• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16

Ngày soạn: 23/12/2016

Ngày giảng: 26/12/2016

Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2016

TIẾNG VIỆT

Bài 16A: TẤM LÒNG NGƯỜI THẦY THUỐC (Tiết 1, 2)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc - hiểu bài Thầy thuốc nhe mẹ hiền.

- Nghe - viết đúng chính tả hai khổ thơ đầu bài Về ngôi nhà đang xây, viết đúng các từ mở đầu d/ r/ gi/ v hoặc các từ có vần im hay iêm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

Tiết 1 A. Hoạt động cơ bản:

1.HS xem clip nói về công việc của người thầy thuốc

GV: Thầy thuốc là những người chuyên làm công việc chữa bệnh cho những bệnh, công việc của người thầy thuốc không chỉ khó khăn, vất vả mà đôi khi còn nguy hiểm cả đến tính mạng khi phải tiếp xúc với những căn bệnh nguy hiểm do bệnh nhân mang lại.

Hải thượng Lãn Ông là một vị thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam về tấm lòng nhân hậu, hết lòng vì người bệnh.

2. Nghe cô đọc bài: Thầy thuốc như mẹ hiền 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa

4. Cùng luyện đọc: đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảnh người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của lãn ông.

5. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

1) Những chi tiết nói lên lòng nhân hậu của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài: Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền lại còn cho thêm gạo, củi.

2) – Những việc làm cho thấy lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho

- Lớp hát

- HĐ nhóm

- HĐ cả lớp - HĐ cặp đôi - HĐ nhóm

- HĐ nhóm

(2)

người phụ nữ: Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của người phụ nữ mà không phải do ông gây ra, điều đó chứng tỏ ông là người thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm.

3) d 4) b

* Nội dung: Ca ngợi tài năng , tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

Tiết 2 B. Hoạt động thực hành

1.Nghe cô đọc và viết vào vở hai khổ thơ đầu bài: Về ngôi nhà đang xây.

2.

Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ Rẻ Giá rẻ, đắt

rẻ, rẻ quạt, rẻ sườn

rây Rây bột, mưa rây

Dẻ Hạt dẻ, thân hình mảnh dẻ

dây Nhảy dây, chăng dây, dây thừng, dây phơi

Giẻ Giẻ lau, giẻ rách, giẻ chùi chân

giây Giây phút, giây bẩn, giây mực

3. Thầy quên mặt con rồi hay sao?

- vẽ - rồi - rồi – vẽ - vẽ - rồi – dị.

- HĐ cá nhân - HĐ nhóm

- HĐ cặp đôi

TOÁN

BÀI 49: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Em biết:

- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Giải toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

A. Hoạt động thực hành:

1. Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu) a) 0,68 = 68

b) 0,4 = 40 c) 0,173 = 17,3 d) 1,49 = 14,9

- HS cả lớp hát - HĐ cặp đôi

(3)

2. Tính tỉ số phần trăm của hai số (theo mẫu) a) 16 : 30 = 0,5333… = 53,33%

b) 27 : 60 = 0,45 = 45%

c) 24 : 3 = 8 = 800%

3. Tính (theo mẫu) a)15% + 2,4% = 17,4%

b)45,6% - 15% = 30,6%

c)12,3% x 2 = 24,6%

d)60% : 20 = 3%

4. Giải bài toán sau

Bài giải

Số bạn ở nhóm múa chiếm số phần trăm số bạn trong đội văn nghệ là : 17 : 50 = 34%

Đáp số : 34%

5.Giải bài toán sau

Bài giải

a) Điến hết năm, xưởng đó đã thực hiện được số phần trăm phần kế hoạch cả năm:

3510 : 3000 = 1,17 1,17 = 117%

b) Điến hết năm, xưởng đó đã thực hiện vượt mức kế hoạch số phần trăm là :

117% - 100 % = 17%

Đáp số : a) 117%

b)17%

C. Hoạt động ứng dụng

- Về cùng người thân lấy 1 ví dụ về phép chia 1số thập phân cho 1 số tự nhiên và tính.

- HĐ cá nhân

- HĐ cá nhân

- HĐ cá nhân

Ngày soạn: 24/12/2016

Ngày giảng: 27/12/2016

Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2016

KHOA HỌC

BÀI 17: CAO SU, CHẤT DẺO (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em:

- Nêu được một số tính chất của cao su, chất dẻo và công dụng của chúng.

- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su và chất dẻo.

- Có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông để bảo vệ môi trường.

* GD KNS:

- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.

- KN lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra.

- KN bình luận về việc sử dụng vật liệu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số đồ dùng làm từ nhựa và cao su

(4)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

A. Hoạt động cơ bản 4. Đọc và trả lời:

- Cao su có tính đàn hồi tốt, ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách nhiệt, cách điện;

không tan trong nước, tan trong 1 số chất lỏng khác.

- Chất dẻo có tính chất cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.

- Cách bảo quản: không để đồ dùng bằng cao su và chất dẻo ở gần chỗ nhiệt độ cao, không nên tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu, sau khi dùng cần được rửa sạch, lau khô và để nơi hợp vệ sinh.

B. Hoạt động thực hành:

1. Để phân biệt được quả bóng làm từ chất dẻo và quả bóng được làm từ cao su: ta đập mạnh 2 quả bóng xuống đất quả bóng bằng cao su có độ đàn hồi tốt sẽ nẩy cao hơn.

2. Chúng ta phải hạn chế sử dụng túi ni lông để bảo vệ môi trường

C. Hoạt động ứng dụng - GV giao HDƯD (85)

- Cả lớp hát - HĐ cá nhân.

- HĐ nhóm.

- HĐ nhóm.

ĐỊA LÍ

BÀI 8: GIAO THÔNG VẬN TẢI, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em:

- Nêu được:

+ Các loại hình, phương tiện và một số đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.

+ Vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.

+Các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

- Xác định được:

+ Một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế, một số cảng biển lới trên bản đồ Giao thông Việt Nam.

+ Các trung tâm thương mại và du lịch lớn trên bản đồ Hành chính Việt Nam.

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.

(5)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Lược đồ một số tuyến giao thông vận tải ở Việt Nam;

- Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

A. Hoạt động cơ bản.

1. Liên hệ thực tế

GV: Hàng ngày chúng ta thường đi bằng rất nhiều những phương tiện giao thông khác nhau, khi tham gia giao thông chúng ta phải nghiêm chỉnh chấp hành đúng luật lệ để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

2. Tìm hiểu về giao thông vận tải

- - GV cho HS quan sát tranh ảnh về các loại hình giao thông: đường sắt, đường ô tô, đường thủy, đường hàng không.

- GV yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi kể tên các phương tiện giao thông của từng loại hình giao thông.

- HS quan sát hình 6 và nhận xét được loại hình giao thông đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa

3. HS quan sát lược đồ một số tuyến giao thông vận tải ở Việt Nam.

- HS chỉ trên lược đồ: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt thống nhất (HN- TPHCM), sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng), các cảng biển (Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn)

*Trả lời các câu hỏi:

- Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh nằm ở phía đông nước ta

- Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh chạy theo chiều dài của đất nước.

- Tuyến giao thông theo chiều Bắc - Nam là tuyến giao thông quan trọng nhất của nước ta vì đây là nơi gặp gỡ của nhiều loại hình giao thông.

4. Tìm hiểu về hoạt động thương mại - HS quan sát sơ đồ hoạt động thương mại.

- Thương mại gồm các hoạt động mua bán trong nước và ngoài nước (nội thương và ngoại thương)

- HS cả lớp - HĐ cá nhân.

- HĐ nhóm.

- HĐ cặp đôi

- HĐ nhóm

(6)

- Một số mặt hàng nước ta bán ra nước ngoài: (gạo, cam, thanh long, tôm, cua ,mực, các đồ mĩ nghệ…) các khoáng sản, hàng CN nhẹ, nông sản và thủy sản…

- Một số mặt hàng nước ta mua từ nước ngoài: các máy móc, thiết bị , nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu…

- Các hoạt động thương mại mang lại lợi ích lớn về kinh tế.

TOÁN

BÀI 50: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo-Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Em biết:

- Tìm giá trị một số phần trăm của một số.

- Giải toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

* Khởi động

A. Hoạt động cơ bản 1.Trò chơi: Đố bạn tìm 1%

- Một bạn nêu số - bạn kia trả lời 1% của số đó.

2. Đọc và nghe cô hướng dẫn:

*Muốn tìm 40,5% của 600 ta làm như sau:

- Lấy 600 chia cho 100 rồi nhân với 40,5.

- Hoặc: lấy 600 nhân với 40,5 rồi chia cho 100.

3. Tìm:

a) 0,6% của 50

- Ta có thể làm như sau: 500 :100 x 0,6 = 3 Hoặc 500 x 0,6 : 100 = 3

b) 25% của 300kg

- Ta có thể làm như sau: 300 :100 x 25

=75 Hoặc 300 x 25 : 100 = 75 4. Đọc kĩ và giải thích cho bạn:

- Để tìm 30% lãi ta cần tìm 1% bằng cách lấy 800000 : 100 rồi nhân với 30.

B. Hoạt động thực hành 1. Tìm:

a) 20% của 800

800 : 100 x 20 = 16058 (l)

b) 14,5% của 400l 400 : 100 x 14,5 =

- HS cả lớp - HĐ nhóm - HĐ cả lớp

- HĐ cặp đôi

- HĐ nhóm

(7)

c) 25% của 360m2

360 : 100 x 25 = 92,7 (kg)

d) 0,6% của 450kg 450 : 100 x 0,6 =

TIẾNG VIỆT

Bài 16A: TẤM LÒNG NGƯỜI THẦY THUỐC (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU:

- Ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa nòi về các tính cách: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu HT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

B. Hoạt động thực hành

4. Điền thích hợp vào phiếu học tập

Từ ngữ Đồng nghĩa Trái nghĩa Nhân

hậu

Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,

Bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung tàn

Trung thực

Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, chân thật, thẳn thắn,

Dối trá, gian dối, gian manh, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừ lọc,

… Dũng

cảm

Anh dũng, mạnh bao, bạo dạn, gan dạ, dám nghĩ dám làm, …

Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược, … Cần cù Chăm chỉ,

chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó, …

Lười biếng, lười nhác, đại lãn, …

5. Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ để thể hiện tính cách nhân vật

- Cô Tấm trong bài là một người trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu

- Ban VN-TDTT tổ chức cho lớp chơi trò chơi

- HĐ nhóm

- HĐ cả lớp

(8)

tình cảm.

Tính cách

Chi tiết, từ ngữ minh họa Trung

thực, thẳn thắn

-Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì giám nhìn thẳng

-Nghĩ thế nào Chấm giám nói thế

-Bình điểm ở tổ , ai làm hơn, làm kém, Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người đó bốn, năm đểm. Chấm thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa.

Chăm chỉ -Chấm cần cơm và lao động để sống -Chấm hay làm, … không làm chân tay nó bứt rứt

-Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, bát ở nhà cũng không được Giản dị Chấm không đua đòi ăn mặc. Mùa hè

một áo cánh nâu. Mùa đông hai áo cách nâu. Chấm mộc mạc như hòn đá

Giàu tình cảm, dễ xúc động

Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương.

Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suối buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt

C. Hoạt động ứng dụng:

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện ở nhà bài tập (106)

TIẾNG VIỆT

BÀI 16B: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc - hiểu bài Thầy cúng đi bệnh viện

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số tranh về những ngôi nhà đang xây

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

A. Hoạt động cơ bản:

1.Quan sát tranh, trả lời câu hỏi

- Trong tranh là một thầy cúng bị ốm và phải đi bệnh viện để bác sĩ chữa bệnh cho mình và để hiểu được tại sao thầy cúng cúng bái để chữa bệnh cho người khác thì khi thầy ốm thầy có cúng để chữa bệnh cho mình được không, các con cùng nghe cô

- Cả lớp hát - HĐ nhóm

(9)

đọc bài:

2.Nghe cô đọc bài: Thầy cúng đi bệnh viện 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa 4. Cùng luyện đọc

- Cho HS giữa các nhóm thi đọc để bình chọn bạn đọc hay nhất.

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1)Cụ Ún làm nghề thầy cúng;

2)Khi mắc bệnh cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

3) Cụ Ún bị bệnh sỏi thận nhưnh không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà Vì cụ sự mổ, lại không tin vào bác sĩ người kinh bắt được con ma người Thái.

4)Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận nên cụ đã khỏi bệnh.

5)Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ: Cúng bái không thể chữa được bệnh cho con người, chỉ có thuốc men dưới sự điều trị của bác sĩ mới chữa được bệnh cho con người.

*Ý nghĩa: Câu chuyện giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mói làm được điều đó. Câu chuyện còn khuyên chúng ta không nên tin vào mê tín, dị đoan.

- HĐ cả lớp - HĐ nhóm đôi - HĐ nhóm

- HĐ nhóm

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SÔNG

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: TÌM HIỂU CHÙA NGỌA VÂN

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS:

- Biết được vị trí địa lí, cảnh quan, lịch sử của chùa Ngọa Vân - Lòng tự hào về những di tích lịch sử của địa phương

- Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Khởi động

A. Hoạt động thực hành

1. Tìm hiểu vị trí chùa Ngọa Vân

- Liên hệ thực tế, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

Vị trí chùa Ngọa Vân trên địa bàn thị xã?

- TB VN-TDTT điều hành

* HĐ nhóm

- Cùng trao đổi về vị trí chùa Ngọa Vân

- Nhận xét, bổ sung - Thống nhất ý kiến

* Ngọa Vân là ngôi chùa nhỏ nằm gần chóp núi Vảy Rồng, xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh, trên độ cao gần 1.000 mét, khởi đầu của dãy Bảo Đài chạy dài suốt theo cánh cung Yên Tử.

(10)

2. Tìm hiểu lịch sử chùa Ngọa Vân

- Liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:

+ Chùa Ngọa Vân được xây dựng vào thời nào?

+ Chùa thờ vị vua nào?

+ Nêu những hiểu biết về những vị vua đó?

* HĐ nhóm

- Trao đổi

- Nhận xét, bổ sung - Thống nhất ý kiến

* Chùa Ngọa Vân đã được xây dựng vào thời Trần, trước khi được tôn tạo lại với qui mô lớn và bề thế vào năm 1707. Đây nơi vua Trần Nhân Tông từng tu hành và viên tịch. Trần Nhân Tông, vị Hoàng đế thứ ba triều Trần, sinh năm Mậu Ngọ 1258, lên ngôi Hoàng đế lúc 21 tuổi. Ngài đã 2 lần trực tiếp cầm quân đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông. Năm 41 tuổi, vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngôi vị, xuất gia, tu hành tại chùa Hoa Yên - Yên Tử, sáng lập ra dòng Thiền Trúc lâm - một dòng thiền đặc hữu của Việt Nam, được tôn xưng là Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ.

3. Tìm hiểu cảnh quan, công trình kiến trúc chùa Ngọa Vân

- Liên hệ thực tế, đọc thông tin trong phiếu học tập

- Trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết về cảnh quan chùa Ngọa Vân?

* HĐ nhóm

- Cùng nhau trao đổi - Nhận xét, bổ sung - Thống nhất ý kiến

* Bắt đầu quãng đường lên tới Ngọa Vân phải leo qua rất nhiều các bậc đá, những cây nứa cong cong tạo nên một “mái vòm” ngang qua đường, cây cầu đá nhỏ nhắn hay suối róc rách mang màu đỏ của đá. Có 3 khu phân bố từ chân núi lên đến đỉnh, bao gồm: Khu sinh hoạt của nhà chùa ở chân núi (nhà tăng); khu chùa chính ở giữa và khu tịnh thất ở trên đỉnh (khu am - chùa Ngọa Vân hiện nay). Trong đó, khu chùa chính có tổng mặt bằng khoảng 1.000m2 được hình thành do việc đào núi, kè nền kiên cố.

- Ban học tập chia sẻ câu hỏi:

+ Qua bài học, bạn biết được điều gì về chùa Ngọa Vân?

+ Nêu những việc để bảo vệ di tích lịch sử chùa Ngọa Vân?

* HĐ cả lớp

- Chia sẻ, thống nhất kết quả

* Ngọa Vân là một cụm di tích nằm trong tổng thể khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều với những giá trị rất đặc biệt. Nơi đây chứ không phải là Yên Tử, xưa kia đã được Trần Nhân Tông chọn để tu hành và viên tịch. Chúng ta cần biết bảo tồn, khôi phục và xây dựng di tích lịch sử chùa Ngọa Vân để di tích mãi còn với thời gian.

B.Hoạt động ứng dụng

1. Chia sẻ với người thân những hiểu biết về chùa Ngọa Vân

2. Sưu tầm tranh, ảnh về chùa Ngọa Vân.

Ngày soạn: 25/12/2016

(11)

Ngày giảng: 28/12/2016

Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016

TIẾNG VIỆT

BÀI 16B: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Kể lại được câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu HT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

B. Hoạt động thực hành

1.Hãy kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình: (theo gợi ý SGK trang 110)

- Gọi 1 HS đọc gợi ý

- Yêu cầu nhóm trưởng hỏi các bạn trong nhóm theo gợi ý.

2.Lập dàn ý cho câu chuyện và viết vào vở:

3. Dựa vào dàn ý, lần lượt kể cho bạn nghe câu chuyện của mình.

4. Thi kể chuyện trước lớp.

- Đại diện nhóm xung phong kể.

- Cả lớp bình chọn người kể hay nhất.

- Lớp hát -HĐ cả lớp

- HĐ cá nhân - HĐ cặp đôi - HĐ cả lớp

TOÁN

BÀI 50: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo-Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Em biết:

- Tìm giá trị một số phần trăm của một số.

- Giải toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số.

II. CHUẨN BỊ: Phiếu bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

A. Hoạt động thực hành 2.

Bài giải

Lượng nước trong cơ thể người đó khoảng số ki- lô- gam là:

70:100x65 = 45,5 ( kg) Đáp số: 45,5 kg 3.

Bài giải

Sau một tháng bác Vân được số tiền lãi là:

- HS cả lớp hát - HĐ cá nhân

- HĐ cá nhân

(12)

5 000 000 x 0,6 : 100 = 60000 (đồng) Đáp số : 60000 đồng

4.

Bài giải

Đến cuối năm 2014, số dân tăng lên số người la:

7000 : 100 x 1,5 = 105 ( người) Đến cuối năm 2014, số dân có số người là:

7000+105 = 7105 ( người) Đáp số : 7105 người 5.

Bài giải

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

20x15 = 300 (m2)

Diện tích đất trồng rau muống là:

300 : 100 x 25 = 75 (m2) Diện tích đất trồng rau cải là:

300 : 100 x 10 = 30 (m2)

Đáp số: Diện tích trồng rau muống: 75m2 Diện tích trồng rau cải: 30m2

C. Hoạt động ứng dụng - GV giao BT trang 46

- HĐ cá nhân

- HĐ cá nhân

Ngày soạn: 26/12/2016

Ngày giảng: 29/12/2016

Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016

TOÁN

BÀI 51: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TIẾP THEO-Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.

- Giải toán về tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.

II. CHUẨN BỊ: Phiếu bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

A. Hoạt động cơ bản

1.Chơi trò chơi: “Đố bạn tìm 1% ” 2. Đọc và nghe thầy cô hướng dẫn:

Muốn tìm một số khi biết 40,5% của số đó là 243 ta làm như sau:

- Lấy 243 chia cho 40,5 rồi nhân với 100.

- Hoặc: Lấy 243 nhân với 100 rồi chia cho 40,5.

3.a) Tìm một số , biết 20% của số đó là 180.

- HS cả lớp hát - HĐ nhóm - HĐ cả lớp

- HĐ cặp đôi

(13)

Số đó là: 180 : 20 x 100 = 900

b) Biết 15% quãng đường dài 45m. Vậy quãng đường đó dài là: 45 : 15 x 100 = 300 (m)

4. Đọc và giải thích cho bạn:

- 60% kế hoạch là 690 tấn. Ta tìm 1% của kế hoạch (690 : 60), sau đó tìm kế hoạch cả năm là 100% (690 : 60 x 100)

- HĐ nhóm

TIẾNG VIỆT

BÀI 16B: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU:

- Viết được bài văn tả người

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh, ảnh minh họa câu chuyện; Phiếu HT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

B. Hoạt động thực hành:

5. Kiểm tra bài văn tả người

Đề bài: Em hãy tả một bạn học của em.

- Cho HS nhắc lại cấu tạo một bài văn tả người.

- 3HS nhắc lại từng phần của bài văn 6. Làm bài văn vào giấy kiểm tra C. Hoạt động ứng dụng

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện ở nhà

- Cả lớp hát - HĐ cả lớp

- HĐ cá nhân

KHOA HỌC

BÀI 18: TƠ SỢI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em:

- Nêu được một số tính chất của tơ sợi và công dụng của chúng.

- Phân biệt được tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

- Biết cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.

* GD KNS:

- KN quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

- KN bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.

- KN giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Nến, diêm, kéo, kẹp; một số mẫu tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động - HS cả lớp

(14)

A. Hoạt động cơ bản 1. Liên hệ thực tế

- Một số sản phẩm làm từ tơ sợi: vải, quần áo, đồ trang sức,…

2.

- Vải lanh là một loại vải được làm từ sợi của cây lanh. Việc sản xuất vải lanh mất nhiều công sức nhưng đây là loại vải rất có giá trị, được ưa chuộng để may quần áo do sự mát mẻ và thoải mái trong thời tiết nóng.

Nhiều sản phẩm được làm từ vải lanh như: tạp dề, túi, khăn tắm, khăn ăn, khăn trải giường, khăn trải bàn, thảm trang trí, vải bọc ghế và quần áo…

-Sợi tơ tằm có nguồn gốc từ tơ của con tằm. Chúng được sử dụng để dệt lụa.

- Sợi ni lông (sợi nhân tạo) được tạo từ công nghệ sản xuất sợi tổng hợp, không thấm nước, bền, dai và không màu, được dùng trong y tế làm các ống để thay thế các mạch máu bị tổn thương, làm bàn chải, cước, đai lưng an toàn, một số chi tiết của máy móc…

B. Hoạt động thực hành

1. Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo:

- Đốt nến: tơ sợi tự nhiên cháy nhanh và ít khói; tơ sợi nhân tạo lâu cháy và nhiều khói.

- Dùng kéo cắt: tơ sợi tự nhiên khó cắt và dai; tơ sợi nhân tạo dễ cắt và giòn hơn.

2.

- Sợi bông: thấm nước, có thể dệt thành vải mỏng nhẹ hoặc dày.

- Tơ tằm: óng ả, rất nhẹ, thấm nước.

- Ni lông: bền, dai, không thấm nước C. Hoạt động ứng dụng

- GV giao bài trang 90.

- HĐ cặp đôi

- HĐ nhóm.

- HĐ cặp đôi

- HĐ nhóm

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SÔNG

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: TÌM HIỂU CHÙA NON ĐÔNG

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS:

- Biết được vị trí địa lí, cảnh quan, lịch sử và lễ hội của chùa Non Đông - Lòng tự hào về những di tích lịch sử của địa phương

(15)

- Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu HT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Khởi động

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu vị trí chùa Non Đông - Liên hệ thực tế, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Vị trí chùa Non Đông trên địa bàn thị xã?

- TB VN-TDTT điều hành

* HĐ nhóm

- Cùng trao đổi về vị trí chùa Non Đông

- Nhận xét, bổ sung. thống nhất

* Chùa NonĐông nằm trên địa bàn khu Vĩnh Lập, phường Mạo Khê, thị xã Đông TriềuChùa còn có tên Tường Quang Tự.

2. Tìm hiểu lịch sử chùa Non Đông - Liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:

+ Chùa Non Đông được xây dựng vào thời nào?

+ Nêu những hiểu biết về lịch sử chùa Non Đông?

* HĐ nhóm

- Trao đổi phiếu học tập - Nhận xét, bổ sung

* Chùa Non Đông (Tường Quang tự) được xây dựng năm Trùng Hưng 1285 đời Trần, ghi dấu một thời hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây kết hợp hai giá trị cao nhất hội tụ, đó là “Đạo pháp - Dân tộc”. “Đạo pháp” là dấu ấn trong lịch sử Phật giáo, nơi Thánh Tổ Non Đông trụ trì. Chính tại nơi đây, hàng loạt các cuộc họp mật đã được diễn ra nhằm chỉ đạo các phong trào cách mạng của công nhân và nhân dân trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Ngôi chùa hiền hoà này còn là nơi khai sinh Chi bộ Đảng đầu tiên của khu mỏ Quảng Ninh. Với chiến tích lừng lẫy và đóng góp vô cùng quan trọng cho công cuộc gìn giữ bờ cõi đất nước, đến tháng11/2002, chùa Non Đông đã được vinh dự công nhận là di tích lịch sử cách mạng. Lễ hội chùa Non Đông được tổ chức vào tháng 02 âm lịch hàng năm.

3. Tìm hiểu cảnh quan, công trình kiến trúc chùa Non Đông

- Liên hệ thực tế, đọc thông tin trong phiếu học tập

- Trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết về cảnh quan chùa Non Đông?

* HĐ nhóm

- Cùng nhau trao đổi - Nhận xét, bổ sung

- Ban học tập chia sẻ câu hỏi:

+ Qua bài học, bạn biết được điều gì về chùa Non Đông?

+ Nêu những việc để bảo vệ di tích lịch

* HĐ cả lớp

- Chia sẻ, thống nhất ý kiến

(16)

sử chùa Non Đông?

* Chùa Non Đông là một minh chứng sống cho thời kỳ khó khăn, lẫn hào hùng của người dân Quảng Ninh nói riêng và nước ta nói chung. Khó khăn nhưng không chùn bước, vẫn duy trì một tâm thế lạc quan, đầy niềm tin cùng hy vọng và bước tới. Hiện nay chùa Non Đông đã khang trang và vững chắc hơn, trong khi vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc, trang trí, điêu khắc và cả những cổ vật lịch sử. Chúng ta cần phải bảo vệ, gìn giữ và phá huy giá trị khu di tích vô giá của tỉnh nhà.

C. Hoạt động ứng dụng

1. Chia sẻ với người thân những hiểu biết về chùa Non Đông

2. Sưu tầm tranh, ảnh về chùa Non Đông.

Ngày soạn: 27/12/2016

Ngày giảng: 30/12/2016

Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2016

LỊCH SỬ

Bài 6: CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC (1947) VÀ BIÊN GIỚI (1950) (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em cần:

- Trình bày được một số sự kiện trong chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 và ý nghĩa của chiến thắng đó.

- Nêu được trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 và ý nghĩa của chiến thắng Biên giới.

- Kể lại hành động của anh hùng La Văn Cầu trong chiến dịch Biên giới.

- Biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì nền độc lập của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu HT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

B. Hoạt động thực hành 1. c - b - d - a

2. Hoàn thiện phiếu học tập

Chiến dịch Việt Bắc Biên giới T/G diễn ra 10/1947 16/9/1950 Chủ trương

của ta

Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp

Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

Các thắng lợi tiêu biểu

- Địch rơi vào trận phục kích

- 18/9/1950 ta chiếm

Được Đông Khê.

- Cả lớp hát - HĐ cá nhân.

- HĐ nhóm.

(17)

của ta ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.

- Quân ta giành thắng lợi ở đèo bông lau.

Ta đốt cháy tàu chiến và ca nô trên sông Lô (Đoan Hùng).

- Quân địch trên đường

số 4 phải rút chạy.

Kết quả, ý nghĩa

- Địch buộc phải rút lui, ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên Việt Bắc buộc Pháp phải đánh lâu dài với ta.

- Đánh dấu thất bại chiến lược chiến tranh chớp

nhoáng của Pháp.

Quân ta phá được âm mưu bao vây của địch. Căn cứ Việt Bắc được củng

cố và mở rộng, khai thông 1 dải biên giới Việt Trung.

Mang lại quyền chủ

động trên chiến trường

Điểm khác biệt chủ yếu nhất của chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947 với chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là năm 1947 địch tấn công ta và bị ta đánh bại còn năm 1950 ta chủ động tấn công địch và giành thắng lợi.

3. Chơi trò chơi “Tiếp sức”

- Tổ chức 2 đội chơi, đội nào đúng và nhanh sẽ chiến thắng.

C. Hoạt động ứng dụng

HS thực hiện yêu cầu SGK trang 70.

- HĐ cả lớp.

TOÁN

(18)

BÀI 51: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TIẾP THEO-Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Em biết:

- Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.

- Giải toán về tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

B. Hoạt động thực hành:

1.Viết tiếp vào chỗ chấm:

- 25% của 1 số là 400. Số đó là 1600 -30% giá tiền 1 quyển sách là 12000 đ.

Giá tiền quyển sách đó là: 40000.

- 14% diện tích 1 căn phòng là 5,6m2.

Diện tích căn phòng đó là: 40m2.

- 75% chiều dài đoạn dây là 3m. Đoạn dây đó dài 4m

2. Bài giải

Trường Trần Quốc Toản có số học sinh là:

357 : 51 x 100 = 700 (HS) Đáp số: 700 học sinh

3. Bài giải

Doanh thu của cửa hàng trong tháng đó là;

12000000 :10 x 100 = 120.000.000 (đồng)

Đáp số: 120.000.000 (đồng)

4. Tính nhẩm:

- 5% của 200: 200 : 20 = 10

- 10% của 1230kg: 1230 : 10 = 123kg - 20% của 1600m2 : 1600 : 5 = 320m2 - 25% của 216l : 216 : 4 = 54l

50% của 48km ; 48 : 2 = 24km 5. Tính nhẩm

a) Lượng nước trong bể là 2000l (500 x 4)

b) Số đó là 2450 (245 x 10) c) Quãng đường đó dài C. Hoạt động ứng dụng:

GV giao bài về nhà trang 83

- Hs cả lớp chơi - HĐ cá nhân

- HĐ cá nhân

- HĐ cá nhân

- HĐ cá nhân

- HĐ cá nhân

TIẾNG VIỆT

(19)

BÀI 16C: TỪ NGỮ MIÊU TẢ (Tiết 1, 2)

I. MỤC TIÊU:

- Hệ thống hóa vốn từ theo các nhóm đồng nghĩa - Bước đầu sử dụng được từ ngữ có hình ảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu HT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động

Tiết 1 A. Hoạt động thực hành:

1. Gọi tên màu sắc các sự vật trong tranh:

- Lá cờ màu đỏ.

- Con ngựa màu trắng.

- Dòng sông màu xanh.

- Bông hoa màu hồng.

- Viên phấn màu trắng.

- Hàng cây màu xanh.

2.

a) Nhóm 1 (Chỉ màu đỏ)

b) Nhóm 2 (Chỉ màu trắng)

c) Nhóm 3 (Chỉ màu xanh) Son, hồng,

điều, đỏ, đào.

Trắng, bạch.

Xanh, biếc, lục 3. Viết vào vở các tiếng đã xếp ở bài 2.

4.

- Bảng màu đen gọi là bảng đen.

- Mắt màu đen gọi là mắt huyền.

- Ngựa mầu đen gọi là ngựa ô.

- Mèo màu đen gọi là mèo mun.

- Chó màu đen gọi chó mực.

Tiết 2

5.Đọc bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả.

- Trong văn miêu tả, người ta hay dùng biện pháp so sánh.

- So sánh thường kèm theo biện pháp nhân hóa.

- Trong quan sát để miêu tả, điều quan trọng là phải tìm ra cái mới, cái riêng.

6. Viết một câu miêu tả:

- Dòng sông: Dòng sông quanh co, uốn khúc như một dải lụa.

- Cả lớp hát

- HĐ nhóm

- HĐ nhóm

- HĐ cá nhân - HĐ cặp đôi

- HĐ nhóm

- HĐ cá nhân

- HĐ cả lớp

(20)

- Đôi mắt của một em bé: Đôi mắt của em bé tròn xoe, đen láy như hạt nhãn.

- Dáng đi của một người; Cô ấy bước đi thật nhẹ nhàng và uyển chuyển.

7. Viết vào bảng nhóm những câu văn đã được bình chọn,

- GV sử dụng biển kiến thức.

C. Hoạt động ứng dụng.

- GV giao bài về nhà trang 116

SINH HOẠT LỚP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ 2: KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

* Kĩ năng sống:

- Làm và hiểu được nội dung bài tập 3, 5

- Rèn cho học sinh có kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

- Giáo dục cho học sinh có ý thức ứng phó căng thẳng tích cực.

* Sinh hoạt lớp:

- Nắm được ưu, nhược điểm trong tuần học qua.

- Rút kinh nghiệm cho tuần học tới

- Có ý thức học tập tích cực, chăm chỉ. Tích cực tham gia ATGT

II. CHUẨN BỊ

- Phiếu HT

- Các trò chơi dân gian HS yêu thích

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kĩ năng sống:

1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống

Bài tập 3: Ứng phó trong tình huống bị căng thẳng

- Gọi một học sinh đọc 3 tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.

* Trong tình huống bị căng thẳng, chúng ta cần biết ứng phó tích cực.

2. Hoạt động 2: Lựa chọn tình huống Bài tập 5: Phòng tránh từ xa các tình huống gây căng thẳng

* Chúng ta cần biết phòng tránh để

* Nhóm

- Đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.

- Cá nhân làm vào phiếu HT - Thảo luận theo cặp đôi, nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

* Cả lớp

- Đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.

- Thảo luận

- Chia sẻ trước lớp

(21)

không rơi vào trạng thái căng thẳng.

B. Sinh hoạt lớp:

1. Kiểm điểm hoạt động trong tuần - Y/c các trưởng ban lên báo cáo tình hình hoạt động của ban mình trong tuần 2. Đánh giá chung

- Tuyên dương nhóm thực hiện nghiêm túc

- Nhận xét chung các mặt hoạt động trong tuần

- Tuyên dương, phê bình HS 3. Hoạt động tập thể:

- Ban VN-TDTT tổ chức cho lớp chơi các trò chơi dân gian yêu thích

- Nhận xét, đánh giá 4. Phương hướng

- Thực hiện tốt các quy định đề ra

- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm

- Tiếp tục thực hiện ATGT

- Nhận xét và bổ sung.

- Báo cáo. Nhận xét

- Chơi - Nhận xét

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Language focus: - Sentence patterns: Good morning/Good afternoon/Good evening and Nice to see you again.. - Vocabulary: good morning, good afternoon, good evening, good night,

* Student with disability: (Thùy trang 4B) slow writing takes a long time to write2. Skills:- Practice listening, speaking ,reading,

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

- Output: SS can look and write. Look and write.. One pupil in Group A will mime one of the phrases on the board. he other groups guess the hobby, put a tick next to playing football

Kết quả cho thấy thảm thực vật trong khu di tích được phân loại và mô tả thành 11 phân quần hệ của 7 quần hệ, bao gồm: (1) Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt