• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 35

Ngày soạn: 18/5/2018 Ngày giảng: Thứ hai 21/5/2018

Buổi sáng:

Tập đọc - Kể chuyện

Tiết 103-104: ÔN TẬP HỌC KÌ II (tiết 1,2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 - 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII.

- Biết viết một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội (BT2).

- Biết lắng nghe và nhận xét bài làm của bạn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc, viết và nhận xét.

3. Thái độ

- Tích cực học bài.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra bài tiết trước - Nhận xét, tuyên dương.

- Gv nhận xét chung.

B. Bài mới: 40’

*) Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )

*) Ôn tập.

1. Kiểm tra tập đọc:

- Kiểm tra 1/4 số học sinh cả lớp.

- Yêu cầu lần lượt từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc.

- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.

2. Bài tập 2:

- Mời một em đọc yêu cầu đề bài . - Yêu cầu học sinh trao đổi trả lời câu hỏi:

- 2 HS đọc bài

- Vài em nhắc lại tựa bài

- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học.

- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.

- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.

- Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại.

- Đọc yêu cầu bài tập 2.

- Lớp trao đổi để trả lời câu hỏi.

(2)

- Ta cần chú ý những điểm gì khi viết thông báo?

- Yêu cầu mỗi em đều đóng vai người tổ chức buổi liên hoan để viết bản thông báo.

- Yêu cầu lớp viết thông báo và trang trí bản thông báo .

- Gọi HS nối tiếp lên dán bản thông báo lên bảng và đọc nội dung thông báo.

- Theo dõi nhận xét đánh giá và ghi điểm.

- Nhận xét các bài thông báo của hs.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài.

- Vần viết theo kiểu quảng cáo phải đầy đủ thông tin, lời văn phải ngắn gọn, trình bày trang trí hấp dẫn.

- Thực hành viết thông báo vào tờ giấy A4 rồi trang trí cho thật đẹp.

- Lần lượt lên dán bản thông báo lên bảng lớp rồi đọc lại nội dung trong bản thông báo.

- Lớp nhận xét bình chọn bạn viết đúng và hay

- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.

- Học bài và xem trước bài mới.

Toán

Tiết 171: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Biết tính giá trị của biểu thức.

2. Kĩ năng

- Rèn Kn tính và giải toán 3. Thái độ

- Rèn KN tính và giải toán II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, vở.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 hs làm bài trên bảng, dưới lớp làm nháp

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’

a) Giới thiệu bài b) Bài tập

Bài 1:

- Gọi một em nêu đề bài 1 SGK.

- Hướng dẫn HS giải theo hai bước.

- Mời một em lên bảng giải bài.

- Gọi em khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, đánh giá

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

Bài giải

Độ dài đoạn dây thứ nhất là:

9135 : 7 = 1305 (cm) Độ dài đoạn dây thứ hai là:

9135 – 1305 = 7830 (cm) Đ/S: 7835 cm

(3)

Bài 2:

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

- Mời một em lên bảng giải bài.

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.

- Gọi em khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

- Ghi tóm tắt bài toán lên bảng.

- Yêu cầu học sinh ở lớp làm vào vở.

- Mời một em lên bảng giải.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

C. Củng cố – Dặn dò: 4’

- Chia 2 đội thi tính nhanh.

- Dặn về nhà học và làm bài tập.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

Bài giải - Mỗi xe tải chở là:

15700 : 5 = 3140(kg) - Số muối chuyển đợt đầu là:

3140 x 2 = 6280 ( kg) Đ/S: 6280 kg Giải

- Số cốc trong mỗi hộp là:

42 : 7 = 6 (cốc)

- Số hộp để đựng 4572 cốc là:

4572 : 6 = 762 (hộp ) Đ/S: 762 hộp

Buổi chiều:

Đạo đức

Tiết 35: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II

Chính tả (nghe - viết)

Tiết 69: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.

- Nghe - viết đúng bài Nghệ nhân Bát Tràng ( tốc độ viết khoảng 70 chữ/5 phút);

không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày bài thơ theo thể lục bát.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết và trình bày bài thơ theo thể lục bát.

3. Thái độ

- GDHS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, vở.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- KT bài tiết trước - 2hs trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- GV nêu MĐ, YC của tiết học.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên để

(4)

2. HD HS nghe - viết.

a. HD chuẩn bị - GV đọc bài thơ.

- Cả lớp theo dõi SGK, 2 em đọc lại.

- Đọc mẫu mẫu một lần bài chính tả (Nghệ nhân bát Tràng)

- Yêu cầu hai em đọc lại, lớp theo dõi sách giáo khoa.

- Mời một em đọc chú giải.

- Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng cảnh đẹp gì đã hiện ra?

- Đọc cho học sinh viết bài.

- Thu vở học sinh để chấm và chữa bài.

C. Củng cố- dặn dò: 3’

- Cho hs viết lại từ sai nhiều.

- Dặn dò học sinh về nhà học bài.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

nắm về yêu cầu của tiết học . - Lắng nghe đọc mẫu bài viết . - Hai em đọc lại lớp đọc thầm theo.

- Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng các cảnh vật hiện ra cánh cò, trái mơ, quả bòng, lất phất hạt mưa, gơn nước Tây Hồ lăn tăn …

- Thực hiện viết bài thơ vào vở.

- Nộp vở lên giáo viên chấm điểm.

- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.

- Học bài và xem trước bài mới.

HĐNGLL –VHGT

KHÔNG NGHỊCH PHÁ ĐÈN TÍN HIỆU, BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG

I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- HS biết được sự nguy hiểm khi nghịch phá biến báo giao thông.

2. Kĩ năng

- Biết cách xử lý khi phát hiện người khác nghịch phá biển báo giao thông.

- Không nghịch phá biển báo hiệu giao thông.

- Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc phá hoại biển báo giao thông.

3.Thái độ

Biết nhắc nhở mọi người không nghịch phá biển báo hiệu giao thông.

II-CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Tranh ảnh về biển báo và đèn tín hiệu giao thông( nếu là giáo án điện tử)

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về về biển báo và đèn tín hiệu giao thông trong đồ dùng học tập của nhà trường.

- Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3 2. Học sinh

Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai , trò chơi…….

1. Tổ chức trong lớp a) Trải nghiệm

(5)

- Đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông có tác dụng gì? ( Chỉ dẫn cho người đi đường đi đúng)

- Nếu biển báo giao thông và đèn tín hiệu giao thông bị phá vỡ thì sẽ gây hậu quả gì?

b) Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Ai hay hơn”

- Treo tranh, hỏi:

+ Em thấy gì qua 2 bức tranh?

+ Từ câu hỏi GV dẫn dắt đi vào truyện . + Yêu cầu Hs đọc truyện

- Thảo luận câu hỏi trong sách:

+ Lộc đề nghị Phúc thi bắn cái gì?

+ Em có ủng hộ trò chơi của hai bạn không? Vì sao?

+ Tại sao Liễu nói với Lộc và Phúc rằng “ Không ai hay hơn hết”.

- Để Hs hiểu rõ hơn về tác hại của việc nghịch phá các biển báo, đèn tín hiệu giao thông, ngoài việc HS quan sát tranh trong sách, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn bị các tranh ảnh trong khổ giấy A0

c) Hoạt động thực hành

- GV đưa lần lượt 4 tranh trong hoạt động thực hành, hỏi:

+ Em nhìn thấy gì qua mỗi bức tranh? ( Tranh 1: Có 1 bạn leo lên đèn tín hiệu giao thông; Tranh 2: Một bạn đang ném đá vào đèn tín hiệu giao thông; Tranh 3:

Một bạn cõng bạn khác dán giấy vào biển báo dành cho người đi bộ; Tranh 4: Hai bạn đang khiêng biển báo đi nơi khác)

- GV giới thiệu: Đây là trò chơi của các bạn. Nếu em được rủ tham gia các trò chơi này em sẽ trả lời như thế nào?

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 theo tổ, mỗi tổ một bức tranh - Gọi đại diện mỗi tổ trả lời

- GV nhận xét, tuyên dương những câu trả lời hay d) Hoạt động ứng dụng

- Chiếu tranh, gọi Hs đọc truyện + Câu chuyện có mấy nhân vật?

+ Thái rủ Trọng làm gì?

+ Trọng có đồng ý với việc làm của Thái không?

+ Nếu là Trọng em sẽ ngăn cản Thái bằng cách nào?

- Yêu cầu Hs tham gia đóng vai theo tổ để giải quyết tình huống.

- Gọi các nhóm đóng vai

- Bình chọn nhóm có cách diễn xuất tự nhiên và có cách giải quyết hay nhất.

Hs cần nêu được: Biển báo và đèn tín hiệu giao thông là để mọi người tham gia giao thông thực hiện đúng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông.

Nếu chúng ta nghịch phá biển báo và đèn tín hiệu giao thông thì người tham gia giao thông sẽ không thực hiện đúng luật dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

2. Tổ chức lớp học ở sân trường hoặc nơi khác: Thảo luận nhóm, Đóng vai - Tổ chức trò chơi “ Đóng vai”: Yêu cầu các tổ dựa vào nội dung truyện , thảo luận đóng vai dựng lại tình huống

- Gọi đại diện các tổ trình bày

- Sau trò chơi đóng vai, GV nhận xét, chốt cách giải quyết đúng.

(6)

Ngày soạn: 19/5/2018

Ngày giảng: Thứ ba 22/5/2018 Buổi sáng:

Toán

Tiết 172: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc viết các số có 5 chữ số

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức - Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị

- Xem đồng hồ (chính xác đến từng phút) 2. Kĩ năng

- Rèn KN tính và giải toán.

3. Thái độ

- GD HS chăm học để liên hệ thực tế.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, vở.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 hs làm bài trên bảng, dưới lớp làm nháp.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi một em nêu đề bài 1 SGK - Đọc từng số yêu cầu viết số vào vở.

- Mời một em lên bảng viết.

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra - Nhận xét bài làm học sinh.

Bài 2:

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

- Mời một em lên bảng đặt tính và tính.

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.

- Gọi em khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách . - Cho xem đồng hồ rồi trả lời câu hỏi.

- Nhận xét ý kiến học sinh.

Bài 4:

Đặt tính rồi tính

13889 : 3 65080 : 8

- Một em đọc đề bài sách giáo khoa . - Lớp làm vào vở bài tập.

- Một em lên bảng giải bài.

a/ 76 245 b/ 51807 c/ 90 900 d/ 22 002 - Một em khác nhận xét bài bạn - Lớp đổi chéo vở để chữa bài.

- Một em đọc đề bài 2 trong sách giáo khoa.

- Một em lên bảng đặt tính và tính ra kết quả, cả lớp thực hiện vào vở.

- Em khác nhận xét bài bạn.

- Một em nêu đề bài tập 3 trong sách.

- Quan sát trả lời:

Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18phút.

Đồng hồ B chỉ 1 giờ 50 phút.

Đồng hồ C chỉ 6 giờ 34 phút.

(7)

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

- Ghi tóm tắt bài toán lên bảng.

- Yêu cầu học sinh ở lớp làm vào vở.

- Mời một em lên bảng giải.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

C.Củng cố- dặn dò: 3’

- Cho hs thi tính 2 đội

- Dặn về nhà học và làm bài tập.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Một em nêu yêu cầu đề bài.

Bài giải

Giá tiền mỗi đôi dép là:

92500 : 5 = 18500 (đ) Số tiền mua 3 đôi dép là:

18500 x 3 = 55 500 (đ ) Đ/S: 55 500 đồng - Hai em khác nhận xét bài bạn.

- Làm theo yêu cầu.

- Về nhà học và làm bài tập còn lại.

- Xem trước bài mới.

Tập viết

Tiết 105: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 4)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.

- Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, các cách nhân hóa ( BT2).

2. Kĩ năng

- Biết đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

3. Thái độ

- GDHS tình yêu quê hương.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, vở.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Kiểm tra bài tiết trước.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới: 30’

- Giới thiệu tiết ôn tập giữa kì II.

a. Kiểm tra tập đọc:

- Kiểm tra số hs còn lại ( Như tiết 1) b. Hướng dẫn nghe viết:

- Yêu cầu một em đọc bài tập.

- Cho lớp quan sát tranh minh họa bài thơ.

- Yêu cầu đọc thầm bài thơ.

? Tìm tên các con vật được nhắc đến trong bài thơ?

- Yêu cầu cả lớp làm việc cá nhân vào tờ phiếu.

- Làm theo yêu cầu.

- Vài em nhắc lại tựa bài.

- Lớp lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học.

- Lắng nghe bạn đọc và xác định yêu cầu đề.

- Quan sát tranh minh họa các loài vật.

- Lớp đọc thầm trong sách giáo khoa Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Dã Tràng.

- Thực hiện làm bài cá nhân vào phiếu

(8)

? Những con vật được nhân hóa bằng từ ngữ nào?

- Yêu cầu một số em làm xong mang bài lên dán trên bảng.

- Cùng lớp nhận xét, đánh giá.

C. Củng cố- dặn dò: 3’

- cho 2 hs xác định biện pháp nhân hóa ở các câu đã viết sẵn.

- Dặn dò học sinh về nhà học bài.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Cua Càng: Thổi xôi, đi hội, cõng nồi - Cái Tép: Đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng.

- Cậu Ốc: Vặn mình, pha trà.

- Chú Tôm: Lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng.

- Bà Sam: Dựng nhà

- Ông Dã Tràng: Móm mém, rụng hai răng.

- Làm theo yêu cầu.

- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.

- Học bài và xem trước bài mới .

Tự nhiên và xã hội

Tiết 69: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II: TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên.

- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.

- Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị …

2. Kĩ năng

- Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa…

- Biết bảo vệ môi trường sống.

3. Thái độ

- GDHS yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, vở, bảng phụ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Kiểm tra các kiến thức bài: “Bề mặt lục điạ”

- Gọi 2 em trả lời nội dung.

- Nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh.

B. Bài mới: 30’

a. Giới thiệu bài

- Hôm nay các em sẽ Ôn tập học kì II.

b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Quan sát cả lớp.

* Bước1: Hướng dẫn quan sát tranh

- Trả lời về nội dung bài học trong bài:

“Bề mặt lục địa” đã học tiết trước

- Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài

- Lớp quan sát hình ảnh về thiên nhiên

(9)

ảnh thiên nhiên về cây cối, con vật, của quê hương.

Hoạt động 2: Vẽ tranh theo nhóm - Yêu cầu học sinh nêu những gì quan sát được từ thực tế hoặc qua tranh ảnh - Bước 2: Yêu cầu vẽ tranh và tô màu theo gợi ý.

Hoạt động 3: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu kẻ vào vở bảng như sách giáo khoa trang 113 – Yêu cầu đổi vở để kiểm tra chéo.

- Gọi một số em trả lời trước lớp.

- Lắng nghe nhận xét bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.

C. Củng cố- dặn dò: 3’

- Cho hs nêu lại nội dung bài học.

- Liên hệ với cuộc sống hàng ngày.

- Xem trước bài mới.

- Nhận xét tiết học.

như đồng ruộng, đồi cây, sông nước, biển cả…

- Các nhóm quan sát mô tả và vẽ lại phong cảnh quê hương, thiên nhiên.

- Tô màu vào bức tranh theo từng mảng đồng bằng, núi, biển cả …

- Làm việc cá nhân.

- Bằng vốn hiểu biết của mình các em sẽ hoàn thành bài tập trong bảng.

- Lần lượt một số em trình bày trước lớp.

- Các em khác lắng nghe nhận xét ý kiến bạn.

- Hai em nêu lại nội dung bài học.

- Về nhà học bài và xem trước bài mới

Buổi chiều:

Thực hành Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố kĩ năng tính toán 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh.

3. Thái độ

- Ham thích môn học

- Có thái độ nghiêm túc khi làm bài.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập thực hành.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Cho lớp hát bài: Em rất thích trồng cây xanh.

B. Bài mới: 30’

- Gv hướng dẫn và yêu cầu hs thực hiện các bài tập thực hành.

Bài 1: Đặt tính rồi tính

473 - 251 678 - 547 652 - 431 837 - 525

- Hs thực hành làm bài Bài 1: Đặt tính rồi tính

473 652 678 837 - 251 - 431 - 547 - 525 222 221 131 512

(10)

Bài 2: Tính.

500 đồng + 300 đồng = 500 đồng + 400 đồng = 900 đồng - 400 đồng = 800 đồng - 500 đồng = Bài 3: Giải bài toán:

Bài 4: Viết số tiền thích hợp vào chỗ chấm.

Bài 5: Đố vui

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Bài 2: Tính

500 đồng + 300 đồng = 800 đồng 500 đồng + 400 đồng = 900 đồng 900 đồng - 400 đồng = 500 đồng 800 đồng - 500 đồng = 300 đồng Bài 3:

Bài giải

Đội hai trồng được số cây là:

970 - 20 = 950 ( cây) Đáp số: 950 cây Bài 4:

a) 800 đồng b) 100 đồng c) 300 đồng

Bài 5: Khoanh vào D. 415

Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN ĐỌC BÀI BÃI ĐÁ CỔ SA PA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Nêu được ước mơ của bong bóng tuy không thực hiện được nhưng nó vẫn cảm thấy mãn nguyện vì nó đã có mặt trên đời, cảm nhận được bao điều kì diệu.

2. Kĩ năng

- Luyện đọc đúng rõ ràng, rành mạch.

- Hoàn thành bài tập.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở thực hành.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Gọi HS lên bảng đọc bài “Bãi đá cổ Sa Pa”

GV nhận xét.

B. Bài mới: 30’

1. Đọc truyện:

- Gv đọc mẫu.

- Gọi HS lên bảng đọc bài “Ước mơ của bong bóng”

2.Tìm hiểu nội dung:

- Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi :

+ Bong bóng xuất hiện vào lúc nào?

- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu..

- 2 em lên bảng đọc bài.

- Vào buổi sớm bình minh, nắng mong manh.

(11)

+ Những từ ngữ nào miêu tả vẻ đẹp của bong bóng?

+ Bong bóng nhìn thấy cái gì khiến nó thích thú, định sà xuống?

+ Thấy giọt nước tan ra, bong bóng ao ước điều gì?

+ Vì sao ao ước không thành hiện thực, bong bóng vẫn mãn nguyện?

+ Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

- GV và hs chữa bài.

Nhận xét.

C. Củng cố dặn dò: 2’

Nêu lại nội dung bài học. Dặn hs về nhà đọc lại bài.

- Rực rỡ, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.

- Giọt nước long lanh, cũng hội tụ bao sắc màu như nó.

- Kéo dài mãi phút giây được có mặt trên đời.

- Vì nó đã có mặt trên đời, cảm nhận được bao điều kì diệu.

- Bong bóng thích giọt nước quá, định sà xuống.

Ngày soạn: 20/5/2018 Ngày giảng: Thứ tư 23/5/2018

Buổi chiều:

Tập dọc

Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 5)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 - 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII.

2. Kỹ năng

- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao Mai (BT2).

3. Thái độ

- Có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, VBT.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- KT bài tiết trước.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới: 30’

- Giới thiệu tiết ôn tập giữa kì II ghi tựa bài lên bảng.

* Kiểm tra tập đọc:

- Kiểm tra 1/3 số HS trong lớp (lượt gọi thứ 1)

- Yêu cầu lần lượt từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- 2 hs trả lời câu hỏi.

- Vài em nhắc lại tựa bài.

- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.

- Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại.

(12)

- Hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc

- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.

C. Củng cố-dặn dò: 3’

- Dặn dò học sinh về nhà học bài.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc - Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại.

- Về nhà tập đọc lại các bài thơ, đoạn văn hay cả bài văn nhiều lần.

- Học bài và xem trước bài mới.

Toán

Tiết 173: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật và tính chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học.

2. Kĩ năng

- Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.

3. Thái độ

- GDHS yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* GV: Bảng phụ, phấn màu.

* HS: SGK, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

A. Bài cũ: Ôn tập về đại lượng.

- 1 hs lên bảng giải: Tính chu vi hình vuông có cạnh là 32cm?

- Chu vi hình vuông là: 32 x 4 = 128cm - Nêu quy tắc tính chu vi hình vuông?

- Nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật?

B. Bài mới: 30’

Bài 1:

- HS đọc bài

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- HS nhận xét bài của bạn

- Qua bài tập 1 em cần nắm được những gì?

Lớp quan sát đọc thầm Gọi 2 HS lên bảng giải

Lớp tự giải bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra

Giải

a, Chu vi hình chữ nhật là (30 + 20) x 2 = 100 (m) Đáp số: 100m

(13)

- 1, 2 HS nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật

Bài 2:

- HS đọc bài

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tính được chu vi của hình vuông theo cm, sau đó đổi thành m.

- Củng cố cách tính chu vi hình vuông - Chú ý: đổi đơn vị đo độ dài

Bài 3:

- HS đọc bài - Bài yêu cầu gì?

- HD để HS biết

- Chu vi hình vuông bằng độ dài một cạnh nhân với 4 suy ra độ dài một cạnh hình vuông bằng chu vi chia cho 4.

Bài 4:

- 1 HS đọc bài - Vẽ sơ đồ bài toán

- Bài toán cho biết những gì?

- Nửa chu vi của hình chữ nhật là gì?

- Làm thế nào để tính được chiều dài của hình chữ nhật ?

- Chữa bài HS

C. Dặn dò: 3’

- Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

b, Chu vi hình chữ nhật là (15 + 8) x 2 = 46 (m) Đáp số: 46m - HS đọc thầm

- Khung của một bức tranh hình vuông có cạnh 50cm

- Chu vi của bức tranh đó bằng bao nhiêu m?

- HS tóm tắt rồi giải - Tóm tắt

- Khung của 1 bức tranh hình vuông có Cạnh: 50cm

- Chu vi của khung bức tranh: ? m Giải

Chu vi của khung bức tranh hình vuông là: 50 x 4 = 200 (cm)

200cm = 2m Đáp số: 2m - Hs đọc thầm

- HS làm bảng con - 1 HS lên bảng giải

Giải

Cạnh của hình vuông là 24 : 4 = 6 (cm) Đáp số: 6cm - HS đọc thầm

- Tóm tắt

- Bài toán cho biết nửa chu vi của hình chữ nhật là 60m và chiều rộng là 20m - Nửa chu vi của hình chữ nhật chính là tổng của 1 chiều dài và 1 chiều rộng của hình chữ nhật đó

- Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết.

- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở Giải

Chiều dài của hình chữ nhật là 60 - 20 = 40 (cm)

Đáp số: 40cm

(14)

Chính tả(nghe - viết)

Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 6)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 - 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII.

2. Kĩ năng

- Nghe - kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng (BT2).

3. Thái độ

- Biết lắng nghe và nhận xét lời bạn kể.

- GDHS có ý thức rèn chữ giữ vở.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- VBT, bảng phụ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- KT bài tiết trước.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới: 30’

- Giới thiệu tiết ôn tập giữa kì II ghi tựa bài lên bảng

a. Kiểm tra tập đọc:

- Kiểm tra 1/3 số học sinh trong lớp (lượt gọi thứ 1)

- Yêu cầu lần lượt từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- Hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.

b. Bài tập 2:

- Yêu cầu nhìn bảng đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu cả lớp theo dõi tranh minh họa.

- Kể mẫu câu chuyện vui một lần.

? Chú lính được cấp ngựa làm gì?

? Chú sử dụng con ngựa như thế nào?

- Thực hiện theo yêu cầu.

- Vài em nhắc lại tựa bài.

- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra - Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp SGK lại.

- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi. theo chỉ định trong phiếu.

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc

- Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại.

- Nhìn bảng lớp viên chép sẵn để đọc yêu cầu bài tập 2.

- Ở lớp đọc thầm và quan sát tranh minh họa.

- Lớp lắng nghe kể chuyện.

- Để đi làm công việc khẩn cấp.

- Dẫn ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà đánh ngựa chạy rồi cắm cổ chạy

(15)

? Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?

- Kể mẫu lại câu chuyện lần 2.

- Mời một em giỏi kể lại.

- Yêu cầu từng cặp học sinh tập kể - Yêu cầu nhìn bảng gợi ý thi kể lại nội dung câu chuyện.

- Cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.

C. Củng cố- dặn dò: 2’

? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

- Dặn dò học sinh về nhà học bài.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

theo.

- Vì chú cho rằng ngựa có 4 cẳng nếu thêm 2 cẳng mình nữa là 6 cẳng sẽ chạy nhanh hơn.

- Một em khá kể lại cả câu chuyện.

- Nhìn bảng gợi ý thi kể lại cả câu chuyện.

- Lớp nhận xét chọn báo cáo đầy đủ và tốt nhất.

- Về nhà tập đọc lại các bài thơ, đoạn văn hay cả bài văn nhiều lần.

- Học bài và xem trước bài mới.

- Làm theo yêu cầu.

Ngày soạn: 21/5/2018 Ngày giảng: Thứ năm 24/5/2018

Buổi sáng:

Toán

Tiết 174: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học ở nhiều bài về phép nhân, chia trong bảng;

nhân, chia số có hai chữ số, 3 chữ số với số có 1 chữ số; tính giá trị biểu thức ...

- Củng cố cách tìm chu vi hình vuông, hình chữ nhật, giải bài toán về tìm một phần mấy của một số.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tính và giải toán.

3. Thái độ

- GDHS yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, phấn màu.

- HS: SGK, bảng con.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ: 5’

- Hs lên bảng đặt tính và tính: 103x 7;

540x 4; 672 x 7 B. Bài mới: 30’

Bài 1:

- Bài yêu cầu gì ?

- Củng cố bảng nhân, chia trong bảng Bài 2:

- Đọc yêu cầu bài

- 2 – 3 HS nêu

- Lớp đọc thầm

(16)

- Gọi 2 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.

- Củng cố nhân, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.

Bài 3:

- HS đọc bài

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- HS tóm tắt và giải

- Củng cố bài toán tính chu vi hình chữ nhật

Bài 4:

- HS đọc bài

- Phân tích, tóm tắt và giải

- Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số

Bài 5:

- Gọi 3 HS lên bảng giải - Lớp giải bài vào vở

C. Củng cố – dặn dò: 3’

- Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán.

- Nhận xét tiết học.

- Tóm tắt

Vườn cây ăn quả hình chữ nhật:

Chiều dài: 100m Chiều rộng: 60m Chu vi: ... ?m

Giải

Chu vi của vườn cây ăn qủa hình chữ nhật là:

(100 + 60) x 2 = 320 (m) Đáp số: 320m

Tóm tắt

Cuộn vải dài: 81m Đã cắt: 1/3 cuộn Còn lại: ... ?m

Giải

Số mét vải đã cắt là 81 : 3 = 27 (m) Số mét vải còn lại là

81 - 27 = 54 (m) Đáp số: 54m Tính giá trị của biểu thức 25 x 2 + 30 = 50 + 30 = 80 75 + 15 x 2 = 75 + 30 = 105 70 + 30 : 3 = 70 + 10 = 80

Luyện từ và câu

Tiết 70: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 7)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát.

2. Kĩ năng

- Làm đúng bài tập 2b.

3. Thái độ

- GDHS có ý thức rèn chữ giữ vở.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ: 3’

- GV gọi 1 HS đọc cho 3 HS lên bảng - HS thực hiện.

(17)

viết tên 5 nước Đông Nam Á.

- Nhận xét.

B. Bài mới: 30’

- GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tựa bài lên bảng.

Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết chính tả

a) Hướng dẫn HS chuẩn bị

- GV đọc bài thơ Dòng suối thức.

- Giúp HS hiểu nội bài thơ. GV hỏi:

+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật như thế nào?

+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?

b) GV đọc cho HS viết c) GV chấm chữa bài

Hoạt Động 2: HS làm bài tập Bài 2b

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.

- GV cho HS làm bài vào vở bài tập.

C. Củng cố- Dặn dò: 3’

- GV nhận xét tiết học.

- GV nhắc HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài kì tới.

- 2, 3 HS đọc bài thơ. Cả lớp theo dõi SGK.

+ Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với bà trong tiếng ru à ơi, gió ngủ ở tận thung xa; con chim ngủ la đà ngọn cây; núi ngủ giữa chăn mây, quả sim ngủ ngay vệ đường, bắp ngô vàng ngủ trên nương, tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh. Tất cả thể hiện cuộc sống bình yên.

+ Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo – cối lợi dụng sức nước ở miền núi.

- HS nói cách trình bày bài thơ thể lục bát, đọc thầm lại bài thơ, ghi nhớ những chữ mình dễ viết sai.

- HS viết bài

- Lời giải b: vũ trụ – tên lửa

Buổi chiều:

Tự nhiên - Xã hội

Tiết 70: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II: TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên.

- Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị...

2. Kĩ năng

- Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa.

- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương

(18)

3. Thái độ

- GDHS yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, vở.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ: 3’

- Bề mặt lục địa - GV nêu cầu hỏi:

+ Nêu sự khác biết giữa núi và đồi?

+ Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên?

- Nhận xét bài cũ B. Bài mới: 30’

HĐ 1:

- Quan sát cả lớp ( 12-14 phút ) - GT bài

HĐ 2: Làm việc cá nhân ( 12-15 phút) - Mục tiêu:

- HS nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương

- HS biết một số cây cối và con vật ở địa phương

- Tiến hành:

- Bước1: Chia nhóm thảo luận

- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh về phong cảnh về thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương (do GV và HS sưu tầm được)

- Bước 2: Từng nhóm dán tranh ảnh về đề tài trên mà các em đã sưu tầm được theo cách trình bày riêng của mỗi nhóm

- Mỗi nhóm cử một đại diện lên giới thiệu tranh

- Bước 3: Yêu cầu các nhóm cử đại diện giới thiệu về phong cảnh quê hương và những diều hiểu biết về nơi em đang ở - Tuyên dương HS

- Gv nhận xét và chốt ý hoạt động 1 HĐ 3: Trò chơi: Ai lựa chọn nhanh nhất - Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố kiến thức đã học về động vật

- Tiến hành:

- Bước 1: GV phát phiếu bài tập cho HS (nội dung như trang 133)

- Nghe - 2 hs trả lời

- Quan sát và thảo luận nhóm

- Các nhóm dán tranh đã sưu tầm được

- Cử đại diện lên giới thiệu tranh - Thuyết trình viên

- Nhận xét

- Nhận phiếu, đọc và tự làm bài

(19)

- Yêu cầu HS hoàn thành bảng theo hướng dẫn của Gv

- Bước2: Yêu cầu HS đổi bài kiểm tra - Bước 3: GV gọi 1 số HS trả lời trước lớp - GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.

Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về thực vật

- Tiến hành :

- Bước 1: GV chia lớp thành một số nhóm - Gv chia bảng thành các cột tương ứng với một số nhóm, hướng dẫn cách chơi.

- Bước 2: GV nói: Cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo,…) , rễ cọc (hoặc rễ chùm,

…)

- HS trong nhóm sẽ ghi lên bảng tên cây có thân mọc đứng, rễ cọc…

- Lưu ý: Mỗi HS trong nhóm chỉ được ghi tên một cây và khi HS thứ nhất về chỗ thì HS thứ hai mới lên viết tiếp sức

- HS tham gia trò chơi

- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc C. Củng cố- dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học - Dặn hs học bài

- Đổi bài kiểm tra - hs trả lời

- Nhận xét

- HS chú ý lắng nghe để hiểu luật chơi

- Hs tham gia chơi - Các bạn nhận xét

Thực hành Toán ÔN TẬP CUỐI KÌ II

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập cách xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

2. Kĩ năng

- Vận dụng giải các bài tập liên quan 3. Thái độ

- Ham thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập thực hành.

- Bảng phụ.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- GV cho lớp chơi trò chơi: Ong đốt.

B. Bài mới: 30’

Bài 1:

- Học sinh đọc đề và làm bài vào vở.

+ Xác định trung điểm của một đoạn

- Cả lớp tham gia chơi.

- HS đọc yêu cầu của bài - Học sinh làm bài

(20)

thẳng cho trước.

- Vẽ đoạn thẳng AB.

- HS đo độ dài của đoạn thẳng đó.

- Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.

- Nhận xét chữa bài.

+ Muốn xác định trung điểm của đoạn thẳng AB em làm thế nào?

+ Em có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng AM và độ dài đoạn thẳng AB?

- Giới thiệu: Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB viết là AM = AB (AM = 4cm).

- GV nhận xét bổ sung.

Bài 2:

- Yêu cầu hs, mỗi em lấy 1 tờ giấy hình chữ nhật rồi gấp tờ giấy như hình vẽ trong SGK, đánh dấu trung điểm của 2 đường gấp.

- Nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Hs thực hiện trên bảng đo và đưa ra kết quả: AB = 8cm.

- Cả lớp xác định trung điểm M.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

+ Chia độ dài đoạn AB thành hai phần bằng nhau ( mỗi phần 4cm )

- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB.

- Lớp bổ sung.

- HS đọc yêu cầu của bài

- Thực hiện gấp và xác định trung điểm.

- Có thể gấp đoạn EG trùng với đoạn AB để đánh dấu trung điểm của đoạn AE và đoạn BG.

Ngày soạn: 22/5/2018 Ngày giảng: Thứ sáu 25/5/2018

Buổi sáng:

Toán

Tiết 175: KIỂM TRA ( Trường ra đề)

Tập làm văn Tiết 35: KIỂM TRA

( Trường ra đề) SINH HOẠT (20p) KIỂM ĐIỂM TUẦN 35 I. SINH HOẠT

1. Mục tiêu

………

………

………

2. Nội dung sinh hoạt

2 1

2 1

1 2

(21)

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

……….

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 3 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường

- Tranh ảnh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu - Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

II. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh, thành phố... Học sinh: tranh ảnh sưu tầm về một số cơ

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường... - Các hình

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.?. - Các hình

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.. - Các hình ảnh trong

ViÒn mµu ®á.. Kh«ng

- Học sinh biết vẽ, viết khẩu hiệu hoặc sưu tầm tranh ảnh về an toàn khi đi trên một số phương tiện giao thông.. *Phát triển năng lực và