• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: /4/ 2021 Tiết 150,151

Văn bản:

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( t1,2)

- Lê Minh Khuê - I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì k/chiến chống Mĩ cứu nước.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

3 .Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc và những anh hùng đã hi sinh vì đất nước.

- GD bảo vệ môi trường: Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh.

- GD đạo đức: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương, đất nước. Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng...

4. Các năng lực cần phát triển:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Năng lực suy nghĩ sáng tạo đánh giá, bình luận về vẻ đẹp và tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.

- Cảm thụ thẩm mĩ: tự nhận thức được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

* Tích hợp:

- GD bảo vệ môi trường: Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh - GD đạo đức: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước về các thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. => TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG.

- GD ANQP: Những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo của thanh niên xung phong trong kháng chiến.

II. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, tư liệu liên quan tới tg, tp, máy chiếu.

- Trò: đọc và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; thuyết trình, giảng bình, tích hợp, quy nạp.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, trình bày một phút, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài dạy

(2)

1. Ổn định lớp

Ngày giảng Lớp Vắng

9B 2 Kiểm tra bài cũ

* Câu hỏi

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về nhân vật Nhĩ ?

A. Là người đi nhiều, biết nhiều về các địa danh trên thế giới nhưng lại có tình cảm hời hợt với quê hương.

B. Là người suốt đời chỉ mong muốn những điều nhỏ bé, bình thường mà không đạt được.

C. Là người biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sống, quê hương.

D. Là người suốt đời sống trong khổ đau, dằn vặt.

Câu 2: Ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất giá trị nhân đạo của tác phẩm

“Bến quê”.

A. Tác phẩm thức tỉnh ở mỗi con người niềm trân trọng những vẻ đẹp và những giá trị, gần gũi của cuộc sống, gia đình, quê hương.

B. Tác phẩm đề cập đến những tình cảm thiêng liêng nơi sâu thẳm tình cảm con người: tình cảm gia đình, tình anh em bạn bè.

C. Tác phẩm khắc hoạ cuộc sống của một người trong những ngày cuối cùng của cuộc đời với nỗi khố đau và niềm khao khát cháy bỏng.

D. Thức tỉnh con người hãy biết tìm đến chỗ dựa tình thần lớn lao của cuộc đời mỗi khi găp khó khăn.

* Trả lời: Đáp án đúng: Câu 1: A; câu 2: A 3 Bài mới

* Hoạt động khởi động

GV Cho HS nghe và theo dõi trên máy chiếu một đoạn video (bài hát về nữ thanh niên xung phong).

? Bài hát trên thể hiện nội dung gì? Lời bài hát đề cập đến ai?

HS Bài hát viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc, đặc biệt là ca ngợi những cô gái TNXP.

? Nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về những cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường ở Trường Sơn mà em đã tìm hiểu qua sách báo, phim, ảnh?

HS Trình bày.

GV Trên những nẻo đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ, ngoài các chiến sĩ lái xe quả cảm còn có các cô gái thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất. Họ đều ra đi với ý chí quyết tâm:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai - Tố Hữu -

Cuộc sống ấy, tinh thần ấy đã được ghi lại cụ thể qua truyện ngắn

(3)

-“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mà bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

“Những ngôi sao xa xôi” là một tác phẩm như thế...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động hình thành kiến thức

? Trình bày hiểu biết của em về nhà văn Lê Minh Khuê?

- HS nêu – GV trình chiếu chân dung nhà văn, tác phẩm của bà:

+ Từ một nữ sinh trung học phổ thông, Lê Minh Khuê gia nhập Đội thanh niên thời chống Mỹ cứu nước. Năm 1970 chị bắt đầu viết văn.

+ Lê Minh Khuê được đánh giá là nhà văn nữ có sở trường về truyện ngắn.

Những truyện ngắn đầu tay của chị ra đời đầu những năm 70 của thế kỉ XX khi chị còn rất trẻ. Viết về cuộc đời của chính bản thân chị và đồng đội. Những trọng điểm mù mịt bom đạn trên con đường chiến lược Trường Sơn, cuộc sống chiến đấu của những chiến sỹ lái xe, những cô thanh niên xung phong “xẻng tay mà viết nên trang sử hồng”...

+ Chị miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo đặc biệt là tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong.

+ Tác phẩm đã xuất bản: Cao điểm mùa hạ (truyện ngắn, 1978; Bi kịch nhỏ (truyện ngắn, 1993); Lê Minh Khuê - truyện ngắn (1994).

+ Đã được nhận: Giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 (Tập truyện ngắn: Một chiều xa thành phố).

? Em hãy nêu hoàn ra đời của văn bản?

- Viết năm 1971 – cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt.

Là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê.

? Theo em, nên đọc vb với giọng đọc ntn?

- HS nêu – GV hướng dẫn thêm: Giọng tâm tình, phân biệt lời kể, lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật.

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả:

- Lê Minh Khuê (1949), quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá.

- Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn.

2. Tác phẩm:

- Sáng tác năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.

II. Đọc-hiểu văn bản 1. Đọc-chú thích:

a. Đọc, tóm tắt

(4)

- HS đọc trong quá trình phân tích.

? Kể tóm tắt nội dung đoạn trích?

- HS tóm tắt được các ý sau:

+ Truyện kể về 3 cô thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại 1 trọng điểm trên truyến đường Trường Sơn.

- Họ là những ai?

- Nhiệm vụ là gì?

- Tính chất công việc ntn?

- Cuộc sống của họ ra sao?

VD: Ba nữ thanh niên xung phong làm trong 1 tổ trinh sát mặt đường tại 1 trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm 2 cô gái còn rất trẻ là Phương Định và Nho, còn chị Thao tổ trưởng lớn tuổi hơn 1 chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom chưa nổ và phá bom. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống và chiến đấu của 3 cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường. Ở cuối truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật mà chủ yếu là Phương Định trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóc của 2 người đồng đội.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích:

cao điểm, trọng điểm, cao xạ, 12 li 7....

? Hãy xác định thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản?

? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Người kể chuyện là ai? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể và người kể chuyện?

- Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất (tôi).

- Người kể chuyện: Phương Định- NV chính.

- T/d: Tác giả diễn tả tự nhiên, sinh động cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của các cô gái trẻ luôn đối mặt với nguy hiểm và cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng giữa chiến trường.

? Chúng ta có nên chia bố cục văn bản

b. Chú thích

2. Kết cấu, bố cục:

- Thể loại: Truyện ngắn.

- PTBĐ: TS + MT+ BC.

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (nhân vật chính Phương Định kể chuyện).

(5)

này không? Vì sao?

- HS có thể chia:

+ Đoạn 1: từ đầu đến sao trên mũ:

Phương Định kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ 3 nữ trinh sát mặt đường.

+ Đoạn 2: Tiếp đến chị Thao bảo: Một lần phá bom Nho bị thương, hai chị em lo lắng, săn sóc.

+ Đoạn 3 Còn lại: Sau phút hiểm nguy hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của ba người trước trận mưa đá.

- GV giảng: Truyện không nên chia bố cục vì mạch truyện phát triển theo dòng ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật, đan xen giữa hiện tại và quá khứ được tái hiện trong hồi tưởng. Chúng ta có thể phân tích nội dung văn bản theo hướng:

+ Hoàn cảnh sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong.

+ Diễn biến tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.

- GV giới thiệu thêm: Chúng ta có 2 tiết để tìm hiểu VB. Trong tiết 1 chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc sống, chiến đấu của họ nơi cao điểm.

- GV yêu cầu HS đọc thầm nhanh từ đầu -> đến sao trên mũ”.

? Theo lời kể của Phương Định, cuộc sống chiến đấu của họ ở cao điểm được khái quát trên 2 phạm vi không gian, đó là những phạm vi không gian nào?

- Không gian mặt đường (Nơi họ làm nhiệm vụ).

- Không gian trong hang đá (Nơi họ sinh hoạt).

THẢO LUẬN NHÓM:

- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận 2’

câu hỏi trên phiếu học tập:

Nhóm 1,2: Tìm những chi tiết miêu tả không gian mặt đường. Em có nhận xét gì về không gian ấy?

Nhóm 3,4: Tìm những chi tiết miêu tả không gian hang đá. Em có nhận xét gì về không gian ấy?

- Kết cấu: Phát triển theo dòng ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật, đan xen giữa hiện tại và quá khứ được tái hiện trong hồi tưởng.

3. Phân tích

3.1 Hoàn cảnh sống, chiến đấu và phẩm chất của ba cô gái thanh niên xung phong

a. Hoàn cảnh sống, chiến đấu:

(6)

Nhóm 5,6: Tìm những chi tiết về nhiệm vụ, công việc của những cô gái TNXP.

Em có nhận xét gì về công việc ấy?

- HS thảo luận, đại diện các nhóm bàn báo cáo; Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, điều chỉnh, công bố đáp án (máy chiếu) theo từng nội dung phân công cho HS.

Nhóm 1,2: Không gian mặt đường

- Ở một cao điểm giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn.

- Con đường bị đánh lở loét, đất bốc khói, không khí bàng hoàng, bom nổ, …nhất định sẽ nổ,…

- Tiếng máy bay: trinh sát rè rè, phản lực gầm gào.

- Bom nổ: dưới đất, chân rung lên như cơn sốt, không thấy mây và bầu trời.

- Sau đợt bom: vắng lặng.

=> Không gian rộng lớn bao trùm sự căng thẳng, ngột ngạt, nguy hiểm, đe doạ sự sống.

Nhóm 3,4: Không gian hang đá + Hang đá mát lạnh

+ Uống nước suối pha đường

+ Nằm dài trên nền hang ẩm nghe ca nhạc, mơ, mộng

+ Hát

=> Không gian nhỏ bé, bình yên, thơ mộng.

? Khi miêu tả hoàn cảnh, không gian sống chiến đấu của các cô gái thanh niên xung phong, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?

- NT đối lập:

+ Cuộc chiến khốc liệt, gian khổ và nguy hiểm >< một góc nhỏ cuộc sống bình yên.

+ Là nơi đe doạ sự sống của các cô gái

>< Là nơi bảo toàn sự sống.

+ Nơi thần kinh của họ luôn căng thẳng

>< Sự êm dịu, tươi trẻ, hồn nhiên, mơ mộng của tuổi trẻ.

-> Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt và hết sức nguy hiểm: Họ phải đối mặt với cái chết hàng ngày, hàng giờ.

* Không gian mặt đường (Nơi làm nhiệm vụ)

- Ở trên cao điểm – vùng trọng điểm trên đường Trường Sơn....

-> Không gian rộng lớn, bao trùm lên là sự căng thẳng, ngột ngạt, nguy hiểm, đe doạ sự sống.

* Không gian hang đá (Nơi sinh hoạt)

-> Không gian nhỏ bé, bình yên, thơ mộng.

- NT tương phản, đối lập -> Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt và hết sức nguy hiểm.

* Công việc:

- Đo khối đất đá lấp vào hố bom.

- Đếm – phá bom chưa nổ.

-> Là công việc luôn căng thẳng

(7)

Đó là hiện thực khốc liệt của chiến tranh.

Vậy mà họ vẫn chấp nhận như một lẽ tất yếu và c/s cùng công việc ấy vẫn diễn ra đầy lạc quan khiến ta khâm phục vô cùng.

Nhóm 5,6: Nhiệm vụ, công việc

- Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch (bị bom vùi luôn...).

- Sau mỗi trận bom: phải lên ngay trọng điểm để đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu những quả bom chưa nổ, rồi ngay sau đó là nhiệm vụ phá bom. (đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu “thần chết là một tay không thích đùa”...)

-> Là công việc luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.

? Từ công việc, hoàn cảnh sống, chiến đấu của các cô gái TNXP, em hiểu gì về hiện thực chiến tranh khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở một trọng điểm giao thông?

- Nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt của giặc Mĩ - nơi quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

- GV chiếu tư liệu, hình ảnh kết hợp liên hệ môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng trong chiến tranh (Chất độc hoá học....)

* Tích hợp kiến thức liên môn (Lịch sử): Trường Sơn nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt của giặc Mỹ, nơi quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mỹ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong suốt 16 năm hoạt động Trường Sơn đã phải chịu những tổn thất to lớn về người, vật chất và môi trường sinh thái, đặc biệt là ở các trọng điểm ATP, Xiêng Phan, Ngã Ba Đồng Lộc... Chỉ tính từ năm 1965 trở đi Mỹ đã dùng 733.000 lần máy bay, đánh phá 152.000 trận, ném 4 triệu tấn bom và chất độc hoá học 14.500 xe, máy, 703 súng,

thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.

=> Hiện thực chiến tranh khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

(8)

pháo và 90.000 tấn hàng bị phá hỏng...

? Từ hiện thực khốc liệt trên, theo em để vượt qua được nó, các cô gái TNXP cần phải có những phẩm chất gì? (Cả ba cô gái TNXP có điểm chung và nét riêng nào?)

* Điểm chung:

- Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, lòng dũng cảm, không sợ hi sinh :

+ Khi có bom nổ, họ tự giác lao vào công việc, bất chấp nguy hiểm.

+ Chỉ có ba cô gái, công việc nhiều mỗi ngày chúng toi phá bom đến 5 lần và mỗi lần như thế là phải đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn hoàn thành. “Quen rồi...Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không”.

- Tình đồng đội gắn bó: Khi Nho bị thương, họ lo lắng và chăm sóc chu đáo:

+ “Chị ngẹn ngào, không nước mắt”

+ “Tôi rửa cho Nho ... Tôi tiêm cho Nho.

+ Pha sữa cho Nho uống.

- Có những niểm vui sôi nổi của tuổi trẻ:

Là những cô gái trẻ (tuổi độ đôi mươi), dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, thích làm đẹp cho c/s của mình dù trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt của chiến tranh

- Họ có nhiều mơ ước: Nho bảo sau chiến tranh sẽ làm thợ hàn của một nhà máy thủy điện lớn, thành cầu thủ bóng chuyền;

chị Thao muốn làm y sĩ...

* Nét riêng

- Sở thích không giống nhau:

+ Nho thích thêu thùa, thêu hoa rực rỡ trên khăn

+ Chị Thao thích chép bài hát: Chị hát nhạc sai bét, còn giọng thì chua nhưng chị có ba quyển sổ dày để chép bài hát.

Thậm chí còn say mê chép cả những lời tôi tự bịa ra nữa.

+ Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng và hát.

- Tính tình khác nhau:

b. Phẩm chất của các cô gái TNXP:

* Phẩm chất chung :

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, nhiệm vụ, lòng dũng cảm, không sợ hi sinh.

- Tình đồng đội gắn bó.

- Có những niểm vui sôi nổi của tuổi trẻ.

* Nét riêng

- Sở thích không giống nhau, tính tình khác nhau:

+ Phương Định: Hồn nhiên, mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm.

+ Chị Thao: chăm chép bài hát, sợ máu.

+ Nho: ít nói, hồn nhiên, ngây thơ.

(9)

+ Nho và PĐ là hai cô gái trẻ, hồn nhiên, vô tư, mơ mộng: Định – cô gái Hà Nội nhạy cảm, lãng mạn; Nho lúc thì bướng bỉnh mạnh mẽ, lúc lại lầm lì cực đoan.

+ Chị Thao lớn tuổi hơn, từng trải hơn.

Chị luôn bình thản. Trong công việc chị bình tĩnh, quyết liệt vậy mà khi thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét.

? Từ việc tìm hiểu các điểm chung cũng như nét riêng của các nhân vật, em có nhận xét gì về cách kể chuyện? Ngôn ngữ kể, các kiểu câu có gì đáng chú ý ? - Giọng bình thản pha chút bướng bỉnh rất tự nhiên.

Thảo luận nhóm bàn - Thời gian: 1’.

- Nội dung: Có ý kiến cho rằng: Họ là những cô gái trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau, nhưng khi đã ở chung chiến trường ta mới nhận thấy hết vẻ đẹp của họ. Ý kiến của em?

- HS thảo luận, cử đại diện trình bày;

nhóm khác bổ sung, nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung: Đồng ý, vì chỉ có trong hoàn cảnh hiểm nguy có thể hi sinh đến tính mạng, song các cô gái vẫn bất chấp hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ.

Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng không làm mất đi nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ. Đó là vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và cũng là vẻ đẹp riêng của người phụ nữ trong công cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.

? Từ đó em hiểu gì về thế hệ trẻ VN trong những năm KCCMỹ ?

- Trong những năm KCCMỹ. Thế hệ trẻ VN (những cô gái TNXP, các anh bộ đội) thể hiện ý thức trách nhiệm của mình trước tổ quốc. không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, hướng về MN thân yêu với quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù XL, thực hiện khát vọng hoà bình thống nhất đất nước của cả dân tộc.

Tấm gương chiến đấu và hy sinh của

-> Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, thường dùng câu ngắn có tính chất khẩu ngữ.

-> Thành công trong việc xây dựng nhân vật, sự hồn nhiên, lạc quan của tổ nữ thanh niên xung phong.

=> Phẩm chất cao đẹp, lòng yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

(10)

họ mãi là những ngôi sao sáng phía trời xa, trong sự ngưỡng mộ và yêu quí của mọi người.

? Em đã học hay được biết những tác phẩm nào cũng viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ?

- Bài thơ về tiểu ...không kính.

* Hoạt động luyện tập

? Truyện được đặt tên là "Những ngôi sao xa xôi". Em hiểu gì về nhan đề của vb?

+ Tiêu đề mang ý nghĩa ẩn dụ: Nói về những cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên trong sáng, dũng cảm trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Trong truyện là Phương Định, Thao, Nho. Những cô gái hồn nhiên trong sáng dũng cảm trên chiến trường - họ như những ngôi sao sáng trên bầu trời.

- GV: Mỗi người có cá tính khác nhau sẽ làm câu chyện sinh động và hấp dẫn hơn.

Họ bổ sung sự phong phú, tươi trẻ, hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong có lòng dũng cảm, không quản khó khăn nguy hiểm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ.

Cho HS xem một đoạn video trích trong phim Ngã ba Đồng Lộc (Bom thả, các chiến sĩ phá bom,...).

? Hình ảnh của họ gợi cho chúng ta nhớ và tự hào về những nữ thanh niên xung phong thời kì đó. Họ được tái hiện trong bộ phim nổi tiếng. Đó là bộ phim nào ?

- Bộ phim Ngã Ba Đồng Lộc.

? Em biết gì về những cô gái này ?

- 10 cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ tuổi từ 18-24 thuộc tiểu đội 4 - Đại đội 552, do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng. Cả 10 cô cùng hi sinh vào lúc 16h ngày 24-7-1968 (Mậu Thân).

