• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGỮ VĂN Ma trận bài viết số 3 lớp 12 năm học 2018 - 2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGỮ VĂN Ma trận bài viết số 3 lớp 12 năm học 2018 - 2019"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Nguyễn Thị Kim Chi

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 3 NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ---oOo---

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp12, của 10 tuần đầu chương trình HK1

- Đề kiểm tra chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 ở 10 tuần đầu học kì I theo phân môn Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo chuẩn sau:

+ Kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : tự luận.

Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài trên lớp III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1/ Liệt kê các đơn vị bài học Phần văn học ( 14 tiết)

-Khái quát văn học Việt Nam từ CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX ( 2 tiết ) -Tuyên ngôn độc lập (phần một : Tác giả)( 1 tiết )

-Tuyên ngôn độc lập (phần hai: Tác phẩm) ( 2 tiết )

-Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( 1 tiết ) -Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS( 1 tiết )

- Tây Tiến ( 2 tiết )

- Việt Bắc ( phần một : Tác giả ) ( 1 tiết ) - Việt Bắc ( phần hai: Tác phẩm ) ( 2 tiết ) - Đất Nước ( 2 tiết )

- Sóng ( 2 tiết )

Phần tiếng Việt ( 2 tiết)

- Phong cách ngôn ngữ khoa học( 1 tiết ) - Luật thơ ( 1 tiết )

Phần làm văn ( 9 tiết )

-Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí( 1 tiết )

-Luyện tập Nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( 1 tiết ) -Nghị luận về một hiện tượng đời sống( 1 tiết )

-Thực hành: Luyện tập nghị luận về một hiện tượng đời sống( 1 tiết ) -Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ( 1 tiết )

-Luyện tập Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ( 1 tiết ) -Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ( 1 tiết )

-Luyện tập Nghị luận vê một ý kiến bàn về văn học ( 1 tiết )

(2)

Đề 1: Cảm nhận chặng đường hành quân gian khổ của người lính trong bài thơ “ Tây Tiến ” của nhà thơ Quang Dũng qua đoạn thơ sau: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi...Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Đề 2 : Cảm nhận của anh chị về sự hy sinh của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề 3: Cảm nhận vẻ đẹp bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”

của nhà thơ Quang Dũng qua đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

2/ Xây d ng khung ma tr n:

Mức độ Chủ đề/ nội dung

Nhận biết

Thông

hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Nghị luận văn học

Đề: Cảm nhận của anh chị về sự hy sinh của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

1 1

Số câu 1 1

Số điểm 10 10

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Cảm nhận của anh chị về sự hy sinh của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ?

V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

NỘI DUNG ĐIỂM

Đề: Cảm nhận của anh chị về sự hy sinh của hình tượng người lính Tây

Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề 1,00

- Giới thiệu bài thơ Tây Tiến hoặc nhà thơ Quang Dũng

- Giới thiệu hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng, sự hy sinh.

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm ; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận

dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 6,00 - Người lính hiện về hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian

(Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi… Tây Tiến người đi không hẹn ước – Dường lên thăm thẳm một chia phôi – Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy) nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhơ chơi vơi…)

- Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét bệnh tật, tiều tụy về hình hài, song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng mãnh liệt của tuôi trẻ (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc).

- Họ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh

(3)

tế (hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, hoa đong đưa).

– Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Hoặc vẻ đẹp của người con gái núi rừng có nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (Kìa em xiêm áo tự bao giờ).

- Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn, đa tình, đa cảm, đồng thời cũng rất hào hùng. Với nhiều từ ngữ mang sắc thái cổ điển, trang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành), tác giả tạo được không khí thiêng liêng, làm cho cái chết bi tráng của người lính vang động cả thiên nhiên.

- Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt, hòa với bước dường của người chiến sĩ tình nguyện lên đường vì đất nước.

d. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề tự sự.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

………

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Nguyễn Thị Kim Chi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Hàng rào ở vườn trường dựng bằng những cây nứa tép xiên ô hình quả trám, các bạn nhỏ chơi trò trận giả định chui vào vườn trường để chơi... Chú nhìn thấy một cái

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

+ Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể

Nhiều câu thơ có sự phối hợp điêu luyện các kỹ thuật tạo hình , hội họa, điện ảnh, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống.Phải là một cây bút tài hoa mới có

Tranh 3 : Hôm sau, thầy giáo hỏi cả lớp xem ai đã làm đổ hàng rào nhưng cả lớp ngồi yên không ai can đảm đứng lên nhận lỗi.. Chú lính nhỏ ngày hôm qua nhấp nhổm toan

Hướng dẫn chi tiết bài Tập đọc Người lính dũng cảm Câu 1?. Các bạn nhỏ trong truyện chơi

 Một nhân cách cao đẹp: yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dũng cảm đấu tranh với nền chính trị

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây