• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 1/2/2020 Ngày dạy: 8/2

Tiết 22 Bài 14

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức.

- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.

- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường,

- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên,

- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tào nguyên thiên nhiên

2. Về kỹ năng.

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm để xử lí. Biết bảo vệ môi trường ở nhà, trường học, nơi công cộng và biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

- Kỹ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và địa phương; kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và những hành vi gây hại đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên; kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp, hành động để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; tham gia bảo vệ môi trương và tài nguyên thiên nhiên.

c. Về thái độ.

ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG, KHIÊM TỐN, TRÁCH NHIỆM - Giáo dục đạo đức:

+ Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.

d. Phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, học tập…

II. CHUẨN BỊ:

a. Chuẩn bị của GV - Sgk, sgv gdcd 7 - Máy chiếu, MT - Bài tập tình huống.

b. Chuẩn bị của HS

- Đọc trước bài, trả lời phần gợi ý

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Đàm thoại, giảng giải

(2)

- Thảo luận nhóm, - Xử lí tình huống

IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) Câu hỏi :

a. Thế nào là quyền được bảo vệ? Quyền được giáo dục?

b. Bổn phận của trẻ em Việt Nam là gì?

3. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung, kiến thức Hoạt động 1( 1’)

Giới thiệu bài:

Ở lớp 6 chúng ta học bài Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. Vậy, thiên nhiên bao gồm những gì? (HS: Không khí, sông suối, đồi núi...)

Vậy, cây cối, thực vật, sông suối, có tác động mhư thế nào đến đời sống con người và môi trường sống. Để hiểu được các vẫn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động 2 Thời gian: 12’

Mục tiêu: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.

Cách tiến hành: Đàm thoại

Phương pháp: trực quan, thảo luận ( Máy chiếu)

Cho hs quan sát tranh về môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

?Những hình ảnh em vừa quan sát nói về vấn đề gì ?

Hs đọc phần thông tin, sự kiện SGK trang 42 - 43.

Quan sát tranh ảnh hoặc băng hình về lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm, chặt phá rừng.

Thảo luận :

? Em hãy cho biết nguyên nhân (do con người gây ra ) dẫn đến hiện tượng lũ lụt ?

? Từ phần tìm hiểu trên, em hiểu

I. Đặt vấn đề (Thông tin, sự kiện)

Những hình ảnh về sông, hồ biển, rừng, núi, động thực vật, khoáng sản...

*Yếu tố môi trường tự nhiên: đất, nước, rừng, động thực vật, khoáng sản, không khí, nhiệt độ, ánh sáng...

(3)

thế nào là môi trường

- Môi trường ở trong bài học này là môi trường sống (môi trường sinh thái) có tác động đến đời sống sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. khác hẳn môi trường xã hội (học tập, giáo dục...)

- Thế nào là môi trường tự nhiên?

- Thế nào là môi trường nhân tạo?

* Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?

Tài nguyên thiên nhiên là: Sản phẩm do thiên nhiên tạo nên như rừng cây, động, thực vật quý hiếm, khoáng sản, nguồn nước, dầu khí...

Hoạt động 3 Thời gian: 13'

Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thiên tai

Phương pháp: trực quan, đàm thoại

Quan sát tranh ảnh hoặc băng hình về lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm, chặt phá rừng.

? Nêu tác dụng của rừng đối với con người?

? Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả như thế nào ?

Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà em biết

Kết luận: Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị khai thác bừa bãi. Điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn : thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của con người.

*Nguyên nhân dẫn đến hạn hán, lũ lụt:

+ Khai thác rừng bừa bãi, không tuân thủ các biện pháp lâm sinh, không đảm bảo tái sing rừng

+ Lâm tặc hoành hành

+ Nạn du canh, du cư, phá rừng lấy đất canh tác, đốt phá rừng bừa bãi

+Diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp,

II. Nội dung bài học:

a. Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

b. Tài nguyên thiên nhiên: là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên, mà con người có thể chế biến, khai thác, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi

(4)

? Nêu vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn, nên chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Học thuộc bài học trong vở ghi.

trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường, mọi hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên đều tác động đến môi trường.

*Rừng có tác dụng:

+ Điều tiết không khí, + Cung cấp ô xy,

+ Hấp thụ khí các bô níc, khói, bụi + Chống sạt lở đất, ngăn cản gió, bão,

+ Giữ ẩm cho đất, làm cho đất tơi, xốp nên hạn chế lũ quét, lũ ống.

+ Là tài nguyên vô cùng quý giá.

=>Khi rừng bị tàn phá, thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, dẫn đến các hậu quả như: lũ ống, lũ quét, hạn hán, lũ lụt...gây thiệt hại về người và của.

c. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

- Có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

4/ Củng cố (3’) - Môi trường là gì?

- Tài nguyên thiên nhiên là gì?

- Nêu vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

5/ Hướng dẫn về nhà:(1’)

- Học bài và làm các bài tập còn lại.

VI/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.. - Kĩ năng tư duy phê phán:

- Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.. - Kĩ năng tư duy phê phán:

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống trên cạn.. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin : Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với

Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.. Kĩ năng tư duy phê phán: Có

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin để biết được nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi3. Kĩ năng

Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.. - Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin: quan sát

- Kĩ năng tìm kiếm sử lí thông tin về tình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi bảo vệ môi trường,tài nguyên