4 Củng cố

(11)

* Hoạt động củng cố, tìm tòi, mở rộng

? Cảm nhận chung của em về ba cô gái TNXP?

HS Phát biểu.

G V

Khái quát: “Những ngôi sao xa xôi” viết về đề tài chiến tranh, tất nhiên là nói về bom đạn, chiến đấu, hi sinh gian khổ của những giây phút bình yên là nơi trú chân cho những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật làm nên vẻ đẹp của tâm hồn con người, nhất là hình ảnh người phụ nữ trong chiến tranh:

yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ, rất dễ vui đùa mà cũng dễ trầm tư, thích cái đẹp và làm đẹp cuộc sống của họ, nhưng thật dũng cảm, gan dạ, anh hùng.

Nhưng không dừng lại ở việc nêu lên những nét đẹp nét đẹp ở các nhân vật mà còn tập trung đi sâu vào việc miêu tả tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom. Để hiểu ....giờ sau tìm hiểu tiếp.

5. Hướng dẫn về nhà

* Hướng dẫn về nhà:

- Đọc kĩ lại vb và tóm tắt lại truyện.

- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về ba cô gái TNXP.

* Chuẩn bị bài: VB “Những ngôi sao xa xôi” (Tiết 3) - Đọc kĩ lại vb.

- Tìm hiểu nhân vật Phương Định:

+ Hình thức, sở thích.

+ Trong ứng xử với mọi người.

+ Tâm trạng trong một lần phá bom.

+ Tâm trạng khi đón nhận cơ mưa đá.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

---

Ngày soạn: /4/2021 Tiết 152

Văn bản:

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( Tiếp)

- Lê Minh Khuê - D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

Ngày giảng Lớp Vắng

9B

(12)

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong phần khởi động.

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động

? Trong ba cô gái TNXP, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

HS Nêu ý kiến.

GV Như các em đã biết, dù trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng ba cô gái TNXP vẫn có nét cá tính riêng. Mỗi điểm chung cũng như nét riêng ấy khiến người đọc thêm yêu mến về họ. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt ở chiến trường, ta thấy họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình:

Nho thích thêu thùa, chị Thao thích chép bài hát, Phương Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ mộng và hát. Họ có nhiều mơ ước:

Nho bảo sau chiến tranh sẽ làm thợ hàn của một nhà máy thủy điện lớn, thành cầu thủ bóng chuyền; chị Thao muốn làm y sĩ,... Trong tiết học này, cô trò ta tiếp tục tìm hiểu nhân vật Phương Định để hiểu rõ hơn vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn lúc bấy giờ.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

* H.động hình thành kiến thức

- GV yêu cầu HS đọc đoạn Phương Định tự giới thiệu về mình.

THẢO LUẬN NHÓM BÀN:

- Thời gian: 2 phút.

- Yêu cầu: Nhân vật Phương Định tự giới thiệu về mình như thế nào? Hãy phân tích những chi tiết đó?(Ngoại hình, tính tình)

- HS báo cáo theo nhóm bàn.

- GV đánh giá, điều chỉnh, chiếu đáp án:

+ Là cô gái Hà Nội có 1 thời HS êm đềm.

+ Vào chiến trường đã 3 năm, vượt qua bao thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai.

+ Là cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, lãng mạn, thích hát, thích làm điệu một chút trước những chàng lính trẻ.

+ Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: Tự đánh giá mình là một cô gái khá...kiêu hãnh...thích ngắm mình trong gương...tôi mê hát...một mình (SGK-114-

> 119) 2 bím tóc dày, cổ cao, đôi mắt màu nâu nhìn xa xăm... Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông, tưởng như kiêu kì “Cô

3. Phân tích.

3.2 Nhân vật Phương Định

* Ngoại hình, tính tình (tự giới thiệu về mình):

- Là cô gái Hà Nội khá xinh đẹp:

bím tóc dày, cổ cao kiêu hãnh như bụi hoa loa kèn, mắt có cái nhìn xa xăm..

- Sở thích: thích ngắm mình trong gương,thích làm điệu.

- Nhạy cảm nhưng kín đáo.

- Hồn nhiên, vô tư.

- Quan tâm đến đồng đội.

- Là cô gái mơ mộng.

(13)

có cái nhìn sao xa xăm”, “Tôi không săn sóc vồn vã… tôi thường đứng ra xa”.

+ Cô yêu mến, gắn bó với đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra trận

? Những kỉ niệm về gia đình, về thành phố luôn xuất hiện ở nhân vật Phương Định, chi tiết này nói lên điều gì ?

- Nó là nỗi nhớ nhà nhớ gia đình, vừa là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.

? Cảm nhận của em về nỗi nhớ đó của PĐ ?

- Nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ nơi quê nhà.

- Nỗi nhớ vừa mơ hồ (hình như, có thể, hoặc là) lại vừa cụ thể (cảnh vật cụ thể, con người cụ thể).

- GV dẫn dắt: Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách là nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai. Cũng như các cô gái mới lớn Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá “Tôi là cô gái Hà Nội… hoa loa kèn!”. Còn mắt tôi các anh lái xe bảo:

“Cô có cái nhìn … xa xăm”. Cô biết mình được nhiều người để ý nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó cô rất vui nhưng chưa dành tình cảm cho ai. Cô tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì.

? Qua đó ta thấy Phương Định là một cô gái ntn?

- HS nêu:

- GV yêu cầu HS quan sát đoạn: Tôi không cãi chị.... đến ngay. (SGK-116)

? Tâm trạng của Phương Định khi ở trong hang chờ Nho, chị Thao đi phá bom trở về?

- Hồi ức về quê nhà : nhớ về những kỉ niệm đẹp nơi quê nhà.

-> Nỗi nhớ vừa mơ hồ, vừa cụ thể.

Thể hiện khát vọng về tương lai, về cuộc sống hòa bình.

-> Là cô gái hồn nhiên, giàu cảm xúc, hay mơ mộng, lãng mạn, nhưng cũng rất kín đáo.

* Tâm trạng của Phương Định khi ở trong hang chờ Nho, chị Thao đi phá bom trở về: sốt ruột, lo lắng.

(14)

- HS nêu: Sốt ruột... chạy ra ngoài.. lo.

? Hãy tìm những dẫn chứng về tình cảm, quan niệm của Phương Định dành cho đồng đội của cô?

- HS nêu – GV bổ sung:

+ Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.

+ Có thái độ thân thiện với những người đồng đội qua việc nhìn nhận “Đại đội trưởng… Lò Đúc”

+ Đưa kẹo cho Nho.

+ Khi Nho bị thương: moi đất, bế Nho đặt lên đùi, rửa cho Nho bằng nước đun sôi.

+ Cảm phục chị Thao là người cương quyết, táo bạo.

? Qua đó ta thấy thái độ của Phương Định đối với đồng đội cô ntn?

- HS nêu:

- GV dẫn dắt: Trong nhiệm vụ phá bom, Phương Định được miêu tả như thế nào?

Đọc lại đoạn Phương Định phá bom

“Vắng lặng...ruột quả bom” (SGK-117, 118).

? Tìm các chi tiết miêu tả tâm lí của Phương Định khi phá bom?

- HS nêu:

+ Đầu tiên là cảm giác vắng lặng đến phát sợ, khói đen vật vờ.

+ Phương Định không sợ nữa mà đã dũng cảm, và lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng nên: “Tôi không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”.

+ Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy… tôi không sợ nữa.

? Qua đó chúng ta thấy diễn biến tâm lí của nhân vật Phương Định thể hiện như thế nào ?

- HS nêu – GV giảng: Lúc ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, cảm giác gì đã đến với Phương Định qua chi tiết:"Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người

- Đối với đồng đội: dành tình yêu và niềm cảm phục cho mọi người.

* Tâm trạng khi phá bom:

+ Lúc đầu: hồi hộp, hơi sợ.

+ Lúc sau: không sợ nữa -> bình tĩnh thực hiện nhiệm vụ.

+ Cảm giác lúc chạm vào quả bom:

rùng mình.

+ Cảm giác lúc chờ quả bom nổ: lo lắng, căng thẳng khi chờ bom nổ.

(15)

cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ qủa bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.

-> Cảm giác của con người cũng trở nên sắc gọn.

? Qua phân tích trên, em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật Phương Định qua lần phá bom ?

- Đó là diễn biến tâm lí rất chân thực mà phải là người trong cuộc mới có thể tả được như vậy. Hay nói cách khác: Những cảm giác tinh tế trên đây không chỉ là sự nhạy cảm vốn có mà còn là sự tích luỹ kinh nghiệm sau nhiều lần phá bom ở tuyến lửa -> Thế giới tâm hồn của Phương Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp, không thấy những băn khoăn, day dứt, trăn trở trong ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống và chiến đấu trong thời gian dài trong hoàn cảnh khắc nghiệt, hiểm nguy.

- GV yêu cầu HS đọc đoạn chữ nhỏ cuối truyện.

? Tâm trạng của Phương Định khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến?

+ Kêu lên, chạy ra ngoài hứng mưa đá với vẻ hớn hở.

+ Những lúc như thế nỗi nhớ Hà Nội lại ùa về, tràn ngập tâm hồn cô gái, khiến cô bâng khuâng, nuối tiếc khi cơn mưa rừng chợt đến, chợt đi.

? Qua phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật giúp em hiểu thêm gì về Phương Định?

- HS nêu – GV khái quát:

? Em học tập được gì ở ngòi bút miêu tả của Lê Minh Khuê cũng như cách nhìn và thể hiện con người của tác giả?

+ Ngòi bút miêu tả của tác giả đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật, làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp.

+ Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sinh động, rất thật.

-> Dũng cảm, gan dạ, có trách nhiệm cao trong công việc.

* Tâm trạng khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến:

+ Vui mừng, phấn khởi, bâng khuâng, tiếc nuối, hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà nội.

-> Trẻ trung, mơ mộng.

=> Vẻ đẹp tâm hồn của một cô gái Hà Nội: Duyên dáng, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm và gắn bó với tinh thần đồng đội.

(16)

Cũng là phương hướng chủ đạo và thống nhất trong văn học Việt Nam thời kì kháng chiến.

+ Cũng nằm trong hướng chung đó, nhưng Lê Minh Khuê không rơi vào tình trạng giản đơn, công thức, dễ dãi vì tác giả đã phát hiện và miêu tả được đời sống nội tâm với những nét tâm lí cụ thể của nhân vật.

? Những thành công về nội dung? Ý nghĩa của văn bản?

- Ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan, yêu đời, dũng cảm.

? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản?

- HS nêu – GV khái quát:

- GV gọi HS đọc ghi nhớ.

- HS đọc.

* H.động luyện tập -THGD quốc phòng:

? Đọc truyện ngắn này, em có hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ?

- Thế hệ trẻ Việt Nam dũng cảm kề bên cái chết mà vẫn lạc quan yêu đời.

->Những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo của thanh niên xung phong trong kháng chiến

? Tìm thêm trong các văn bản khác những câu thơ, văn ca ngợi các anh bộ đội, những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ ?

- GV chiếu:

- “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

(Tố Hữu)

4. Tổng kết

4.1 Nội dung, ý nghĩa vb

- Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.

4.2 Nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.

- Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

- Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên, gần khẩu ngữ.

4.3 Ghi nhớ: (SGK-122 ) III. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK- 122)

(17)

- Có những ngày vui sao Cả nước lên đường

Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục...

(Chính Hữu) - Có lẽ nào anh lại mê em

Một cô gái không nhìn rõ mặt Đại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất.

Người tinh nghịch là anh dễ thân Bởi như thể có em đứng gần

Em ở Thạch Kim sao lừa anh nói là Thạch Nhọn

(Gửi em - Cô thanh niên xung phong- Phạm Tiến Duật)

- Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang Cúc ơi ! Em ở đâu không về tập hợp Chín bạn quây quần đủ hết

Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh

A trưởng Võ Thị Tần đã điểm danh Chỉ thiếu mình em

Chín bỏ làm mười răng được Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc

Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng...

(Cúc ơi- Yến Thanh)

* Hoạt động vận dụng:

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm ghi câu hỏi: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi không đề cập đến những mất mát éo le của các nhân vật trong truyện.

Hãy nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả?

- HS thảo luận 2’, trình bày ý kiến; các nhóm khác nhận xét bổ sung.

4. Củng cố

* Hoạt động củng cố, tìm tòi, mở rộng

? Em cảm nhận gì về hình ảnh của các nữ thành niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường?

HS Phát biểu.

GV Mặc dù sống làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm xong ở họ vẫn sáng ngời lên những phẩm chất cao dẹp: dũng cảm, lạc quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời, đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau. Họ là những tấm gương tiêu biểu của TNXP trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với mục đích tất cả vì Miền Nam ruột thịt vì sự thống nhất của Tổ quốc. Lí tưởng sống và phẩm chất

(18)

sáng ngời của học là tấm gương sáng cho chúng ta học tập.

5. Hướng dẫn về nhà

* Hướng dẫn về nhà

- Học bài theo các phần đã phân tích

- Viết đoạn văn phân tích nhân vật Phương Định.

* Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (Phần Tập làm văn)

- Tìm hiểu những vấn đề nối cộm của địa phương trong thời gian gần đây.

- Hoàn thành bài viết nghị luận về những vấn đề liên quan đến môi trường trong các lễ hội Yên Tử với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ.

* Hướng dẫn tự đọc : Bến quê ( Nguyễn Minh Châu)

Câu hỏi 1. Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Bến quê.

Câu hỏi 2. Tóm tắt tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu khoảng 12 – 15 dòng.

Bến quê – một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu.

Truyện viết về nhân vật Nhĩ, người đã đi khắp mọi nơi trên trái đất, cuối đời lại bị cột chặt trên chiếc giường vì căn bệnh hiểm nghèo. Vào một buổi sáng đầu thu, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên bên kia bãi bồi con sông cũng như những ngày cuối cuộc đời. Anh mới nhận ra sự vất vả tảo tần và sự chăm sóc ân cần, tình yêu thương và đức hi sinh thầm lặng của người vợ đối với mình. Anh khao khát được đặt chân một lần lên cái bãi bên kia sông nhưng không thể. Anh nhờ đứa con trai thay mình thực hiện ước mơ ấy nhưng cậu lại sa vào đám chơi phá cờ thế bên đường. Khi con đò sắp chạm mũi vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực đu mình ra ngoài cửa sổ, giơ cánh tay gầy cuộc khoát khoat như muốn ra hiệu chon con: đi đi đừng có vòng vèo, chùng chình như thế kẻo để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

Câu hỏi 3. Vì sao nhà văn lấy nhan đề cho tác phẩm Bến quê?

Nhà văn đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là Bến quê, vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa biểu tượng. Nói đến bến quê, người ta nghĩ đến bến – thuyền.

Nơi neo đậu, đi về của những con thuyền, con đò, đồng thời cũng khiến người ta liên tưởng tới cái bến đỗ, bến đợi của đời người, đó chính là gia đình, quê hương, dù có đi bốn phương trời cũng không thể quên quê hương, cội nguồn. Nhĩ – nhân vật chính – từng đi khắp mọi nơi trên trái đất nhưng cuối đời mắc trọng bệnh, anh vẫn phải trở về bến quê – bến đỗ cuối cùng của đời người. Lúc đó anh mới nhận ra những giá trị đích thực của bến quê: gia đình, vợ con, cảnh đẹp quê hương, tình làng, nghĩa xó – những cái thật gần gũi, bình thường, giản dị mà vững bền, cao quý xiết bao!

Câu hỏi 4. Nêu và phân tích ý nghĩa của tình huống trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Câu hỏi 5. Cảm nhận của em về nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

* Nhĩ và cảnh ngộ

(19)

– Cái hay và thành công của Bến quê là Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo một tình thế, một cảnh ngộ đặc biệt: Nhĩ – người đã từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, không thiếu một xó xỉnh nào thì giờ đây, những năm cuối đời, anh lâm trọng bệnh và bị cột chặt vào một chiếc giường chật hẹp.

– Chính trong buổi sáng đẹp trời đầu thu ấy, từ bên của sổ căn gác, Nhĩ đã nhận ra ở vùng đất bãi bồi bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị nhưng lạ lùng mà anh đã vô tình lãng quên, thờ ơ cả một đời người.

– Cũng trong những ngày ấy, khi bị cột chặt vào không gian chật hẹp của giường bệnh, Nhĩ cũng mới cảm nhận được sự chăm sóc tận tình, hết lòng của vợ con, gia đình.

– Buổi sáng mùa thu ấy, có lẽ là buổi sáng cuối cùng của Nhĩ. Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông để được ngắm nhìn vẻ đẹp quê hương – nơi chôn rau cắt rốn – một lần cuối cùng trước khi trở về với đất mẹ.

– Khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông. Nhĩ đã thu hết tàn lực để đi nốt nửa vòng trái đất.

Câu hỏi 6. Nêu và nhận xét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Bến quê.

– Truyện kết hợp giữa tự sự, trữ tình và tính triết lí.

– Tạo dựng những tình huống đặc biệt, nghịch lí để nhân vật chiêm nghiệm ra cái triết lí nhân sinh – đời người.

– Xây dựng và miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật sâu sắc, tinh tế.

– Xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng, có sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

---

Ngày soạn: Tiết 153

CHỮA BÀI VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

+ Qua bài viết, giúp học sinh củng cố lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học

2. Kỹ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm văn học.

3. Thái độ:

+ Có ý kiến nhận xét, đánh giá đúng vấn đề cần nghị luận.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

(20)

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm.

* Học sinh: Ôn tập và chuẩn bị viết bài số 7: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ(Các bài thơ HKII và phương pháp làm bài).

C. Phương pháp:

+ Thực hành viết (Kĩ thuật động não).

D. Tiến trình giờ dạy:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng Lớp Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới

Nêu yêu cầu của tiết trả bài.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

Hđộng 1: Tái hiện đề, tìm hiểu đề, lập dàn ý.

- GV đọc lại đề bài.

* Đáp án phần làm văn

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và 7 câu thơ đầu: Tác giả Chính Hữu – một nhà thơ, chiến sĩ đã xúc động mà sáng tác ra bài thơ. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong 7 câu thơ đầu cảu bài thơ

2. Thân bài:

* Cảm nhận về nét đặc sắc nội dung: 7 dòng thơ đầu đã khái quát cơ sở hình thành của tình đồng chí

+ Họ chung nguồn gốc xuất thân: đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”-> Những vùng quê lam lũ, nghèo khổ, thời tiết khắc nghiệt. Họ đều là những người nông dân mặc áo lính, ra đi từ mảnh vườn thửa ruộng.

- Họ ra đi từ khắp các phương trời,vốn là những người xa lạ, nhưng "không hẹn mà quen"-> họ cùng gặp nhau nơi tình yêu tổ quốc, lý tưởng cách mạng.

+ Họ cùng chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu":

- Súng: tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

I. Đề bài, tìm hiểu đề, dàn ý 1. Đề bài

2. Tìm hiểu đề - Thể loại:

- Nội dung:

- Phạm vi:

3. Dàn ý

(21)

- Đầu: tượng trưng cho lý tưởng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.

-> Điệp từ, hình ảnh thơ sóng đôi đã nhấn mạnh sự gắn kết những người lính khi họ cùng sát cánh bên nhau, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng

+ Họ cùng chung hoàn cảnh gian khổ khó khăn trong cuộc đời người lính: đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ -> sự thiếu thốn, vất vả, gian khó của cuộc đời người lính đã gắn kết họ lại với nhau, thấu hiểu, thông cảm, thương yêu nhau thành đôi tri kỷ, hiểu mình, hiểu ta, tuy 2 mà 1.

-> Tất cả những điểu đó đã tạo nên tình đồng chí.

+ Đồng chí!

- Đó là tình cảm cao đẹp, găn kết thiêng liêng giữa những người lính - đókhông chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau.

- Dòng thơ thứ 7 có kết cấu đặc biệt, thể hiện cảm xúc nghẹn ngào của Chính Hữu khi nhớ về những người đồng chí, đồng đội của minh.

* Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật:

- Thể thơ tự do, câu thơ dài ngắn khác nhau, phù hợp với dòng cảm xúc của tác giả.

- Ngôn ngữ thơ bình dị, hàm xúc.

- Hình ảnh thơ chọn lọc, sử dụng nhiều hình ảnh sóng đôi...

- Cảm xúc dồn nén.

- Sử dụng thành công thành ngữ dân gian...

3. Kết bài

- Ý nghĩa của bảy câu thơ đầu: Qua bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị.

H.động 2: GV nhận xét chung.

* Ưu điểm:

+ Đa số bài làm nắm được phương pháp làm bài văn nghị.

II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm

(22)

+ Bố cục tương đối đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.

+ Một số em có bài viết khá, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, nêu được suy nghĩ của bản thân với vấn đề nghị luận.

* Tồn tại:

+ Chưa biết tách đoạn trong một bài văn thành từng phần hợp lí, chưa biết cách ngắt nghỉ câu văn đúng chỗ, diễn đạt còn dài dòng, chưa rõ nghĩa.

+ Một số bài viết dẫn chứng còn sơ sài, hoặc dẫn chứng chưa tiêu biểu, chưa thuyết phục.

+ Một số bài văn còn tẩy xóa, sai nhiều lỗi chính tả, lặp từ, lặp ý.

+ Chữ viết cẩu thả hoặc thiếu nét, viết tắt, viết số.

+ Diễn đạt lủng củng, câu dài, chưa có dấu câu thích hợp, diễn đạt có chỗ còn thiếu chính xác.

H.động 3: GV chữa các lỗi trong bài.

- GV nêu lỗi chung:

* Chính tả

Lỗi Cách sửa

* Lỗi dùng từ:

* Lỗi câu, diễn đạt

Lỗi Cách sửa

H.động 4: GV gọi HS đọc đoạn văn.

- Yêu cầu một số bài văn hay đọc trước lớp:

Huy, Phúc

H.động 5: GV trả bài, giải quyết thắc mắc, thống kê, phân loại kết quả

- GV trả bài cho HS, yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn 5’ để xem lại các lỗi mà GV đã gạch chân trong bài kiểm tra và xem bài bạn để chữa lỗi cho nhau.

- GV giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

- GV yêu cầu HS có bài chưa đạt về viết lại bài.

2. Tồn tại

III. Chữa lỗi - Lỗi chính tả.

- Lỗi dùng từ

- Lỗi câu, lỗi diễn đạt - Lỗi kến thức

IV. Đọc và bình đoạn văn, bài văn hay

V. Trả bài, giải quyết thắc mắc, thống kê, phân loại kết quả

(23)

- GV phân loại kết quả cho HS nắm bắt.

4. Củng cố

GV yêu cầu HS nhắc lại những lỗi sai thường mắc phải trong quá trình viết văn để học sinh rút kinh nghiệm.

5 .Hướng dẫn về nhà:

* Hướng dẫn về nhà:

- Chữa các lỗi trong bài kiểm tra.

- Đọc các bài kiểm tra của bạn có KQ KT khá, giỏi để học hỏi kinh nghiệm viết văn.

- Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.

* Chuẩn bị cho bài sau: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG V. Rút kinh nghiệm :

………

………

……… ..

---

Ngày soạn: …/4/2021 Tiết 154

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tập làm văn – tiếp theo) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.

- Tạo lập được văn bản về sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.

2. Kĩ năng

- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

- Làm được bài văn về sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.

3. Thái độ: Bồi dưỡng thái độ đúng đắn khi đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

4. Các năng lực cần phát triển: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự quản lý bản thân.

* Tích hợp giáo dục về di tích danh thắng Yên Tử.

II. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, SGK chương trình địa phương, soạn bài, sưu tầm nhwunxg bài văn viết về yên Tử.

- Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV.

(24)

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

* Phương pháp: tích hợp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, gợi mở, quy nạp.

* Kỹ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, trình bày một phút.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp

Ngày giảng Lớp Vắng

9B

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới

Trong thực tế ở địa phương chúng ta hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng phải quan tâm và tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội… Trong tiết học này, cô trò ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một trong số những vấn đề ấy.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

H.động 1: Củng cố kiến thức.

? Nhắc lại những yêu cầu của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ? - HS nêu – GV khái quát:

+ Đối tượng: Những sự việc, hiện tượng của đời sống.

+ Yêu cầu về nội dung: Nêu sự việc- hiện tượng và biểu hiện của nó, phân tích đúng sai, lợi-hại... nguyên nhân, bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết . + Yêu cầu hình thức: Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, xác thực, phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

H.động 2: Những sự việc, hiện tượng đời sống trong thực tế ở địa phương.

- GV dẫn dắt: Tìm hiểu thực tế ở địa phương để thấy được những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa, đáng chú ý.

+ Nội dung: Nêu sự việc, hiện tượng nổi bật trong thực tế đời sống ở địa phương với những chứng cứ cụ thể, nhận xét, đánh giá thoả đáng, giải pháp có căn cứ thực hiện.

+ Hình thức: Bài viết được trình bày theo bố cục ba phần chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng..

I. Củng cố kiến thức:

- Yêu cầu của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống

+ Đối tượng.

+ Yêu cầu về nội dung.

+ Yêu cầu hình thức.

II. Những sự việc, hiện tượng đời sống trong thực tế ở địa phương

(25)

? Hiện nay, ở Uông Bí chúng ta có những vấn đề nào đáng quan tâm?

+ Vấn đề môi trường + Vấn đề quyền trẻ em + Vấn đề xã hội

- GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận 5’:

Nhóm 1,2:

1. Theo em, vấn đề môi trường ở địa phương chúng ta hiện nay ntn?

2. Chúng ta phải làm gì trước vấn đề đó?

Nhóm 3,4:

1. Các cơ quan và chính quyền địa phương, nhà trường đã có sự quan tâm đến trẻ em như thế nào?

2. Là HS, chúng ta cần làm gì trước nạn lạm dụng, xâm hại trẻ em như hiện nay?

Nhóm 5,6:

1. Ở địa phương, vấn đề xã hội mà em biết là vấn đề gì?

2. Chúng ta cần làm gì trước những vấn đề đó?

- HS thảo luận.

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày.

- HS trình bày.

- HS và GV nhận xét, GV khái quát.

\

H.động 3: Xác định vấn đề cần viết.

? Em sẽ chọn viết nội dung nào?

1. Vấn đề môi trường

- Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán.

- Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị.

- Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc bảo vệ môi trường biển - Hậu quả của việc xả rác, nước thải bừa bãi, khói bụi do các cơ sở sản xuất…

2. Vấn đề quyền trẻ em

- Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Xây dựng sửa chữa trường học, giúp đỡ trẻ em khó khăn...

- Sự quan tâm của trường: Xây dựng cảnh quan sư phạm, tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

- Sự quan tâm của gia đình: Cha mẹ có làm gương hay không? Có biểu hiện bạo hành trẻ em không?

3. Vấn đề xã hội

- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đền ơn đáp nghĩa, đức hi sinh của người lớn và trẻ em

- Những vấn đề có liên quan đến tệ nạn xã hội.

- Hiện tượng khái thác than của một số mỏ than đã ảnh hưởng tới khu di tích Yên Tử.

- Hiện tượng thương mại hóa của một số tư nhân khi đầu tư vào Yên Tử khiến cho giá trị linh thiêng của Yên Tử mất

(26)

- HS trình bày.

- GV yêu cầu 6 nhóm thảo luận 5’ xây dựng dàn ý.

- GV lưu ý HS: không nêu tên người, tên cơ quan cụ thể.

- HS thảo luận, cử đại diện trình bày.

- HS và GV nhận xét, khái quát.

dần.

- Hiện tượng rác thải tràn ngập sau lễ hội Yên Tử.

III. Lựa chọn nội dung viết

1. Những vấn đề có liên quan đến tệ nạn xã hội (Hiện tượng chơi cờ bạc).

Dàn bài:

- Mở bài: Giới thiệu tệ nạn xã hội nói chung, hiện tượng cờ bạc nói riêng ảnh hưởng tới đời sống, tinh thần của mỗi gia đình nói riêng, xã hội nói chung.

- Thân bài:

- Hiện trạng của tệ nạn cờ bạc - Nguyên nhân.

- Thời gian, địa điểm.

- Tác hại: (Đưa ra ý kiến, ví dụ) + Mất thời gian

+ Mất tiền của + Mất sức lực

+ Ảnh hưởng hạnh phúc gia đình + Ảnh hưởng trật tự an ninh xã hội -> Ảnh hưởng tới bản thân, gia đình, sự phát triển của đất nước, văn hóa của dân tộc.

- Kết bài:

+ Khẳng định lại tác hại của hiện tượng cờ bạc.

+ Bài học.

2. Vấn đề môi trường ở địa phương em - Mở bài

+ Tầm quan trọng của môi trường sống + Khái quát những tác hại của việc ô nhiễm môi trường

- Thân bài

+ Giải thích ngắn gọn để làm rõ khái niệm môi trường: Đó là không khí, đất đai, nguồn nước, rừng cây...

+ Giải thích, chứng minh để thấy rõ:

nếu ko bảo vệ môi trường, cuộc sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn lao ntn.

+ Rác thải, khói bụi nhà máy, xí nghiệp

(27)

* Tích hợp giáo dục về di tích danh thắng Yên Tử:

- GV hướng dẫn HS lập dàn bài đối với sự việc, hiện tượng liên quan đến danh thắng Yên Tử.

- GV gọi HS đọc bài.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

cụ thể ở địa phương ra sao

+ Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

+ Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm dịch bệnh phát triển.

+ Phê phán thái độ vô trách nhiệm, thờ ơ với việc bảo vệ môi trường.

- Làm thế nào để bảo vệ môi trường:

+ Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.

+ Với nhân dân.

+ Bảo vệ môi trường là lớn lao nhưng cũng là gần gũi với mỗi người, là trách nhiệm của mỗi người.

+ Thu gom rác, phân loại rác, giữ vệ sinh.

+ Trồng cây, bảo vệ nguồn nước...

- Kết bài:

+ Khẳng định lại vấn đề nghị luận + Bài học rút ra.

* Dàn bài đối với sự việc, hiện tượng liên quan đến danh thắng Yên Tử.

- MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng liên quan đến danh thắng Yên Tử.

- TB: Phân tích trên các phương diện:

+ Biểu hiện.

+ Nguyên nhân + Tác hại

- KB:

+ Giải pháp khắc phục;

+ Suy nghĩ và hành động của bản thân.

4. Củng cố

? Ý nghĩa của bài nghị luận về một vấn đề xã hội?

5. Hướng dẫn về nhà

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại cách làm bài nghị luận về một hiện tượng, đời sống.

- Hoàn thành các bài tập.

* Chuẩn bị bài: Trả bài Tập làm văn số 7 và bài kiểm tra Văn - Xem lại các đề bài và xác định lại yêu cầu đề bài.

- Lập lại dàn ý cho đề văn bài số 7.

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việc xem nhẹ yêu cầu phải phát triển năng lực sáng tạo thông qua NCKH ở đội ngũ giảng viên cũng có thể được lý giải từ những rào cản về tư duy, đó là

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

 Một nhân cách cao đẹp: yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dũng cảm đấu tranh với nền chính trị