• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 19

Thời gian xây dựng kế hoạch: 07/01/2022 Thời gian thực hiện: 10, 11, 13/01/2022.

Lớp: 1A, 1B, 1C Buổi chiều:

Đạo đức:

BÀI 17: TỰ GIÁC HỌC TẬP I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được những việc cần tự giác học tập.

- Biết được vì sao phải tự giác học tập.

- Thực hiện được các hành động tự giác học tập của mình ở trường, ở nhà.

II.CHUẨN BỊ

-SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

-Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Hai chú mèo ngoan” - sáng tác: Phan Huỳnh Điều),... gắn với bài học “Tự giác học tập”;

-Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Hỡi chú mèo ngoan"

-GV tổ chức cho HS hát bài “Hai chú mèo ngoan”.

-GV đặt câu hỏi: Vì sao mèo đen và mèo vàng trong bài hát lại được cô yêu, bạn quý, mẹ khen?

-HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Hai chú mèo trong bài hát rất chăm chỉ học hành, siêng năng làm việc nhà nên được mọi người yêu quý, em cần học tập những thói quen tốt của hai chú mèo này.

2. Khám phá

Tìm hiểu sự cần thiết của việc tự giác học tập và những biểu hiện của việc tự giác học tập

-GV chiếu hình hoặc treo tranh (mục Khám

-HS hát

-HS trả lời

- HS quan sát tranh - HS trả lời

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

(2)

phá) lên bảng để HS quan sát (đồng thời hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK).

-GV đặt câu hỏi theo tranh: Em hãy cho biết:

+ Bạn nào tự giác học tập? Bạn nào chưa tự giác học tập?

+ Các biểu hiện của việc tự giác học tập.

+ Vì sao cần tự giác học tập?

- GV mời từ ba tới bốn HS phát biểu, HS khác chú ý lắng nghe, nêu ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi (nếu có). GV khen ngợi những HS có câu trả đúng, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.

Kết luận:

- Hai bạn đang luyện viết, được cô giáo khen đã tự giác học tập. Hai bạn đang đùa nghịch trong giờ học mặc dù được cô giáo nhắc nhở là chưa tự giác học tập.

- Biểu hiện của tự giác học tập gồm: Tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động mà không cần ai nhắc nhở, giám sát;

tự mình xây dựng kế hoạch học tập và xác định mục đích học tập đúng đắn dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô, giáo.

- Tự giác học tập giúp em luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như:

học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,... Tự giác trong học tập giúp em rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác. Tự giác học tập giúp em đạt kết quả tốt trong học tập.

- Trái với tự giác học tập là học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cẩu luyện tập của thầy cô; ít quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyên bảo của người lớn.

3. Luyện tập

Hoạt động 1 Xác định bạn tự giác/ bạn chưa tự giác học tập

-HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

- HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

(3)

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác học tập? Vì sao?

- GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không? Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa ý kiến.

+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 đã tự giác học tập vì ở tranh 2 - Bạn gái luôn tự giác ôn bài đúng giờ; tranh 3 - hai bạn tích cực phát biểu trong giờ học;

tranh 4 - bạn gái chủ động đọc trước bài hôm sau; tranh 6 - ba bạn tích cực hoạt động nhóm. Ý thức tự giác học tập của các bạn cần được phát huy và làm theo.

+ Trong tranh 1 và 5 còn có các bạn chưa tự giác học tập. Tranh 1 - bạn trai ngồi đọc truyện trong giờ học; tranh 6 - bạn gái vẫn ngồi chơi dù đến giờ ôn bài. Ý thức chưa tự giác học tập của các bạn cần được nhắc nhở, điều chỉnh để trở thành người luôn chủ động, tích cực trong học tập.

Ngoài ra, GV có thể mở rộng, đặt thêm các câu hỏi liên quan tới ý thức tự giác và chưa tự giác học tập nhằm giúp HS hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác học tập

Kết luận: Các em cần chủ động, tích cực trong học tập; không nên học tập một cách đối phó, chỉ học khi có người khác giám sát, nhắc nhở,... để đạt kết quả cao trong học tập.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác học tập chưa? Hãy chia sẻ cùng các bạn.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

-HS quan sát -HS trả lời

-HS chọn -HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe

(4)

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác học tập.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV nêu tình huống: Trong giờ học Thể

dục, dù được bạn nhắc nhưng Lan vẫn không tham gia, mà ngồi trong lớp đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

- GV gợi ý:

1/ Lan ơi, cất truyện đi, ra học Thể dục cùng cả lớp nào!

2/ Lan ơi, không nên trốn giờ Thể dục như vậy!

- GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý nếu có.

Kết luận: Cần tích cực tham gia đầy đủ các giờ học, hoạt động giữa giờ.

Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen tự giác học tập

GV gợi ý để HS chia sẻ cách rèn luyện thói quen tự giác học tập. GV có thể cho HS đóng vai nhắc nhau tự giác học tập.

Kết luận: Các em cần thực hiện thói quen tự giác học tập để đạt kết quả cao trong học tập.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………..………

………

--- Thời gian thực hiện: 11/01/2022.

Lớp: 1B Buổi chiều :

Toán:

Bài 49: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100

(5)

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, hs đạt được các yêu cầu sau:

- So sánh được các số có hai chữ số.

- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.

- Phát triển các năng lực toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh khởi động.

- Bảng các số từ 1 đến 100.

- Các băng giấy đã chia ô vuông và ghi số như ở bài 1, 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh.

- GV nhận xét .

- GV chiếu Bảng các số từ 1 đến 100 và giới thiệu: Các em đã được học các số nào?. Bài hôm nay các em sẽ biết so sánh các số trong phạm vi 100.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. So sánh các số trong phạm vi 30 - GV hướng dẫn HS cắt hai băng giấy ở Bảng các số từ 1 đến 100, ghép thành 1 băng giấy đặt trước mặt.

- GV yêu cầu HS tô màu vào hai số trong phạm vi 10.

- GV yêu cầu HS quan sát nhận xét so sánh hai số 3 và số 8.

- GV chốt lại: 3 bé hơn 3; 3 < 8 8 lớn hơn 3; 8 > 3

* GV hướng dẫn tương tự HS tô màu vào số 14 và 17 và so sánh như trên.

- GV cho HS nhắc lại kết quả so sánh.

* GV hướng dẫn HS cắt thêm băng giấy thứ 3, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số

- HS quan sát chia sẻ theo cặp những thông tin quan sát được.

- HS: Các số từ 0 đến 100 - HS lắng nghe.

- HS thực hiện cắt ghép băng giấy.

- HS tô chẳng hạn: tô màu số 3 và số 8.

- HS nhận xét: 3 đúng trước 8, 8 đứng sau 3.

+ Nói: 3 bé hơn 8, 8 lớn hơn 3.

+ Viết: 3 < 8, 8 > 3

- HS nhận xét:

14 đứng trước 17; 14 bé hơn 17;

14 < 17.

17 đứng sau 14; 17 lớn hơn 14;

17 > 14

- HS nhắc lại.

(6)

18 và 21 và so sánh tương tự như trên.

- GV cho HS nhắc lại kết quả so sánh.

2. So sánh các số trong phạm vi 60 - GV hướng dẫn HS cắt tiếp 3 băng giấy tiếp theo ở Bảng các số từ 1 đến 100, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số 36 và 42 và so sánh tương tự như trên.

- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu lại.

- Yêu cầu HS chọn 2 số khác nhau và thực hiện như trên , viết kết quả vào phiếu học tập.

3. So sánh các số trong phạm vi 100 - GV gắn phần còn lại của Bảng các số từ 1 đến 100 lên bảng, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số 62 và 67 và yêu cầu HS so sánh .

- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu lại.

- Yêu cầu HS chọn 2 số khác nhau và thực hiện như trên , viết kết quả vào phiếu học tập.

C. Hoạt động thực hành – luyện tập Bài 1:

- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo các thao tác sau: Điền số còn thiếu vào băng giấy ý a). So sánh các số theo các bước và điền dấu ở ý b).

- Cho HS nêu lại kết quả.

Bài 2: ( Làm tương tự bài 1)

- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo các thao tác sau: Điền số còn thiếu vào băng giấy ý a). So sánh các số theo các bước và điền dấu ở ý b).

- HS nhận xét:

18 đứng trước 21; 18 bé hơn 21;

18 < 21.

21 đứng sau 18; 21 lớn hơn 18;

21 > 18

- HS so sánh nhận xét:

36 đứng trước 42; 36 bé hơn 42;

36 < 42.

42 đứng sau 36; 42 lớn hơn 36;

42 > 36.

- HS thực hiện viết vào phiếu học tập.

- HS so sánh nhận xét:

62 đứng trước 67; 62 bé hơn 67;

62 < 67.

67 đứng sau 62; 67 lớn hơn 62;

67 > 62.

- HS thực hiện viết vào phiếu học tập.

- HS làm theo các thao tác. Chia sẻ với các bạn cách làm và kết quả

Kết quả:

11 < 18; 15 > 13; 16 < 20; 11 > 9 - HS nêu lại đồng thanh.

- HS làm theo các thao tác. Chia sẻ với các bạn cách làm và kết quả

Kết quả:

20 < 40; 30 < 70; 90 > 50; 60 = 60 - HS nêu lại đồng thanh.

(7)

- Cho HS nêu lại kết quả.

Bài 3: ( Làm tương tự bài 1)

- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo các thao tác sau: Điền số còn thiếu vào băng giấy ý a). So sánh các số theo các bước và điền dấu ở ý b).

- Cho HS nêu lại kết quả.

D. Hoạt động vận dụng

Bài 4: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, đếm số bông hoa mỗi bạn đang cầm, thảo luận với bạn xem ai có nhiều bông hoa nhất, ai có ít bông hoa nhất, giải thích.

- GV có thể gợi ý để HS nêu tên các bạn có số bông hoa từ thứ tự ít nhất đến thứ tự nhiều nhất.

- GV chữa bài, khuyến khích HS nêu tình huống so sánh số lượng đồ vật trong cuộc sống.

E. Củng cố - Dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Liên hệ thực tế: Về nhà em hãy quan sát xem trong cuộc sống việc so sánh các số trong phạm vi 100 được sử dụng trong các tình huống nào.

- Nhận xét giờ học.

- HS làm theo các thao tác. Chia sẻ với các bạn cách làm và kết quả

Kết quả:

56 < 57; 66 > 60; 62 > 59; 63 = 63 - HS nêu lại đồng thanh.

- HS quan sát tranh và trả lời

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có )

………

………

………

--- Thời gian thực hiện: 11, 12/01/2022.

Lớp: 1A, 1B, 1C

Tự nhiên và xã hội:

BÀI 13: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÂY XANH VÀ CÁC CON VẬT

(8)

I.MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng:

Sau bài học, HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

- Kết nối được các kiến thức đã học về thực vật, động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.

- Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Quan sát, đặt được câu hỏi và trả lời câu hỏi về những cây và con vật nơi tham quan.

- Bước đầu làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả khi đi tham quan

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và các con vật.

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của động vật và thực vật.

- Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.

-Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và chăm sóc cây cối - Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết quan sát và trình bày ý kiến của mình về đặc điểm của cây xanh.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên

- Nhân ái: Yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô

- Năng lực nhận thức khoa hoc: Học sinh biết cách giữ gìn và bảo vệ cây cối và động vật.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả.

- Năng lực vận dụng: Vận dụng kiến thức bài học để hoàn thành báo cáo kết quả sau khi đi tham quan.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh minh họa bài học, một số tranh ảnh về cây cối và con vật. Phiếu quan sát.

2. HS: Vở bài tập TNXH 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 2 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

2. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của Giao viên Hoạt đông của Học sinh

(9)

- Kiểm tra bài cũ:

+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: bút, vở, ...

- Giới thiệu bài:

+ GV tổ chức cho lớp hát bài: “Lý cây xanh – Đàn gà con”

+ Nêu nội dung của hai bài hát trên?

- GV dẫn dắt vào bài: Để biết được cây xanh có những bộ phận nào, con vật có những đặc điểm gì thì bài học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.

Hoạt động 2: Đi tham quan thiên nhiên a.Mục tiêu:

- Thực hành quan sát thực vật và động vật

- Bước đầu hình thành thói quen quan sát, ghi chép theo cách của nhà khoa học.

- Thực hiện một số nội quy khi đi tham quan.

b. Phương pháp: hoạt dộng nhóm,quan sát, vấn đáp, thuyết trìn c.Cách tiến hành:

Bước 1: Chia nhóm

- Chia nhóm mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh. Bầu nhóm trưởng, nhóm phó giao nhiệm vụ của từng thành viên.

- Hướng dẫn các em thực hiện nội quy theo nhóm.

- Hướng dẫn HS quan sát xung quanh + Thực vật: quan sát từ cây nhỏ đến cây to, quan sát hình dạng, chiều cao, các bộ phận và màu sắc của cây; thân, lá, hoa, quả (nếu có); cây đó là cây rau, cây ăn quả, cây cho bóng mát hay cây lương thực, cây làm thuốc...

+ Động vật: Quan sát các con vật về hình dạng, kích thước, màu sắc; các bộ phận của chúng

* Lưu ý HS quan sát những con vật có thể rất nhỏ ở dưới đám cỏ như con kiến, con cuốn chiếu đến những con vật nép mình trong tán lá cây như bọ ngựa, bọ cánh cứng, ve sầu...

- GV hướng dẫn HS ghi kết quả vào phiếu bài tập (phiếu quan sát cây, phiếu

- HS thực hiện chia nhóm

- HS lắng nghe - HS nhận phiếu

- HS quan sát theo nhóm của mình và ghi

(10)

quan sát con vật)

Bước 2: Tổ chức tham quan

- GV theo dõi các nhóm và điều chỉnh các nhóm qua các nhóm trưởng và nhóm phó

- Nhắc nhở HS:

+ Giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với các cây và các con vật. Giữ gìn vẻ đẹp của khu tham quan

+ Che ô hoặc đứng trong bóng râm + Vứt rác đúng nơi quy định

kết quả quan sát được vào phiếu bài tập.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian thực hiện: 12/01/2022.

Lớp: 1C Buổi sáng:

Toán:

Bài 50: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, hs đạt được các yêu cầu sau:

- So sánh được các số có hai chữ số.

- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.

- Phát triển các năng lực toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng các số từ 1 đến 100.

- Các thẻ số 38, 99, 83 và một số thẻ khác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”. GV chiếu Bảng các số từ 1 đến 100. Cho HS chọn 2 số bất kì rồi so sánh.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu bài: Luyện tập.

B. Hoạt động thực hành – luyện tập Bài 1: <, >, = ?

- HS chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe.

(11)

- GV hướng dẫn HS làm bài tập vào vở.

- GV yêu cầu HS đổi vở, chia sẻ cách làm với bạn.

- GV đặt câu hỏi cho HS giải thích cách so sánh.

- GV nhận xét.

Bài 2:

- GV hướng dẫn HS lấy các thẻ số 38, 99, 83. Đố bạn chọ ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Cho HS nêu lại kết quả. GV nhận xét.

- GV có thể thay thế bằng thẻ số khác để HS làm thêm.

Bài 3:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh xem tranh vẽ gì?

- GV cho HS đọc số điểm của mỗi bạn trong trò chơi tâng cầu.

- GV yêu cầu HS sắp xếp tên các bạn theo thứ tự số điểm từ lớn đến bé.

- GV nhận xét.

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về so sánh liên quan đến tình huống bức tranh.

C. Hoạt động vận dụng Bài 4:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh.

a) GV yêu cầu HS đọc các số còn thiếu giúp nhà thám hiểm vượt qua chướng ngại vật.

- HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở.

Kết quả:

12 < 18; 86 > 85; 65 = 65; 8 < 18 27 > 24; 68 < 70; 43<52; 96 > 76

- HS làm việc theo cặp đôi thực hiện bài tập.

Kết quả:

a) Số lớn nhất: 99 b) Số bé nhất: 38

c) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 38, 83, 99

- HS quan sát và trả lời.

- HS đọc:

Bạn Khánh được 18 điểm.

Bạn Long được 19 điểm.

Bạn Yến được 23 điểm.

- HS sắp xếp: Bạn Yến, Long, Khánh.

- HS quan sát tranh.

- HS đọc các số còn thiếu.

(12)

- GV chữa bài, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về thông tin liên quan đến các số trong bức tranh.

b) GV cho HS trả lời câu hỏi của bài.

- GV nhận xét.

D. Củng cố - Dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Để có thể so sánh hai số chính xác em nhắn bạn điều gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS quan sát tranh và trả lời

- HS trả lời: Trong các số vừa học ở câu a) Số lớn nhất là 50; Số bé nhất là 1; Số tròn chục bé nhất là 10; Số tròn chục lớn nhất là 50.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Lớp: 1A

Tiếng việt:

Bài 5 : BỮA CƠM GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU

Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; đọc đúng vẫn cong và tiếng , từ ngữ có vấn này ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương , gắn bó với gia đình , người thân ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm .

II CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn

(13)

- GV nắm được đặc điểm của VB tự sự , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; nội dung của VB Bữa cơm gia đình ; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện

- GV nắm được đặc điểm phát âm , cấu tạo vẩn ong ; nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( liên hoan , quây quấn ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này . 2. Kiến thức đời sống

- GV nắm được ngày 4/5/2001 , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72 / 2001 / QĐ - TTg về Ngày Gia đình Việt Nam ( ngày 28 tháng 6 hằng năm ) . Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hoá nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam , là dịp để các gia đình giao lưu , chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hoá , hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá và hội nhập quốc tế .

3. Phương tiện dạy học

Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh .

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ôn và khởi động

- Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó .

- Khởi động :

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh .

+ Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của LÀM Sàu tri

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn

HS nhắc lại

HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh

2. Đọc

- GV đọc mẫu toàn VB . Giáo viên hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vấn mới + HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ chứa vần mới trong VB ( xoong ) .

+ GV đưa từ xoong lên bảng và hướng dẫn HS đọc . GV đọc mẫu vần oang và từ xoong , HS đọc theo đồng thanh .

HS luyện phát âm từ ngữ có vấn mới

(14)

- Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn , sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần . HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS : liên hoan , quây quan , tuyer .

+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2.

GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Ông bà trông em bé / để mẹ nấu ăn ; Chỉ thích ngày nào cũng là Ngày Gia đình Việt Nam . )

- HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến nhà mình liên hoan con ạ , đoạn 2 : phần còn lại ) .

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài ( liên hoa : cuộc vui chung có nhiều người tham gia nhận một dịp gì đó , quây quất : tụ tập lại trong một không khí thân mật , đầm ấm ) .

+ HS đọc đoạn theo nhóm . HS và GV đọc toàn VB

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .

HS đọc câu

HS đọc đoạn

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB .

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi

a . Ngày Gia đình Việt Nam là ngày nào ? b . Vào ngày này , gia đình Chỉ làm gì ? c . Theo em , vì sao Chỉ rất vui ?

- GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Ngày Gia đình Việt Nam là ngày 28 tháng 6

; b . Vào ngày này , gia đình Chi liên hoan ;

HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi

- HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi . GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình . Các nhóm khác

(15)

c . Câu trả lời mở , VD : Bữa cơm thật tuyệt , cả nhà quây quần bên nhau . )

nhận xét , đánh giá . 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b ( có thể trinh chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở ( Vào ngày này , gia đình Chi liên hoan ) .

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Chi ; đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí . GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS quan sát và viết câu trả lời

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có )

………

………

………

--- Thời gian thực hiện:14/01/2022.

Lớp: 1C Buổi sáng:

Tiếng việt:

Bài 5 : BỮA CƠM GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU

Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; đọc đúng vẫn cong và tiếng , từ ngữ có vấn này ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương , gắn bó với gia đình , người thân ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm .

II CHUẨN BỊ

(16)

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB tự sự , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; nội dung của VB Bữa cơm gia đình ; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện

- GV nắm được đặc điểm phát âm , cấu tạo vẩn ong ; nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( liên hoan , quây quấn ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này . 2. Kiến thức đời sống

- GV nắm được ngày 4/5/2001 , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72 / 2001 / QĐ - TTg về Ngày Gia đình Việt Nam ( ngày 28 tháng 6 hằng năm ) . Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hoá nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam , là dịp để các gia đình giao lưu , chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hoá , hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá và hội nhập quốc tế .

3. Phương tiện dạy học

Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh .

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7. Nghe viết

- GV đọc to cả hai câu ( Ngày nghỉ lễ , gia đình Chi quây quần bên nhau . Chỉ thích ngày nào cũng vậy . )

GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết .

+ Viết lùi đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Chi , kết thúc câu có dấu chấm

+ Chữ dễ viết sai chính tả : quây quần , ngày - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

Đọc và viết chính tả :

+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Ngày nghỉ lễ / gia đình Chi quây quần bên nhau . Chi thích ngày nào cũng vậy : ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .

+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một

HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

HS viết

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi .

(17)

lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi . + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

8. Chọn chữ phù hợp thay bông hoa

GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . GV nêu nhiệm vụ .

- Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần .

HS thực hiện yêu cầu

HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp . Một số ( 2 – 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của tử ngữ được ghi trên bảng )

9. Trò chơi : Cây gia đình

- Chuẩn bị cho trò chơi : Hai bảng phụ , mỗi bảng có vẽ một cây xanh . Treo trên cây là những quả chín , HS có nhiệm vụ gắn thẻ tử chỉ các thành viên trong gia đình vào những quả đó ( không yêu cầu sắp xếp theo cấp bậc thân tộc ) . Một số thẻ tử ; ông nội ,

bà nội , ông ngoại , bà ngoại , bố , mẹ , anh , chị , em trai , em gái , tôi và một số thẻ từ gây nhiễu : bạn , chúng tớ , họ , bác sĩ , hoạ sĩ , ca sĩ , giáo viên , đầu bếp .

Cách chơi : GV gắn hại bảng phụ lên bảng lớp . Hai đội tham gia chơi . Mỗi đội có 10 người ( theo thứ tự 1 , 2 , 3 ... ) . GV phát hộp thẻ từ cho mỗi đội . Khi nghe hiệu lệnh , HS số 1 của mỗi đội lên gắn thẻ từ vào bảng của đội mình . HS số 1 về chỗ . HS số 2 tiếp tục lên bảng gắn thẻ . Cứ thế cho đến hết . Đội chiến thắng là đội gắn thẻ từ nhanh , đúng và đẹp . Số HS còn lại chú ý quan sát kết quả của hai đội để nhận xét .

HS tham gia trò chơi

10. Củng cố

GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học .

GV tóm tắt lại những nội dung chinh . .

HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )

(18)

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học .

- GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .

--- Tiếng việt:

Bài 1 : TÔI ĐI HỌC I. MỤC TIÊU

Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất : đọc đúng vần yểm và tiếng , từ ngữ có văn này hiểu và trả lời các câu hỏi có biển quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đủng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : tình cảm đối với bạn bè , thầy cô , trường lớp : khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm .

II. CHUẨN BỊ 1 , Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm VB tự sự , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất ; nắm được nội dung VB Tôi đi học , cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong VB .

- GV nắm được đặc điểm phát âm , cấu tạo vần yểm ; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( buổi mai , âu yếm , bỡ ngỡ , tép ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này . 2. Kiến thức đời sống

Hiểu tâm lí chung của HS lớp 1 trong ngày đầu đến trường . Nắm được những hoạt động diễn ra ở trường lớp và xác định những hoạt động nào thường khiến HS thấy vui , thấy thân thiết với thầy cô , bạn bè ,. ..

3. Phương tiện dạy học

Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để

(19)

nhóm để trả lời các câu hỏi

a , Hình ảnh bạn nào giống với em trong ngày đầu đi học ?

b . Ngày đầu đi học của em có gì đẳng nhớ ?

- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Tôi đi học . ( Gợi ý : Chỉ rõ một bạn trong tranh và nêu điểm giống ( VD : khóc nhè , đến trường cùng các bạn khác , bố mẹ chở đi , vui vẻ chào bố mẹ ) . Kể lại một kỉ niệm trong ngày đầu đi học . )

trả lời các câu hỏi

- Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác

2. Đọc

- GV đọc mẫu toàn VB . Chú ý đọc đúng lời người kể ( nhân vật “ tôi ” ) , ngắt giọng nhấn giọng đúng chỗ . GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới

+ GV đưa từ âu yếm lên bảng và hướng dẫn HS đọc . GV đọc mẫu vần yêm và từ âu yếm , HS đọc theo đồng thanh

+ Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn , sau đó , cả lớp đọc đồng thanh một số lần . HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lẫn 1.

GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số tiếng khói quanh , nhiên , hiên , riêng . + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Một buổi mai , mẹ âu yếm nắm tay tôi , dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ; Con đường này tôi đã đi lại nhiều lần , nhưng lần này tự nhiên thấy lạ ; Tội nhin bat ngôi bên , người bạn chưa quen biết , nhưng không thấy xa lạ chút nào . )

HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến tôi đi học , đoạn 2 : phần còn lại ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt .

+ HS làm việc nhóm đối để tìm tử ngữ có vần mới trong bài đọc ( âu yếm ) .

HS đọc câu

HS đọc đoạn

+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB ,

(20)

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB ( buổi mai : buổi sáng sớm , âu yếm : biểu lộ tình yêu thương bằng dáng điệu , cử chỉ , giọng nói ; bỡ ngỡ ngơ ngác , lúng túng vị chưa quen thuộc ; nép : thu người lại và áp sát vào người , vật khác để trinh hoặc để được che chở ) ,

+ HS đọc đoạn theo nhóm

+ GV đọc lại toản VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có )

………

………

………

--- Tự nhiên và xã hội:

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ:

CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng:

Sau bài học HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

- Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề thực vật và động vật, tên, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn.

- Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

Làm một bộ sưu tập về cây, con vật qua việc quan sát, sưu tầm trong tự nhiên và sách báo.

* Về vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học:

Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi.

-Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và chăm sóc cây cối - Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, vật nuôi

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.

Nhân ái: yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô

- Năng lực nhận thức khoa hoc: Học sinh biết cách giữ gìn và bảo vệ cây cối và động vật.

(21)

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả.

- Năng lực vận dụng: Vận dụng kiến thức bài học để tự đánh giá bản thân.

II. ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. GV: Hình ảnh trang 90, 91( SGK). Các thẻ từ về bộ phận của cây và các con vật.

Bảng hoặc giấy A2, bút màu, băng dính hai mặt.

2. HS: Sách giáo khoa, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Tiết 1 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

2. Tiến trình dạy học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

MỞ ĐẦU

- Kiểm tra bài cũ

+ Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh và các con vật?

- Giới thiệu bài

- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

HĐ 1: Chúng mình đã học được gì về chủ đề Thực vật và động vật

a.Mục tiêu: Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật - Tên của một số cây và các con vật.

- Các bộ phận của một số cây và các con vật - Lợi ích của một số cây và các con vật.

- Cách chăm sóc một số cây và vật nuôi.

- Cách giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và vật nuôi.

b. Phương pháp: hoạt dộng nhóm,quan sát, vấn đáp, thuyết trình.

c. Cách tiến hành

Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện

+ Chúng ta đã học xong chủ đề Thực vật và động vật, em hãy nhớ lại, chúng ta đã học và làm được những gì sau khi học chủ đề này?

Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm

- GV chia lớp thành 4- 6 nhóm. Nhóm lẻ làm tổng kết phần Thực vật và nhóm chẵn làm tổng kết phần Động vật.

- Hướng dẫn HS thực hiện theo sơ đồ gợi ý trang 90, 91(SGK) và hoàn thành những chỗ có dấu ?

- Khuyến khích HS ngoài việc thực hiện theo

- Một số HS trả lời

- Chia nhóm và nhận nhiệm vụ

- Các nhóm hoàn thành bài trên khổ giấy A2.

(22)

mẫu, các em có thể sáng tạo, trình bày sơ đồ theo cách riêng của nhóm mình.

Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày

-Tuyên dương các nhóm có sản phẩm trình bày tốt, sáng tạo nhất.

- Kiểm tra lại sự hiểu biết các kiến thức của chủ đề đối với những HS thể hiện chưa tích cực tham gia trong hoạt động nhóm.

- GV chọn kết quả tốt nhất của hai nhóm để tổng kết trước lớp.

- Nếu còn thời gan , GV tổ chức cho HS chơi trò chơi” Thi tìm hiểu về các loài cây và các con vật qua các bài hát, bài thơ”.

Bước 4: Củng cố

- Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện sơ đồ tổng kết Thực vật và động vật vào vở theo ý của mình.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Hs theo dõi.

- HS làm bài vào vở.

HĐ 2: Làm một bộ sưu tập hình ảnh và thông tin về cây hoặc các con vật a. Mục tiêu:

- Hệ thống các kiến thức về thực vật và động vật.

- Hình thành năng lực tự tìm tòi và nghiên cứu

b. Phương pháp: Hoạt động nhóm, quan sát, vấn đáp, thuyết trình.

c. Cách tiến hành

- GV phân nhóm, yêu cầu mối HS sưu tập các hình ảnh về thực vật và động vật và tập hợp lại để cùng làm bộ sưu tập của nhóm.

- Khuyến khích HS sưu tập, giới thiệu những cây và con vật ở địa phương.

- Gọi một số nhóm lên trình bày( nếu còn thời gian) hoặc yêu cầu HS hoàn thiện tiếp và nộp lại cho GV vào buổi sau.

- Chia nhóm và làm việc theo yêu cầu.

- Một số nhóm lên trình bày nếu còn thời gian.

HĐ 3: Làm bài tập ôn tập tổng kết chủ đề - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3( VBT) - Yêu cầu HS hoàn thành bài vào VBT.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

(23)

--- Hoạt động trải nghiệm:

BÀI 13: ĂN UỐNG HỢP LÍ I.Mục tiêu

-Hs có khả năng:

-Nhận biết được việc ăn uống hợp lí và ăn uống có hại cho sức khỏe.

-Biết cách tự chăm sóc bản thân bằng việc rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí và tránh việc ăn uống có hại cho sức khỏe.

-Tự giác thực hiện việc ăn uống hợp lí khi ở nhà và ở bên ngoài.

-Rèn kĩ năng điều chỉnh bản thân, hành động đáp ứng với sự thay đổi, phẩm chất trung thực , trách nhiệm.

II. Chuẩn bị

GV: - Các thẻ cho hs nhận diện việc ăn uống hợp lí và ăn uống có hại cho sức khỏe.

- Tranh anh một số loại đồ ăn.

Hs: -Thẻ 2 mặt: 1 mặt xanh 1 mặt đỏ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động ( 5p )

- Gv cho hs nghe bài hát về an toàn thực phẩm.

- Nhận xét

2.Hình thành kiến thức mới

*Hoạt động 1: Xác định việc ăn uống hợp lí và ăn uống không hợp lí.

+Hằng ngày ở gia đình các em thường ăn mấy bữa ?

+ Em thích ăn loại thức ăn nào?

+ Em có thích ăn rau quả không ? + Em thường uống loại nước nào ? + Em tự ăn hay có người lớn tự cho em ăn ?

-Nhận xét câu trả lời.

Kết luận: Có nhiều loại thức ăn, đồ uống và cách ăn uống khác nhau.Có những thức ăn, đồ uống và cách ăn uống có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có thức ăn, đồ uống và cách ăn uống có hại cho sức khỏe.

-Gv cho hs hoạt động nhóm 4.

-Gọi đại diện trình bày.

-Lắng nghe

- 2, 3 hs trả lời

-Lắng nghe

-Thảo luận nhóm

(24)

- Nhận xét , chốt ý.

Ăn uống hợp lí Ăn uống không hợp lí, có hại cho súc khỏe.

Ăn đúng bữa Chỉ thích ăn thịt, không ăn rau.

Ăn đủ chất Chỉ thích uống nước ngọt.

Uống nước đã đun sôi hoặc nước đã khử trùng.

Không ăn quá no

+Em nào đã thực hiện được điều này?

+Trong lớp mình những bạn nào chỉ thích ăn thịt không thích ăn rau ?

+Bạn nào chỉ thích uống nước ngọt ? -Nhận xét nhắc nhở hs.

*Hoạt động 2: Tham gia trò chơi chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn.

-Hướng dẫn tham gia trò chơi, phổ biến luật chơi.

-Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.

3.Vận dụng

*Hoạt động 3: Thực hiện việc ăn uống hợp lí tại gia đình.

- Chia sẻ với gia đình -Đưa thông điệp:

Ăn uống hợp lí giúp cơ thể khỏe mạnh.

4.Củng cố - dặn dò ( 5p) -Nhận xét tiết học

-Dặn dò về nhà

-Hs trả lời

-Hs tham gia chơi

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………

………

--- Toán:

(25)

Bài 51: DÀI HƠN - NGẮN HƠN I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Có biểu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất”, “ngắn nhất”.

- Thực hành vận dụng trong gỉai quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các băng giấy có độ dài ngắn khác nhau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

- Mỗi HS lấy 1 băng giấy, 2 bạn cùng bàn quan sát các băng giấy, nói cho bạn nghe: băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn.

- Đại diện cặp HS gắn 2 băng giấy của mình lên bảng và nói cách nhận biết băng giấy nào dài hơn, ngắn hơn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

- HS quan sát tranh và nhận xét.

- HS nói cách suy nghĩ và cách làm của mình để biết bút chì nào dài hơn, ngắn hơn.

- GV gắn 2 băng giấy lên bảng.

- HS lên bảng, xếp lại hai băng giấy.

- GV yêu cầu HS so sánh 2 băng giấy.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4:

Mỗi bạn trong nhóm đặt các băng giấy của mình lên bàn, nhận xét băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập.

Bài 1:

- Quan sát hình, trong từng trường hợp xác định: Đồ vật nào dài hơn? Đồ vật

- 2 HS cùng bàn cùng nhau thảo luận.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.

- HS nhận xét: Bút chì xanh dài hơn bút chì đỏ, bút chì đỏ ngắn hơn bút chì xanh.

- HS nêu suy nghĩ và cách làm của mình.

- HS quan sát.

- HS lên bảng xếp lại theo hướng dẫn của GV.

- HS chỉ vào băng giấy dài hơn nói: “ Băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh, băng giấy xanh ngắn hơn băng giấy đỏ”.

- HS hoạt động nhóm 4.

- HS quan sát, so sánh các đồ vật, chiếc thang.

(26)

nào ngắn hơn? Chiếc thang nào dài hơn?

Chiếc thang nào ngắn hơn?

- Giải thích cho bạn nghe.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Bài 2:

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ

“dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất”, “ngắn nhất” để nói về các chiếc váy có trong bức tranh.

- 3-4 cặp HS chia sẻ trước lớp.

Bài 3:

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ

“cao hơn”, “thấp hơn” để mô tả các con vật.

- 3-4 cặp HS chia sẻ trước lớp.

D. Hoạt động vận dụng.

Bài 4:

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ

“cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để mô tả mọi người trong bức tranh.

- 3-4 cặp HS chia sẻ trước lớp.

Trò chơi: Bạn nào cao hơn, bạn nào cao nhất.

- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm 4.

HS trong nhóm đứng cạnh nhau, dùng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để nói về bản thân, chẳng hạn: Tớ cao hơn Lan, tớ thấp hơn Nam,…

- Yêu cầu HS so sánh 1 số đồ dùng như bút chì, tẩy, hộp bút,… với bạn rồi nói kết quả, chẳng hạn: Bút chì của tớ dài hơn bút chì của bạn,….

- 3-4 nhóm lên thực hiện trước lớp.

E. Hoạt động củng cố, dặn dò.

- HS giải thích.

- HS thảo luận nhóm đôi: So sánh những chiếc váy.

- 3-4 cặp HS lên chia sẻ.

- HS thảo luận nhóm đôi: So sánh chiều cao những con vật.

- 3-4 cặp HS lên chia sẻ.

- HS thảo luận nhóm đôi: So sánh chiều cao mọi người trong bức tranh.

- 3-4 cặp HS lên chia sẻ.

- HS chơi theo nhóm 4.

- 3-4 nhóm lên báo cáo kết quả.

- HS trả lời: + Em biết so sánh các đồ vật, chiều cao,…

+ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất”,

“ngắn nhất”.

- HS lắng nghe, thực hiện

(27)

- GV hỏi: + Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến so sánh độ dài, chiều cao để hôm sau chia sẻ với các bạn.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………

………

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngân và đơn giản , kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ; hiểu và trả lời đúng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , có dẫn trực tiếp lời nhân vật ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , có yếu tố miêu tả ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ;

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng và rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại: hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB; quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại đọc đúng các vấn uya,

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất: đọc đúng vần yểm và tiếng, từ ngữ có

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời thoại; đọc đúng các vần oăng, oac, oach và các tiếng, từ ngữ