảnh hoặc clip (nếu có điều kiện) về những vật có dạng hình bình hành trong thực tế cuộc sống để minh họa.

2. Học liệu: SGK điện tử để chiếu trên máy chiếu hoặc bảng thông minh (nếu có)

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: HS tạo được hình bình hành thông qua việc thực hiện hoạt động 1.

b) Nội dung:

GV cho HS thực hiện hoạt động 1 để tạo thành một hình bình hành như hình 22 (SGK/102) nhằm giúp HS thấy được sự tồn tại của hình bình hành cũng như một cách để tạo ra hình có dạng hình bình hành trong thực tiễn.

c) Sản phẩm:

(3)

- HS xếp được 4 que như ở Hình 22 SGK để tạo thành một hình bình hành.

d) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập :

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoạt động 1: dùng bốn chiếc que đã chuẩn bị sẵn, trong đó hai que ngắn có độ dài bằng nhau, hai que dài có độ dài bằng nhau, để xếp thành hình bình hành như ở Hình 22. (Sau đó GV cho HS quan sát trên máy chiếu việc thực hiện hoạt động 1).

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- HS theo dõi hướng dẫn trên MC, thực hiện hoạt động 1.

- Hướng dẫn hỗ trợ : GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 1, để HS có thể tạo được một hình bình hành thông qua xếp 4 chiếc que (hai que ngắn có độ dài bằng nhau, hai que dài có độ bài bằng nhau). Từ đó trực quan nhận biết được hình bình hành.

* Báo cáo, thảo luận :

- HS thực hiện cá nhân hoạt động 1, GV gọi 1 vài HS mang sản phẩm của mình trình bày trước cả lớp.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của HS, chính xác hóa kết quả 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Nhận biết hình bình hành

a) Mục tiêu: HS nhận biết được hình bình hành với các đặc điểm về cạnh và về góc.

b) Nội dung: GV cho HS thực hiện hoạt động 2.

c) Sản phẩm:

- HS thực hiện được hoạt động 2 theo hướng dẫn SGK.

- Rút ra được nhận xét: Hình bình hành có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau, các cặp góc đối bằng nhau.

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

(4)

- GV chiếu nội dung hoạt động 2. GV có thể gợi ý:

+ Dựa trên ô vuông (hoặc cảm nhận bằng mắt thường) để xem ở Hình 23 hai cạnh đối PQ và RS; PS và QR có song song với nhau không?

+ Cắt và dịch chuyển hình như hướng dẫn ở hoạt động 2b để so sánh cặp cạnh đối PQ và RS; cặp cạnh đối PS và QR; cặp góc đối PSR và PQR.

GV lưu ý: nhắc cách kí hiệu các yếu tố bằng nhau trên hình vẽ (H.25) và cách đọc các yếu tố được kí hiệu bằng nhau trên hình đó.

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- Thảo luận theo nhóm bàn, thực hiện hoạt động 2.

* Báo cáo, thảo luận :

- HS nêu được cách nhận biết hình bình hành với các đặc điểm về cạnh và về góc.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả

- GV nhấn mạnh : Hình bình hành có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau, các cặp góc đối bằng nhau.

Hoạt động 2.2: Vẽ hình bình hành

(5)

a) Mục tiêu: HS thực hiện vẽ bằng thước kẻ và compa một hình bình hành khi biết hai cạnh kề.

b) Nội dung:

- GV cho HS thực hiện hoạt động 3 theo hướng dẫn SGK.

- GV cho HS thực hiện luyện tập 1 trong SGK.

c) Sản phẩm:

- HS thực hiện được hoạt động 3 theo hướng dẫn SGK.

- HS nắm chắc được hai bước vẽ hình bình hành khi cho trước hai cạnh kề.

- HS thực hiện được luyện tập 1 trong SGK.

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- GV chiếu nội dung hoạt động 3. GV hướng dẫn HS cách thực hiện vẽ hình bình hành khi biết 2 cạnh kề bằng thước thẳng và compa theo 2 bước như SGK.

Nếu thấy HS lúng túng thì GV có thể vừa vẽ vừa gợi ý để HS quan sát và vẽ theo.

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- Theo dõi hướng dẫn của GV để thực hiện hoạt động 3 và Luyện tập 1.

* Báo cáo, thảo luận :

- HS nêu được cách vẽ hình bình hành khi biết 2 cạnh kề bằng thước và compa.

- Hs nêu được cách vẽ 1 hình bình hành thông qua Luyện tập 1 và hoạt động 3.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của HS, chính xác hóa kết quả 3. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố

a, Mục tiêu : HS được củng cố dấu hiệu nhận biết và cách vẽ hình bình hành.

b, Nội dung :

- GV cho HS nhắc lại cách nhận nhận biết hình bình hành và cách vẽ hình bình hành.

- GV cho HS thực hiện bài tập 1 (SGK/104)

(6)

c, Sản phẩm :

- HS ghi nhớ kiến thức cách nhận biết và cách vẽ hình bình hành.

- HS thực hiện được bài tập 1 (SGK/104): Chỉ ra được trên lưới kẻ ô vuông:

ABCD, EGHI là các hình bình hành.

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- Nhắc lại các kiến thức đã được học trong giờ?

- Cho HS đọc nội dung bài tập 1 (SGK/104), thảo luận nhóm.

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- Thực hiện các nhiệm vụ mà GV giao:

+ Nêu được cách nhận biết và cách vẽ hình bình hành + Thực hiện được bài tập 1 (SGK/104)

* Báo cáo, thảo luận :

- HS nêu được cách nhận biết và cách vẽ hình bình hành.

- Thực hiện nội dung bài tập 1: ABCD, EGHI là các hình bình hành.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a, Mục tiêu : HS vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thiện bài tập 3 (SGK/104).

- HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

(7)

- Nội dung chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức mới sẽ học ở bài sau.

b, Nội dung :

- Cho HS làm bài tập 3 (SGK/104).

- Giao nhiệm vụ về nhà cho HS c, Sản phẩm :

- HS thực hiện bài tập 3: dùng các mảnh bìa đã cho để ghép thành hình bình hành.

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- Cho HS đọc nội dung bài tập 3 (SGK/104).

- Suy nghĩ và hoạt động nhóm thực hiện bài tập 3.

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- Thực hiện các nhiệm vụ mà GV giao cho.

* Báo cáo, thảo luận :

- HS đại diện nhóm lên bảng thực hiện.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

(8)

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả

* Hướng dẫn học ở nhà :

- Ôn lại cách nhận biết và cách vẽ hình bình hành.

- Làm các bài tập trong SGK, SBT.

- Tiết sau Chu vi và diện tích của hình bình hành.

Tiết 2 :

Hoạt động 2.3 Chu vi và diện tích của hình bình hành Hoạt động 2.3.1. Mở đầu

a, Mục tiêu : HS nhận biết được công thức tính diện tích của hình bình hành thông qua hoạt động 4.

b, Nội dung :

GV hướng dẫn HS thực hiện các bước ( từ bước 1 đến bước 5) để suy ra cách tính diện tích của hình bình hành.

c, Sản phẩm :

- HS thực hiện được các bước theo hướng dẫn trong SGK để suy ra công thức tính diện tích hình bình hành qua việc cắt ghép hình.

- Diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật được tạo thành.

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó thảo luận nhóm bàn thực hiện hoạt động 4 theo các bước trong SGK. ( Cho HS quan sát trên máy chiếu các bước thực hiện)

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- HS theo dõi hướng dẫn trên MC, thực hiện hoạt động 4.

- Thảo luận theo nhóm bàn.

- Hướng dẫn hỗ trợ : GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bước ở hoạt động 4, để HS có thể nhận biết được qua việc cắt ghép hình bình hành trở thành

(9)

hình chữ nhật. Từ đó diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật được tạo thành để suy ra cách tính diện tích hình bình hành.

* Báo cáo, thảo luận :

- HS lần lượt thực hiện hoạt động 4 - HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả Hoạt động 2.3.2. Hình thành kiến thức mới

a, Mục tiêu : HS nêu được công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành dưới dạng lời và kí hiệu.

b, Nội dung :

Cho HS đọc lại để ghi nhớ các công thức tính.

c, Sản phẩm :

HS đọc phần kết luận và xem hình bên cạnh để ghi nhớ kiến thức và các công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành.

C = 2( a + b); S = a.h

Trong đó a,b là độ dài hai cạnh; h là độ dài đường cao ứng với cạnh a.

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- GV đưa hình vẽ, yêu cầu HS nêu công thức tính chu vi của hình bình hành ( phát biểu bằng lời và ghi nhớ bằng công thức).

- Nêu lại công thức tính diện tích hình chữ nhật, qua hoạt động 4 phát hiện ra công thức tính diện tích hình bình hành.

* HS thực hiện nhiệm vụ :

(10)

- Thảo luận theo nhóm bàn, phát biểu công thức tính chu vi và diệ tích của hình bình hành. Nêu được các yếu tố trong công thức.

* Báo cáo, thảo luận :

- HS nêu được công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả

- GV nhấn mạnh : Chu vi của hình bình hành được tính theo độ dài các cạnh, còn diện tích của hình bình hành được tính khi biết độ dài một cạnh và đường cao ứng với cạnh đó.

Hoạt động 2.3.3. Luyện tập, củng cố

a, Mục tiêu : HS được củng cố công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành thông qua ví dụ 1, ví dụ 2.

b, Nội dung :

Cho HS đọc lại để ghi nhớ các công thức tính.

Cho HS thực hiện ví dụ 1, ví dụ 2.

c, Sản phẩm :

- HS ghi nhớ kiến thức và các công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành.

C = 2( a + b); S = a.h

Trong đó a,b là độ dài hai cạnh; h là độ dài đường cao ứng với cạnh a.

- HS lần lượt thực hiện các ví dụ 1, ví dụ 2

Ví dụ 1 : Độ dài đáy MQ = 6cm, đường cao NL = 3cm.

Vậy diện tích hình bình hành MNPQ là : S = 6.3 = 18 ( cm2) Ví dụ 2 : Tổng độ dài hai cạnh AB và BC là : 20 : 2 = 10 (cm) Độ dài cạnh BC là : 10 – 4 = 6 (cm)

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- Nêu lại công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành.

(11)

- Cho HS đọc nội dung ví dụ 1, quan sát hình 27 cho biết các yếu tố nào của hình bình hành? Sau đó HS thực hiện làm bài.

- Cho HS đọc nội dung ví dụ 2, thảo luận nhóm.

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- Thực hiện các nhiệm vụ mà GV giao cho.

* Báo cáo, thảo luận :

- HS nêu được công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành.

- Lần lượt lên bảng làm ví dụ 1, ví dụ 2 - HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả Hoạt động 2.3.4. Vận dụng

a, Mục tiêu : HS vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thiện bài luyện tập 2.

- HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

- Nội dung chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức mới sẽ học ở bài sau.

b, Nội dung :

- Cho HS làm bài luyện tập vận dụng 2.

- Giao nhiệm vụ về nhà cho HS c, Sản phẩm :

- HS ghi nhớ kiến thức và các công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành.

C = 2( a + b); S = a.h

- HS thực hiện bài luyện tập vận dụng 2

Độ dài đường viền khung ảnh chính là chu vi của hình bình hành PQRS.

( 18 + 13) .2 = 62 (cm) d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- Cho HS đọc nội dung bài luyện tập 2.

(12)

- Nêu các yếu tố đã cho của hình bình hành PQRS ( đưa hình vẽ lên MC) - Để tính độ dài đường viên khung ảnh thực chất tìm yếu tố nào của hình bình hành?

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- Thực hiện các nhiệm vụ mà GV giao cho.

* Báo cáo, thảo luận :

- Lần lượt trả lời các câu hỏi của GV - HS lên bảng thực hiện.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả

* Hướng dẫn học ở nhà :

- Ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học của bài hình bình hành.

- Làm các bài tập trong SGK, SBT.

- Tiết sau Luyện tập.

Hoạt động 2.4. Luyện tập Hoạt động 2.4.1. Mở đầu

a, Mục tiêu : HS nhận biết được hình bình hành có 2 cạnh đối song song và bằng nhau. HS tìm được chu vi của hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh kề, tìm được diện tích của hình bình hành khi biết độ dài một cạnh và độ dài một đường cao tương ứng với cạnh đó.

b, Nội dung :

GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi Khởi động (gồm 3 câu hỏi: nhận biết hình bình hành, tính chu vi và diện tích hình bình hành)

Câu 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành ?

(13)

Câu 2: Tính chu vi của Hình 1:

Hình 1

Câu 3: Tính diện tích của Hình 4 :

Hình 4 c, Sản phẩm :

- HS nhận biết được hình bình hành là Hình 1, 4 vì có 2 cạnh đối song song và bằng nhau.

- HS tính được chu vi của Hình 1 là C = 2(a + b) = 2(10 + 5) = 30 (cm) - HS tính được diện tích của Hình 4 là S = a . h = 7. 9 = 63 (cm2)

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tham gia trò chơi Khởi động (gồm 3 câu hỏi). Thời gian suy nghĩ và trả lời mỗi câu là 10 giây. HS viết to, rõ ràng đáp án trên giấy nháp cá nhân (chỉ cần viết đáp án, không giải thích). Hết thời gian HS đồng loạt giơ đáp án lên.

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- HS theo dõi câu hỏi trên MC, thực hiện trả lời trên giấy nháp cá nhân.

(14)

* Báo cáo, thảo luận :

- HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi.

- GV: Chốt lại đáp án đúng. Chọn 1 HS giải thích cách tìm kết quả.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS, lưu ý HS những sai lầm còn gặp khi nhận biết, khi tính chu vi và diện tích hình bình hành rồi giới thiệu nội dung tiết học : Luyện tập.

Hoạt động 2.4.2 Hình thành kiến thức mới

a, Mục tiêu : HS hệ thống được các đặc điểm của hình bình hành: có 2 cạnh đối song song và bằng nhau, hai góc đối bằng nhau. HS nêu được công thức tính chu vi, diện tích của hình bình hành và giải thích các yếu tố trong công thức.

b, Nội dung :

GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về hình bình hành c, Sản phẩm :

KIẾN THỨC CẦN NHỚ Hình bình hành ABCD có:

- Hai cạnh đối AB và CD, BC và AD song song với nhau;

- Hai cạnh đối bằng nhau : AB = CD; BC = AD;

- Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau;

- Chu vi C = 2(a + b) với a, b là độ dài hai cạnh;

- Diện tích S = a . h với h là độ dài đường cao ứng với cạnh a.

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- GV đưa hình vẽ trên MC, yêu cầu HS:

(15)

+ Nêu các đặc điểm của hình bình hành về cạnh đối, góc đối.

+ Nêu cách tính chu vi, diện tích hình bình hành (bằng lời và công thức)

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- HS phát biểu các đặc điểm của hình bình hành.

- HS phát biểu cách tính chu vi và diện tích của hình bình hành. HS nêu công thức và giải thích các yếu tố trong công thức.

* Báo cáo, thảo luận :

- HS nêu được các đặc điểm của hình bình hành, công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của HS, chính xác hóa kết quả.

- GV nhấn mạnh : Chu vi của hình bình hành được tính theo độ dài các cạnh, còn diện tích của hình bình hành được tính khi biết độ dài một cạnh và đường cao ứng với cạnh đó.

Hoạt động 2.4.3. Luyện tập, củng cố

a, Mục tiêu : HS được rèn luyện kĩ năng nhận biết, vẽ hình bình hành thông qua Bài 1, Bài 2. HS được củng cố công thức tính chu vi, diện tích của hình bình hành và rút ra công thức

a S

h

,

h S

a

thông qua Bài 3.

b, Nội dung :

Cho HS thực hiện Bài 1, Bài 2, Bài 3.

Bài tập 1 :

(16)

Bài tập 2 :

Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6cm, một cạnh bằng 3cm.

Bài tập 3 : Viết tiếp vào ô trống :

c, Sản phẩm :

- HS ghi nhớ kiến thức nhận biết hình bình hành, các công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành và rút ra công thức :

a S

h

để tìm độ dài đáy khi biết diện tích hình bình hành và độ dài đường cao tương ứng;

h S

a

để tìm độ dài đường cao tương ứng khi biết diện tích hình bình hành và độ dài đáy.

- HS lần lượt thực hiện Bài 1, Bài 2, Bài 3 Bài tập 1 : a) Hình 5c

b) Giá sách, các thanh sắt (cửa xếp, hàng rào, …)

Bài tập 2 : Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 6 cm; BC = 3 cm như sau:

(17)

+ Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.

+ Bước 2. Vẽ đoạn thẳng BC = 3cm sao cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

+ Bước 3. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BC. Lấy C làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB.

Gọi D là giao điểm của hai phần đường tròn này.

+ Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AD và CD, ta được hình bình hành ABCD.

Bài tập 3 :

d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5, trả lời Bài tập 1

(18)

- GV nêu Bài tập 2, mời 2 HS lên bảng thi vẽ Ai nhanh hơn ? - GV sử dụng PHT, yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn làm Bài tập 3

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- Thực hiện các nhiệm vụ mà GV giao cho.

- Hướng dẫn, hỗ trợ Bài 2 : GV cho HS nhắc lại các bước vẽ hình bình hành bằng thước thẳng và compa đã học. GV hướng dẫn HS dưới lớp vẽ vào vở và hoàn thiện trên bảng 2 hình dưới đây rồi mời 2 HS lên bảng vẽ tiếp.

* Báo cáo, thảo luận :

- HS phát biểu trả lời tại chỗ Bài tập 1.

- 2 HS lên bảng làm Bài tập 2, HS dưới lớp làm vào vở.

- GV thu và chiếu PHT nhóm bàn làm Bài tập 3.

- HS dưới lớp đối chiếu, nhận xét, thống nhất kết quả từng bài tập.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả của HS (Bài 1, Bài 2), kết quả của các nhóm (Bài 3), chính xác hóa kết quả.

- GV chốt lại công thức : +

a S

h

để tìm độ dài đáy khi biết diện tích hình bình hành và độ dài đường cao tương ứng;

+

h S

a

để tìm độ dài đường cao tương ứng khi biết diện tích hình bình hành và độ dài đáy.

Hoạt động 2.4.4. Vận dụng

(19)

a, Mục tiêu :

- HS vận dụng kiến thức đã học làm Bài tập 4 (Bài 2/SGK trang 104).

- HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

- Nội dung chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức mới sẽ học ở bài sau.

b, Nội dung :

- Cho HS làm Bài tập 4 (Bài 2/SGK trang 104).

- Giao nhiệm vụ về nhà cho HS c, Sản phẩm :

- HS vận dụng được kiến thức tính diện tích hình bình hành vào bài toán thực tế và dạng toán nâng cao (đáy hình bình hành được mở rộng m đơn vị, diện tích tăng thêm S1 => tìm diện tích S ban đầu)

Bài tập 4 :

Phần đất mở rộng có diện tích 189 m2 chính là hình bình hành BEGC và hình bình hành này có cùng đường cao với hình bình hành ABCD.

Do đó đường cao của hình bình hành ABCD là:

189 : 7 = 27 (m)

Diện tích mảnh đất ban đầu (hay diện tích hình bình hành ABCD) là:

47 . 27 = 1 269 (m2) Vậy diện tích mảnh đất ban đầu là 1 269 m2. d, Tổ chức thực hiện :

* Giao nhiệm vụ học tập :

- Cho HS đọc nội dung Bài tập 4 (Bài 2/SGK trang 104).

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- Thực hiện các nhiệm vụ mà GV giao cho.

- Hướng dẫn, hỗ trợ :

(20)

+ Kể tên các hình bình hành có ở Hình 29 (đưa hình vẽ lên MC) + Nêu các yếu tố đã cho của hình bình hành ABCD, BEGC?

+ Muốn tính diện tích mảnh đất ban đầu (diện tích hình bình hành ABCD) cần biết thêm yếu tố nào ?

+ Tìm chiều cao hình bình hành BEGC như thế nào ?

* Báo cáo, thảo luận :

- Lần lượt trả lời các câu hỏi của GV

- HS lên bảng thực hiện giải Bài tập 4 theo gợi ý, hướng dẫn.

- HS dưới lớp làm vào vở, rồi đối chiếu và nhận xét.

* Kết luận, nhận định :

- GV đánh giá kết quả bài làm của HS, chính xác hóa kết quả và trình bày.

* Hướng dẫn học ở nhà :

- Ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học của bài hình bình hành.

- Làm các bài tập từ Bài 19 đến bài 25 trong SBT.

- Tiết sau học bài Hình thang cân. Yêu cầu HS đọc trước nội dung §4. Hình thang cân/SGK trang 105; 106 và chuẩn bị 01 miếng bìa hình chữ nhật, kéo.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 64 sgk toán 7 tập 1: Biết hai tam giác trong Hình 4.11 bằng nhau, em hãy chỉ ra các cặp cạnh tương ứng, các cặp góc tương ứng và viết đúng kí hiệu bằng

Từ hai tam giác bằng nhau, suy ra các cạnh, các góc tương ứng bằng nhau.. Chú ý: Căn cứ vào quy ước viết các đỉnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau theo đúng thứ

- Xét xem cần bổ sung thêm điều kiện nào để hai tam giác bằng nhau (dựa vào các trường hợp bằng nhau của hai tam giác). Hãy bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau để

Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và

3 Hai miếng bìa nào có thể ghép lại được một góc vuông như hình A hoặc hình B?.. Tạm biệt các

b) Nêu tên đỉnh và cạnh các góc không vuông.

Bài 1: Dùng ê ke và vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước. * Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với đỉnh O và một cạnh góc vuông của ê ke trùng

1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau