• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyên đề: CÁC BÀI TẬP SINH THÁI PHẦN QUẦN THỂ SINH VẬT MỤC ĐÍCH:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chuyên đề: CÁC BÀI TẬP SINH THÁI PHẦN QUẦN THỂ SINH VẬT MỤC ĐÍCH: "

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 1

Chuyên đề: CÁC BÀI TẬP SINH THÁI PHẦN QUẦN THỂ SINH VẬT MỤC ĐÍCH:

Nhằm giúp HS tiếp cận nhanh với các nội dung phần sinh thái học quần thể dưới đây tôi xin đưa ra các câu hỏi tự nghiên cứu (mục A) và các câu hỏi có đáp án sẵn (mục B) các câu hỏi nâng cao trích từ đề chọn vào đội tuyển dự thi hsg quốc tế và đề thi IBO quốc tế (phần C)

A. CÂU HỎI TỰ SOẠN THEO SGK 12 NÂNG CAO

BÀI 5. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Trọng tâm:

+ đặc trưng để phân biệt một quần thể với đơn vị tổ chức sống khác?

+ các mối quan hệ trong quần thể?

Câu 1: trình bày khái niệm quần thể? quá trình hình thành quần thể trải qua những giai đoạn nào? trong những ví dụ sau đây ví dụ nào không phải là quần thể? vì sao? trang 221 sgk12nc

Câu 2: Trình bày các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể? ý nghĩa của mỗi mối quan hệ đó?

+ quan hệ hỗ trợ ( - so sánh xã hội loài người với xã hội của ong, kiến mối? – cho biết ý nghĩa của việc sống theo đàn của : tre, trúc; thông nhựa; chó rừng; bồ nông…sgk 12 cơ bản)

+ quan hệ đối kháng

+ các kiểu quan hệ khác (212 nc)

BÀI 6. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ Trọng tâm:

+ đặc trưng của quần thể.

Câu 1: đặc trưng cơ bản của quần thể là gì? gồm những đặc trưng cơ bản nào?

- đặc trưng cơ bản của quần thể là những dấu hiệu để phân biệt quần thể này với quần thể khác bao gồm:

+ đặc trưng về tỉ lệ giới tính

+ đặc trưng về thành phần nhóm tuổi + đặc trưng về sự phân bố cá thể

+ đặc trưng về kích thước quần thể, tăng trưởng kích thước quần thể.

Câu 2: so sánh các kiểu phân bố cá thể của quần thể dựa vào các tiêu chí sau:

+ kiểu phân bố nào thường gặp nhất

+ điều kiện xuất hiện của mỗi kiểu phân bố?

+ tính lãnh thổ của cá thể trong quần thể cao hay thấp?

+ đặc điểm sống của cá thể?

+ ý nghĩa của kiểu phân bố đó?

 mục đích chung của các kiểu phân bố?

Câu 3: trình bày phương pháp xác định kiểu phân bố cá thể trong quần thể:

gợi ý:

- phương pháp trực tiếp.

xây dựng sơ đồ xác định vị trí phân bố của từng cá thể trong quần thể hoặc thông qua phương pháp tính giá trị phương sai (S2) của dãy các số liệu về số lượng cá thể trong quần thể.

S2= ∑(𝒙−𝒎)

𝟐

với: n < hoặc = 30 n : số lần đi thu mẫu. 𝒏−𝟏

m: số lượng cá thể trung bình của n lần thu mẫu x: số lượng cá thể của mỗi lần thu mẫu.

+ phân bố đều: S2 = 0 + phân bố ngẫu nhiên: S2 =m + phân bố theo nhóm: S2 >m

Câu 4: mật độ cá thể của quần thể là gì? vì sao mật độ cá thể của quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể? những nhân tố sinh thái nào là nhân tố phụ thuộc mật độ? nhân tố sinh thái nào không phụ thuộc mật độ?

(2)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 2 gợi ý:

+ Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

+ Mật độ cá thể của quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể khi mật độ tăng cao → cạnh tranh gay gắt giành thức ăn, nơi ở…➔ tỉ lệ tử vong tăng cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào ➔ cá thể hỗ trợ lẫn nhau.

Mật độ thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường.

+Các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ: là các nhân tố sinh thái vô sinh, không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ. tác động của các nhân tố này đã ảnh hướng tới trạng thái sinh lí, sức sống của sinh vật, nguồn thức ăn hay con mồi…

trong số những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu được cho là có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. nhiệt độ không khí xuống quá thấp là nguyên nhân gây chết nhiều động vật, nhất là động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát… tác động của nhân tố khí hậu rõ rệt nhất vào những giai đoạn “nhạy cảm”

nhất của quần thể. Đối với động vật nói chung thời gian nhạy cảm nhất trùng vào mùa sinh sản và con sơ sinh.

Sự thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp… ngược lại, sống trong điều kiện tự nhiên thuận lợi, sức sinh sản của cá thể tăng, khả năng thụ tinh tốt, sức sống của con non cao.

+ Nhân tố phụ thuộc mật độ: là các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể… có ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động số lượng cá thể trong quần thể.

Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng. Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai… thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú (hổ, báo…) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể. (trang 179 sinh học 12 chuyên sâu vũ đức lưu)

Câu 5: cấu trúc giới tính là gì? tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào những yếu tố nào? giải thích sự khác biệt về giới tính của các loài sau:

+ ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60. gà gô mỹ, cun cút, thỏ có số lượng đực cao hơn cái. trước mùa sih sản nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực, nhưng sau mùa đẻ trứng số lượng cá thể đực và cá thể cái xấp xỉ bằng nhau. (1)

+ gà hươu nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần đôi khi tới 10 lần. (2) + muỗi đực có số lượng nhiều hơn muỗi cái (3)

+ cây thiên nam tinh. (4) + loài kiến nâu, vích.(5) gợi ý:

- tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cái trong quần thể - Tỉ lệ giới tính phụ thuộc các yếu tố:

+ tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái + điều kiện môi trường sống

+ đặc điểm sinh sản của loài

+ đặc điểm sinh lí và tập tính của loài + điều kiện dinh dưỡng của cá thể

 đây là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi - giải thích sự khác biệt về giới ở các ví dụ:

(1) do tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực (2) do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật.

(3)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 3 (3) Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và cái – muỗi đực không hút máu như muỗi cái. muỗi đực tập trung ở một chỗ còn muối cái bay khắp nơi tìm động vật hút máu.

(4) Cây thiên nam tinh thuộc họ ráy, củ rễ loại lớn có nhiều dinh dưỡng, khi nảy chồi sẽ cho ra cây có hoa cái, còn loại củ rễ nhỏ nảy chồi cho ra cây có hoa đực. Tỷ lệ giới tính ở đây phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể.

(5) loài kiến nâu nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 200C thì trứng nở ra toàn là cá thể cái, nếu đẻ trứng trên 200C thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. khi trứng vích được ấp ở nhiệt độ thấp hơn 150C thì số con đực nhiều hơn số con cái, khi ấp ở nhiệt độ cao khoảng 340C thì số con cái nở ra nhiều hơn con đực. như vậy tỉ lệ giới tính ở đây thay đổi theo điều kiện môi trường sống (cụ thể ở đây là nhiệt độ môi trường) Câu 6: tuổi thọ là gì? cấu trúc tuổi là gì? những yếu tố nào ảnh hưởng tới cấu trúc tuổi? ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc tuổi? so sánh ba dạng tháp tuổi của quần thể sinh vật?

Câu 7: trình bày các khái niệm: kích thước quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa?

Câu 8: trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể bằng công thức? làm rõ các chỉ số trong công thức đó.

Câu 9: Hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong quần xã.

Cho ví dụ về nơi mà các sinh vật thường có ổ sinh thái hẹp.

Hướng dẫn trả lời:

+ Cạnh tranh là nguyên nhân chủ yếu hình thành ổ sinh thái ở sinh vật (0,25 điểm)

+ Việc hình thành ổ sinh thái hẹp giúp cho các sinh vật giảm cạnh tranh và nhờ đó nhiều cá thể có thể sống chung với nhau trong một quần xã (0,5 điểm)

+ Nêu được ví dụ (0,25 điểm)

Câu 10: a) Phân biệt mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi với mối quan hệ vật kí sinh-vật chủ. Cho một ví dụ về ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi trong phòng trừ côn trùng gây hại bằng biện pháp sinh học.

b) Vì sao rùa tai đỏ cũng như ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây nên những tác hại to lớn trong nông nghiệp? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

a.

Đặc điểm Vật ăn thịt-con mồi Kí sinh-vật chủ Kích thước cơ

thể

Vật ăn thịt thường lớn hơn con mồi. Vật kí sinh thường nhỏ hơn vật chủ.

Mức quan hệ Vật ăn thị giết chết con mồi. Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ.

Số lượng cá thể Số lượng vật ăn thịt thường ít hơn số lượng con mồi.

Số lượng vật kí sinh thường nhiều hơn số lượng vật chủ.

Ví dụ: Ong mắt đỏ diệt sâu hại .

b.- Rùa tai đỏ, ốc bươu vàng là những loài có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng (ăn được nhiều loài khác) hơn các loài bản địa nên chúng trở thành những loài ưu thế. Vì vậy, chúng cạnh tranh thành công hơn và có thể loại trừ nhiều loài bản địa có ổ sinh thái trùng với chúng hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của các loài bản địa.

- Khi rùa tai đỏ, ốc bươu vàng mới xâm nhập vào Việt Nam chúng không hoặc có rất ít thiên địch (loài ăn thịt chúng) cũng như không hoặc ít gặp phải sự cạnh tranh của các loài khác. Đồng thời số lượng của chúng còn ít, nguồn sống của môi trường rất dồi dào nên chúng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.

Câu 11:

a) Giải thích tại sao quá trình diễn thế sinh thái trong tự nhiên lại thường diễn ra theo một trình tự xác định và có thể dẫn đến hình thành một quần xã tương đối ổn định.

b) Một số dân tộc miền núi thường đốt rẫy để lấy đất trồng cây lương thực, nhưng chỉ canh tác được vài năm rồi lại phải chuyển đi nơi khác. Hãy cho biết bà con nông dân phải làm gì để có thể trồng các cây lương thực lâu dài mà không phải chuyển đi nơi khác? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

(4)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 4 a. Diễn thế sinh thái trong tự nhiên diễn ra theo một trình tự nhất định là vì sinh vật đến trước sẽ làm biến đổi môi trường và chỉ loài nào có điều kiện sống phù hợp với môi trường đó thì khi di cư đến mới tồn tại và phát triển được.

Cứ như vậy, các loài đến sau lại làm biến đổi môi trường hoặc môi trường bị thay đổi thuận lợi cho một số loài khác đến sinh sống. Môi trường cũng có thể bị biến đổi làm hạn chế hoặc tiêu diệt loài đến trước. Quá trình đó được tiếp diễn cho đến khi môi trường được biến đổi đa dạng giúp cho những loài có mối quan hệ qua lại gắn bó mật thiết với nhau (những loài không thích hợp đã bị loại bỏ dần trước đó) có thể cùng tồn tại và phát triển, dẫn đến tạo nên một quần xã ổn định, phát triển lâu dài gọi là quần xã đỉnh cực.

b. Diễn thế phục hồi sau khi nương rẫy bị đốt phá là một kiểu diễn thế thứ sinh vì trước đó trên rẫy đã có các cây rừng tồn tại. Tuy nhiên, do chỉ trồng một số loại cây nhất định nên sau khi các cây này hấp thu cạn kiệt chất dinh dưỡng, đất bị xói mòn thì môi trường không còn phù hợp với chúng nên năng suất của các cây lương thực bị suy giảm mạnh.

Để có thể canh tác lâu dài thì cần bón thêm các loại phân nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất, trồng các loài cây luân canh, xen canh giúp các loài cây trồng có thể khai thác và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất một cách hợp lí, đảm bảo cung cấp nguồn nước.

B. ĐỀ THI QUỐC GIA QUA CÁC NĂM

1999A Câu 7: a)Tại sao nói mật độ là một đặc trưng quan trọng của mỗi quần thể?

b)Trình bày mối liên quan giữa mật độ của quần thể với sức sinh sản của quần thể đó và với ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái.

a) Mật độ của quần thể (QT):

_Mật độ của quần thể là số lượng cá thể sinh vật của QT trên một đơn vị diện tích hay đơn vị thể tích.

_Mật độ của QT là một đặc trưng cơ bản, quan trọng vì:

+ Có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh, tới khả năng kết đôi trong mùa sinh sản.

+ Biểu thị sự tương quan giữa các QT trong quần xã.

+ Nghiên cứu bất cứ một QT nào, việc đầu tiên là phải xác định được số lượng cá thể hay mật độ cá thể của QT.

b) Mối liên quan giữa mật độ của QT:

_Với sức sinh sản của QT:

+ Sức sinh sản ổn định trong một phạm vi nào đó của mật độ quần thể.

+ Sức sinh sản tỉ lệ nghịch với mật độ QT, và đạt cực đại khi mật độ QT ở mức độ trung bình.

+ Cơ chế điều hòa mật độ quần thể là sự thống nhất của mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử, nhờ đó mà tốc độ sinh trưởng được điều chỉnh.

_Với những ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (NTST):

+ Các NTST trong khu phân bố của QT có ảnh hưởng đến mật độ của QT thông qua số lượng và kiểu phân bố cá thể của QT.

+ Mật độ của QT làm thay đổi hiệu quả của một số NTST, ví dụ như sự cạnh tranh về thức ăn, con mồi và thú ăn thịt, vật ký sinh…được biểu hiện rõ ở các QT động vật đẳng nhiệt.

1999A Câu 8: a)Kích thước cuối cùng của một quần thể động vật trong chuỗi thức ăn hay tháp sinh thái bị giới hạn bởi những yếu tố nào?

b)Con người có thể làm tăng số năng lượng dự trữ trong chuỗi thức ăn thuộc hệ sinh thái của mình bằng cách nào?

a)Những yếu tố giới hạn kích thước QT động vật:

_Số năng lượng ánh sáng chiếu trên trái đất.

_Hiệu suất phần trăm năng lượng chuyển hoá ở mỗi bậc trong chuỗi thức ăn.

_Chiều dài của chuỗi thức ăn.

b)Con người có thể làm tăng số năng lượng dự trữ trong thức ăn của mình bằng cách:

_Rút ngắn chuỗi thức ăn.

_An các sinh vật cung cấp đầu tiên, tức là các thực vật, vì con người tham gia vào mỗi bậc tiêu thụ trong

1999B Câu 2: (đã có đáp án)

a) Tại sao nói mật độ là một đặc trưng quan trọng của mỗi quần thể?

b) Trình bày mối liên quan giữa mật độ của quần thể với sức sinh sản của quần thể đó và với ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái.

(5)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 5 2003A&B Câu 3Người ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường sống đến 2 QT ổn định của loài hươu đen:

-Quần thể I sống ở môi trường đã khai phá, có sự đốt rừng định kì. Quần thể ở đây có mật độ 25 cá thể/km2. -Quần thể II sống ở môi trường chưa khai phá, rừng ở đây không bị đốt. Quần thể ở đây có mật độ 10 cá thể/km2. Kết quả nghiên cứu như hình dưới đây:

Thời gian (năm)

(Đường cong sống sót của hai quần thể hươu) a.Nêu sự khác nhau giữa đường cong I và đường cong II.

b.Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó?

c. Phân tích trên đường cong ta có thể biết được điều gì? Từ đó có thể rút ra kết luận như thế nào?

a) Sự khác nhau giữa đường cong I và đường cong II:

Đường cong I có dạng lõm hơn nhiều chứng tỏ có sự tử vong của những cá thể non cao. Đường cong II không có dạng lõm...

b) Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó là:

Quần thể I: sự cạnh tranh trong quần thể rất cao (do nguồn sống giảm, mật độ cao).

Quần thể II: sự cạnh tranh giảm và có nhiều điều kiện sống sót.

c) Có thể biết được vào lứa tuổi nào sự tử vong là nhiều nhất. => có biện pháp tác động để hạn chế bớt sự tử vong hoặc nâng cao tỷ lệ sinh sản tạo điều kiện cho sự phát triển của quần thể.

Kết luận: Sự tử vong thay đổi tuỳ theo điều kiện sống.

Câu 11 (2,0 điểm)2019

Taber và Dasmann (1957) đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến số lượng sống của hai nhóm cá thể hươu đen (Odocoileus hemionus colombianus) thuộc hai quần thể ổn định (I và II), sống ở hai địa điểm độc lập với các đặc điểm được thể hiện ở bảng 3. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở hình 10.

a) Loài hươu đen có chiến lược chọn lọc theo r hay K? Giải thích.

b) Hãy phân tích diễn biến và xác định nguyên nhân tử vong theo tuổi của hai nhóm cá thể nghiên cứu trong mối quan hệ với môi trường sống, mật độ và đặc điểm sinh học của loài.

Hướng dẫn chấm

I

II

2 4 6 8 10

50 100 500 1000

(6)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 6 11a

a) Đây là loài có chiến lược chọn lọc K. (0,25)

Giải thích: Căn cứ vào đường cong sống sót của quần thể II có thể thấy:

- Tỷ lệ tử vong trong 2 năm đầu tiên rất thấp (8/200 cá thể) => đây là loài có tập tính chăm sóc bảo vệ con non.

- Hơn 1 nửa số cá thể (138/200 cá thể) chết ở nhóm tuổi 10-12 => chết ở tuổi già, đạt tới giới hạn của tuổi thọ.

(Trả lời đúng 2 ý được 0,25 điểm) 11b

- Quần thể I, số cá thể tử vong theo nhóm tuổi: 48,27,10,11,9,11,10,10,9,40,15 - Quần thể II, số cá thể tử vong theo nhóm tuổi: 5,3,11,10,11,12,11,10,23,74,26

(Trả lời đúng cả 2 ý được 0,25 điểm. Nếu học sinh diễn đạt bằng lời vẫn cho điểm bình thường) 0,25

- Tuổi 1-2: Quần thể I có mật độ cao gấp 2,5 lần so với quần thể II nên mức cạnh tranh cùng loài cao, môi trường có nhiều thức ăn nhưng nhiễu loạn sinh thái mạnh => con non sức chống chịu kém do đó tỷ lệ tử vong cao.

- Quần thể II sống trong môi trường ổn định, nhiễu loạn sinh thái, mật độ thấp, loài có tập tính chăm sóc bảo vệ con non nên tỷ lệ tử vong thấp trong hai năm đầu.

(Trả lời đúng 2 ý được 0,25 điểm)

- Từ tuổi 3 đến 10, tỷ lệ chết ổn định theo thời gian ở cả hai quần thể do đó đây là mức tử vong không phụ thuộc mật độ (0,25)

- Nguồn sống của quần thể I phong phú hơn quần thể II do quần thể I sống ở môi trường có thảm cỏ phát triển mạnh nhưng mức tử vong của hai quần thể tương đương nhau do đó đây là mức tử vong không phụ thuộc nguồn sống 0,25

- Nguyên nhân tử vong trong giai đoạn này do cạnh tranh trong sinh sản, đầu mùa sinh sản con đực tử vong do tìm kiếm, đánh nhau tranh giành con cái, cuối mùa sinh sản con cái chết do kiệt sức khi chăm sóc, bảo vệ con non do đó tỷ lệ tử vong ổn định hàng năm 0,25

- Sau 10 tuổi, tỷ lệ tử vong của cả hai quần thể đều cao do tuổi già

(Học sinh có thể phân tích nguyên nhân theo từng quần thể hoặc theo từng nhóm tuổi đều cho điểm 0,25) 2004 DỰ BỊ (2 ĐIỂM)

a. cấu trúc di truyền của quần thể là thành phần kiểu gen của quần thể đó, biểu hiện ở tỷ lệ các loại kiểu hình trong quần thể (về một tính trạng tiêu biểu nào đó)

b. đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể giao phối:

- đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

- Các quần thể phân biệt nhau về tần số alen của một gen xác định.

2004A Câu 9:

a) Thế nào là biến động số lượng cá thể của quần thể?

b) Căn cứ vào tác động của các nhân tố môi trường, người ta chia ra mấy dạng biến động số lượng cá thể của quần thể?

c) Những cơ chế nào tham gia vào việc điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể?

Trả lời:

a) Định nghĩa sự biến động số lượng cá thể của quần thể: là sự thay đổi số lượng cá thể trong một quần thể do tác động của các yếu tố môi trường hay các yếu tố phát sinh trong quần thể.

b) Căn cứ vào tác động của các nhân tố môi trường, người ta chia biến động số lượng thành 2 dạng:

- Biến động theo chu kì: được gây ra bởi các yếu tố hoạt động theo chu kì như chu kì ngày đêm, chu kì mùa, chu kì tuần trăng, chu kì năm,…

+ Chu kì ngày đêm: tác động đến những sinh vật có tuổi thọ ngắn, mẫn cảm với sự biến đổi luân phiên của chế độ chiếu sáng ngày đêm.

+ Chu kì mùa: Đối với vùng vĩ độ trung bình, nhiệt độ là yếu tố chính thay đổi theo mùa. Số lượng các loài ở đây giảm hẳn vào mùa lạnh và tăng nhanh vào thời kì ấm áp. Đối với vùng vĩ độ thấp, yếu tố chi phối là lượng mưa và độ ẩm biến đổi theo mùa.

+ Chu kì tuần trăng.

+ Chu kì năm.

- Biến động không theo chu kì mùa: do các sự cố bất thường trong tự nhiên như bão, lụt, cháy, ô nhiễm, dịch bệnh…

(7)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 7 c) Cơ chế tham gia vào việc điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể:

Khi kích thước quần thể giảm hoặc tăng quá mức giới hạn chịu đựng của môi trường thì quần thể buộc phải điều chỉnh số lượng của mình để trở lại trạng thái cân bằng bởi những cơ chế riêng như:

+ Phân hóa kích thước cơ thể.

+ Thay đổi nhịp điệu sinh sản, tử vong

+ Sống sót dưới tác động của yếu tố không phụ thuộc vào mật độ và phụ thuộc mật độ. Ví dụ:

những yếu tố phụ thuộc nhịp độ kiểm soát số lượng cá thể của quần thể:

- Con mồi – vật dữ, kí sinh – vật chủ và bệnh tật.

- Cạnh tranh trong nội bộ loài.

- Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã sinh vật.

- Di cư của một nhóm cá thể trong quần thể.

- Sự hỗ sinh hay cộng sinh giữa các loài trong quần xã.

- Trong điều kiện giao phối tự do, không có áp lực của chọn lọc tự nhiên và đột biến thì cấu trúc di truyền của quần thể duy trì ổn định qua các thế hệ.

2005A câu 11:

Vì sao mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể?

- Mật độ có ảnh hưởng tới:

+ mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh.

+ mức độ lan truyền của vật kí sinh.

+ tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.

+ mặt khác, mật độ quần thể của một loài thể hiện tác động của loài đó trong quần xã.

2005 B Câu 10 Người ta thả một số cá thể thỏ vào một đồng cỏ. Giai đoạn đầu số lượng thỏ tăng nhanh nhưng sau đó tăng chậm lại và càng về sau số lượng thỏ càng ít thay đổi.

a) Hãy nêu lên các nguyên nhân dẫn tới số lượng thỏ tăng nhanh ở giai đoạn đầu.

b) Những nguyên nhân nào làm giảm dần mức độ tăng số cá thể thỏ?

Trả lời a) Nguyên nhân dẫn tới số lượng thỏ tăng nhanh ở giai đoạn đầu là do nguồn sống dồi dào, nơi ở rộng rãi,...môi trường chưa bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho sức sinh sản của quần thể tăng cao, số cá thể mới sinh ra cao hơn số tử vong.

Nguyên nhân làm giảm dần mức độ tăng số cá thể thỏ là do khi số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh sẽ khai thác ngày càng nhiều nguồn sống từ môi trường, dẫn tới sự thiếu hụt nguồn sống. Quần thể trở nên thiếu thức ăn, nơi ở ngày càng chật chội, chất thải ngày một nhiều,...dẫn tới dịch bệnh, sự cạnh tranh giữa các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở ngày một gay gắt. Trong điều kiện sống khó khăn, sức sinh sản của quần thể giảm dần và mức độ tử vong tăng lên.

2005 Dự bị Câu 13. Đồ thị sau mô tả sự tăng trưởng quần thể của một loài di cư tới vùng sống mới.

0 1 2 3 4 5 6 7 Thời gian (năm)

Hãy phân chia đường cong tăng trưởng của quần thể thành nhiều giai đoạn phù hợp với mức tăng số cá thể và chỉ ra các nguyên nhân có thể có làm cho số lượng cá thể của quần thể giao động ở giai đoạn cuối của quá trình tăng trưởng.

Trả lời: a) Đường cong tăng trưởng chia thành 4 giai đoạn - Giai đoạn tăng chậm (khởi đầu): số cá thể ít, kém thích nghi - Giai đoạn tăng nhanh.

- Giai đoạn tăng chậm lại.

Số lượng cá thể (con)

(8)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 8 - Giai đoạn ổn định và cân bằng động.

b) Nguyên nhân: Ở giai đoạn ổn định các yếu tố vô sinh và hữu sinh của môi trường luôn tác động hoặc làm giảm mức gia tăng số cá thể hoặc làm tăng số cá thể làm cho số lượng cá thể luôn giao động quanh mức cân bằng.

2005 dự bị Câu 10.

Trong tất cả các loài động vật có vú sống trên hành tinh thì loài nào có thể có kích thước quần thể lớn nhất? Giải thích.

- Loài người là động vật có vú có thể có kích thước quần thể lớn nhất.

- Nguyên nhân:

+ Các loài thú 4 chân đều có thức ăn chuyên hoá nên phổ thức ăn tương đối hạn hẹp, số lượng của quần thể không cao.

+ Con người có phổ thức ăn rộng nhất so với các loại thú 4 chân, do đó có thể có kích thước quần thể lớn nhất.

2006 ACâu 8.a. Những nhà nghiên cứu động vật học đã sử dụng phương pháp "bắt, đánh dấu; thả; bắt lại"

để nghiên cứu sự biến động số lượng cá thể của một quần thể chim Trĩ tại khu rừng nhiệt đới. Kết quả thu được trình bày trong bảng sau:

Lần nghiên cứu Số cá thể bị bắt Số cá thể bị bắt lại Số cá thể bị bắt lại có đánh dấu

Thứ nhất 13 6 3

Thứ hai 9 12 4

Thứ ba 12 7 3

Thứ tư 10 9 3

Thứ năm 10 16 5

Thứ sáu 9 11 3

Hãy cho biết số lượng cá thể của quần thể chim Trĩ đang tăng hay giảm? Dựa vào cơ sở nào em có thể đưa ra kết luận đó? b. Vì sao động vật dưới nước ăn thực vật nổi thường cho năng suất cao hơn so với động vật có vú ở cạn ăn động vật?

trả lời: a. Số lượng cá thể của quần thể chim Trĩ...

- Dựa vào cách tính kích thước độ nhiều của quần thể hoặc có thể dựa vào tỷ lệ phần trăm, kết quả thu được: 1: 26; 2: 27; 3: 28; 4: 30; 5: 32; 6: 33.

- Từ kết quả trên kết luận số lượng cá thể của quần thể đang tăng đều.

b. Động vật dưới nước ăn động vật nổi thường cho năng suất cao hơn động vật có vú ở cạn ăn động vật vì:

- Do sự chuyển hoá năng lượng từ thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định với cùng một khối lượng để xây dựng chất sống của bản thân là không giống nhau.

- Động vật ở dưới nước ăn thực vật nổi là ĐV biến nhiệt không cần một số năng lượng để điều hoà thân nhiệt, còn động vật có vú là ĐV đẳng nhiệt cần một số năng lượng khá lớn để duy trì thân nhiệt.

- ĐV ăn thực vật nổi do TV nổi có khối lượng lớn không di chuyển nên chúng không tốn năng lượng để tìm bắt mồi, còn ĐV có vú ăn ĐV phaỉ tốn năng lượng để bắt mồi.

- ĐV ăn thực vật nổi là ăn trực tiếp SV sản xuất, còn ĐV ăn ĐV là ăn sinh vật tiêu thụ.

2006 B Câu 6.

Người ta thấy rằng khi điều kiện sống thay đổi thì trong quần thể có thể xảy ra sự thay đổi nhanh về kiểu hình. Hãy cho biết: a. Vì sao có sự thay đổi nhanh về kiểu hình?

b. Ý nghĩa của sự thay đổi đó.

2006B Câu 9.

a. Những loài động vật ưa hoạt động ban ngày có những đặc điểm sinh thái gì nổi bật?

b. Hãy chỉ ra những ý nghĩa sinh thái quan trọng nhất của màu sắc động vật.

2009 Câu 18: trong tự nhiên, sự tăng trưởng quần thể phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh của những nhân tố sinh thái chủ yếu nào? Nêu ảnh hưởng của những nhân tố đó

-Tăng trưởng quần thể phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố:

+ Nguồn sống của môi trường: nguồn thức ăn, nơi ở... và điều kiện gặp nhau của các cá thể đực và cái.

+ Tiềm năng sinh học (TNSH) của loài: quần thể tăng trưởng nhanh ở những loài có TNSH cao thuộc loài có khả năng tăng trưởng theo hình thức chọn lọc r. Ngược lại những loài có TNSH thấp, tăng trường theo hình thức chọn lọc k thường có tăng trưởng quần thể chậm. TNSH còn thể hiện mức độ sống sót của các loài. Loài có TNSH thấp thường có mức độ sống sót thấp hơn các loài khác.

-Tăng trưởng quần thể chịu sự điều chỉnh chủ yếu của các nhân tố:

(9)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 9 + Mật độ cá thể: trong các nhân tố sinh thái có nhóm các nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ (chủ yếu là các nhân tố sinh thái hữu sinh) và nhóm các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ (chủ yếu là các nhân tố sinh thái vô sinh).

+ Mức sinh sản, tử vong, nhập cư và xuất cư. Các nhân tố nhạp cư và xuất cư phải tùy thuộc vào khả năng di chuyển hay không có khả năng di chuyển của loài.

2008 Câu 19:

Tại sao kích thước quần thể động vật khi vượt quá mức tối đa hoặc giảm xuống dưới mức tối thiểu đều bất lợi đối với quần thể đó?

-Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa sẽ có những bất lợi sau:

+ Quan hệ hỗ trợ giữa những cá thể trong quần thể giảm, quan hệ cạnh tranh tăng + Khả năng truyền dịch bệnh tăng => sự phát sinh các ổ dịch dẫn đến chết hàng loạt.

+ Mức ô nhiễm môi trường cao và mất cân bằng sinh học

-Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu sẽ có những bất lợi sau:

+ Quan hệ hỗ trợ giữa những cá thể trong quần thể giảm: tự vệ, kiếm ăn...

+ Mức sinh sản giảm: khả năng bắt cặp giữa đực và cái thấp, số lượng cá thể sinh ra ít, đặc biệt dễ xảy ra giao phối gần.

2012 Câu 9. (2,0 điểm)

Tại sao các quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn chịu tác đọng của chọn lọc tự nhiên nhưng nguồn biến dị di truyền của quần thể vẫn rất đa dạng và không bị cạn kiệt?

2013 Câu 12. (1,0 điểm)

Vì sao trong sự tăng trưởng theo mô hình logistic, quần thể có kích thước trung bình tăng trưởng nhanh hơn quần thể có kích thước lớn và nhỏ?

Hướng dẫn chấm:

Sự tăng trưởng quần thể theo mô hình logistic được biểu thị bằng hàm số

dN/dt = rN(K-N)/K Trong đó N là kích thước (số lượng cá thể) của quần thể, t là thời gian, r là tỉ lệ số cá thể đang độ tuổi sinh sản và K là sức chứa của quần thể. (0,25 điểm) Trong cùng điều kiện môi trường (cùng sức chứa K của môi trường) thì :

+ Quần thể có kích thước nhỏ có dN/dt  rN (do [K-N]/K  1), nhưng do N nhỏ nên số cá thể tham gia sinh sản ít, nên rN nhỏ. Nên tốc độ tăng trưởng của quần thể chậm. (0,25 điểm)

+ Quần thể có kích thước lớn có N  K, như vậy dN/dt  r(K-N), nhưng do N lớn nên (K-N) nhỏ. Nên tốc

độ tăng trưởng của quần thể chậm. (0,25 điểm)

 Kết luận : quần thể có kích thước trung bình sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất theo mô hình logistic.

(QG 2015) Nêu nguyên nhân và vai trò của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Những yếu tố nào làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

Hướng dẫn chấm

- Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, trong khi đó nguồn sống của môi trường không đáp ứng được cho mọi cá thể trong quần thể dẫn đến các cá thể cạnh tranh nhau nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng, đực, cái… (0,5 điểm)

- Vai trò: nhờ có cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì trạng thái cân bằng giúp cho loài tồn tại và phát triển. mặt khác, sự cạnh tranh cùng loài thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên. (0,5 điểm)

- Những yếu tố làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:

+ Mật độ cá thể của quần thể thường được điều chỉnh về trạng thái cân bằng cho nên số lượng cá thể của quần thể thường nằm dưới ngưỡng mà môi trường có thể chịu đựng được (0,25 điểm)

+ Các cá thể trong quần thể bao giờ cũng có khả năng tiềm ẩn để phân li ổ sinh thái nhất là ổ sinh thái dinh dưỡng. (0,25 điểm)

Câu 9 (1,5 điểm)2019

Quần thể gà lôi đồng cỏ lớn (Tympanuchus cupido) ở bang Illinois (Hoa Kỳ) đã từng bị sụt giảm số lượng nghiêm trọng do hoạt động canh tác của con người trong thế kỷ XIX-XX. Bảng 2 thể hiện kết quả nghiên cứu quần thể gà lôi tại bang Illinois và hai bang khác không bị tác động (Kansas và Nebraska).

(10)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 10

a)

Hãy sử dụng số liệu ở bảng 2 để giải thích cho bốn tác động của phiêu bạt di truyền (yếu tố ngẫu nhiên).

b) Để phục hồi quần thể gà lôi đồng cỏ ở bang Illinois, năm 1993 người ta đã bổ sung vào quần thể này 271 cá thể được lấy ngẫu nhiên từ các bang khác. Sau 4 năm, tỉ lệ trứng nở đã tăng lên hơn 90%. Hãy giải thích kết quả.

Hướng dẫn chấm

9a - Phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số alen trong quần thể một cách ngẫu nhiên (0,25)

- Do số alen/ lôcut giảm từ 5,2 => 3,7 alen/ lôcut của quần thể gà lôi, nên phiêu bạt di truyền làm giảm biến dị di truyền của quần thể. (0,25)

- Tỷ lệ trứng nở giảm nghiêm trọng từ 93% xuống dưới 50%: Phiêu bạt di truyền có thể loại bỏ alen có lợi hoặc có hại và cố định các alen một cách ngẫu nhiên => làm tăng nguy cơ diệt vong của quần thể. (0,25)

- Kích thước quần thể gà ở bang Illinois năm 1993 dưới 50 cá thể => Tác động của sự phiêu bạt di truyền thể hiện rõ rệt trên các quần thể nhỏ. (0,25)

9b - Việc bổ sung cá thể làm tăng kích thước quần thể của quần thể gà ở Illinois.

- 271 cá thể được lấy ngẫu nhiên từ các bang lân cận có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể gốc. (0,25)

- Sau 4 năm (nhiều thế hệ), độ đa dạng di truyền của quần thể gà tăng lên => làm tăng khả năng thích nghi của quần thể này (tăng tỷ lệ trứng nở lên hơn 90%). (0,25)

C. KIẾN THỨC NÂNG CAO SINH THÁI HỌC CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ :

Câu 1 : khi người nông dân bỏ hoang đồng ruộng, cỏ dại sẽ phát triển rất nhanh chóng trên đồng ruộng đó. Các loài cỏ đó tăng trưởng theo chọn lọc K hay r ? khi một khu rừng bị cháy để lại bãi đất trống thì sau đó loài có chiến lược chọn lọc nào sẽ xâm chiếm vùng đất trống đầu tiên ? giải thích ?53.4 câu 2 trang 1186

Chọn lọc r, cỏ dại chiếm ưu thế trên cánh đồng ít phải đối mặt với sự cạnh tranh và các QT ban đầu của nói ở dưới sức mang. Đây là những đặc trưng chủ yếu của môi trường trường thích hợp cho các loài có kiểu chọn lọc r.

Câu 2 : Một loài chim có tập tính lãnh thổ rất cao, trong khi các loài khác thường sống thành nhóm.

Hãy dự đoán kiểu phân bố của mỗi loài và giải thích tại sao ? 53.1 Câu 1 trang 1179

các loài trên cùng lãnh thổ có vẻ như có cùng kiểu phát tán, do tương tác giữa các cá thể duy trì ổn định không gian giữa chúng. loài tụ tập thành đàn thì sống thành cụm, vì đa số các cá thể có thể sống trong 1 cụm gọi là sống bầy đàn. (TA-42)

Câu 3 : Mỗi con cái của một loài cá đặc biệt sinh ra hàng triệu trứng mỗi năm. Hãy vẽ và đánh dấu đường cong sống sót có thể có của loài cá đó. Giải thích ? 53.1 câu 2 trang 1179

đường cong III là thích hơp nhất bởi vì rất ít con non có thể sống.

0 50% 100%

Câu 4 : Ở hai con sông : một về mùa xuân thì đầy nước và có lượng nước và nhiệt độ ổn định quanh năm còn con sông thứ hai thì chảy qua sa mạc nên không thể biết trước được thời gian bị khô hạn và thời gian ngập nước. Sông nào phù hợp với các loài động vật có kiểu sinh sản nhiều lần trong đời ? tại sao ? 53.2 câu 1 trang 1181

(11)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 11 dòng suối ổn định giàu đinh ưỡng vào mùa xuân. trong các điều kiện vật lí ổn định hơn, ở đó các quần thể ổn định hơn và cạnh tranh về tài nguyên mạnh hơn thì những con non được nuôi dưỡng tốt sẽ to lớn hơn, đặc trưng hơn cho loài sinh sản nhiều lần và có cơ hội sống tốt hơn (TA – 42)

Câu 5 : Ở loài chuột, khi không tìm đủ thức ăn hoặc gặp các điều kiện quá khó khăn chúng thường không chăm sóc con cái. Hãy giải thích tập tính đó đã và đang tiến hóa như thế nào trong sự dung hòa sinh sản và lịch sử của đời sống ? 53.2 Câu 3 trang 1181

Nếu sự sống sót của bố mẹ bị suy giảm nhiều do mang theo những con non làm căng thẳng (stress) thì giá trị thích nghi của con chuột mẹ sẽ có thể gia tăng nếu bỏ đi các con non hiện tại để được tồn tại và rồi sẽ sinh ra các con non khỏe hơn vào thời gian sau (A42)

Câu 6 : nếu em nghiên cứu về loài sinh vật quý như loài thỏ tuyết theo chu kì 10 năm. Em cần nghiên cứu trong bao lâu để xác định liệu kích thước của quần thể thỏ đó có giảm hay không ? giải thích ? 53.5 Câu 3 cần nghiên cứu nhiều hơn một chu kì (10 năm < thời gian nghiên cứu < 20 năm) trước khi có đủ dữ liệu để kiểm tra những thay đổi theo thời gian. Nếu không sẽ không thể biết liệu sự giảm kích thước quần thể quan sát được có phản ảnh đúng xu thế lâu dài hay là một phần của một chu kì bình thường.

Câu 7 : trên quan điểm tiến hóa – sinh thái, hãy giải thích tại sao độ giàu loài có xu hướng giảm dần từ xích đạo đến hai cực của trái đất ?

Do lịch sử tiến hóa ở vùng xích đạo và 2 cực là khác nhau. Các quần xã nhiệt đới thường già hơn (lâu đời hơn) so với các quần xã ôn đới và các vùng cực. Mùa sinh trưởng ở nhiệt đới thường dài hơn so với ở ôn đới và các cực, do vậy thời gian hình thành loài cũng dài hơn. Các quần xã vùng cực và ôn đới liền kề đã bị nhiều đợt băng hà tàn phá, do vậy đã phải tái sinh nhiều lần. Trong khi đó, các quần xã ở nhiệt đới hầu như không bị ảnh hưởng bởi các đợt băng hà.

do khác nhau về khí hậu, sự đa dạng về loài liên quan đến lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng nước bốc hơi cao. Do vậy số lượng các loài động vật, thực vật ở vùng xích đạo cao hơn so với vùng nhiệt đới và ôn đới.

Câu 8 : Hãy nêu những nhân tố sinh thái có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm giới hạn kích thước quần thể ?

sự cạnh tranh dinh dưỡng và không gian có thể có tác động tiêu cực lên sự tăng trưởng quần thể bằng cách hạn chế sinh sản. Bệnh tật được lan truyền dễ dàng hơn trong quần thể đông đúc có thể đưa lại những phản hồi tiêu cực về sự tăng kích thước quần thể. Một số động vật ăn thịt sống chủ yếu dựa vào loài có mật độ quần thể cao hơn, do những con mồi này dễ dàng tìm thấy hơn so với quần thể có mật độ thưa. Trong các quần thể đông đúc, các chất thải chuyển hóa độc có thể được tích lại gây độc cho sinh vật

Câu 9 : (qg năm 2015) bảng dưới đây cho biết sự thay đổi tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong, tỉ lệ di cư và tỉ lệ nhập cư của một quần thể động vật từ năm 1980 đến năm 2000

1980 1990 2000

Tỉ lệ sinh 2,4% 2,0% 2,3%

Tỉ lệ tử vong 1,0% 1,2% 2,3%

Tỉ lệ di cư 0,3% 0,5% 0,2%

Tỉ lệ nhập cư 0,8% 0,9% 1,0%

Dựa vào thông tin bảng trên hãy vẽ đồ thị phản ánh tỉ lệ tăng trưởng của quần thể động vật đó trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2000.

N1 = N0 + 1,9%

N2 = N1 + 1,2% = N0 + 1,9 +1,2 = N0 + 3,1 N3 = N2 + 2,2% = N0 + 3,1 + 2,2= N0 + 5,3

Câu 10 : (qg 2016) : có một nhóm cá thể của quần thể A sống trong đất liền, di cư đến một hòn đảo (chưa bao giờ có loài này sinh sông), cách li hoàn toàn với quần thể ban đầu hình thành nên quần thể mới gọi là quần thể B. Sau một thời gian sinh trưởng, kích thước của quần thể B tương đương với quần thể A nhưng tần số alen X của quần thể B lại rất khác với tần số alen X (vốn rất thấp) của quần thể A.

a. hãy giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B.

b. Nêu hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B. Giải thích.

Hướng dẫn chấm

a) Các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tần số alen X

(12)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 12 - Hiệu ứng của kẻ sáng lập: Nhóm cá thể này ngẫu nhiên mang theo nhiều alen X vốn không đặc trưng của quần thể gốc nhưng đặc trưng cho nhóm cá thể di cư đó. (0,25 điểm)

- Chọn lọc tự nhiên: Quần thể di cư đến một hòn đảo, nơi có điều kiện tự nhiên khác với đất liền → chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng giữ lại các cá thể có kiểu hình do alen X quy định. Qua sinh sản làm tăng tần số alen X. (0,25 điểm) - Các yếu tố ngẫu nhiên: Tác động lên quần thể A hoặc quần thể B đều có thể làm cho tần số alen X ở hai quần thể này thay đổi theo hướng tăng lên hoặc giảm đi. (0,25 điểm)

- Di nhập gen: Xuất hiện ở quần thể A, các cá thể nhập cư mang đến quần thể nhận các alen vốn có ở quần thể này hoặc các alen hoàn toàn mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể và ngược lại → làm thay đổi tần số alen của quần thể trong đó có alen X. (0,25 điểm)

b) Hai nguyên nhân chính là chọn lọc tự nhiên và hiệu ứng của kẻ sáng lập vì:

- Hiệu ứng của kẻ sáng lập gây ra sự khác biệt căn bản về tần số alen X giữa hai quần thể kể từ khi quần thể B được thành lập. (0,25 điểm)

- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố thường xuyên tác động lên quần thể theo một hướng xác định là giữ lại những cá thể có kiểu hình do alen X quy định → làm tăng tần số alen X. (0,25 điểm)

Câu 10 -2017(1,0 điểm)

Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Ha-oai sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình bên.

a.Phân tích diễn biến thành phần nhóm tuổi và đặc điểm của quần thể dẫn tới diễn biến đó.

b) Nếu việc săn bắt dừng lại, thành phần nhóm tuổi của quần thể sẽ như thế nào? Tại sao?

Hướng dẫn chấm

a.Trước và sau khi bị săn bắt đều không thấy xuất hiện nhóm tuổi sau sinh sản. Trước khi bị săn bắt, quần thể có 51% cá thể ở lứa tuổi trước sinh sản; 49% cá thể ở lứa tuổi sinh sản

=> Đặc điểm đặc trưng của loài (0,25đ)

Sau hai năm bị săn bắt, số cá thể ở lứa tuổi sinh sản giảm mạnh => chủ yếu khai thác nhóm tuổi trưởng thành => Tỷ lệ nhóm tuổi thay đổi, quần thể có 75% cá thể ở lứa tuổi trước sinh sản; 25% cá thể ở lứa tuổi sinh sản. Kích thước của quần thể ít biến động (trước khai thác: 3062; sau hai năm khai thác: 3021) => việc khai thác nằm trong khả năng tự phục hồi của quần thể. (0,25 đ)

0,25 điểm => Khi tập trung khai thác các cá thể trưởng thành khiến cho số lượng cá thể ở nhóm tuổi trưởng thành của quần thể giảm mạnh. Tuy nhiên việc khai thác đều đặn theo thời gian một số lượng nhất định cá thể của quần thể, số cá thể còn lại sẽ tăng khả năng sinh sản, bù lại số đã bị săn bắt => Cơ chế tự điều chỉnh của quần thể. (0,25 đ)

b.Khi dừng khai thác, mật độ của quần thể tăng => quần thể tự điều chỉnh, giảm khả năng sinh sản của các cá thể => số lượng cá thể giảm => quần thể quay lại tỷ lệ nhóm tuổi ban đầu. (0,25 đ)

ĐỀ QUỐC TẾ:

- VD1 (Trích đề thi Olympic Sinh học quốc tế 2017)

Máy phát điện bằng sức gió đang được dùng phổ biến ở nước Anh. Tuy nhiên, việc chặn luồng gió gây nên nhiều bất lợi cho các loài chim. Một số máy phát điện đã được xây dựng tại những nơi ở của các loài: gà gô đỏ (Lagopus lagopus scotica), chim dẽ giun (Gallinago gallinago), chim chiền chiện (Alauda arvensis), chim rẽ (Numenius sp.) và chim sẻ (Anthus pratensis). So sánh mật độ quần thể của các loài này ở các thời gian trước, trong và sau khi xây dựng máy phát điện, trong điều kiện không làm ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng.

(13)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 13 Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai ?

A. Trong quá trình xây dựng máy phát điện bằng sức gió, quần thể gà gô đỏ bị suygiảm.

B. Trong số các loài được nghiên cứu, chim rẽ là loài giảm nhiều nhất khi quá trìnhxây dựng đã kết thúc.

C. Việc xây dựng các máy phát điện bằng sức gió tạo môi trường sống tốt hơn cho gà gô đỏ so với đối chứng không có nhà máy phát điện.

D. Sự thay đổi môi trường sống do xây dựng nhà máy có ảnh hưởng tới quần thểchim dẽ giun - Phân tích:

+ trục tung thể hiện mật độ quần thể (là giá trị cần quan tâm), trục hoành thể hiện thời gian (trước, trong và sau quá trình), có 2 cột, mỗi cột thể hiện một đối tượng khác nhau (quần thể đối chứng và quần thể chịu ảnh hưởng bởi máy phát điện). Lưu ý:

số cột cũng có thể thể hiện tác động của một yếu tố khác lên giá trị cần quan tâm (trong ví dụ 2)

+ như vậy biểu đồ trên là biểu đồ cột trong đó thể hiện mật độ quần thể của các loài chim trong quần thể đối chứng và quần thể bị ảnh hưởng máy phát điện ở 3 thời điểm: trước, trong và sau khi xây dựng máy phát điện.

+ biểu đồ trên giúp so sánh mật độ quần thể đối chứng và mật độ quần thể chịu ảnh hưởng bởi máy phát điện trong cùng một thời điểm. Đồng thời so sánh các quần thể ở các thời điểm khác nhau, từ đó thấy được ảnh hưởng của máy phát điện và ảnh hưởng của quá trình xây dựng máy phát điện đến mật độ các loài chim.

+ Phát biểu đúng: A, B, C, D.

- Ví dụ 2 (Trích đề thi Olympic Sinh học quốc tế 2016)

Loài cỏ sống lâu năm, đơn tính khác gốc Poa cùng sống với loài cỏ Stipa ở vùng đồngcỏ. Loài cỏ Poa là thức ăn ưa thích của động vật ăn cỏ tự nhiên và gia súc, cònloàiStipa thì không. Các nhà khoa học đã trồng các cỏ Poa ở các khoảngcách khác nhauvới cỏ Stipa, trong điều kiện có hoặc không có rào chắn rễ, và trong các điều kiệnkhác nhau về mức khai thác của động vật ăn cỏ. Sự sinh trưởng của cỏ Poa được ghi lại.

(14)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – THPT chuyên Lê Quý Đôn Page 14 Trong một thí nghiệm khác, họ đã ghi nhận mật độ của cỏ Poa đực và cỏ cái trong cácđiều kiện khai thác khác nhau của động vật ăn cỏ.

Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời.

A. Trong điều kiện không có động vật ăn cỏ: khoảng cách tới cỏ Stipa vốn ít bị khaithác có ảnh hưởng đến sinh khối của cỏ Poa đực và cỏ Poa cái.

B. Trong điều kiện động vật ăn cỏ khai thác vừa phải, cả cây đực và cây cái thườngsống tốt hơn khi ở gần cỏ Stipa so với khi ở xa, chứng tỏ tác động tích cực của sựche bóng của Stipa lên cả cỏ Poa đực và cái.

C. Có sự cạnh tranh mạnh mẽ dưới mặt đất giữa cỏ Poa cái với hàng xóm Stipa ở nơikhông bị động vật ăn cỏ khai thác.

D. Tỷ lệ giới tính dao động theo sự thiên vị (bias) giữa đực và cái chịu ảnh hưởng củamức độ khai thác của gia súc.

- Phân tích:

+ Hình Q46: trục tung là tổng sinh khối của cỏ Poa (giá trị cần quan tâm), trục hoành là khoảng cách với cỏ Stipa. Có 2 cột, mỗi cột thể hiện ảnh hưởng của việc có hay không có rào chắn đến sinh khối của cỏ Poa. Do có thêm yếu tố giới tính và mức độ khai thác của động vật ăn cỏ nên tổng thể có 6 biểu đồ nhỏ trong hình.

+ như vậy biểu đồ hình Q46 thể hiện 3 yếu tố ảnh hưởng: khoảng cách với cỏ Stipa, động vật ăn cỏ, rào chắn đến sinh khối của giới đực và giới cái của cỏ Poa

+ từ việc so sánh các cặp giá trị trong mỗi trường hợp (theo câu hỏi), ta có thể xác định được ảnh hưởng của từng yếu tố tới sinh khối của cỏ Poa.

+ hình Q64-2 thể hiện ảnh hưởng của mức độ khai thác của động vật ăn cỏ (giá trị trục hoành) đến mật độ (giá trị trục tung) của cây đực và cái của có Poa (tương ứng với 2 cột)

+ phát biểu đúng: B, C, D

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

9 Kết qủa nghiên cứu phụ thuộc không chỉ vào mục tiêu và phương pháp phân tích số liệu, mà còn vào nguồn số liệu được sử dụng.... 9 Mẫu nhỏ làm giảm khả năng phân tích

- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của

Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn

Câu 22: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, cặp nhiễm sắc thể của cặp số 2 và cặp nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể

- Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.. Ví

Đồng thời nếu theo đề bài thì khi giao phối đã vi phạm vào điều kiện: các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên vì đã có sự lựa chọn giao

+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành con cái trở nên gay

[r]